Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang

Tiền thân là Công Ty Hóa Chất Đức Giang được thành lập năm 1963 là công ty thuộc sở hữu nhà nước, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km và được xây dựng trên diện tích 6000m2, 26/8/2003 chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Bột Giặt Và Hóa Chất Đức Giang, trong đó nhà nước, cụ thể là tập đoàn Vinachem nắm giữ <50% cổ phần của công ty. CTy Cổ Phần Bột Giặt & Hóa Chất Đức Giang chuyên cung cấp các sản phẩm hóa chất phục vụ cho nông và công nghiệp trong nước và một vài năm trở lại đây bắt đầu xuất khẩu mặt hàng chất tảy rửa nhưn bột giặt ra nước ngoài( Thái lan.).

pdf46 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỮU CƠ-HÓA DẦU BÁO CÁO THỰC TẬP TÌM HIỂU THỰC TẾ SẢN XUẤT TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HỌC 2013 BKPRO HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY 8/1/2013 1 LỜI MỞ ĐẦU Lời đâu tiên xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công Ty Cổ Phần Bột Giặt Và Hóa Chất Đức Giang cùng hai giảng viên hướng dẫn thực tập PGS.TS.Phạm Thanh Huyền và Ths. Võ Hồng Phương trong đợt thực tập kỹ thuật tại nhà máy 7/2013. Thực tập kĩ thuật tại nhà máy là cơ hội để sinh viên được tiếp xúc, tìm hiểu các thiết bị, các công nghệ sản xuất trong thực tế của ngành công nghiệp hóa học. Từ những lý thuyết được trang bị trên giảng đường sinh viện vận dụng vào để tìm hiểu các thiết bị, công nghệ từ đó nhận ra được sự giống và khác nhau giữa thực tế sản xuất và kiến thức trên giảng đường, cũng như nhận thức ra được những vấn đề khó khăn cũng như thuận lợi về mặt kĩ thuật,công nghệ, thương hiệu, thị trường trong sản xuất thực tế. Dù đã cố gắng nhiều nhất có thể trong đợt thực tập, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và cán bộ nhà máy nhưng báo cáo thực tập của em chưa thể tránh được những thiếu sót về kiến thức.Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong bộ môn để em có thể nâng cao kiến thức của mình hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Mục Lục. Trang Phần A. lược về Cty Cổ Phần Bột Giặt & Hóa Chất Đức Giang và Tìm hiểu một số thiết bị trong nhà máy……………………………………………………………4 I.Giới thiệu về CTy Cổ Phần Bột Giặt & Hóa Chất Đức Giang…………………...4 1. Giới thiệu chung về Cty………………………………………………………4 2. Giới thiệu sơ lược về các phân xưởng chính trong công ty …………………..5 2.1. Phân xưởng sản xuất bột giặt………………………………………………….5 2.2 Phân xưởng sản xuất axit photphoric bằng phương pháp nhiệt……………9 2.3 Phân xưởng sản xuất chất hoạt động bề mặt LAS………………………12. Phần B. Tìm hiểu sơ lược về một số thiết bị. PHẦN I. Tổng Quan Về Bơm-Quạt………………………………………...16. I Bơm bánh rang……………………………………………………..16. II . Bơm trục vít………………………………………………............18. III Bơm ly tâm………………………………………………………..18 IV Quạt trục vít………………………………………………………..21 Phần II .Lò Đốt……………………………………………………………………22 Phần III. Thiết Bị Sấy….. I Thiết bị sấy bằng phương pháp làm lạnh ngưng tụ- sấy thăng hoa………24 II Sấy bằng khí nóng. 1. Sơ lược về sấy bằng khí nóng…………………………………...24 3 2. Thiết bị sấy bằng khí nóng…..25 III Sấy bằng silicalgel…………………………………………………………….27 Phần IV. