Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố khách hàng ,đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến quản trị. Quản trị không chỉ chú ý đến môi trường bên ngoài mà còn quan tâm chú ý đến môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn ngày càng phát triển phồn vinh thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là con người. Con người nắm vận mệnh của doanh nghiệp, có thể tạo ra tất cả nhưng cũng có thể phá huỷ tất cả, nhưng đây lại là yếu tố phức tạp và đa dạng nhất. Do đó quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng dặc biệt trong các chức năng quản trị.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực cũng như sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài :” quản trị nguồn nhân lực “ nên em chọn đề tài “quản trị nguồn nhân lực tại Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn “ làm đề tài viết báo cáo. Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn vốn là do cấp trên và nhà nước cấp 100% . Do đó, nếu Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơm quản trị tốt nguồn nhân lực sẽ tiết kiệm được nguồn vốn của Nhà nước cũng như của Khu và góp phần tránh được tình trạng thiếu hụt vốn như hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh tế của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn.
33 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quản trị nguồn nhân lực tại Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………
KHOA………………………
-----(((((-----
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Quản trị nguồn nhân lực tại Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 2
GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN 2
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CỦA KHU DỊCH VỤ DẦU KHÍ LAM SƠN 2
CHƯƠNG 2 9
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHU DỊCH VỤ DẦU KHÍ LAM SƠN TRONG NĂM 2009 9
2.1.Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực 9
CHƯƠNG 3 24
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DUNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHU DỊCH VỤ DẦU KHÍ LAM SƠN 24
4.1. Nhận xét 24
4.1.1 .Ưu điểm 24
PHẦN KẾT LUẬN 30
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố khách hàng ,đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến quản trị. Quản trị không chỉ chú ý đến môi trường bên ngoài mà còn quan tâm chú ý đến môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn ngày càng phát triển phồn vinh thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là con người. Con người nắm vận mệnh của doanh nghiệp, có thể tạo ra tất cả nhưng cũng có thể phá huỷ tất cả, nhưng đây lại là yếu tố phức tạp và đa dạng nhất. Do đó quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng dặc biệt trong các chức năng quản trị.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực cũng như sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài :” quản trị nguồn nhân lực “ nên em chọn đề tài “quản trị nguồn nhân lực tại Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn “ làm đề tài viết báo cáo. Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn vốn là do cấp trên và nhà nước cấp 100% . Do đó, nếu Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơm quản trị tốt nguồn nhân lực sẽ tiết kiệm được nguồn vốn của Nhà nước cũng như của Khu và góp phần tránh được tình trạng thiếu hụt vốn như hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh tế của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn.
Chương 1
GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CỦA KHU DỊCH VỤ DẦU KHÍ LAM SƠN
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn
1.1.1. Quá trình hình thành của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn
Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty Du Lịch Dịch Vụ Dầu Khí Việt Nam (OSC Việt Nam-The national of sevices company of Việt Nam ). Đồng thời Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn cũng là đơn vị trực thuộc công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam được thành lập 23/6/1977. Lúc đầu lấy tên là Khu Phục Vụ Dầu Khí Lam Sơn. Cơ quan ra quyết định thành lập là Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công An ), quyết định thành lập số 1305/NV/QĐ, người kí là ông Viễn Chi - thứ trưởng bộ nội vụ.
Khu Lam Sơn tọa lạc tại vị trí tuyệt đẹp, giữa trung tâm Bãi Trước, TP. Vũng Tàu, nằm trong một quần thể độc lập, được bao bọc bởi các con đường: Trương Vĩnh Ký, Lê Ngọc Hân, Lê Qúy Đôn, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Thủ Khoa Huân. Vị trí độc lập này đã giúp cho Khu Lam Sơn trở thành khu nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê an ninh, yên tĩnh với sân vườn thoáng mát bậc nhất Vũng Tàu.
Chính vì có vị trí đẹp, không gian yên tĩnh, Khu Dịch vụ Dầu khí Lam Sơn luôn là mái nhà ấm cúng của các chuyên gia dầu khí đến từ Anh, Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc… với thời hạn thuê từ 1 đến 5 năm. Họ chọn nơi đây còn là vì tính an toàn cao và có các dịch vụ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu từ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp tới ăn uống và các hoạt động thể thao của khách.
