Báo cáo tài chính và phân tích chỉ số tài chính

Cơ bản về báo cáo tài chính . Nguyên tắc dự phóng báo cáo tài chính . Sử dụng tiền & chứng khoán khả mại làm nút chặn . Sử dụng nợ dài hạn làm nút chặn

pdf39 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tài chính và phân tích chỉ số tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Lê Văn Lâm 1 Nội dung PHẦN 1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH . Cơ bản về báo cáo tài chính . Nguyên tắc dự phóng báo cáo tài chính . Sử dụng tiền & chứng khoán khả mại làm nút chặn . Sử dụng nợ dài hạn làm nút chặn 2 1. Cơ bản về báo cáo tài chính 3 . Báo cáo tài chính là một bản ghi nhận chính thức về các hoạt động tài chính của một công ty được công bố cuối mỗi niên độ kế toán (thường là quý hoặc năm). .Báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán; báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng cân đối kế toán (balance sheet) Là bảng liệt kê tài sản và nguồn vốn của công ty tại một thời điểm nhất định 4 Tổng tài sản: Tiền và các chứng khoán khả mại Tài sản lưu động Tài sản cố định Nguyên giá - Khấu hao = Tài sản cố định ròng Tổng nguồn vốn: Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả dài hạn Vốn cổ phần Lợi nhuận giữ lại tích lũy Báo cáo thu nhập Là báo cáo tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó 5 Doanh thu - Chi phí bán hàng, các chi phí khác - Lãi vay phải trả + Lãi thu được từ tiền & chứng khoán khả mại - Khấu hao = Lợi nhuận trước thuế -Thuế = Lợi nhuận sau thuế -Cổ tức = Lợi nhuận giữ lại Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Điều chỉnh thay đổi vốn lưu động: - ∆ tài sản ngắn hạn + ∆ nợ ngắn hạn = Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư - Chi tiêu đầu tư cho TSCĐ - Tiền phải trả cho hoạt động đầu tư + Tiền thu được từ hoạt động đầu tư = Tiền ròng từ hoạt động đầu tư Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 8 Dòng tiền từ hoạt động tài chính: + Tiền thu được từ hoạt động vay mượn + Tiền thu được từ phát hành cổ phiếu - Cổ tức = Tiền ròng từ hoạt động tài chính 2. Nguyên tắc dự phóng BCTC 9 . Hầu hết các khoản mục trong BCTC đều bị tác động bởi doanh thu (được dự phóng như là % của doanh thu cuối năm) . Tất cả các khoản mục bên tài sản được giả định là bị tác động bởi doanh thu . Nợ ngắn hạn cũng được giả định bị tác động bởi doanh thu . Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu không bị tác động bởi doanh thu (vì sao?) . Khi dự phóng BCTC, phải sử dụng một khoản mục làm “nút chặn” 3. Sử dụng tiền & chứng khoán khả mại làm “nút chặn” 10 . Vai trò của “nút chặn”: 1. Giúp đảm bảo tài sản = nguồn vốn 2. Trả lời cho câu hỏi công ty sẽ tài trợ cho các khoản đầu tư tăng thêm thế nào . Có 3 khoản mục sau đây có thể sử dụng làm “nút chặn” trong dự phóng BCTC: a. Tiền & chứng khoán khả mại b. Nợ dài hạn c. Vốn cổ phần 3. Sử dụng tiền & chứng khoán khả mại làm “nút chặn” 11 . Khi dùng tiền & chứng khoán khả mại làm “nút chặn”, ta có: Tiền mặt & chứng khoán khả mại = Tổng nguồn vốn – Tài sản lưu động – Tài sản cố định ròng . Ý nghĩa về kế toán: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn . Ý nghĩa về tài chính: Không phát hành thêm chứng khoán; không phát hành thêm nợ hay trả nợ. Công ty tài trợ cho các khoản đầu tư bằng tiền mặt & chứng khoán khả mại Ví dụ 1 12 Ví dụ 1 13 14 Ví dụ 1 15 16 Ví dụ 2 