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm…………………………………..27 Phần V. Thiết bị lọc…………………………………………………………30 I. Thiết bị lọc khí…………………………………………………………30 1. Xyclon……………………………………………………………….30 II.Thiết bị lọc chất lỏng thực- Thiết bị lọc chân không kiểu thùng quay………………………………………………………………………….31 Phần VI. Thiết Bị Khuấy………………………………………………………...35 Phần VII. Thiết bị phản ứng pha khí lớp xúc tác cố định……………………..…36 Phần VIII. Thiết bị phản ứng pha khí lỏng-Hấp thụ…………………………..…38 1 Thiết bị hấp thụ loại tháp đệm…………………………….………………….38 2 Cấu tạo thiết bị phản ứng pha khí lỏng loại tháp chóp…………………..39 Phần IX. Một số loại thiết bị đo cơ bản trong công nghiệp hóa học……………...41 Phần X. Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm ………...…………………44 4 Phần A. Phần I. Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Bột Giặt& Hóa Chất Đức Giang. I.Giới thiệu về CTy Cổ Phần Bột Giặt & Hóa Chất Đức Giang. 1. Giới thiệu chung về Cty. Tiền thân là Công Ty Hóa Chất Đức Giang được thành lập năm 1963 là công ty thuộc sở hữu nhà nước, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km và được xây dựng trên diện tích 6000m2, 26/8/2003 chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Bột Giặt Và Hóa Chất Đức Giang, trong đó nhà nước, cụ thể là tập đoàn Vinachem nắm giữ <50% cổ phần của công ty. CTy Cổ Phần Bột Giặt & Hóa Chất Đức Giang chuyên cung cấp các sản phẩm hóa chất phục vụ cho nông và công nghiệp trong nước và một vài năm trở lại đây bắt đầu xuất khẩu mặt hàng chất tảy rửa nhưn bột giặt ra nước ngoài( Thái lan..). Quá trình phát triển của công ty.  1963 – 1985: Sản xuất hoá chất tinh khiết, hoá chất kỹ thuật.  1986 – 1990: Sản xuất kem giặt, bột giặt.  1990 đến nay:  Sản xuất phốtpho vàng, Natritriphotphat  Axít phốt phoric, các hợp chất của photpho chủ yếu xuất khẩu, một phần cung cấp cho thị trường nội địa  Mở rộng hiện đại hoá phân xưởng hoá hoá chất tinh khiết, hoá chất kỹ thuật.  Sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa. 5 Hiện nay đang mở rộng quy mô sản xuất ra các tỉnh khác như Lào Cai với dự án sản xuất axits photphoric bằng phương pháp trích ly tổng dự án hơn 1000 tỉ đồng và mở rộng thị trường phân phối sản phẩm vào miền nam, bắt đầu cho xuất khẩu sản phẩm chất tảy rửa sang Thái Lan. 2. Giới thiệu sơ lược về các phân xưởng chính trong công ty. 2.1. Phân xưởng sản xuất bột giặt. a.Sơ lược về phân xưởng.  . - Chất hoạt động bề mặt - Chất tẩy trắng - Tinh dầu. - Một số phụ gia khác( nattrisunphat, chất tạo bọt..).  Sơ đồ công nghệ. b. Sơ lược về dây chuyển công nghệ sản xuất xà phòng.  