1.1.2. Sự phát triển của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn
*Giai đoạn 1
Từ khi thành lập đến cuối năm 1979
Công ty được cấp trên giao nhiệm vụ cho 4 công ty dầu khí tư bản đầu tiên đến thăm dò tại vùng biển phía Nam. Ngày đầu thành lập chỉ có vài đầu mối với gần 100 cán bộ công nhân viên, được tập hợp từ nhiều nơi nhiều ngành. Phần lớn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đối ngoại, trong lúc đối tượng phục vụ là người có quốc tịch khác nhau, ở những nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao.
Cơ sở vật chất được giao Cho Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn, trong đó chỉ có 2/8 tầng lầu khách sạn REX sử dụng được, còn lại là những khách sạn biệt thự được thu hồi và tiếp nhận trong tình trạng xuống cấp hoặc không đủ tiêu chuẩn. Cơ sở hạ tầng nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu phục vụ chuyên gia dầu khí nước ngoài.
*Giai đoạn 2
- Từ năm 1980 đến năm 1988
Vào đần những năm 1980, các chuyên gia Liên Xô cũ đầu tiên đến Vũng Tàu làm việc trong xí nghiệp liên doanh Vietso Petro được bố trí sống trong các căn phòng của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn.
Tổng số CBCNV có 250 người
+ Chi bộ có 33 đảng viên
+ Chi đoàn có 31 đoàn viên
+ Công đoàn cơ sở có 240 người
-Từ 1989 đến nay
+ Tổng số CBCNV có 188 người
+ Chi bộ có 63 đảng viên
+ Chi đoàn có 35 đoàn viên
+ Công đoàn cơ sở có 188 đoàn viên
Đến 1/1992 được tách thành 3 đơn vị là khách sạn REX, khách sạn Sông Hồng, khách sạn Rạng Đông. Do yêu cầu của công tác, tháng 4/1993 Giám Đốc OSC Việt Nam quyết định, sát nhập 2 đơn vị khách sạn Sông Hồng và khách sạn Rạng Đông, thành lập Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn. Khách sạn Sông Hồng và khách sạn Sông Hương có 69 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao, trong sân bay Vũng Tàu có nhà hàng phục vụ ăn uống cho các chuyên gia và công nhân dầu khí đi giàn khoan. Hệ thống đèn cao áp chiếu sang đường phố với kinh phí gần 500 triệu.
- 29 năm qua đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ sinh hoạt cho các công ty dầu khí như: Agip Diminex, Bowly, Gelo, Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Vietso Petro, Shell. Đơn vị quản lý 5 khách sạn, 30 biệt thự nằm trên một diên tích 14 ha, 26 đạt chuẩn phục vụ quốc tế, 2 khách sạn 2 sao và 1 khu căn hộ cao cấp, gần 300 buồng , phòng ngủ và 1 một số dịch vụ khác như: sân tennis, hồ bơi, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế chuyên phục vụ cho các chuyên gia dầu khí nước ngoài đến thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía nam Việt Nam. Hiện nay, đơn vị còn phục vụ cho các công ty JVPC, Mitsubishi, Onge, Bp, Huyndi, Samsung, Santefe, Schlumberger. Đồng thời cũng tổ chức phục vụ an toàn chu đáo nhiều đoàn khách cao cấp của Đảng và Nhà Nước ta, phục vụ hàng ngàn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Với những thành tích đạt được CBCNV Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn đà được thưởng :
+ 1996-1999: 6 Bằng khen của Tổng Cục Du Lịch Và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Các thành tích trên đã đóng góp xứng đáng vào thành tích chung của toàn OSC Việt Nam khi được Nhà Nước tặng thưởng 17 huân chương các loại, trong đó có 1 Huân Chương Độc Lập Hạng 3 và 2 Huân Chương Lao Động Hạng Nhất.
