Báo cáo Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia

Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường năng lực chẩn đoán, giám sát và kiểm soát bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở cấp độ phòng thí nghiệm và thực địa trong mạng lưới thú y tại Việt Nam. Năng lực chẩn đoán được nâng cao sẽ giúp phát hiện và xác định sớm bệnh LMLM, tạo điều kiện kiểm soát bệnh tốt hơn. Cụ thể là, tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm của các vùng sẽ đảm bảo chất lượng của công tác chẩn đoán và xét nghiệm huyết thanh đối với vi-rút LMLM.

pdf42 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) CARD 072/04VIE Báo cáo hoàn thành dự án “Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia” Người viết báo cáo: Chris Morrissy Tháng 07/2010 MỤC LỤC 1 Thông tin về đơn vị................................................................................... 3 2 Trích lược dự án ....................................................................................... 4 3 Báo cáo tóm tắt ......................................................................................... 4 4 Giới thiệu và bối cảnh .............................................................................. 7 4.1 Mục tiêu của dự án:........................................................................... 7 4.2 Phương pháp tiếp cận và chiến lược................................................ 7 5 Tiến độ dự án ............................................................................................ 8 5.1 Những điểm đáng chú ý .................................................................... 8 5.2 Lợi ích cho đối tượng quy mô chăn nuôi nhỏ ............................... 11 5.3 Xây dựng năng lực........................................................................... 12 5.4 Quảng bá .......................................................................................... 12 5.5 Quản lý Dự án .................................................................................. 13 6 Các vấn đề liên quan .............................................................................. 13 6.1 Môi trường ....................................................................................... 13 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội............................................................ 14 7 Các vấn đề thực hiện và tính bền vững của dự án .............................. 14 7.1 Những khó khăn và trở ngại .......................................................... 14 7.2 Giải pháp .......................................................................................... 15 7.3 Tính bền vững .................................................................................. 15 8 Các bước then chốt tiếp theo................................................................. 16 9 Kết luận ................................................................................................... 16 10 Tuyên bố của dự án ............................................................................ 19 11 Tiến độ dự án theo mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu tư của dự án ......................................................................................................................... 