Nguyên liệu thô Các nguyên liệu thô: Soda khô, STPP, các muối sunfat (Na2SO4), xút NaOH, LAS, chất thơm ( tinh dầu ) và phụ gia. 6  LAS (Linnear Alkyl Sulfonic Acid): n = 10-14. Phản ứng với NaOH tạo LASNa là chất tạo bọt, hoạt động bề mặt tốt, tẩy rửa mạnh: LAS rất nhạy với Ca2+ và Mg2+ tạo kết tủa trong nước, làm giảm khả năng tẩy của kem giặt. Để giảm bớt kết tủa của LAS, người ta dùng Ni nhằm tạo các mixen hỗn hợp. Nhưng khi thế Ni có thể dẫn đến khả năng giảm bọt.  STPP (Sodium Tripolyphosphate): Vừa là một chất xây dựng đồng thời nó cũng có khả năng chống tái bám.Các polyphosphate trong khi hấp phụ với các hạt bẩn, tăng một cách đáng kể điện tích của chúng , như vậy có sự gia tăng lực đẩy giữa hai hạt bẩn.  Sodiumcacbornate (Chất tẩy trắng): Còn gọi là Natri cacbonnat, tên thương mại là Soda công nghiệp, Soda nóng. Là chất rắn, màu trắng và không có mùi. Sođa dùng rất nhiều trong công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ nhuộm, chế tạo chất tẩy rửa, trong công nghiệp thủy tinh dùng sođa làm chất trợ dung. Na2CO3 trong thành phần bột giặt, xà bông làm chất phụ gia tạo thành môi trường kiềm, thủy phân các chất bẩn dầu mỡ và cũng là chất độn làm giảm giá thành sản phẩm.  Natrisunfate: Là tinh thể màu trắng và khi dùng trong sản xuất các chất tẩy giặt phải không được chứa các chất có hại như muối sắt, muối mangan... Là chất độn đóng vai trò làm giảm sức căng bề mặt dung dịch và là chất độn giảm giá thành sản phẩm.  Natri hyđroxit: 7 Là chất rắn, tinh thể có màu trắng . Xút là một trong các hóa chất cơ bản nhất. Nó được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ giấy, công nghệ sản xuất chất tẩy rửa, công nghệ nhuộm tẩy vải, công nghệ sản xuất thủy tinh lỏng... Là thành phần không thể thiếu của bột giặt, nó cho vào bột giặt để trung hòa LAS, chuyển LAS về dạng hoạt động.  Chất thơm: Là một phụ gia không đóng góp gì vào cơ chế tẩy giặt nhưng không kém phần quan trọng, là những chất hữu cơ thiên nhiên hoặc tổng hợp được đưa vào bột giặt ở giai đoạn cuối cùng trước khi đóng gói, làm sản phẩm có mùi thơm dễ chịu, đặc trưng cho từng mặt hàng thương phẩm thường gọi là tinh dầu.  Các phụ gia khác: Chất ổn định bọt alkylolamit: Làm tăng khả năng tạo bọt của chất giặt rửa, là chất hoạt động bề mặt loại không sinh ion.  Dây chuyền công nghệ  Quá trình tiến hành Đổ nguyên liệu vào thùng quay sau đó cho thuốc tẩy dynevan và nước giaven lấy từ các phi , xả LAS ở thùng lường để tạo bọt và silicat tạo hạt. Thời gian thực hiện quá trình phản ứng trong 45 phút, thu được hỗn hợp kem giặt. 8 Bơm tinh dầu Sau khi thu được kem giặt dùng bơm để hút lên thùng chứa trung gian.Từ thùng chứa trung gian được hút vào bơm tiếp sức, sau đó qua bơm pittong cao áp kem giặt được đẩy lên đỉnh tháp phun thành những hạt nhỏ nhờ đầu phun, cấp nhiệt độ nóng thực hiện quá trình sấy nhờ hệ thống lò đốt dầu DO bên dưới, tạo khí nóng. Buồng cấp lửa Lò đốt Tác nhân sấy Băng tải Bơm cao áp Kem Thùng phản ứng 1 Thùng phản ứng 2 Thùng chứa trung gian Bơm tiếp Bể chứa Khí thải Quạt đẩy Quạt hút Buồng trộn :Bột nền Na2SO4 tinh dầu, chất tảy xanh, đỏ Đóng gói 9 H. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xà phòng. Kem khi rơi xuống đáy tháp biến đổi về dạng bột nhỏ, được bằng chuyền chuyển tới ống hút, được quạt hút hút lên thùng chứa, rồi cho tự động chảy xuống bang chuyển rồi lại được chuyển lên một thùng chứa khác, tại đây bột được cho gián đoạn vào một thùng trộn dạng quay, cũng tại thùng trộn này chất tảy rửa, tinh dầu, kèm một số chất phụ gia khác được cho vào và trộn đều trong khoảng 15 phút, thì cho thùng trộn dừng và chuyển sản phẩm lên băng chuyền đưa sang công đoạn đóng gói. Tại công đoạn đóng gói, ta có cả hai phương thức đóng gói tự động và bán tự động với khối lượng khác nhau sau đó sản phẩm được đóng vào một bao to rồi chuyển vào kho. 2.2 Phân xưởng sản xuất axit photphoric bằng phương pháp nhiệt.  Nguyên liệu Nguyên liệu chính là P trắng, để lâu ngoài ánh sáng P chuyển thành màu vàng và một phần hóa đỏ. Thành phần trong axit công nghiệp > 85%: lượng As < 0.0001%, ở 34°C.1.688g/ml. 10  Dây chuyền công nghệ Phản ứng: P4 + O2  P2O5 P2O5 + H2O+ H3PO4 (75%) (85%) H3PO4  Quy trình làm việc của các thiết bị - Thiết bị 101 : Balang, đưa các thùng phi lên thiết bị 102 - Thiết bị 102: thùng hóa lỏng từ 80-90°C. , dùng hơi nước duy trì nhiệt độ . Trong mỗi 102 có chứa 9 phi đựng P. Trước khi đưa sang thiết bị tiếp theo phải kiểm tra P đã hóa lỏng chưa với mục đích kiểm tra chất lượng và xem P đa hóa lỏng hay chưa. Phương pháp hóa lỏng P là hóa lỏng gián tiếp. Sau khi hóa lỏng ở 102 , để nguội dung dịch xuống 60°C. , qua đường ống xiphong xuống thùng chứa 103. Yêu cầu kiểm tra mở vòi xiphong trước khi xuống 103: nhiệt độ phải nóng, nước chảy đều, để tránh hiện tượng P keo lại thành từng cục. Xiphong phải chịu được nhiệt, chịu áp cao. Trong quá trình cho P xuống thùng chứa lượng hơi nước và nhiệt độ phải đảm bảo yêu cầu. Lượng P hóa lỏng xuống thùng 103 không quá 60 vạch. Qua van chảy tràn, dd từ 103 xuống 104 – thiết bị nén. - Thiết bị nén 104 có 2 van lắp ngược nhau, mở van phải trước van trái sau, khi đóng van thì làm ngược lại. Nén một lượng đủ dùng không quá 60 vạch. - Thiết bị 105: bình ổn áp, là thiết bị bổ trợ lên 106 - Thiết bị 107 : chứa nước thải 11 Thùng cao vị Buồng hấp thụ  axit 75% Buồng đốt, áp suất - 1at Axit tuần hoàn Bể chứa tuy - Thiết bị 108 và 109 : bơm cấp nước, muốn nén áp suất cần bật bơm để cấp cho 110 (Thùng cao vị) Áp suất làm việc : 3at, mở van điều áp , đóng van xả áp, van xả khí mở, khi nén áp suất cần đóng van xả khí. Bơm gió và máy nén khí, máy nén khí kiểu phun tơi, là việc ở áp suất chân không. Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm. Xử lý nước để độ dẫn điện < 60 bằng cách sục H2S + H3PO4 để kết tủa asen, lọc bỏ kết tủa As2S3, PbS được axit thực phẩm. - Thiết bị phản ứng 106 (4 chiếc) : nước ở thùng cao vị 110 chảy xuống 106, tại 106 lương dd không quá 60 vạch. Ở đây xảy ra quá trình đốt P, tại điều kiện 1 at, nhiệt độ 80-90 °C. . - Thiết bị 124: thùng trộn, chứa khoảng 1 tấn, người ta dùng phương pháp li tâm và lọc tĩnh để thu được axit 85%. 12 Sơ đồ công nghệ sản xuất axit photphoric bằng phương pháp nhiệt. 2.3 Phân xưởng sản xuất chất hoạt động bề mặt LAS. Phân xưởng LAS được chia ra làm năm phân khu chính :  Phân khu 12: là phân khu tổng hợp SO3  Phân khu 11: là phân khu làm khô không khí.  Phân khu 16: là phân khu phản ứng tổng hợp LAS.  Phân khu 14: là phân khu xử lí khí thải.  Phân khu 25: phân khu hóa lỏng lưu huỳnh rắn. 2.3.1 Phân khu làm khô khí. (phân khu 11). Không khí được hút từ bên ngoài vào qua bộ lọc 11F1, sau đó qua máy nén 11K1 để tăng áp suất tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ngưng tụ. Không khí được chuyển vào bình ngưng tụ, bên trong có gắn hai hệ thống trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn ruột gà 11E3 và 11E4, trong đó 11E3 là thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng nước còn 11E4 sử dụng glycol. Không khí đi trong lòng các vòng ống, nước ngưng được tháo ra ngoài. Không khí sau khi được làm khô bằng nước và glycol được dẫn sang thiết bị làm khô bằng việc sử dụng chất hấp phụ là silicagel. Trong tháp hấp thụ 2 tầng tái sinh Silicagel được bên trong thiết bị 11C1. Khi hp đi từ trên xuống còn khi nhả hấp phụ thì ngược lại không khi nóng sẽ được lấy từ hệ thống qua van HV11.2 sau 13 đó qua van HV11.3A qua quạt hút 11K2 rồi đi vào thiết bị 11V1. Thiết bị 11V1 gồm 2 hệ thống 11E1 và 11E2 trong đó 11E1 là thiết bị đốt nóng còn 11E2 có nhiệm vụ làm lạnh. Khi nhả hấp phụ thì thiết bị đốt nóng 11E1 hoạt động. Sau đó để lớp Silicagel nguội dần dần rồi tiến hành làm lạnh đưa về trạng thái chờ. Không khí sau khi được hấp phụ hơi nước đã đạt độ khô cần thiết được chuyển qua các tháp đốt 12HI và dẫn đi pha loãng SO3 trước khi cho đi vào bộ lọc 16F3. Khí nóng từ các bộ trao đổi nhiệt 12E2 và 12E5 được dẫn qua thực hiện quá trình nhả hấp phụ ở 1 trong 2 ngăn(ngăn còn lại đang thực hiện quá trình háp phụ) đảm bảo hệ thống lằm việc liên tục. 2.3.2 Phân khu hóa lỏng lưu huỳnh.- phân khu 25. Lưu huỳnh rắn được nạp vào ngăn 1 của thiết bị 25V1. Tại đây lưu huỳnh được hóa lỏng ở khoảng 119°C nhờ sử dụng hơi quá nhiệt, trao đổi nhiệt gián tiếp với lưu huỳnh qua các ống xoắn dẫn hơi ngâm trong bể, ở nhiệt độ này lưu huỳnh nóng chảy có màu vàng và có độ nhớt thấp nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lưu huỳnh, lưu huỳnh lỏng chảy qua 2 bộ lọc 25F1 và 25F2 nhằm lọc bớt tạp chất trong lưu huỳnh, tiếp đó lưu huỳnh được bơm vào tháp chuyển hóa lưu huỳnh thành SO2 ( 12HI) nhờ 2 bơm định lượng 25P1 và 25P2 thay nhau làm việc. 2.3.3 Phân khu sản xuất SO3 – phân khu 12. Tại tháp đốt lưu huỳnh(12H1): không khí đã được làm khô được dẫn đi từ thiết bị 11C1xuống dưới đáy tháp