I. Ýnghĩa.
Kiềm tựdo và acid hữu cơtựdo có trong mỡbôi trơn có khảnăng gây ăn
mòn ởcác bềmặt bôi trơn. Vì thếcần phải xác định chỉtiêu này để điều chỉnh
công nghệsản xuất cũng nhưsửdụng trong thực tế.
II. Nguyên tắc:
Mẫu mỡhoà tan trong dung môi nóng, nếu có mặt của acid thì chuẩn bằng
dung dịch KOH, nếu có mặt kiềm thì chuẩn bằng acid HCl.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thí nghiệm hóa dầu - Xác định kiềm tự do và acid hữu cơ tự do trong mỡ bôi trơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HỮU CƠ HOÁ DẦU
&
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH II
BÀI 2:
XÁC ĐỊNH KIỀM TỰ DO VÀ ACID HỮU CƠ
TỰ DO TRONG MỠ BÔI TRƠN
Hà Nội, 9/2012
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vương Thanh Huyền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc
MSSV: 20081898
Lớp: Hoá Dầu 1
Khoá: 53
I. Ý nghĩa.
Kiềm tự do và acid hữu cơ tự do có trong mỡ bôi trơn có khả năng gây ăn
mòn ở các bề mặt bôi trơn. Vì thế cần phải xác định chỉ tiêu này để điều chỉnh
công nghệ sản xuất cũng như sử dụng trong thực tế.
II. Nguyên tắc:
Mẫu mỡ hoà tan trong dung môi nóng, nếu có mặt của acid thì chuẩn bằng
dung dịch KOH, nếu có mặt kiềm thì chuẩn bằng acid HCl.
III. Dụng cụ, hoá chất.
Dụng cụ gồm có:
• Micro buret 2ml, buret 10 ml.
• Ống đong 25, 50, 100 ml.
• Bình tam giác 250 ml.
• Ống sinh hàn.
• Bếp cách thủy.
Hoá chất gồm có:
Rượu etylic pha loãng 60 % trong nước.
Toluen
KOH pha trong rượu 0,1 N.
Acid HCl.
IV. Chuẩn bị thí nghiệm
Pha dung dịch KOH trong rượu 0,1 N.
Pha dung dịch HCl trong nước 0,1N.
Dung dịch phenol phtalein 1%.
Pha loãng rượu etylic với nước 60%.
V. Tiến hành thí nghiệm.
Cân với độ chính xác 0,0001g, khoảng 0,5 - 1,5 g mẫu trong bình tam giác có
dung tích 250 ml.
Trong bình tam giác khác cho vào 30 ml toluen và 20ml rượu etylic 60%, lắp
ống sinh hàn ngược, đun nóng trên bếp cách thủy (nước trong bếp cách thủy
sôi). Thời gian đun là 10 phút. Đem bình tam giác này ra và nhỏ vào vài giọt chỉ
thị phenolphtalein và tiến hành trung hoà lượng acid có trong rượu etylic và
toluen bằng dung dịch KOH trong rượu 0,1N cho đến khi xuất hiện màu Hồng
nhạt (lắc hỗn hợp khi trung hoà).
Trung hoà xong nhận được hỗn hợp dung môi trung tính.
Đổ hỗn hợp dung môi vừa chuẩn bị xong vào Bình tam giác chứa mẫu mỡ và
lại lắp ống sinh hàn nghịch, đặt lên bếp cách thủy đun cho đến khi tan hết, tiếp
tục đun thêm khoảng 5 phút nữa, để nguội đến nhiệt độ phòng.
Cho thêm vào bình tam giác có chứa mẫu vài giọt chỉ thị phenol phtalein và
tiến hành chuẩn độ.
Có hai trường hợp xảy ra:
1- Nếu dung dịch rượu có màu hồng nhạt chứng tỏ trong mẫu mỡ có kiềm dư,
thì chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1 N cho đến khi mất đi màu Hồng.
2- Nếu dung địch rượu không màu chứng tỏ có acid tự do thì chuẩn bằng
dung dịch KOH 0,1 N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt.