22 2 1 Thông tin về đơn vị Tên dự án CARD FMD [072/04VIE] Đơn vị chủ trì phía Việt Nam Trung Tâm Thú Y Vùng TP. Hồ Chí Minh (nay là Cơ Quan Thú Y Vùng VI – RAHO 6) – Cục Thú Y Việt Nam Chủ trì dự án phía Việt Nam BSTY. Đồng Mạnh Hòa Đơn vị chủ trì phía Ôxtrâylia Phòng thí nghiệm Thú y Ôxtrâylia (AAHL). Private Bag 24, Geelong, VIC 3220, Australia Chủ trì dự án phía Ôxtrâylia Ông Chris Morrissy Ngày bắt đầu 01/06/2005 Ngày kết thúc (dự kiến) 01/06/2008 Ngày kết thúc (sửa đổi) Chu kỳ báo cáo Báo cáo hoàn thành dự án Cán bộ liên lạc: Tại Ôxtrâylia: Chủ trì Tên: Ông Chris Morrissy Điện thoại: +61 3 5227 5000 Chức vụ: Chuyên viên vi-rút động vật Fax: +61 3 5227 5555 Tổ chức: Phòng thí nghiệm Thú y Ôxtrâylia Private Bag 24 Geelong, VIC 3220. Australia Email: chris.morrissy@csiro.au Hành chính Tên: Ông Chris Morrissy Điện thoại: +61 3 5227 5434 Chức vụ: Cán bộ phụ trách hợp đồng Fax: +61 3 5227 5555 Tổ chức Phòng thí nghiệm Thú y Ôxtrâylia Private Bag 24 Geelong, VIC 3220. Australia Email: chris.morrissy@csiro.au Tại Việt Nam Tên: BSTY Đồng Mạnh Hòa Điện thoại: + 84 8 8568220 Chức vụ: Giám đốc Fax: + 84 8 8569050 Tổ chức: Trung Tâm Thú Y Vùng TP. Hồ Email: rahchcmc@hcm.vnn.vn 3 Chí Minh (nay là Cơ Quan Thú Y Vùng VI – RAHO 6) – Cục Thú Y Việt Nam 2 Trích lược dự án Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường năng lực chẩn đoán, giám sát và kiểm soát bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở cấp độ phòng thí nghiệm và thực địa trong mạng lưới thú y tại Việt Nam. Năng lực chẩn đoán được nâng cao sẽ giúp phát hiện và xác định sớm bệnh LMLM, tạo điều kiện kiểm soát bệnh tốt hơn. Cụ thể là, tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm của các vùng sẽ đảm bảo chất lượng của công tác chẩn đoán và xét nghiệm huyết thanh đối với vi-rút LMLM. Tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm vùng sẽ giúp ích cho việc điều tra huyết thanh học nhằm đánh giá mức độ lưu hành của vi-rút LMLM , tỉ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng và phát hiện các yếu tố nghi ngờ đã góp phần làm cho vắc-xin LMLM kém hiệu quả tại Việt Nam. Hơn nữa, việc thiết lập thành công mạng lưới phòng thí nghiệm chẩn đoán và kiểm soát bệnh LMLM có hiệu quả sẽ tăng cường hiểu biết về dịch tễ học của bệnh LMLM và tạo điều kiện cho sự phối hợp và thực hiện có hiệu quả các chiến lược tiêm phòng thông qua mạng lưới thú y tại Việt Nam. 3 Tóm tắt báo cáo Tại thời điểm tổng kết, dự án đã thực hiện xong toàn bộ các mục tiêu đặt ra cho phòng thí nghiệm ở tầm quốc gia. Tuy nhiên, do thiếu sự hỗ trợ của dịch tễ học và Cục Thú y phải tập trung nguồn nhân lực để đối phó với dịch cúm gia cầm và tai xanh, các mục tiêu phụ thuộc vào hoạt động tại thực địa chỉ đạt được ở các mức độ khác nhau trên toàn Việt Nam. Tuy vậy, toàn bộ mục tiêu của dự án đã được thực hiện và cho hiệu quả cao ở phía nam Việt nam. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể ở cấp vùng, dự án cũng chỉ rõ hệ quả của việc thiếu một mạng lưới giám sát và chẩn đoán LMLM thống nhất ở cấp độ quốc gia. Liên quan đến việc xây dựng và duy trì năng lực ứng phó với bệnh LMLM, một trong những mục tiêu cơ bản của dự án là ‘nêu cao tầm quan trọng của một mạng lưới phòng thí nghiệm thống nhất để xác định tình hình dịch, bệnh đang xảy ra tại thực địa và tìm cách phòng, chống dịch’. Ở qui mô quốc gia, rõ ràng đây là một dự án có nhiều tham vọng nhưng cũng nhờ đó mà dự án đã có hiệu quả cao. Ví dụ, sự thành công đáng kể tại các tỉnh phía nam đã cho thấy vai trò quan trọng của Cơ quan thú y vùng VI (RAHO 6) , là một mô hình tốt của Cục Thú y. Hơn nữa sự thành công của RAHO 6 sẽ là động lực để các Cơ quan thú y vùng hoạt 4 động phối hợp chặt chẽ hơn và xây dựng mối liên lạc hai chiều hiệu quả giữa cán bộ thực địa và cán bộ phòng thực nghiệm. Trong suốt dự án các hoạt động thực địa cũng như trong phòng thử nghiệm cho công tác chẩn đoán và kiểm soát bệnh LMLM đã được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. Các cố vấn của Phòng thí nghiệm thú y Ôxtrâylia (AAHL) đã tư vấn và liên hệ chặt chẽ với bốn phòng thí nghiệm chẩn đoán tại RAHO 6 (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương (NCVD - Hà Nội), Cơ quan thú y vùng VI (RAHO 7-Cần Thơ), Cơ quan thú y vùng IV (RAHO 4 - Đà Nẵng) và phòng thí nghiệm nghiên cứu của Công ty thuốc thú y Trung ương (NAVETCO- Thành phố Hồ Chí Minh). Thành quả của xây dựng năng lực phòng thí nghiệm và chuyển giao công nghệ của AAHL là các phòng thí nghiệm tại RAHO 6 và NCVD hiện nay có khả năng thực hiện toàn bộ các xét nghiệm chẩn đoán và giám sát huyết thanh đảm bảo chất lượng. Thêm vào đó, cả hai phòng thí nghiệm trên đều có khả năng thực hiện phân lập vi-rút, xét nghiệm trung hòa vi-rút, ELISA, PCR và có kỹ năng giải trình tự/kiểu gen để xác định đặc tính của các dòng LMLM từ thực địa. Toàn bộ năng lực chẩn đoán bệnh LMLM của phòng thí nghiệm tuân theo kiểm soát đảm bảo chất lượng nội bộ đã được các chuyên gia của AAHL đánh giá tại chỗ với các nguyên liệu tham chiếu của AAHL, và kiểm soát đảm bảo chất lượng độc lập qua bộ mẫu thử nghiệm thành thạo của AAHL và phòng thí nghiệm tham chiếu về LMLM của vùng, tại Thái Lan, như đã trình bày trong các báo cáo giai đoạn trước. Nhờ vậy hai phòng thí nghiệm tại RAHO 6 và NCVD đã được ghi nhận là phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM tại Việt Nam. Thêm vào đó năng lực chẩn đoán LMLM đảm bảo chất lượng theo phương pháp AAHL FMD Ag ELISA (dùng cho phát hiện vi-rút) và hai phương pháp AAHL FMD C-ELISA và LP-ELISA (dùng cho giám sát sau tiêm phòng) đã được thiết lập thành công tại RAHO 4, RAHO 7, và NAVETCO. Sau khi thiết lập các xét nghiệm chẩn đoán bệnh LMLM, các kỹ thuật phân lập vi-rút và xác định type huyết thanh đã được thiết lập cho RAHO 6 với tầm nhìn chiến lược dài lâu. Ví dụ, RAHO 6 đã có khả năng sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào để phân lập và nhân giống các type virus LMLM để tự sản xuất thử nghiệm kháng nguyên LMLM dùng cho các xét nghiệm ELISA tại phòng thí nghiệm của cơ quan cũng như cung cấp cho các phòng thí nghiệm vùng khác tại Việt Nam. Thêm vào đó, chương trình giám sát huyết thanh, kiểm soát hiệu quả vắc-xin và xác định type huyết thanh của các dòng virus LMLM thực địa đã cung cấp dữ liệu cụ thể để lựa chọn các vắc-xin 5 LMLM phù hợp nhất và xác định sự xâm nhập của bệnh từ các nước láng giềng. Như đã trình bày trong các báo cáo giai đoạn trước đây, thành tựu cốt lõi của dự án cho các vùng như ở phía nam Việt Nam là sự phối hợp chặt chẽ của các hoat động thực địa và phòng thí nghiệm. Nhìn chung, đã có sự cải thiện rõ rệt về số lượng dữ liệu và chất lượng của mẫu bệnh phẩm từ thực địa gửi về phòng thí nghiệm sau mỗi vòng giám sát. Điều này phản ánh sự quan tâm hơn của các phòng thí nghiệm vùng đối với tầm quan trọng của các dữ liệu thực địa và mẫu bệnh phẩm có chất lượng cao trong giám sát và kiểm soát bệnh LMLM. Thực hiện được các mục tiêu dự án tại các vùng như ở phía nam Việt Nam