và đi lên, lưu huỳnh thực được phun vào tháp ở dạng tia và chảy trên bề mặt bi sứ và thực hiện phàn ứng cháy trong không khí ở đây,phản ứng được khơi mào bằng 1 dây mai xo đốt làm mồi sau đó do phản ứng tự sinh nhiệt nên phản ứng tiếp tục diễn ra,nhiệt độ trong tháp phản ứng khoảng 620-660°C. SO2 tạo ra được dẫn qua tháp chuyển hóa SO2 thành SO3. Tại tháp chuyển hóa SO2 thành SO3(12C1),SO2 được dẫn từ trên xuống,do nhiệt độ của SO2 quá cao so với nhiệt độ thuận lợi cho phản ứng diễn ra nên đòi hỏi phải làm nguội khí SO2,việc này được thực hiện nhờ 3 thiết bị làm nguội 12E2,12E3,12E4. Không khí được dẫn từ bơm 12K1 vào các trong ống của các thiết bị 12E2 và 12E4 để thực hiện quá trình trao đổi nhiệt,riêng với dòng khí vào thiết bị 12E2 có sự khác biệt chút ít,không khí được bơm qua thiết bị 12H2 sau đó mới được dẫn vào trong các ống ruột gà,khi hệ thống vận hành ổn định thì thiết bị 12H2 không có 14 vai trò gì ngoài ống dẫn,nhưng bản chat thiết bị 12H2 là thiết bị gia nhiệt sử dụng dầu đốt được bơm từ thùng chứa 12V1 qua bơm 12K2 vào thiết bị với mục đích gia nhiệt cho không khí đi vào 12E2 lúc ban đầu nhằm tăng nhiệt độ trong tháp để hoạt hóa lớp xúc tác V2O5 trong tháp.Không khí sau khi trao đổi nhiệt được dẫn qua van HV11.2 để tận dụng giải hấp phụ cho thiết bị làm khô không khí. SO3 sau khi ra khỏi tháp có nhiệt độ khá cao khoảng do đó được dẫn qua 2 thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm sử dụng không khí 12E5 và 12E6.Không khí được dẫn từ bơm 12K1 đi vào thiết bị,hỗn hợp khí được đưa từ trên xuống tiến hành trao đổi nhiệt.Không khí sau khi trao đổi nhiệt với hỗn hợp trên có nhiệt độ cao nên được tận dụng để giải háp phụ trong thiết bị 11C1.Hỗn hợp khí SO3 sau khi qua 2 thiết bị trao đổi nhiệt 12E5 và 12E6 có nhiệt độ khoảng 47°C được bổ sung không khí khô nhằm giảm nồng độ SO3 tránh ăn mòn thiết bị trước khi được dẫn qua bộ lọc 16F3 để tiến hành loại bỏ bớt tạp chất,phàn tạp chất thu được ở đáy 16F3 được dẫn về bình chứa 12V2.Hỗn hợp khí sau khi được làm sạch được đưa vào trong tháp 16R1 để tạo sản phẩm chính LAS. 2.3.4. Phân khu tổng hợp LAS.- phân khu 16. Tháp phản ứng có 1 bộ phận bảo hiểm là bình chứa LAB 16V3 trong trường hợp có sự cố như mất điên lúc này bơm LAB 16P3 ngừng hoạt động trong khi SO3 vẫn tiếp tục chuyển vào tháp để tránh sự tổn hao nguyên liệu và tránh làm hỏng tháp xử lý khí thải van tự động KV16.3 sẽ tự động mở để dẫn LAB vào trong tháp phản ứng để phản ứng với lượng SO3 vừa đưa vào. Khí SO3 sau khi qua bộ lọc 16F3 được dẫn vào đỉnh tháp 16R1,LAB được bơm từ bơm 16P3 qua hai bộ lọc 16F4 A/B vào tháp phản ứng qua ba đường ống phân phối tạo góc đều 12000, ở nhiệt độ khoảng 30°C chảy màng trong các ống.Phản ứng diễn ra ở trong lòng ống với hai lưu thể đi cùng chiều, 16R1 được làm mát hai tầng bằng nước. Hỗn hợp ra trong đó còn có khí cuốn theo lỏng do đó cần chuyển qua bộ phận lọc tách bọt gồm 