VI. Tính toán kết quả
* Hàm lượng kiềm dư trong mỡ bôi trơn tính theo NaOH bằng tỷ số % theo
công thức:
X1 = (V1 x 0.004)/m x 100 = 0.4 x V1 / m (1)
0.004 - lượng NaOH tương đương với 1 ml dung dịch HCl 0,1 N tính bằng g.
m- khối lượng của mẫu thí nghiệm
* Trị số acid của mỡ bôi trơn tính theo mg KOH trong 1g mẫu tính theo công
thức:
K = (V2 x 0.00561) /m x 1000 = 5.61 x V2 / m (2)
Trong đó:
V2 - thể tích dung dịch KOH 0.1 N đã sử dụng trong chuẩn độ, ml
m - khối lượng mẫu thí nghiệm.
VII. Sai số cho phép
• Sai lệch giữ những lần xác định song song hàm lượng kiềm tự do không
vượt quá 0,02%
• Sai lệch giữa các lần xác định song song, trị số acid:
Không quá 0,02 với mỡ có trị số acid dưới 0,1
Không quá 0,05 với mỡ có trị số acid từ 0,1 đến 1
Không quá 0,1 với mỡ có trị số acid trên 1.
VIII. Kết quả thí nghiệm.
Lấy m1 = 0.903 g mỡ -> VKOH = 0.2 ml
Lấy m2 = 0.615 g mỡ -> VKOH = 0.14 ml
Trong mẫu mỡ nay có chứa thành phần acid.
K1 = 5.61 x 0.2 / 0.903 = 1.243 ml/g
K2 = 5.61 x 0.14 / 0.615 = 1.277 ml/g
Ktb= (1.243 + 1.277)/2 = 1.26 ml/g
Các giá trị trên thỏa mãn điều kiện sai số -> đáng tin
Kết luận: chỉ số acid của mẫu mỡ đó là 1.26 ml/g
IX. Nhận xét.
- Nguyên nhân sai số:
Do thiết bị đo
Do rửa dụng cụ chưa sạch
Do thao tác người làm thí nghiệm: vì chỉ số acid của mỡ rất nhỏ chỉ đủ 1-2 ml
tức là khoảng 1-2 giọt, chính vì vậy việc thao tác cẩn thận để nhận được kết quả
chính xác là rất quan trọng.
X. Tiêu chuẩn ASTM - D974 -97
* Phạm vi:
- Phương pháp thí nghiệm này xác định thành phần có tính acid hay bazo có
trong sản phẩm dầu mỏ bằng cách Hoà tan trong môi trường toluen rượu iso -
propyl.
- Áp dụng cho acid: acid hữu cơ, vô cơ, muối acid yếu
* Định nghĩa:
- Chỉ số acid: lượng KOH trên mỗi mg mẫu Cần thiết để chuẩn độ mẫu kết
thúc chuẩn độ khi P-napthalbenzen chuyển sang màu da cam trong dung môi
toluen với nước với iso propanol.
* Tóm tắt phương pháp:
- Mẫu được Hoà tan trong hỗn hợp gồm toluen, iso propyl rượu, lượng nhỏ
nước. Chuẩn độ mẫu bằng chất chỉ thị P-napthalbenzen. (Màu da cam trong môi
trường acid và màu xanh trong môi trường bazo).
* Tầm quan trọng:
- Xác định trị số acid bazo: để kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn, thước đo cho
sự xuống cấp của mỡ bôi trơn, thể hiện tính ăn mòn của mỡ bôi trơn.
* Thiết bị:
Buret 50 ml/0.1ml
Buret 10ml/0.005 ml
* Hoá chất:
- Iso propyl Alcolhol dạng khan ( nhỏ hơn 0.9% H2O)
- Acid HCl: HCl đậm đặc + 1000 ml rượu iso propyl khan.
- P- napthalbenzen
- Thuốc thử Metyl da cam: Hoà tan 0.1 g Metyl da cam trong 100ml nước.
- Phenolphtalein/ Hoà tan 0.01g phenolphtalein tinh khiết và 50ml ethanol.
* Chuẩn bị mẫu:
Loại bỏ tạp chất cơ học của mẫu
Mẫu có độ sạch cao
Tiến hành:
a. Chuẩn độ mẫu có tính acid không cao:
- Cân chính xác một lượng mẫu rồi cho vào Bình định mức 250 ml.