+ Năm 2000 Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Cục Du Lịch và 2 Bằng khen của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Năm 2001: 4 tập thể và cá nhân được đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh và Tổng Cục Du Lịch tặng Bằng khen, CĐCS Được Liên Đoàn Lao Động Tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc.
Đơn vị đã được tặng thưởng 2 Huân Chương Lao Động hạng 3.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn.
1.2.1. Chức năng
-Kinh doanh nhà hàng ăn uống vui chơi giải trí.
-Kinh doanh khách sạn, biệt thự, dịch vụ sinh hoạt phục vụ cho các công ty dầu khí nước ngoài làm việc tại Việt Nam như: cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc, phương tiện vận tải, phương tiện lao động, làm việc.
-Ngoài dịch vụ lưu trú, văn phòng cho thuê, Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn còn cung cấp đến khách hàng nhiều dịch vụ đi kèm như dịch vụ chăm sóc con cái, nhà cửa, vườn hoa, cây cảnh cho khách.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch, các tour du lịch, phục vụ khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan du lịch tại Vũng Tàu, nghỉ ngơi tại hệ thống khách sạn, biệt thự của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn được giao để bù đắp những chi phí, làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, quản lý tốt lao động, đảm bảo kinh doanh có lãi.
- Xây dựng tổ chức kế hoạch kinh doanh chính phục vụ cho khách hàng đến nghỉ, làm việc. Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong các hoạt động của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn.
- Tổ chức phục vụ an toàn, chu đáo cho hàng ngàn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỐ BỘ MÁY TỔ CHỨC KHU DỊCH VỤ DẦU KHÍ LAM SƠN
KHỐI PHÒNG BAN
1.3.2. Chức năng của bộ máy quản lý
- Giám đốc:
+ Giám đốc khu là người điều hành, người đại diện cho Nhà Nước và đại diện cho CBCNV toàn khu theo chỉ thị của Công Ty, Tổng Cục Du Lịch, Thủ Tướng Chính Phủ. Giám đốc còn là người chịu trách nhiệm trực tiếp với công ty, Nhà Nước và toàn thể CBCNV về kết quả kinh doanh của Khu.
+ Giám đốc là người chủ tài khoản của khu, ký kết các hợp đồng kinh tế, chọn mục tiêu, chiến lược, chính sách chương trình và các biện pháp thực hiện mọi chương trình hoạt động của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn.
- Phó giám đốc là người phụ trách toàn khối khách sạn, là người giúp Giám Đốc với từng nhiệm vụ cụ thể. Đề xuất các phương án, kế hoạch, chương trình, biện pháp và phản ánh hiệu quả công tác phạm vi mình phụ trách với Giám Đốc.
- Kế toán trưởng: là người giúp Giám Đốc chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán tại đơn vị.
-Trưởng phòng tổ chức: là người giúp Giám Đốc hoạch định nguồn nhân lực, tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên, bố trí sử dụng nhân viên.
-Trưởng phòng kinh doanh: là người giúp Giám Đốc chỉ đạo và đưa ra các chiến lược kinh doanh của công ty.
-Đội ngũ nhân viên phục vụ của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn là những người có kinh nghiệm lâu năm, thạo nghề, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ theo quy chế đào tạo của OSC Việt Nam.