1 bình chứa 16V4 và xyclon 16S1 để lọc tách lỏng đưa về 16V4 còn khí dẫn qua thiết bị lọc 14F1 để xử lý. Đối với hỗn hợp trong bình 16V4: 15 - Nếu nồng độ LAS tạo ra chưa đạt yêu cầu thì được chuyển qua bình 16V5,sau đó hỗn hợp được bơm 16P3 bơm lên trộn với LAB tại thiết bị trộn tĩnh 16MX1 sau đó được đưa lên tháp làm hỗn hợp đầu vào. - Nếu hỗn hợp trong bình 16V5 đã đạt yêu cầu thì được bơm 16P2 chuyển qua thùng ủ có cánh khuấy 16A1 tiến hành ủ với mục đích để lượng dư LAB tiếp tục phản ứng tiếp với lượng SO3 bị lẫn trong lỏng tạo LAS,việc khuấy trộn sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.hỗn hợp sau đó có nồng độ LAS khá đặc được đưa sang thiết bị hidrat hóa 16MX2,tại đây hỗn hợp được trộn thêm nước vào nhằm làm giảm nồng độ LAS đến nồng độ cần thiết.Hỗn hợp sau đó được bơm 16F4 bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt 16E1 làm lạnh hỗn hợp gián tiếp bằng nước sau đó được vận chuyển đến bình đựng sản phẩm đặt phía ngoài xưởng. 2.3.5 Phân khu sản xử lí khí thải- phân khu 14. Phân khu này gồm hai thiết bị chính là một tháp lọc tĩnh điện và một tháp đệm để trung hòa axit sunfuric. Hỗn hợp khí từ xyclon được chuyển qua khu vực xử lý khí trước khi thải ra môi trường,hỗn hợp khí được đưa vào tháp lọc tĩnh điện 14F1. Hỗn hợp khí lúc này chủ yếu là Nito và SO2 được đưa qua tháp 14C1. Hỗn hợp khí sau khi lọc tĩnh điện được đưa qua tháp hấp thụ SO2 14C1 hỗn hợp khí được đưa từ dưới lên,NaOH được bơm lên tháp nhờ bơm 14P1 và phun mưa từ trên xuống nhờ giàn phun đặt trên đỉnh tháp ,SO2 bị kéo xuống dưới dạng muối sunfonat được đưa xuống đáy tháp. Trong trường hợp sự cố mà không có bình cấp cứu 16V3 hỗn hợp khí đi vào khu lọc có hàm lượng SO3 rất đậm đặc,khi đi qua tháp lọc dùng NaOH phản ứng xảy ra rất mãnh liệt và tỏa nhiệt rất lớn có thể gây cháy tháp do đó việc sử dụng bình cấp cứu 16V3 là cần thiết. Ngoài các phân xưởng trên nhà máy còn có :  Phân xưởng sản xuất hóa chất tinh khiết với một sô sản phẩm như: HCl, một số loại muối, cồn 99.9%... 16  Phòng R&D và KCS với mục đích nghiên cứu, kiểm tra các dòng sản phẩm đang sản xuất và sắp sản xuất, nghiên cứu đưa vào ứng dụng một cách tốt nhất hệ các hệ thống dây chuyền công nghệ mới nhập về đang chuẩn bị đi vào sản xuất như dự án sản xuất axit tríc ly tại lào cai. SƠ ĐỒ DẬY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XƯỞNG LAS VÀ MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH TRONG PHÂN XƯỞNG PHẦN B. TÌM HIỂU SƠ LƯỢC MỘT SỐ THIẾT BỊ PHẦN I. Tổng Quan Về Bơm-Quạt. Máy bơm là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài ( cơ năng, điện năng, thủy năng ..vv.. ) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống... I Bơm bánh răng. 1. Cấu tạo và nguyên lí làm việc. 17 H1. Bơm bánh rang ăn khớp ngoài 1,2: bánh răng. 3: Vỏ thiết bị 4: đường chất lỏng vào 5. đường chất lỏng ra. A: buồng hút. B: buồng đẩy. 6: van an toàn. 
Tài liệu liên quan