- Thêm 100ml dung môi và 0.5 ml thuốc thử, lắc đều, cho đến khi mẫu hoà
tan hoàn toàn bằng dung môi.
- Nếu hỗn hợp có màu da cam -> chuẩn độ bằng KOH. Nếu hỗn hợp có màu
xanh -> chuẩn độ bằng HCl.
b. Chuẩn độ mẫu có tính acid mạnh.
- Cho mẫu đã cân chính xác vào bình định mức 250 ml.
- Thêm 10ml nước sôi, lắc mạnh để Hoà tan mẫu.
- Tách nước bằng lắng lọc, rồi thu hồi mẫu (đã giảm lượng acid do hoà tan
trong nước).
- Thực hiện thêm 2 lần.
- Thêm 0.1 ml methyl da cam.
- Xuất hiện màu Hồng hoặc đỏ thì chuẩn bằng KOH 0.1M đến khi dung dịch
chuyển vàng nâu.
- Nếu dung dịch có màu vàng cam chuẩn bằng HCl 0.1 M.
XI. Mỡ bôi trơn
Trong những trường hợp cần bôi trơn những chi tiết máy không có điều kiện
châm nhớt thường xuyên hoặc phải làm việc tải trọng nặng, những loại nhớt
máy nói trên được chuyển sang dạng dẻo quánh, còn gọi là mỡ đặc hoặc mỡ bôi
trơn.
1. Thành phần và phân loại
Mở bôi trơn là các chất bôi trơn dạng lỏng được làm đặc bằng các chất phụ
gia dạng rắn nhằm tạo nên các tính chất mà chỉ riêng các chất bôi trơn dạng
lỏng không có.
1.1. Thành phần mỡ bôi trơn
Trong thành phần của mỡ bôi trơn, các chất bôi trơn lỏng có thể là dầu
khoáng hoặc các dung dịch có tính bôi trơn khác. Chất làm đặc có thể là bất cứ
vật liệu nào phù hợp với các dung dịch và tạo ra cấu trúc dạng rắn hay bán lỏng.
Các thành phần khác có thể là các chất phụ gia, các chất biến đổi được đưa vào
để tạo ra các tính chất đặc biệt hoặc biến đổi sản phẩm hiện có.
Thông thường, mỡ bôi trơn là hỗn hợp dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp với 6%
đến 25% chất làm đặc dạng rắn thích hợp và một số loại phụ gia. Các chất lỏng,
nhờn làm nhiệm vụ bôi trơn, chất làm đặc có nhiệm vụ giữ dầu và chống chảy
dầu, còn một số thành phần phụ gia khác được sử dụng để cải thiện các đặc tính
cần thiết của mỡ.
Mỡ bôi trơn được sản xuất với thành phần chất lỏng là dung dịch của dầu
khoáng. Các dầu này có thể có độ nhớt nằm trong dải tương đương với kerosine
đến các nhiên liệu gốc loại nặng nhất.
Trong một số loại mỡ đặc biệt, có thể sử dụng các sản phẩm như sáp,vazolin
hoặc asphan. Mặc dù các loại nguyên liệu này không hoàn toàn là các chất bôi
trơn dạng dung dịch nhưng chúng thể hiện những chức năng giống như các
thành phần lỏng trong các loại mỡ thông thường. Tất cả các loại mỡ có nguồn
gốc từ dầu khoáng đều thỏa mãn các tính năng hoạt động, các ứng dụng trong
công nghiệp ôtô và các ngành khác.
Ngày nay, với ưu điểm là: có thể cho phép thiết bị làm việc ở điều kiện nhiệt
độ cao, thấp và nhiệt độ biên độ nhiệt có thể thay đổi vượt ra ngoài dải cho phép
nên các loại mỡ chế tạo từ các dung dịch tổng hợp cũng thường được sử dụng.
1.2 Phân loại mỡ bôi trơn
Do mỡ bôi trơn rất đa dạng và chủng loại không ngừng mở rộng, đổi mới
theo yêu cầu phát triển của ngành chế tạo máy, chế tạo động cơ và các lĩnh vực
kỹ thuật hóa học khác... cho nên, cũng như dầu nhờn, việc phân loại mỡ bôi trơn
là rất khó khăn, thậm chí sự phân loại nhiều khi cũng tồn tại hết sức tương đối
so với thời gian, không gian.