1.4. Kế hoạch năm 2009 của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch 2009
KH 09/TH 08
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Doanh thu
Lao động hưởng lương bq
Hệ số lương cb+phụ cấp lương bq
Quỹ lương tính đơn giá
Lợi nhuận sản xuất kinh doanh
Phí quản lý công ty
Tổng thu nhập tính đơn giá (=4+5+6)
Đơn giá tiền lương(=4/7)
Quỹ lương được hưởng theo đơn giá kế hoạch
Quỹ lương được hưởng sau khi đã điều chỉnh
Quỹ lương đã chi
Quỹ lương chưa chi(+) hoạc chi vượt (-)
Kinh phí đào tạo
BHXH+BHYT(18% QLCB)
Trang phục lao động
Tiền services
Tiền ăn giữa ca
Các khoản thu nhập khác
Tổng các khoản thu nhập(=11+16+17+18)
Thu nhập bình quân
Năng suất lao đông bq
Tốc độ tăng năng suất LĐBQ
Tiền lương bình quân
Tốc độ tăng tiền lương BQ
Tr đồng
người
hệ số
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
đ/1000đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
tr đồng
đ/ng/th
đ/người
%
đ/người
%
21,800
147
3.39
7,375
900
500
8,775
840
7,375
110
872.08
137.25
511.56
7,886.56
4.145
59.69
18.46%
3.87
14.03%
105.84
95.45
100.89
110.21
158.45
100.00
113.08
98.88
111.76
101.85
129.39
133.25
102.05
111.28
114.83
118.46
114.03
Bảng 1
Kế hoạch trong năm 2009 của Khu không chỉ tăng về doanh thu mà còn tăng nhiều hơn về lợi nhuận sản xuất kinh doanh. Để đạt được sự tăng trưởng vượt trội đó thì Khu phải giảm các khoản chi phí tài chính không đáng có khác. Nhưng các khoản như kinh phí đào tạo, các khoản tiền thưởng, phụ cấp, thì dựa vào tình hình kinh doanh của Khu để thưởng cho CBCNV nhằm khuyến khích hơn tinh thần làm việc cho CBCNV.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHU DỊCH VỤ DẦU KHÍ LAM SƠN TRONG NĂM 2009
2.1.Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
2.1.1.Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là chức năng cơ bản của quá trình quản trị , nhằm giải quyết hết tất cả những vấn đề liên quan đến con người gắn liền với công việc của họ trong một tổ chức nhất định..
2.1.2.Chức năng của bộ phận quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Hoạch định nguồn nhân lực.
Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên.
Đào tạo và phát triển nhân viên.
Bố trí sử dung nhân viên.
Quản trị lương bổng của nhân viên.
Chăm lo đời sống văn hoá phúc lợi công cộng.
Đảm bảo an toàn, giảm nhẹ điều kiện lao động.
Cố vấn về vấn đề nhân viên cho các đơn vị cơ sở trong doanh nghiệp.
2.1.3.Tầm quan trọng của bộ phận quản trị nguồn nhân lực
- Là nơi đề ra chính sách chế độ về nhân viên.
- Thực hiện chức năng cố vấn cho các cấp quản trị gia.
- Là nơi thực hiện tất cả các dịch vụ về nhân viên như quản lý hồ sơ, tuyển chọn, đào tạo, lương bổng của nhân viên và khối lượng công việc thuộc lĩnh vực này rất lớn và phức tạp.
- Là đơn vị duy nhất có quyền kiểm tra việc tổ chức thi hành các chính sách, đánh giá khen thưởng bổ nhiệm ở các đơn vị cơ sở của doanh nghiệp.
2.2 Tình hình nguồn nhân lực của Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn
Tổng số lao động là 188 người.
Tuổi đời bình quân là 43.56.
2.2.1.Phân loại theo loại hình năm 2009
Phân theo loại hình
Số lượng
Trực tiếp
165 người
Gián tiếp
17 người
Nghỉ không lương
6 người
BIỂU ĐỒ 1
Với những tổ chức kinh doanh dịch vụ thì số lượng lao động trực tiếp như nhân viên buồng, bảo vệ, lễ tân, nhân viên cây cảnh… sẽ chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Đây là đội ngũ đông đảo để phục vụ trực tiếp cho khách hàng. Còn lao động gián tiếp như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng các ban, các chuyên viên là những người gián tiếp để điều hành hoạt động của tổ chức, phân bổ nguồn lực…sẽ chiếm số lượng lao động ít hơn trong tổng số.
Khu Dịch Vụ Dầu Khí Lam Sơn tổ chức kinh doanh dịch vụ nên lao động trực tiếp (87.8%) nhiều hơn lao động gián tiếp(9%), điều này là hợp lý.]]