là nhờ sự tập trung chỉ đạo của RAHO 6, cơ quan /phòng thí nghiệm hợp tác chính trong dự án. Cụ thể là sự hỗ trợ của bộ phận dịch tễ tại RAHO 6 đối với dự án đã có đóng góp to lớn trong việc đào tạo các cán bộ dịch tễ và thú y viên cơ sở về giám sát huyết thanh, kiểm soát ổ dịch, điều tra ổ dịch và điều tra thất bại của vắc-xin. Trong suốt dự án, sự thống nhất, tăng cường hợp tác và trao đổi giữa phòng thí nghiệm RAHO 6 và cán bộ thực địa ở phía nam Việt Nam đã tạo điều kiện thu thập được các dữ liệu thực địa và mẫu bệnh phẩm có chất lượng cao. Sự hợp tác hai chiều hiệu quả cao này đã phát huy tác dụng trong việc góp phần làm giảm số ổ dịch LMLM mới ở phía nam Việt Nam với gần 100 ổ dịch LMLM xảy ra trong năm 2007, năm 2008 không có ổ dịch, năm 2009 có 03 ổ dịch và năm 2010 chỉ có 01 ổ dịch được ghi nhận cho đến ngày báo cáo. Thành tựu quan trọng này đã được Cục Thú y ghi nhận, và đã chứng thực cho hiệu quả của phương pháp tiếp cận của dự án và nêu bật sự phối hợp thành công từ ‘thực địa vào phòng thí nghiệm’ và từ ‘phòng thí nghiệm ra thực địa’ của RAHO 6 và làm thành điển hình cho các phòng thí nghiệm/cơ quan vùng khác. Các nghiên cứu dịch tễ và giám sát huyết thanh đã thu thập được các dữ liệu quan trọng về tỷ lệ tiêm phòng, xác định type huyết thanh của các virus LMLM từ thực địa và tỷ lệ lưu hành của bệnh LMLM tại Việt Nam. Dựa trên các dữ liệu này các khuyến cáo sử dụng vắc-xin trên thực tế đã có hiệu quả cao. Dự án không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn đóng góp thêm nhiều kiến thức và hiểu biết về các kiểu gien vi-rút LMLM đang lưu hành và hữu ích cho chương trình giám sát huyết thanh trong toàn khu vực. Nhờ những đóng góp và thành tựu quan trọng của dự án, dự án đã được mời tham dự nhiều hội thảo khu vực và quốc tế như SEAFMD LabNet 2010, SEAFMD LMWG 2008, EU-FMD và OIE Subcommittee 2010 để chia sẻ chiến lược hành động kiểm soát LMLM hiệu quả cao tại Việt Nam. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh trong thành tựu của dự án là Việt Nam đã được ghi nhận trên trường quốc tế như là một mô hình cho các nước trong khu vực về 6 việc xây dựng thành công các xét nghiệm chẩn đoán, giám sát huyết thanh, điều tra ổ dịch và kiểm soát bệnh LMLM. 4 Giới thiệu và bối cảnh 4.1 Mục tiêu của dự án: 1. Nhằm thiết lập một mạng lưới phòng thí nghiệm chẩn đoán và kiểm soát bệnh LMLM hiệu quả thông qua việc chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực và đào tạo cán bộ các phương pháp và kiến thức đảm bảo chất lượng cần thiết. 2. Nhằm cung cấp dữ liệu chính xác để giải thích cho sự thất bại trong tiêm phòng vắc-xin kiểm soát LMLM và phát triển các chiến lược sử dụng vắc-xin có hiệu quả mới. Hoàn thành được các mục tiêu trên năng lực chẩn đoán của phòng thí nghiệm thú y tại Việt Nam sẽ được cải thiện, các nhân viên thú y tham gia dự án được đào tạo trong công tác điều tra và kiểm soát dịch bệnh. Điều này sẽ tăng cường vai trò và vị thế của Cục Thú y, và do đó góp phần quan trọng trong tăng cường cạnh tranh kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, tiến bộ của ngành thú y sẽ góp phần tăng khả năng sản xuất ở nông thôn thông qua việc tăng sản phẩm chăn nuôi. Với các sản phẩm chăn nuôi tốt các hộ nông dân nhỏ sẽ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường tại địa phương. Kiểm soát được bệnh LMLM sẽ giảm nguy cơ thiệt hại của nông dân nghèo trước dịch LMLM và do đó duy trì nguồn thu nhập ổn định hơn. Việc thiết lập một mạng lưới chẩn đoán rộng khắp từ Bắc vào Nam , từ phòng thí nghiệm đến nông trại, được tăng cường đào tạo và tập huấn sẽ giúp Việt Nam có mạng lưới thú y thống nhất và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Điều này sẽ trực tiếp tăng cường tính cạnh tranh và sản lượng của hệ thống nông nghiệp quốc gia bao gồm các vùng trọng điểm ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Miền Trung. 