Mặc dù vậy, các tổ chức tiêu chuẩn hóa cũng đã từng bước tiếp cận, sàng lọc
để việc phân loại mỡ được tiện dụng và phát huy hiệu quả nhất cho các nhà chế
tạo máy và người sử dụng.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5688 – 1992 mỡ bôi trơn được phân loại
thành 3 nhóm chính:
- Mỡ chống ma sát
- Mỡ bảo quản
- Mỡ làm kín
Trong mỗi nhóm này, mỡ lại được tiếp tục phân nhỏ theo tính năng sử dụng
hoặc theo đặc tính kỹ thuật
1.2.1 Mỡ chống ma sát:
Mỡ chống ma sát được dùng để bôi trơn, ngăn cách hai bề mặt tiếp xúc nhằm
giảm ma sát và mài mòn các chi tiết của máy móc, thiết bị. Mỡ chống ma sát
được phân chia thành 4 loại như sau:
1.2.1.1. Mỡ thông dụng:
Mỡ thông dụng nhiệt độ thường: là mỡ xà phòng canxi, có nhiệt độ nhỏ giọt
> 75 °C
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước tốt, độ ổn định keo cao, các tính chất bảo vệ
tốt, độ ổn định cơ học thấp.
- Công dụng: bôi trơn các cụm ma sát thô của máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải, máy móc nông nghiệp, dụng cụ cầm tay, bản lề, trục vít bánh răng... làm
việc trong khoảng nhiệt độ từ - 30 đến 70 °C.
Mỡ thông dụng nhiệt độ tương đối cao: là mỡ xà phòng natri- canxi, có nhiệt
độ nhỏ giọt > 120oC.
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước kém, độ ổn định keo thấp, độ ổn định cơ học
cao.
- Công dụng: bôi trơn các ổ lăn, ổ trượt ở động cơ điện, bánh xe ôtô, các cụm
ma sát của quạt, máy đúc... làm việc trong môi trường có độ ẩm thấp, nhiệt độ
từ -20 °C đến +110 °C.
1.2.1.2. Mỡ đa dụng:
Mỡ đa dụng là mỡ xà phòng liti, có nhiệt độ nhỏ giọt > 160 °C.
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước tốt, độ ổn định keo và cơ học cao, có tính bám
dính tốt
- Công dụng: bôi trơn tất cả các ổ lăn, ổ trượt, bản lề, các cơ cấu truyền động,
các cụm ma sát máy móc và thiết bị, các phương tiện vận tải... làm việc trong
điều kiện độ ẩm tương đối cao, công suất thiết bị lớn và có nhiệt độ từ 40 đến
150 °C.
1.2.1.3. Mỡ đặc dụng:
Mỡ chịu nhiệt: là mỡ xà phòng phức canxi hoặc mỡ hữu cơ, có nhiệt độ nhỏ
giọt > 200 °C.
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước trung bình, độ ổn định keo và độ ổn định hóa
học cao.
- Công dụng: bôi trơn tất cả các cụm ma sát, ổ lắc, ổ bi của máy móc và thiết
bị... làm việc trong khoảng nhiệt độ trên 150 °C.
Mỡ chịu lạnh: là mỡ xà phòng liti tạo nên từ dầu có độ nhớt thấp.
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước tốt, độ ổn định keo thấp, độ ổn định cơ học
trung bình.
- Công dụng: bôi trơn các cụm ma sát trong các thiết bị kỹ thuật của hàng
không, radio kỹ thuật, cơ điện... làm việc ở tải trọng không lớn và nhiệt độ thấp
đến -40 °C.
Mỡ bền hóa học: là mỡ hydrocarbon hoặc silicagen
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nƣớc tốt, có tính bảo vệ cao trong môi trường ăn
mòn, độ ổn định keo < 10%, độ ổn định cơ học trung bình.
- Công dụng: bôi trơn các cụm ma sát, làm kín các mối nối ren, van trong các
cụm thiết bị hóa học hoặc thiết bị máy móc làm việc trong môi trường ăn mòn.