2.2.2.Phân loại theo giới tính năm 2009
Phân loại theo giới tính
Số lượng
Nam
109 người
Nữ
79 người
BIỂU ĐỒ 2
Qua biểu đồ, số lượng lao động nam chiếm 57.98% nhiều hơn số lao động nữ có 79 người chiếm 4.02% ,nhưng sự chênh lệch này không đáng kể. Vì số lao động trong bộ phận bảo vệ chiếm đến 41.49%, bộ phận chăm sóc cây cảnh chiếm 4.26% , lái xe 1.06% , điện nước sơn vôi cứu hộ hồ bơi chiếm 5.85%. Để đảm bảo an ninh trật tự cũng như vẻ mĩ quan cho toàn Khu nên lực lượng này khá đông đảo. Đồng thời, đây là công việc phù hợp với đại đa số là nam giới. Ngoài ra, số lao động nam còn làm rải rác trong các bộ phận khác nữa. Còn những công việc như lễ tân, nhân viên buồng… thì cần nhiều sự khéo léo nên sẽ phù hợp với lao động nữ. Vì vậy số lao động nam nhiều hơn nữ không có gì là bất hợp lý.
2.2.3.Phân loại theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm 2009
Phân loại theo trình độ chuyên môn
Số lượng
Đại học-cao đẳng
26 ngưòi
Trung cấp
21 người
Sơ cấp,CNKT
97 người
Chưa qua đào tạo
44 người
BIỂU ĐỒ 3
Với số lao động ở trình độ đại học – cao đẳng: 26 người(chiếm 13.83%) và chưa có sau đại học, thì đây là con số chưa cao nhưng nhìn chung số lao động chưa qua đào tạo lại chiếm tỉ lệ rất ít(23.4%). Đại đa số lao động đã qua đào tạo nên việc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn sẽ dễ được thực hiện..
2.2.4.Phân loại theo nghiệp vụ năm 2009
Phân theo nghiệp vụ
Số lượng
Bảo vệ
78 người
Buồng-tạp vụ
44 người
Lễ tân
10 người
Bàn
8 người
Bếp
4 người
Bán hàng
6 người
Điện nước-sơn vôi-cứu hộ hồ bơi
11 người
Cây cảnh
8 người
Lái xe
2 người
CBCNV khác
17 người
Cách phân chia cơ cấu nghiệp vụ và số lượng lao động của khu khá hợp lý, đáp ứng được nhu cầu nguồn lực ở mỗi bộ phận ở mỗi. Đồng thời không có sự dư thừa lao động không cần thiết.
2.2.5. Phân loại theo trình độ học vấn
Phân theo trình độ học vấn
Số lương
Tiểu học
1 người
Trung học cơ sở
65 người
Trung học phổ thông
122 người
BIỂU ĐỒ 5
Đại đa số lao đông đã hoàn thành cấp bậc trung học phổ thông 64.89% đã qua đào tạo về cơ bản. Là nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi trong công tác phục vụ.
2.2.6.Phân loại theo trình độ ngoại ngữ
Số lượng
Tiếng anh
Tiếng nga
Tiếng nhật
Trình độ a
62 người
1 người
Trình độ b
25 người
3 người
1 người
Trình độ c
3 người
0 người
0 người
Cử nhân
8 người
2 người
0 người
Là một đơn vị kinh doanh dịch vụ thì trình độ ngoại ngữ của CBCNV là rất cần thiết đối với các hoạt động kinh doanh của công ty. Với trình độ ngoại ngữ như trên phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác làm việc với các chuyên gia nước ngoài cũng như phục vụ khách quốc tế.
2.3.Vấn đề tuyển dụng
2.3.1.Khái niệm tuyển chọn nhân viên
Tuyển chọn nhân viên là quá trình kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn và quyết định tuyển một người vào làm việc theo đúng yêu cầu của tổ chức đã đề ra.
2.3.2. Các tiêu chuẩn tuyển chọn của Khu bao gồm
Kĩ năng (skilied)
Nhân cách (personnality)
Kinh nghiệm (experrence)
Kiến thức (back ground)
2.3.3. Nguồn tuyển dụng của Khu
Nguồn nội bộ:
Bảng niêm yết
Rà soát hồ sơ lưu trữ
Nguồn bên ngoài
Nhân viên cũ
Người quen cả nhân viên
Ứng viên tự do
Nhân viên của tổ chức khác
Sinh viên sắp ra trường.
