Bài thí nghiệm số 1: Khảo sát chế độ hàn hồ quang ảnh hưởng đến hình dạng kích thước mối hàn.
1.Mục đích thí nghiệm.
Bổ xung nhận thức của sinh viên khi học lý thuyết về mối quan hệ của chế độ hàn hồ quang ( I, U, V) tới hình dạng kích thước mối hàn.
2. Trang thiết bị thí nghiệm.
Trang thiết bị sử dụng trong quá trình thí nghiệm.
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thí nghiệm - Bài 1: Khảo sát chế độ hàn hồ quang ảnh hưởng đến hình dạng kích thước mối hàn + Bài 2: Khảo sát thực nghiệm định luật lực trở nhỏ nhất trong gia công biến dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Cơ Khí
Bộ môn hàn & Công nghệ kim loại
Báo Cáo thí nghiệm
Tên bài thí nghiệm:
Bài 1:Khảo sát chế độ hàn hồ quang ảnh hưởng đến hình dạng kích thước mối hàn.
Bài 2:Khảo sát thực nghiệm định luật lực trở nhỏ nhất trong gia công biến dạng.
Họ tên sinh viên: Phạm Quang Khải
Số hiệu sinh viên: 20091468
Lớp: Cơ điện tử 2
Khóa : 54
Năm học : 2012-2013
NỘI DUNG
Bài thí nghiệm số 1: Khảo sát chế độ hàn hồ quang ảnh hưởng đến hình dạng kích thước mối hàn.
1.Mục đích thí nghiệm.
Bổ xung nhận thức của sinh viên khi học lý thuyết về mối quan hệ của chế độ hàn hồ quang ( I, U, V) tới hình dạng kích thước mối hàn.
2. Trang thiết bị thí nghiệm.
Trang thiết bị sử dụng trong quá trình thí nghiệm.
01 Máy hàn MAG
Máy hàn MAG
Gồm các bộ phận: nguồn hàn, đầu kéo dây, cáp hàn và mỏ hàn
01 bình khí bảo vệ CO2 còn đủ áp suất khí và kèm theo van giảm áp, van lưu lượng.
01 máy tiện: với hàn chạy dao ổn định.
01 đồng hồ bấm giây
03 mặt nạ hàn.
01 máy cắt đá mài
Dung dịch tẩm thực mẫu: Axit HNO3 nồng độ 3-4%
3.Dụng cụ đo: thước cặp ±0.02mm
4.Vật liệu hàn sử dụng:GM-70S.
5.Mẫu thí nghiệm:
Kích thước mẫu 40x150x3 từ thép CT38.
Chuẩn bị mẫu phải sạch và phẳng
6.Bảng chế độ hàn cho 3 trường hợp.
dque=0,9mm
Trường hợp
I (A)
U (V)
v (m/phút)
Q( l/phút)
1
90
20
36
8
2
105
20
36
8
3
120
20
36
8
7.Sơ đồ thí nghiệm.
-Bước 1: chuẩn bị mẫu hàn có kích thước 40x150x4, mẫu phải sạch và phẳng.
-Bước 2: lập bảng chế độ hàn.
-Bước 3: hàn lên mẫu với 3 đường hàn tương ứng với 3 dòng điện hàn khác nhau ghi trong bảng chế độ hàn.
-Bước 4: cắt mẫu hàn, từng đoạn nhỏ với chiều rộng là 20mm, sau đó đánh bóng mặt vừa cắt được.
-Bước 5: Tẩm thực với HNO3 nồng độ 3-4%
-Bước 6: đo các thông số hình học của mối hàn ứng với 3 dòng điện hàn, rồi ghi kế quả vào bảng số liệu đo đạc.
8. Bảng số liệu đo đạc.
L(mm)
I1 (A)
I2 (A)
I3 (A)
h1
c1
b1
h2
c2
b2
h3
c3
b3
20
1.34
2.02
4.16
1.78
2.32
4.52
1.98
2.54
5.2
40
1.18
1.92
4.08
1.82
2.28
4.42
2.36
2.30
5.02
60
1.76
1.88
3.94
2.1
2.26
4.32
2.38
2.74
5.4
80
1.86
2.12
3.7
2.06
2.56
3.92
2.04
2.64
4.58
9. Vẽ đồ thị quan hệ h,b,c với sự thay đổi I, V,U không đổi
10.Kết luận.
+Theo lý thuyết: khi dòng điện hàn tăng thì h tăng và b tăng và c tăng. Theo kết quả thí nghiệm, khi dòng điện hàn tăng thì các giá trị h,b,c cũng tăng với quy luật như lý thuyết đã học, và hơn nữa ta nhận thấy b tăng không đáng kể.
Bài thí nghiệm số 2: Khảo sát thực nghiệm định luật trở lực nhỏ nhất trong gia công biến dạng.
1.Mục đích thí nghiệm: Khảo sát thực nghiệm định luật lực trở nhỏ nhất trong gia công biến dạng
2.Trang thiết bị thí nghiệm:
- 01 máy ép thủy lực 20 tấn.
-01 cưa: để cắt mẫu thí nghiệm.
-01 bàn gá mẫu
3.Dụng cụ đo.
-01 thước là: độ chia nhỏ nhất 1mm
-01 thước kẹp ±0.02mm
4. Mẫu thí nghiệm:
- Vật liệu: nhôm A8
- Kích thước: 10x10x10
- Yêu cầu chuẩn bị mẫu sạch và bề mặt mẫu phẳng.
5. Trình tự thí nghiệm với các thiết bị đã dùng:
Đối với mẫu 10x10x10.
-Bước 1: chuẩn bị mẫu: dùng cưa cắt mẫu thí nghiệm từ thanh nhôm A8 có tiết diện vuông 10x10. Ta cắt 1 đoạn nhỏ 10mm. Để cắt dễ dàng ta kẹp thanh nhôm lên bàn kẹp và dùng cưa cắt.
10
-Bước 2: làm sạch bề mặt mẫu vừa cắt được, đồng thời làm phẳng các mặt của mẫu.
-Bước 3 đo và ghi lại kích thước của mẫu.
-Bước 4: tiến hành ép bằng máy ép thủy lực.
Đặt mẫu đúng tâm máy ép, sau đó tăng lực ép đều bằng cách sử dụng tay đòn, tác dụng lực ép cho tới khi cảm thấy nặng tay.
-Bước 5: lấy mẫu ra khỏi máy ép và đo lại.
5
4
3
2
11
Hình dạng của mẫu sau khi ép
-Bước 6: tiến hành đo các kích thước chiều cao mẫu và bề rộng mẫu tại các vị trí 1,2,3,4,5 như hình vẽ. ghi số liệu vào bảng.
Đối với mẫu 10x10x25:
Các bước làm tương tự như đối với mẫu 10x10x10
6.Bảng số liệu đo đạc.
*Đối với mẫu 10x10x10.
Kích thước
Vị trí/kích thước
1
2
3
4
5
h
Sau biến dạng
11.88
12.04
12.22
11.42
11.26
6.9
Trước biến dạng
10
10
10
10
10
10.28
Hình vẽ sau khi biến dạng của mẫu:
*Đối với mẫu 10x10x25: ta thấy mẫu bị mất ổn định, cụ thể là mẫu bị cong, oằn. hình dạng như hình vẽ.
7.Kết luận.
+ đối với mẫu có kích thước h=d thì mẫu biến dạng đúng với lý thuyết.
+đối với mẫu có kích thước h>2,5d thì mẫu sẽ bị mất ổn định khi ép, biến dạng không tuân theo quy luật.