4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn” 17 . Tiền & chứng khoán khả mại được sử dụng làm “nút chặn”: giả định nợ dài hạn không đổi. . Sử dụng tiền & chứng khoán khả mại làm nút chặn có thể rơi vào trường hợp khoản mục này bị âm khi dự phóng cho những năm tiếp theo: vô lý! 4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn” 18 Ví dụ 3 4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn” 19 4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn” 20 . Lý do: Tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng nhu cầu về tài sản lưu động và tài sản cố định, tăng chi trả cổ tức dẫn đến công ty phải tăng tài trợ . Điều chúng ta muốn: 1. Tiền mặt và chứng khoán khả mại không âm 2. Khi cần thêm tài trợ, công ty sẽ vay mượn . Như vậy: dùng nợ dài hạn làm “nút chặn” 4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn” 21 . Tiền & chứng khoán khả mại + Tài sản lưu động + tài sản cố định ròng = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại tích lũy . Tiền & chứng khoán khả mại + Tài sản lưu động + tài sản cố định ròng = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn năm trước + Nợ dài hạn phát hành thêm + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại tích lũy 4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn” 22 . Tiền & chứng khoán khả mại = 0 . Nếu: Tài sản lưu động + tài sản cố định ròng > Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn năm trước + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại tích lũy → Cần vay thêm nợ dài hạn . Nếu: Tài sản lưu động + tài sản cố định ròng < Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn năm trước + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại tích lũy → Không cần vay thêm nợ dài hạn 4. Sử dụng nợ dài hạn làm “nút chặn” 23 C36 = Max (C28 + C32 – C35 – C37 – C38, B36) C27 = C39 – C28 – C32 Nội dung PHẦN 2. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH . Phân tích ROE . Các chỉ số về tài sản . Các chỉ số về khả năng thanh toán . Các chỉ số giá 24 1. Phân tích ROE 25 ROE tương lai vs. ROE quá khứ . ROE là một trong hai nhân tố để xác định tốc độ tăng trưởng của dòng tiền trong mô hình định giá DDM. . ROE tương lai không hẳn sẽ tiếp tục xu hướng của ROE quá khứ . Dữ liệu lịch sử có thể cung cấp thông tin liên quan đến hiệu năng công ty trong tương lai, nhưng nhà phân tích không nên dựa hoàn toàn vào nó. 1. Phân tích ROE 26 ROE và đòn bẩy tài chính . Khi phân tích ROE, nhà phân tích cần chú ý đến đòn bẩy tài chính và lãi suất trên nợ vay . Tình huống Nodett và Somdett: Nodett có tổng tài sản $100 triệu, hoàn toàn được tài trợ bằng vốn cổ phần. Thuế suất thuế TNDN 40%. Somdett có tổng tài sản $100 triệu, trong đó $40 triệu được tài trợ bằng nợ, lãi suất 8%, nghĩa là mỗi năm trả $3.2 triệu tiền lãi. 1. Phân tích ROE 27 1. Phân tích ROE 28 . Nodett và Somdett có cùng EBIT; ROA nhưng có ROE biến đổi theo từng thời kỳ (1 )( ) ( ) ( )(1 ) (1 ) (1 ) ( ) NI EBIT I T t EBIT IROE E E E ROA A IR Dt E E D Dt ROA IR E E Dt ROA ROA IR E                               1. Phân tích ROE 29 . Nếu ROA = IR hoặc D = 0 thì ROE = (1 - t) ROA . Nếu ROA > IR thì ROE > (1 – t) ROA → ROE tăng và phần tăng thêm phụ thuộc vào D/E . Nếu ROA < IR thì ROE < (1 – t) ROA → ROE giảm và phần giảm đi phụ thuộc vào D/E . Trong năm thường và năm tốt, ROA của 2 công ty > lR → việc vay nợ của Somdett làm