Báo cáo Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền tại thành phố Hồ Chí Minh

Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-2 kèm theo); b. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu kèm theo); c. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; d. Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. e. Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu (trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là nhượng quyền thứ cấp); (Chú ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước)

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI SỞ THƯƠNG MẠI TP.HCM  1.     Cơ sở pháp lý: -         Luật Thương mại năm 2005. -         Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ. -         Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại. 2.     Đối tượng giải quyết: -         Thương nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. -         Thương nhân có dự kiến hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3.     Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại: 3.1                         Hồ sơ đăng ký lần đầu: a.      Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-2 kèm theo); b.       Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu kèm theo); c.       Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; d.       Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. e.        Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu (trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là nhượng quyền thứ cấp); (Chú ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước) 3.2   Hồ sơ thủ tục đăng ký lại : (Áp dụng cho trường hợp thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính về thành phố Hồ Chí Minh) bao gồm: a.      Các loại giấy tờ được nêu tại mục 3.1; b.     Thông báo chấp thuận đăng ký nhượng quyền thương mại của cơ quan đã đăng ký trước đây. 4.     Thời gian thụ lý hồ sơ: -         Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ. -         Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc Sở sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung. -         Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ. 5.     Thông báo chuyển đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Trường hợp thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh/thành phố khác, thương nhân có trách nhiệm đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan đăng ký nơi mình chuyển đến. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại tại địa bàn mới, thương nhân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh biết để thông báo chuyển đăng ký Bộ Thương mại vừa ban hành thông tư số 09/2006/TT-BTM trong đó hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại (Franchise) với các đối tác nước ngoài và ngược lại sẽ tiến hành thủ tục đăng ký trực tiếp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Thương mại). Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước, các doanh nghiệp sẽ đăng ký với các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch tại địa phương mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện nhượng quyền thương mại. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cấp phép thành lập sẽ đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong quá trình đăng ký, đặc biệt là trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân lên trang thông tin điện tử của Bộ Thương mại. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức và cá nhân có thể phản ánh về Bộ Thương mại để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Đây là thông tư hướng dẫn cụ thể các trình tự, thủ tục về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đã được quy định trong Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại - Nhà nhượng quyền Việt Nam cần biết? ( Bình chọn: 8   --  Thảo luận: 6 --  Số lần đọc: 5801) Nhượng quyền Thương mại: Nhà nhượng quyền Việt nam cần biết? Nguyễn Khánh Trung, MBA Nhượng quyền thương mại cùng với các hình thức kinh doanh khác đã tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Hình thành từ thế kỷ thứ 19, hình thức này không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Hàng năm hệ thống này tạo ra hàng triệu công ăn việc làm, đạt doanh số trên 1000 tỷ USD và phát triển không ngừng trên thế giới. Theo báo cáo của Lãnh sự quán Hoa kỳ năm 2004, tại Mỹ có trên 90% doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này tồn tại sau 10 năm trong khi đó có trên 82% doanh nghiệp kinh doanh độc lập bị đóng cửa cũng trong thời gian như vậy. Rõ ràng, hình thức này đã phát huy nhiều tính ưu việt so với các hình thức kinh doanh khác. Tại Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương mại hình thành vào những năm 90 của thế kỷ 20 và mang tính tự phát rất cao. Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh doanh này bằng cách phát triển hệ thống đại lý của mình theo hình thức nhượng quyền. Cũng như các nước khác, hình thức này cũng đã phát huy tính hiệu quả của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam có trên 70 hệ thống kinh doanh nhượng quyền và ngày càng phát triển. Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số trên 82 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất đuợc quan tâm? Rõ ràng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm tới. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hình thức kinh doanh này tại thị trường Việt Nam đối với những nhà nhượng quyền và nhận quyền đã được đề cập nhiều trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng và đây được coi là thời sự nóng tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung chia sẻ một số kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh theo hình thức này với vai trò là người nhận quyền (franchisee) từ các nhà nhượng quyền (franchisor) từ nước ngoài. Trước khi quyết định nhận quyền, các doanh nghiệp cần lưu ý một số các yếu tố sau: Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới…nhất là đối với các định hướng liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp quan tâm. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai. Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào?...Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác. Điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thường rất dễ bị bỏ qua đối với các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong việc nhận nhượng quyền và kết quả thường sẽ không như mong đợi đối với các nhà đầu tư. Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên, qui định về việc sử dụng thương hiệu và sản phẩm, qui định về các khoản phí, qui định vể chuyển nhượng về mô hình kinh doanh, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, qui định về tái ký hợp đồng, qui định về chấm dứt hợp đồng, qui định vể bồi thường, qui định về giải quyết tranh chấp… Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác… Những điều kiện trong hồ sơ nhượng quyền giúp người nhượng quyền có một sự hiều biết tường tận người nhận nhượng quyền trong tương lai. Nó có tác dụng như một  công cụ sàn lọc giúp nhà nhượng quyền tìm ra được các ứng viên tốt nhất cho hệ thống nhượng quyền của mình. Do những qui định rất chặt chẽ như vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ này trước khi tiến hành nhận nhượng quyền. Việc nghiên cứu này sẽ giúp nhà nhận quyền trong tương lai hiểu rõ được nhà nhượng quyền, những qui định của các bên trong suốt quá trình thực hiện và rõ ràng cũng giúp cho nhà nhận quyền đánh giá lại khả năng của mình, đánh giá lại khả năng theo đuổi của mình cùng với nhà nhượng quyền trong suốt quá trình hợp tác. Vì khi đã trở thành franchisee là cam kết trọn vẹn cùng với franchisor chia sẻ thành công và khó khăn trong suốt quá trình hợp tác này. Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam. Cuối cùng, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình.  Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền mà cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh. Để có thể hội nhập thành công, một điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và hạn chế của hình thức kinh doanh đặc thù này trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Nhượng quyền thương mại có thể không phù hợp cho các nhà nhận quyền vốn ưa thích sự sáng tạo. Hình thức này có thể sẽ không phù hợp đối với các nhà đầu tư mong muốn có hiệu quả trong ngắn hạn. Nhưng hình thức này sẽ phát huy được tính tích cực của nó nếu cả người nhượng quyền và người nhận quyền cam kết thực hiện đến cùng mô hình kinh doanh của mình cùng với niềm tin, văn hoá trung thực và giàu khát vọng. Hình thức nhượng quyền thương mại có thể gọi là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai ( Bình chọn: 7   --  Thảo luận: 2 --  Số lần đọc: 3151) Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3 điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn.  Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác.   Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền  mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu.   Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời.            Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu  hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Tại Úc, tổng cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động                      Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ NQTM. Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng số DN bán / mua NQTM; (ii) Thúc đẩy phát triển những SP / dịch vụ đặc thù nội địa thông qua NQTM. Tại Việt Nam, Thương hiệu Phở 24 đã có 35 cửa hàng sau 3 năm nhượng quyền. Dự kiến, đến năm 2008, sẽ có khoảng 100 cửa hàng tại Việt Nam. Phở 24 đã xuất hiện tại Philippines, Indonesia và chuẩn bị ra mắt tại Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Mức giá nhượng quyền thương hiệu trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài là 12.000 USD, chưa kể phí vận hành 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng. Foci đã áp dụng nhượng quyền từ năm 1998 với 35 đối tác nhận nhượng quyền và đã mở 48 cửa hàng trên cả nước. Đến cuối năm 2007, Foci sẽ có mặt tại tất cả địa phương và năm 2008 dự kiến có tối thiểu 100 cửa hàng. Dự kiến 2007 Foci mở 7 cửa hàng tại Mỹ theo hình thức NQTM. Công ty Kinh Đô đã mở được 30 cửa hàng bánh Bakery, theo kế hoạch sẽ có 100 cửa hàng và tiến đến mở rộng hình thức kinh doanh thành tiệm cà phê, bánh ngọt và thức ăn nhanh Kinh Đô. Trà sữa trân châu Tapio đã mở được 10 cửa hàng và đang cho ra mô hình mới là Grand Tapio – bán kèm thêm thức ăn nhanh Theo phân tích của chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh NQTM ở Việt Nam rất lớn do 3 yếu tố: kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ... còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng và tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam đã hình thành một số hệ thống nhượng quyền  và rất thành công. Nhưng so sánh với sự phát triển của hình thức này với tiềm lực phát triển của đất nước là rất khiêm tốn. Nếu so sánh với tốc độ phát triển cùng hình thức với các nước trong khu vực vẫn còn nhiều khập khiểng nhưng nhìn chung là chưa xứng tầm. Trong tương lai, hy vọng sau khi Việt Nam vào WTO, đặc biệt là những luật lệ về nhượng quyền thương mại được Việt Nam qui định tại trong Luật Thương mại 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trong Nghị định 35-2006-ND-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại và thông tư số 9-2006-TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ là những tiền đề cơ bản cho sự bùng nổ sự phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Nhượng quyền thương mại đã thực sự có chổ đứng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Từ thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thế kỷ 21 đã, đang và sẽ còn chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này. Tính ưu việt của hình thức nhượng quyền thương mại sẽ còn được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty, nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhượng quyền thương mại trong lịch sử đã thể hiện tính ưu việt của nó, trong hiện tại đã thể hiện sức mạnh của hệ thống và
Tài liệu liên quan