Bảo vệ bề mặt kim loại chống ăn mòn.
1.2.1.4. Mỡ chuyên dụng:
Mỡ chuyên dùng là mỡ được sản xuất phục vụ cho những yêu cầu đặt hàng
riêng của từng ngành.
Mỡ dụng cụ chính xác:
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước tốt, độ bám dính cao, có tính chống mài mòn,
chống ăn mòn và bảo quản tốt.
- Công dụng:bôi trơn các cụm ma sát của dụng cụ, các máy móc chính xác
nhƣ vô tuyến điện tử hàng hải, hệ thống tự động, các roto của con quay làm
việc trong điều kiện khắc nghiệt, các chi tiết máy đồng hồ, hệ thống tay đòn, các
máy quang học...
Mỡ máy điện:
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước tốt, độ bay hơi thấp, tính chống ăn mòn và mài
mòn tốt.
- Công dụng: bôi trơn các ổ lăn của máy điện.
Mỡ máy công cụ:
- Đặc tính kỹ thuật: bền nhiệt, chịu nƣớc tốt, độ ổn định keo và hóa học tốt,
độ ổn định chống ôxy hóa cao.
- Công dụng: bôi trơn các cụm ma sát của máy công cụ, thiết bị nâng chuyển,
thiết bị luyện kim. Khoảng nhiệt độ làm việc tƣơng đối rộng.
Mỡ máy khoan: là loại mỡ được sản xuất trên cơ sở dầu nặng và có độ nhớt
cao.
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước và chống mài mòn tốt, độ ổn định keo, ổn định
cơ học và chống ôxy hóa cao.
- Công dụng: làm giảm ma sát cột ống khoan, giảm mài mòn và ma sát ở
điểm tựa của các choòng xoay.
Mỡ máy hàng không:
- Đặc tính kỹ thuật: các chỉ tiêu kỹ thuật đều tốt, có nhiệt độ nhỏ giọt trên 160
°C.
- Công dụng: bôi trơn các cơ cấu thiết bị bay.
Mỡ đường sắt:
- Đặc tính kỹ thuật: chịu nước kém, bền nhiệt, chống mài mòn và ăn mòn tốt.
tốt.
- Công dụng: bôi trơn các ổ trục, ổ lăn của toa xe, các cơ cấu phanh hãm
của tàu hỏa.
Mỡ đường biển: là mỡ xà phòng nhôm, có nhiệt độ nhỏ giọt > 80 °C.
- Đặc tính kỹ thuật: có tính bám dính và bảo quản tốt, chịu nước mặn rất tốt.
- Công dụng: bôi trơn các cụm ma sát của máy tàu biển. Làm việc trong môi
trƣờng có độ ẩm cao, ăn mòn lớn và trong khoảng nhiệt độ từ 0 đền 60 °C.
1.2.2. Mỡ bảo quản
Mỡ bảo quản được dùng để ngăn ngừa ăn mòn các cho tiết kim loại và máy
móc khi bao gói vận chuyển và bảo quản.
Mỡ bảo quản được phân thành 2 loại như sau:
1.2.2.1. Mỡ bảo quản quân dụng: là mỡ hydrocacbon, vazơlin, có khả năng
bám dính cao và có nhiệt độ nhỏ giọt > 60 °C.
Đặc tính kỹ thuật: độ ổn định keo và ổn định hóa học cao, độ bay hơi thấp, có
tính chịu nước và bảo vệ tốt.
Công dụng: tạo màng phủ trên bề mặt các chi tiết máy bằng kim loại để bảo
vệ chống ăn mòn trong quá trình bao gói, vận chuyển, bảo quản và sử dụng...
làm việc ở nhiệt độ đến 50 °C.
1.2.2.2. Mỡ dùng cho cáp
Mỡ dùng cho cáp có nhiệt độ nhỏ giọt > 60 °C.
Đặc tính kỹ thuật: chịu nƣớc tốt, độ bám dính với kim loại cao, tính chất
chống ma sát và bảo vệ tốt.
Công dụng: ngăn ngừa ăn mòn và giảm ma sát giữa các sợi cáp kim loại.