tăng ROE của công ty này (1 ) ( ) DROE t ROA ROA IR E        1. Phân tích ROE 30 Phân tích Dupont 5 nhân tố: (3): Lợi nhuận biên (Profit margin) (4): Vòng quay tổng tài sản (Asset turnover) (3)*(4) = ROA (3) và (4) không phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính 1. Phân tích ROE 31 (1): chỉ số về gánh nặng thuế (tax burden ratio), phản ánh về chính sách thuế của chính phủ. Thuế suất càng cao thì chỉ số này càng thấp. (1) cũng không phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính 1. Phân tích ROE 32 (2): chỉ số về gánh nặng lãi vay (interest burden ratio). Cùng một EBIT, nếu công ty vay nợ càng nhiều thì chỉ số này càng thấp. Cùng một lượng nợ vay, nếu EBIT công ty càng thấp thì chỉ số này càng thấp. (5): chỉ số đòn bẩy tài chính. (2) và (5) phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính. Có thể nhân (2) với (5) để phân tích sự tác động của đòn bẩy tài chính lên ROE 1. Phân tích ROE 33 Một cách phân tích khác là Dupont 3 nhân tố: 2. Chỉ số về tài sản 34 . Để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản, nhà phân tích đo lường vòng quay của tài sản . Có thể đo lường chỉ số này cho từng khoản mục trong tổng tài sản: tài sản cố định; hàng tồn kho; khoản phải thu; . Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu/ Bình quân tài sản cố định: năng lực quản trị tài sản cố định 2. Chỉ số về tài sản 35 . Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Bình quân hàng tồn kho: năng lực quản trị hàng tồn kho (vì sao tử số lại sử dụng giá vốn hàng bán thay vì doanh thu?) . Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu/Bình quân khoản phải thu: năng lực thu hồi nợ 3. Chỉ số về khả năng thanh toán 36 . Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn: bao nhiêu đồng tài sản lưu động sẵn sàng để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn . Chỉ số thanh toán nhanh = Tiền + chứng khoán khả mại + khoản phải thu/ Tài sản lưu động: vì sao loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tử số? . Chỉ số thanh toán bằng tiền = Tiền + chứng khoán khả mại/ Tài sản lưu động 4. Chỉ số giá 37 . P/B = giá thị trường/giá trị sổ sách mỗi cổ phần . Một số nhà phân tích cho rằng chỉ số này thấp: cổ phiếu an toàn để đầu tư → loại những cổ phiếu có P/B cao trong danh mục . Một số nhà phân tích cho rằng P/B bị quyết định chủ yếu bởi tốc độ tăng trưởng→ phân tích P/B để đánh giá cơ hội tăng trưởng của công ty 01 1 0 0 0 BV ROE payoutratioDPS EPS payoutratio P r g r g r g B BV BV BV ROE payoutratio ROE g r g r g               4. Chỉ số giá 38 . P/E = giá thị trường hiện tại/thu nhập mỗi cổ phần: thị trường chấp nhận đánh đổi P/E đồng để mua một đồng EPS . Current P/E: lấy EPS của năm tài chính gần nhất . Trailing P/E: lấy EPS của 4 quý gần nhất . Forward P/E: lấy EPS mong đợi của năm tài chính tiếp theo . Một số nhà phân tích cho rằng các cổ phiếu có P/E thấp hấp dẫn hơn các cổ phiếu có P/E cao, tuy nhiên không phải điều này bao giờ cũng đúng! 4. Chỉ số giá 39 Mối quan hệ giữa P/B và P/E: Thực tiễn ở Wall street: Công ty tốt: ROE cao. Tuy nhiên nếu thị giá cổ phiếu cao có thể dẫn đến P/E cũng tương đối cao → không còn nhiều cơ hội đầu tư! Công ty có vấn đề: ROE thấp. Tuy nhiên nếu thị giá cổ phiếu thấp có thể dẫn đến P/E cũng tương đối thấp → có nhiều cơ hội đầu tư! / // / EPS P B P BROE P E BV P E ROE    
Tài liệu liên quan