4.2 Phương pháp tiếp cận và chiến lược Phương pháp tiếp cận đối với chuyển giao công nghệ đã được thiết lập thành công tại AAHL và áp dụng thành công trong các dự án trước đó tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Phương pháp này cũng được xem là phù hợp nhất để phát triển kiến thức dịch tễ LMLM tại Việt Nam. Dự án đã cùng Cục Thú Y xây dựng các nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin quan trọng về tình hình LMLM tại Việt Nam và hiệu lực của vắc-xin LMLM đang sử dụng. 7 Các kỹ thuật chẩn đoán sử dụng trong phương pháp tiếp cận này là các xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn của OIE đang được sử dụng trên toàn cầu để nghiên cứu, kiểm soát và loại trừ bệnh LMLM. AAHL có rất nhiều kinh nghiệm chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực ứng phó với LMLM kể cả điều tra đánh giá sự lưu hành của các type virus LMLM trên thực địa như đã thực hiện ở các dự án ACIAR tại Lào và Thái Lan. 5 Tiến độ dự án 5.1 Những điểm đáng chú ý Những thành tựu chính của dự án là: ™ Xây dựng thành công năng lực chẩn đoán, giám sát và kiểm soát LMLM cho Việt Nam. Cụ thể, các xét nghiệm chẩn đoán LMLM đảm bảo chất lượng sau đây đã được thiết lập tại các phòng thí nghiệm phối hợp: ƒ Phòng thí nghiệm RAHO 6 và NCVD đã thiết lập năng lực nuôi cấy tế bào, phân lập vi-rút, xét nghiệm trung hòa vi-rút, kỹ thuật ELISA, PCR, kỹ năng giải trình tự/xác định kiểu gen. • Cả RAHO 6 và NCVD đều được chi nhận là phòng thí nghiệm tham chiếu bệnh LMLM tại Việt Nam. ƒ Phòng thí nghiệm RAHO 4, RAHO 7 và NAVETCO cũng có khả năng chẩn đoán và xét nghiệm huyết thanh học LMLM bằng kỹ thuật ELISA cho giám sát sau tiêm phòng. ƒ Tất cả các phòng thí nghiệm trong dự án có thể ứng dụng các kỹ thuật AAHL LP-ELISA, C-ELISA và 3ABC ELISA để đánh giá sự lưu hành huyết thanh của bệnh LMLM trong đàn gia súc và tỷ lệ tiêm phòng. ƒ Tất cả các phòng thí nghiệm đã áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng tại chỗ để kiểm soát tính chính xác của kết quả xét nghiệm. 8 ™ Dự án đã tăng cường và thúc đẩy sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm của Việt Nam và giúp bồi dưỡng mạng lưới phòng thí nghiệm thú y thống nhất hơn. ƒ Mạng lưới này không chỉ cần thiết cho việc kiểm soát LMLM mà còn được áp dụng cho các bệnh dịch động vật khác như dịch tai xanh gần đây xảy ra tại Việt Nam ™ Cải thiện chất lượng và số lượng mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để xác định type huyết thanh bằng kỹ thuật ELISA. ƒ Sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thực địa và phòng thí nghiệm như đã thấy ở RAHO 6, cộng với năng lực và khả năng chẩn đoán được cải thiện tại Việt Nam đã giúp xác định được type huyết thanh của nhiều mẫu bệnh phẩm hơn tại RAHO 6 và NCVD. ƒ Thêm vào đó những cải thiện quan trọng trong công tác thu thập và gửi mẫu cũng giúp cho công tác phân lập vi-rút từ các mẫu thực địa, điều chưa thể thực hiện được từ trước dự án, do đó