Báo cáo thực tập nghề nghiệp tại công ty cổ phần rau quả Tiền Giang

Có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang là do thời tiết không thuận lợi và cây khóm đã già. Tiêu thụ giảm nên lượng khóm xuất khẩu cũng giảm so với cùng kỳ năm trước . Lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành, sức cạnh tranh của Công ty Việt Nam. Công ty gặp phải nhiều trở ngại với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty khác. Điều này gây ra tổn thất không nhỏ, ảnh hưởng uy tín của thương hiệu rau quả Tiền Giang nói riêng và ngành rau quả Việt Nam nói chung. Thêm vào đó, trên thị trường còn xuất hiện rau quả kém chất lượng làm giả bao bì gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty. Nhưng, công ty tin vào sự lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng, bởi sản phẩm rau quả của Công ty đều vượt qua những tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt và được chứng nhận về an toàn chất lượng. Đối với những thị trường quốc tế khó tính nhất như Châu Âu như các nước Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Nga., Công ty cũng thành công trong việc xâm nhập và phát triển thị phần.

docx64 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập nghề nghiệp tại công ty cổ phần rau quả Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Một trong những cách tốt nhất để cho sinh viên được vận dụng những gì đã học vào thực tế đó là đi thực tập, nhất là sinh viên sau khi đã kết thúc các môn học chuyên ngành và bắt đầu tìm hiểu thực tế. Đây là cách cho sinh viên thực tế hoá những kiến thức đã được học tại nhà trường giúp cho chúng em có được một kiến thức vững chắc và tự tin hơn khi tiếp xúc với công việc theo chuyên ngành mà mình đã chọn. Với sự đồng ý của Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang, Khoa Cơ Bản – May Công Nghiệp đã giúp em hiểu rõ hơn bằng việc thực tập cùng với sự đồng ý của Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang đã giúp em thực tập tại công ty, trong khoản thời gian thực tập em được tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm, tiếp cận và thực hiện được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào công việc thực tiễn tại Công ty và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế nên em đã hiểu hơn về công tác kế toán và các hoạt động tài chính của Công ty. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và mọi người trong Công ty đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Vì thời gian thực tập có hạn, việc chuẩn bị cho báo cáo cũng như là số liệu thực tế có phần hạn chế và kinh nghiệm phân tích của bản thân chưa còn rất non yếu. Vì vậy nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô góp ý kiến để em hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn. Cũng nhân dịp này em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ban lãnh đạo quý Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang, các anh chị trong bộ phận kế toán đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho em trong thời gian qua. UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TIỀN GIANG NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP Ngày .......Tháng......Năm........ Cơ Quan Thực Tập UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TIỀN GIANG NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày .......Tháng......Năm........ Giáo Viên Hướng Dẫn MỤC LỤC CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG 6 1.1. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 6 1.1.1. Giới thiệu công ty 6 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh 6 1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển: 6 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN 7 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của công ty: 7 1.2.2. Chức năng của từng bộ phận: 8 1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP 12 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 12 1.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KỲ TRƯỚC 13 1.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 14 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 17 2.1. TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 17 2.2. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 21 2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần rau quả Tiền Giang 21 2.2.2. Tổng hợp kết quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần rau quả Tiền Giang 24 2.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 26 CHƯƠNG III: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG 27 3.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN: 27 3.2. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ TẠI CÔNG TY 29 3.3. HỆ THỐNG CÁC TÀI KHOẢN CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG SỬ DỤNG: 31 3.4. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ SỔ SÁCH CÔNG TY ĐANG SỬ DỤNG: 35 3.4.1. Hệ thống sổ sách 35 3.4.2. Hệ thống chứng từ 35 3.7. GHI SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT: 36 3.8. GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP: 36 3.8.1. Sổ nhật ký 36 3.8.2. Sổ cái 36 3.9. KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU KẾ TOÁN: 37 3.10. LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 38 3.10.1. Bảng cân đối kế toán 38 3.10.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 42 3.10.3. Thuyết minh báo cáo tài chính 43 3.10.4. Bảng lưu chuyển tiền tệ 62 CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG 1.1. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.1.1. Giới thiệu công ty Tên Công ty       CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG Tên tiếng Anh  TIEN GIANG VEGETABLES & FRUITS JOINT STOCK COMPANY Trụ sở chính       Kilômét số 1977, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, Việt Nam Điện thoại           84.073-834-677 Fax                     84.073-832-082 Website                Email                   vegetigi@vnn.vn 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh - Trồng, chăn nuôi, kinh doanh, chế biến các loại nông lâm sản – thực phẩm. - Nhập khẩu: các loại máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất. - Kinh doanh: vật tư nông nghiệp. - Dịch vụ: cho thuê nhà, mặt bằng, kho, xưởng. 1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển: - Công ty được thành lập vào năm 1977, tiền thân là Xí Nghiệp Rau Quả Lạnh Đông - Năm 1986 Xí nghiệp sáp nhập với Nông trường Tân Lập mang tên Xí Nghiệp Liên Hiệp Xuất Khẩu Rau Quả. - Đến năm 1988 công ty tách khỏi Tổng công ty và trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang. - Từ năm 1999 - 2005 đổi tên thành Công Ty Rau Quả Tiền Giang - Từ năm 2005 - 2006 công ty chuyển từ hình thức nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang - Năm 2011 công ty được bộ công thương tỉnh tiền giang trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tính” 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của công ty: Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp thực hiện 1.2.2. Chức năng của từng bộ phận: ( Đại hội cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty... ( Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 5 đến 7 thành viên. Tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên Ban chỉ huy công đoàn Công ty đã triển khai các nghị quyết và đề ra chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng và năm cơ bản phù hợp với tình hình nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, có định hướng rõ ràng, có nghiên cứu rút kinh nghiệm thực tế của đơn vị trong từng giai đoạn. Công đoàn công ty luôn phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh Niên, Ban Nữ Công để đưa công tác Đoàn Thanh Niên và phong trào thiếu niên nhi đồng trong công ty đi lên, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế, tạo niềm tin với tuổi trẻ và Công nhân viên chức lao động công ty. Ban kiểm soát Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ. Tổng giám đốc - Tổng Giám Đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm củaTổng Giám Đốc. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Phó Giám Đốc 1 Phụ trách xí nghiệp liên doanh (chiến lược kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, hợp đồng mua bán vật tư sản phẩm), cân đối điều hòa vốn cho sản xuất có hiệu quả, theo dõi công nợ, ký séc, ủy nhiệm chi, ký duyệt các chứng từ chi phí sứa chữa thường xuyên ngoài lĩnh vực của giám đốc, điều hành hệ thống chất lượng toàn công ty, giải quyết vấn đề khi giám đốc đi vắng. Phó Giám Đốc 2 Phụ trách việc sản xuất, cân đối nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đặt kế hoạch sản xuất cho nông trường, lên kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phụ trách khuyến nông, phụ trách công tác phòng chống lụt bão, thiên tai tại Nông Trường. Phó Giám Đốc 3 Phụ trách các công việc diễn ra tại nông trường Tân Lập Phòng Marketing- Bán hàng: Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, quản lý hệ thống đại lý, phát triển thị trường ngoài nước, lập kế hoạch kinh doanh, lập và theo dõi các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và làm thủ tục thanh lý. Báo cáo định kỳ diễn biến hoạt động của phòng Marketing - Bán hàng. Phòng kế toán tài vụ Tham mưu cho Giám Đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tài chính. - Công tác kế toán tài vụ. - Công tác kiểm toán nội bộ. - Công tác quản lý tài sản. - Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế. - Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty. - Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty. Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty.           Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.           Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.           Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định.           Là đầu mối phối hợp với các Phòng, Ban tham mưu, Đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty. Phòng kế hoạch sản xuất: Phụ trách việc kiểm soát, quản lý hệ thống chất lượng, lập kế hoạch sản xuất, hàng tháng, hàng quí, hàng năm, kiểm soát hoạt động mua hàng, cung ứng vật tư, bao bì, nguyên liệu sản xuất. Cùng phòng kế toán tài vụ tính toán giá thành sản phẩm theo từng loại, từng thời điểm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể, tổ chức và triển khai việc thực hiện công tác ISO được phân công của Ban giám đốc. Theo dõi, tổ chức thu hồi công nợ, đầu tư nguyên liệu tại nông trường Tân Lập. Tổ chức triển khai thu mua nguyên liệu trong và ngoài tỉnh phục vụ cho yêu cầu sản xuất hàng ngày. Nhà máy chế biến Tổ chức quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất, quả lý phân xưởng đồ hộp, phân xưởng đông lạnh, phân xưởng cô đặc, phân xưởng cơ điện, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, bộ phận xe nâng nhằm hoàn thành các kế hoạch được Ban Giám Đốc công ty giao đúng kế hoạch, đúng số lượng, chất lượng. Trực tiếp khai thác năng lực máy móc thiết bị, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000. Tham gia kèm cặp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân để đáp ứng những yêu cầu mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật của ngành chế biến rau quả. Phòng Tổ Chức Hành Chính Nghiên cứu hoạt động của Công ty để đề xuất, làm tham mưu hình thành bộ máy quản lý, đảm bảo yêu cầu sản xuất có hiệu quả, tinh gọn biên chế hoạt động ăn khớp đồng bộ để phát huy được năng lực lao động tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên, quản trị nhân sự, chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về quản lý con dấu. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi tay nghề cho công nhân viên, bảo hộ lao động. Đề xuất huy hoạch đề bạt cán bộ, và nâng lương cho công nhân viên. Phòng kỹ thuật Quản lý mảng kỹ thuật thiết bị trong Công ty. Giúp Giám Đốc chất lượng theo dõi đánh giá chất lựong nội bộ, chịu trách nhiệm về kỹ thuật chất lượng sản phẩm, xây dựng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm quy trình sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm, kiểm tra và xác nhận nguyên vật liệu thành phẩm theo định kỳ, tham gia các công việc ISO được phân công của Giám Đốc chất lượng. Lập trình duyệt thẩm định và triển khai dự án theo quy định của nhà nước. Trưng dụng cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu của Công ty Ban kinh doanh xuất nhập khẩu - Tham mưu giúp Ban Giám Đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể.  -  Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính.    - Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước.     - Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của Công ty. Nhiệm vụ:     - Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.     - Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường.     - Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu.     - Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.     - Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.  - Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty 1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP Quy trình sản xuất dứa đóng hộp 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang là do thời tiết không thuận lợi và cây khóm đã già. Tiêu thụ giảm nên lượng khóm xuất khẩu cũng giảm so với cùng kỳ năm trước . Lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành, sức cạnh tranh của Công ty Việt Nam. Công ty gặp phải nhiều trở ngại với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty khác. Điều này gây ra tổn thất không nhỏ, ảnh hưởng uy tín của thương hiệu rau quả Tiền Giang nói riêng và ngành rau quả Việt Nam nói chung. Thêm vào đó, trên thị trường còn xuất hiện rau quả kém chất lượng làm giả bao bì gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty. Nhưng, công ty tin vào sự lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng, bởi sản phẩm rau quả của Công ty đều vượt qua những tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt và được chứng nhận về an toàn chất lượng. Đối với những thị trường quốc tế khó tính nhất như Châu Âu như các nước Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Nga...., Công ty cũng thành công trong việc xâm nhập và phát triển thị phần. 1.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KỲ TRƯỚC Năm 2008 tiếp tục và phát huy kết quả đạt được trong năm 2007, công ty đã đạt thắng lợi lớn trong kinh doanh, xuất khẩu đạt 110.963 triệu đồng, tăng với tỉ lệ 22,5 % so với doanh thu xuất khẩu năm 2007, nâng cao mức doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh lên 121.914 triệu đồng, tăng 21.271 triệu đồng so với doanh thu năm 2007. Nguyên nhân doanh thu xuất khẩu năm 2008 tăng là do các nguồn vốn của Công ty tăng lên nên đẩy mạnh sản xuất, đồng thời giá xuất khẩu các mặt hàng của Công ty cũng tăng trung bình trên 4 % mỗi mặt hàng. Trong năm 2008 mặt hàng dứa đóng hộp xuất khẩu góp phần tăng lợi nhuận sau thuế năm 2008 cao hơn lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 18,9 %. Năm 2008 các khoản giảm trừ tăng 24,2 %, giá vốn hàng bán tăng 20, 7 % thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần 21,1 % nên lợi nhuận gộp tăng là lẽ đương nhiên. Lợi nhuận gộp năm 2008 đạt 15.232 triệu đồng, tăng 23,9 % về số tiền tăng 2.934 triệu đồng so với năm 2007 là một biểu hiện tốt. Mức tăng giá vốn hàng bán thấp hơn mức tăng doanh thu thuần do trong năm 2008 giá xuất khẩu các mặt hàng tăng lên.Chi phí bán hàng tăng 2.315 triệu đồng hay tăng 33,8 %, đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 49 triệu đồng hay tăng 1,1 % so với năm 2007. Điều này cho thấy Công ty chưa quản lý được việc sử dụng các khoản chi phí. Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 vẫn tăng 69,2 % so với năm 2007. Nhìn vào ta thấy hoạt động tài chính của Công ty là lỗ. Năm 2007 công ty lỗ 1.269 triệu đồng và năm 2008 lỗ 1.253 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí lãi vay của công ty luôn cao hơn thu nhập tiền gửi . Năm 2008 thu nhập bất thường giảm 24,7 % và chi phí bất thường cũng giảm 27,8 % làm cho lợi nhuận bất thường giảm 22,2 %. Chi phí bất thường ở đây thường là tiền thanh lý tài sản cố định, tiền thưởng của Bộ tài chính vì vượt kim ngạch xuất khẩu so với năm trước, tiền từ các dịch vụ củ công ty…Hoạt động tài chính lỗ và lợi nhuận bất thường giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế nên làm hạn chế lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được trong năm 2008 chứng tỏ Công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận sau thuế đạt 959 triệu đồng tăng 153 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 18,9 % so với năm 2007. Sang năm 2009 vì gặp khó khăn về nhiên liệu, vật tư, nguồn nguyên liệu , thị trường cạnh tranh gay gắt, giá xuất khẩu giảm, sản lượng sản xuất giảm kết quả là doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 24.954 triệu đồng với tỉ lệ giảm 20,5% so với năm 2008. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của Công ty, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của Công ty, lợi nhuận sau thuế đạt 821 triệu đồng giảm 138 triệu đồng so với năm 2008 với tỉ lệ giảm là 14,4 %. Nhìn chung các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 đều giảm, lượng giảm tương đối phù hợp với khó khăn của Công ty. Doanh thu hàng xuất khẩu giảm 24.475 triệu đồng, với tỉ lệ giảm là 22,1 % ,doanh thu thuần giảm 24.876 triệu đồng với tỉ lệ giảm 20,4 %