1.2.3 Mỡ làm kín: là mỡ dùng dùng để làm kín các khe hở, các mối nối ren và
mối nối di động (kể cả hệ thống chân không)
Mỡ làm kín được chia làm 3 loại sau:
1.2.3.1 Mỡ van:
Đặc tính kỹ thuật: chịu nước tốt, độ bám dính cao, nhiệt độ nhỏ giọt ổn định
keo cao.
Công dụng: làm kín các vòng đệm của máy bơm, các van chắn cửa đường
ống, đặc biệt là các van chắn làm việc trong điều kiện áp suất cao và van thiết bị
cấp phát.
1.2.3.2 Mỡ ren: có chứa lượng lớn bột kim loại nhẹ nên có tính độc hại.
Đặc tính kỹ thuật: chịu nước tốt, độ bám dính cao
Công dụng: bôi trơn các mối nối ren của các thiết bị khoan, ống dẫn dầu khí
để dễ dàng lắp đặt các mối ren chịu tải trọng và nhiệt độ cao. Bôi trơn các mối
ren trong các khí tài chịu tải trọng thấp để dễ dàng tháo lắp.
1.2.3.3 Mỡ chân không và làm kín: đƣợc sản xuất bằng cách làm đặc dầu gốc
parafin có độ nhớt cao bằng Xerezin có chứa cao su tự nhiên. Loại mỡ này có
nhiệt độ nhỏ giọt > 50 °C.
Đặc tính kỹ thuật: có khả năng bám dính và bảo quản cao, giống như cao su.
Công dụng: làm kín các mối nối di động của hệ thống chân không và làm kín
các khe hỡ của thiết bị để ngăn bụi, hơi ẩm lọt vào bên trong máy khi bao gói và
bảo quản thiết bị máy móc trong thời gian dài.
2. Xác định các chỉ tiêu của mỡ bôi trơn.
Độ đặc: Khi mẫu được chuẩn bị theo tiêu chuẩn ASTM D217, chóp hình côn
đƣợc thả ra và cho phép lún ngập vào trong mỡ dưới sức nặng của nó trong thời
gian 5 giây. Độ sâu mà hình chóp côn đã lún vào trong mỡ đƣợc đọc với độ
chính xác 1/10 mm và đƣợc ghi nhận là độ đâm xuyên của mỡ.
Vì hình chóp côn sẽ lún sâu hơn trong các loại mỡ xốp hơn, độ đâm xuyên
càng cao tức là mỡ càng xốp. Độ đâm xuyên theo tiêu chuẩn ASTM thường đo
ở 25 °C.
Ngoài thiết bị chuẩn (ASTM D217), các thiết bị hình côn dạng 1⁄2 và 1⁄4
(ASTM D.1403) cũng được sử dụng để đo độ đâm xuyên của các mẫu nhỏ.
Hệ số cân bằng đƣợc sử dụng để hiệu chỉnh độ đâm xuyên xác định từ ASTM
D.1403 về tiêu chuẩn ASTM D217.
Độ nhớt biểu kiến: được xác định dựa trên tiêu chuẩn ASTM D.1092. Trong
phép thử này mẫu mỡ được đẩy qua một bộ các ống mao quản với một tốc độ
được đặt trước . Từ kích thƣớc của ống mao quản, với tốc độ đã biết trước và
áp suất đẩy mỡ qua các ống mao quản trong điều kiện cân bằng ta sẽ tính được
độ nhớt biểu kiến của mỡ.
Các kết quả ghi nhận một cách hình ảnh là độ nhớt biểu kiến tỷ lệ nghịch với
tốc độ trượt ở nhiệt độ không đổi hay nó tỷ lệ nghịch với nhiệt độ ở tốc độ trượt
không đổi.
Điểm nhỏ giọt: có hai quy trình được sử dụng để kiểm tra là ASTM- D.566
và ASTM-D.2265 (khác nhau ở thiết bị gia nhiệt và do vậy có giới hạn trên của
nhiệt độ cũng khác nhau).
Bình chứa dầu sử dụng trong ASTM-D.566 với giới hạn điểm nhỏ giọt có thể
đo đƣợc là 260 °C. Trong ASTM-D.2265 sử dụng là gia nhiệt khung nhôm với
giới hạn đo là 330 °C.