2.3.4.Các bước tuyển dụng của Khu
Sơ đồ tuyển chọn nhân viên
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu - đây là bước đầu tiên cần thiết trong mỗi quy trình tuyển dụng. Để đảm bảo công bằng, khách quan, không bị phân tâm đảm bảo chất lượng tuyển chọn cũng như yêu cầu pháp lý và công việc. Khu chuẩn bị tài liệu các văn bản liên quan đến tuyển dụng, bảng tiêu chuẩn, hội đồng tuyển chọn và địa điểm thích hợp cho buổi phỏng vấn.
Bước 2: Thông báo tuyển chọn qua các cơ quan giới thiệu việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút thêm nhiều ứng viên không chỉ ở các vùng lân cận mà thêm nhiều ứng viên vùng xa khác có nhu cầu xin việc.
Bước 3: Thu nhận nghiên cứu hồ sơ, để phân loại dơn xin việc và xét đối chiếu với các tiêu chuẩn nhằm thực hiên sơ tuyển trên các tiêu chuẩn tổng quát.
Bước 4:Phỏng vấn sơ bộ, kiểm tra một cách chi tiết và nhậ xét sơ bộ về ứng xử, ngoại hình của ứng viên cũng như giới thiệu về Khu, về công việc đang cần tuyển nhân viên.
Bước 5: Kiểm tra trắc nghiệm, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm , khả năng phản ứng của ứng viên.
Bước 6: Phỏng vấn lần 2 nhằm tạo sự tiếp xúc ban đầu với giám thị nơi có nhu cầu nhân viên trực tiếp phỏng vấn, kiểm tra hiểu biết và khả năng chuyên môn của ứng viên.
Bước 7: Xác minh điều tra qua cơ quan cũ nơi ứng viên từng làm hoặc trường học, địa phương sinh sống của ứng viên. Để tránh việc tuyển lầm, tránh những khiếu nại mà vẫn đảm bảo tính khách quan.
Bước 8: Khám sức khoẻ tổng quát theo yêu cầu đặc trưng của công việc nhằm đảm bảo thể lực đáp ứng nhiệm vụ công việc của ứng viên.
Bước 9: Thử việc trong khỏng thời gian tuỳ theo mức độ công việc nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý. Đây là bước rất quan trọng nhằm kiểm tra sự nhiệt tình, khả năng làm việc, óc sáng tạo của nhân viên.
Bước 10: Ra quyết định bố trí công việc hợp lý đúng người, đúng việc. Đây là bước cuối cùng của quy trình tuyển dụng. Ngoài danh sách lập tuyển chính thức cần lập thêm danh sách dự khuyết. Nếu người trong danh sách chính thức có trở ngại thì có thể bổ sung người từ danh sách dự khuyết.Bố trí luân phiên công việc để khám phá khả năng nghiệp vụ.
2.4.Tiền lương
2.4.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương phản ánh đầy đủ những thành quả đóng góp của từng thành viên đối với doanh nghiệp như trình độ, kĩ năng, thâm niên, giá trị sáng tạo, năng suất…phải được doanh nghiệp tính toán và thanh toán đầy đủ cho nhân viên.
Các yếu tố cấu thành trong thu nhập của người lao động gồm: tiền lương cơ bản, tiền phúc lợi , trợ cấp.
2.4.2.Những mục tiêu cơ bản của hệ thống tổ chức tiền lương tiền thửơng trong Khu
Mục tiêu duy trì nhân viên giỏi
Để duy trì được những nhân viên giỏi cho doanh nghiệp không những Khu trả lương cao mà còn phải đảm bảo tính công bằng trong hệ thống tổ chức tiền lương.
Mục tiêu kích thích động viên nhân viên
Muốn đạt mục tiêu nói trên thì các yếu tố cấu thành trong thu nhập của người lao đông như: tiền lương cơ bản, tiền phúc lợi, trợ cấp được sử dụng có hiệu quả nhằm tạo động lự