có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác xác định kiểu gien của các dòng vi-rút LMLM thực địa. ƒ Điều này đã giúp Cục Thú y có thêm nhiều hiểu biết về type huyết thanh của vi-rút LMLM lưu hành tại Việt Nam và cung cấp những dữ liệu cần thiết cho công tác kiểm soát bệnh LMLM trong tương lai trên toàn Việt Nam. ™ Đã xác định kiểu gien và phân tích được khoảng 100 dòng vi-rút LMLM thu thập được từ năm 2006 đến nay tại Việt nam. ƒ Dữ liệu về kiểu gien trình bày trong phụ lục 1 trong báo cáo giai đoạn 3. ƒ Các dữ liệu giải trình tự được gửi đến WRL để xác nhận và so sánh với các dòng vi-rút LMLM khác. ƒ Các dữ liệu cũng được chia sẻ với SEAFMD trong dự án kiểm soát LMLM tại khu vực. 9 ƒ Việc xác định kiểu gien đã chỉ ra được nguyên nhân đằng sau thất bại của vắc-xin đã dùng và giúp xây dựng thành công khả năng xác định nguồn gốc phát dịch LMLM tại Việt Nam, cũng như có bằng chứng so sánh liệu thành phần các type huyết thanh trong vắc-xin đang dùng có phù hợp không. ƒ Năng lực xác định kiểu gien cùng với khả năng tiến hành các xét nghiệm trung hòa vi-rút để xác định tính đa dạng kháng nguyên của các dòng virus thực địa đã trang bị cho Việt Nam kỹ năng tiến hành điều tra các trường hợp thất bại vắc-xin khác trong tương lai. ƒ Đặc biệt, nguyên nhân thất bại vắc-xin trên thực địa đã được làm rõ là do sử dụng vắc-xin không tương thích như đã báo cáo trong báo cáo giai đoạn 8. ™ Áp dụng các biểu mẫu và qui trình chuẩn vào công tác thu thập dữ liệu thực địa, đào tạo các thú y viên cơ sở kỹ năng điều tra bệnh trong kiểm soát bệnh và trong trường hợp vắc-xin không hiệu lực. ™ Có mô hình tiếp cận cho chương trình kiểm soát LMLM với sự tham gia tích cực của phòng thí nghiệm và thực địa . ™ Trong suốt dự án, cố vấn AAHL đã tư vấn và liên chết chặt chẽ với các phòng thí nghiệm hợp tác để đạt được các thành tựu sau: ƒ Xây dựng hồ sơ đầy đủ kiểm soát đảm bảo chất lượng nội bộ và độc lập cho các kỹ thuật chẩn đoán LMLM tại các phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM , RAHO 6 và NCVD, và kỹ thuật ELISA đảm bảo chất lượng ở tất cả các phòng thí nghiệm hợp tác. ƒ Đánh giá hồ sơ và công tác thu thập dữ liệu đảm bảo chất lượng theo hệ thống đảm bảo chất lượng của phòng thí nghiệm để đảm bảo các hồ sơ xét nghiệm được lưu trữ, và đọc đúng kết quả xét nghiệm. ƒ Thiết lập và đánh giá năng lực nuôi cấy tế bào và phân lập vi-rút để nuôi cấy các dòng vi-rút LMLM từ thực địa từ đó tạo điều kiện cho việc xác định trình tự gien. ƒ Đánh giá hiệu lực của phương pháp ELISA sử dụng kháng nguyên do RAHO 6 sản xuất dựa trên các dòng vi-rút tại Việt Nam. Việc tự 10 sản xuất và cung ứng được kháng nguyên này cho các phòng thí nghiệm khác tạo ra tính bền vững cho tương lai. ƒ Xây dựng và đánh giá các kỹ thuật phân tử đảm bảo thực hiện quy trình thực hành tốt nhất cho kỹ thuật chẩn đoán PCR trong điều kiện tại cơ sở. ƒ Tư vấn xây dựng mẫu phiếu gửi mẫu, thu thập dữ liệu, và điều tra ổ dịch để thu thập các dữ liệu và mẫu bệnh phẩm thực địa có chất lượng cao. ƒ Phân tích và đọc kết quả phòng thí nghiệm và dữ liệu thực địa. ƒ Cung cấp vật tư , nguyên liệu tham chiếu kiểm soát chất lượng nội bộ, và vật tư thử nghiệm thành thạo đảm bảo chất lượng độc lập để kiểm chứng sự thành công của công tác xây dựng các xét nghiệm chẩn đoán LMLM đảm bảo chất lượng. ƒ Tiếp tục đánh giá các qui trình đảm bảo chất lượng phòng thí nghiệm và tư vấn xây dựng Sổ t
Tài liệu liên quan