Các loại mỡ được làm đặc bằng xà phòng thông thường không có điểm nhỏ
giọt xác định nhưng nó có dải nhiệt độ nóng chảy ở đó nó trở nên mềm hơn.
Một vài loại mỡ khác có thể không thay đổi về trạng thái nhưng phần dầu tách
ra.Trong trường hợp này chỉ có những quy trình kiểm tra chuyên dùng và được
khống chế để xác định nhiệt độ có thể làm cơ sở để xác định đặc tính của mỡ.
3. Sản xuât mỡ bôi trơn:
Quá trình chế tạo mỡ bôi trơn thường là quá trình khuấy trộn, liên quan đến
việc phân tán các chất làm đặc vào dung dịch và sự đồng nhất các chất phụ gia
hay các chất biến đổi. Quá trình này dược thực hiện bằng nhiều cách.
Trong một số trƣờng hợp, các chất làm đặc được các nhà sản xuất đưa vào ở
bước hoàn thành sản phẩm và sau đó khuấy trộn với dầu cho đến khi đạt được
cấu trúc mong muốn của dầu.
Trong phần lớn các trường hợp chất làm đặc là xà phòng kim loại, chất làm
đặc được hình thành thông qua các phản ứng trong quá trình chế tạo mỡ. Quá
trình hoàn thiện có thể có thể hoặc không liên quan đến sự loạicác khí xâm nhập
vào trong quá trình sản xuất. Ngay trước khi rót mỡ được lọc để loại bỏ các bụi
tạp có thể được đưa vào từ nguyên liệu gốc hay tong quá trình sản xuất mà có
thể ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của mỡ.
Quy trình sản xuất mỡ bôi trơn gồm các công đoạn như sau: Xà phòng hóa,
trộn dầu với xà phòng:
C17H35COOH + Me (OH)x = (C17H35COO)xMe
Thêm phụ gia
Loại nước
Cắt hỗn hợp đã loại nước vào dầu Nghiền, tạo độ bóng, độ mịn, độ đồng nhất.
Loại khí
Lọc
Bao gói sản phẩm.
Các bước tiến hành cơ bản trên được sử dụng để chế tạo toàn bộ các loại mỡ.
Trong những quá trình sản xuất nhất định một vài bước có thể được thực
hiện đồng thời, trong khi đó ở các quy trình khác chúng được phân chia theo
thứ tự cụ thể từng bước.
Thiết bị chính cho quá trình sản xuất mỡ gồm có thùng nạp liệu thích hợp cho
xà phòng hóa. Thùng được thiết kế có bộ phận gia nhiệt và có gắn các bộ khuấy
trộn. Quá trình gia nhiệt có thể là đốt trực tiếp hay bằng hơi nóng. Các bộ khuấy
thường là loại có hai chức năng do đó có hai bộ cánh quay theo hướng ngược
nhau. Một bộ cánh được gắn với lưỡi dao nạo để gạt những khối xà phòng từ
hai bên thành của thùng nạp liệu.
Thông thường các thùng sản xuất có dạng mở. Tuy nhiên, khi sản xuất một
vài loại mỡ có thể dùng thùng kín hay thùng chịu áp để đẩy nhanh quá trình xà
phòng hóa hay để đạt được phản ứng theo yêu cầu.
Sau khi xà phòng hóa mỡ được làm mát cũng như khi chúng được gia nhiệt
bằng phương tiện làm mát là thùng hai lớp. Tốc độ làm mát sau khi xà phòng
được tạo thành là rất quan trọng cho sự hình thành cấu trúc tốt của nhiều loại
mỡ, vì vậy đòi hỏi việc khống chế nhiệt độ một cách chặt chẽ.
Cấu trúc có thể bị đổi trong quá trình nghiền. Quá trình nghiền có thể vẫn tiến
hành liên tục đồng thời với quá trình làm mát hoặc chúng có thể thực hiện riêng
lẻ. Nếu thực hiện riêng lẻ thì các bơm tốc độ lớn, các thiết bị đồng nhất, các
máy nghiền keo có thể được sử dụng. Thông thường mục đích của côn