Trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của làng nghề nói chung và hộ sản xuất
nói riêng, hiện trạng môi trường nơi đây tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh tế mà mô hình làng nghề
đem lại. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, phần lớn diện tích đất ô nhiễm không thể sử dụng
sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng rác thải chất đống không được xử lý, nước thải thẳng ra nguồn
nước chung. Dù vậy, hoạt động sản xuất tái chế giấy gây ô nhiễm môi trường nhưng không thể
dừng hoạt động hay hay cấm hoạt động của các làng nghề này được.Vì vậy giải pháp cho làng
nghề chỉ có thể là đầu tư tài chính công nghệ cho sản xuất và cho việc khắc phục hiện trạng môi
trường.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập thực tế làng giấy Phong Khê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phong Khê là làng nghề có tiếng không chỉ về sản xuất giấy mà còn về vấn đề môi trường
nơi đây. Qua quá trình thực tế, chúng tôi đã tìm hiểu các quy trình sản xuất và đánh giá
được các dòng thải phát sinh ra; đồng thời đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu nguồn
thải, cải thiện chất lượng môi trường cho làng nghề.
BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ
LÀNG GIẤY PHONG KHÊ – BẮC NINH
1 |
BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ
LÀNG GIẤY PHONG KHÊ
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG
BẮC NINH
A. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
a. Địa lý
Diện tích: 822.7 km2
Dân số: 1.060.300 người (năm 2011)
Bắc ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, tổng dân số đông,
tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
b. Hành chính
Từ sau khi tách ra vào năm 1997, tỉnh có bước phát triển lớn trong
kinh tế xã hội cũng như đời sống người dân.
Bắc ninh gồm có 01 thành phố và 7 huyện thị. Hầu hết đều có các
khu, cụm làng nghề, các khu công nghiệp:
15 khu công nghiệp tập trung
29 cụm công nghiệp trong hoạt động
Có 62 làng nghề trong đó có: 32 làng nghề truyền thống và
30 làng nghề mới
Tỉnh tập trung phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng để lại hậu quả
lớn. Tổng chi cho giải quyết vấn đề môi trường không dưới 1% ngân
sách của tỉnh.
B. MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
a. Môi trường không khí
Ô nhiễm bụi khí thải do các lò đốt và do vận chuyển nguyên vật
liệu, dẫn đến nồng độ SO2 và NO2 vượt tiêu chuẩn từ 2.5 đến 5 lần.
ĐÔI NÉT
Sau nhiều năm phát
triển, các hộ đã sản
xuất được các mặt
hàng giấy phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu, giải
quyết việc làm cho
nhiều lao động địa
phương. Tuy nhiên,
cái giá phải trả cho sự
phát triển kinh tế của
nơi này quá lớn, đó là
sự ô nhiễm mà nhiều
người đã gọi đây là nơi
ô nhiễm bậc nhất VN.
2 |
b. Nước thải – môi trường nước
Chỉ có thành phố Bắc Ninh xây dựng hệ thống nước thải tập trung với công suất 28.000 m3/ 1 ngày
đêm. Tại thị xã Từ Sơn chỉ có một số khu vực mới có hệ thống nước thải. 6 huyện thị chưa có hệ
thống xử lý, với phần lớn lượng nước thải là từ các làng nghề. Điều này ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước, cả về chất lượng và thẩm mĩ
c. Chất thải rắn
Tổng lượng rác thải ước tính khoảng 64500 tấn/năm, trong đó TP Bắc Ninh khoảng 36500 tấn/năm
(chưa kể phần mở rộng của thành phố)
Hiện nay các đô thị mới thu gom được 80 – 85% lượng rác phát sinh trong ngày. Bãi rác Đồng Ngo
là 1 trong 5 điểm tập kết rác gây nguy hại cho môi trường. Tổng diện tích bãi rác này khoảng 3ha,
cao khoảng 17m,
Khoảng cuối năm 2012 có xảy ra cháy ngầm ở bãi rác Đồng Ngo, nguyên nhân là do rác thải yếm
khí sinh CH4 , dẫn đến cháy từ trong “núi rác“. Sự cố này dẫn đến khói thải và khí thải từ bãi rác
phát sinh nhiều, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu vực môi trường xung quanh.
Tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ xử lý rác thải cho các hệ thống trong địa bàn tỉnh (Bắc Ninh là tỉnh đi đầu
trong quản lý rác thải nông thôn).
C. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Tỉnh có 15 khu công ngiêp tập trung, trong đó có 6 khu công nghiệp đi vào hoạt động & chỉ có 4
khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung là: KCN Tiên Sơn, Quế Võ I, Yên Phong I,
Đại Đồng – Hoàn Sơn.
Các cơ quan quản lý giám sát qua kiểm tra và quan trắc môi trường, đồng thời sở môi trường – tài
nguyên cũng triển khai việc lấy ý kiến của người dân quanh các khu công nghiệp để tăng hiệu quả
quản lý.
Vấn đề môi trường quan trọng nhất đối với các khu cụm công nghiệp là nước thải; một số nhà
máy, công ty còn xử lý chưa tốt, nước thải hầu hết có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS1) cao
hơn tiêu chuẩn (1.47 lần), hàm lượng oxy hóa học cao từ (1.4 – 1.7).Trong mẫu nước còn có hàm
lượng một số chất vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
1 TSS: Total suspended solid: Tổng lượng chất rắn lơ lửng
3 |
a. Xử lý thải cục bộ
Khí thải phát sinh từ các nhà máy đều không được xử lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống người dân khu vực xung quanh. Đã có một số cơ sở tìm cách trốn tránh việc xử lý.
VD: Công ty liên doanh Kính nổi Việt Nam là một ví dụ điển hình. Mặc dù theo bản kế hoạch của
Chính phủ, đến năm 2006 Công ty phải xử lý triệt để khí thải và nước thải, nhưng cho đến nay
công ty vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Lượng SO2 trong khí thải là 1800
mg/m3 vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5 lần.
Nhà máy sản xuất phôi thép Hưng Tài có hàm lượng bụi 750 – 3450 mg/m3 vượt quá tiêu chuẩn
cho phép 2 – 10 lần.
Có tình trạng này là do khi mới tái thành lập tỉnh, đã thu hút các doanh nhiệp – nguồn đầu tư cho
các hoạt động sản xuất là công nghiệp mà chưa lường trước được những hậu quả này.
b. Rác thải của khu Công nghiệp
Cụm công nghiệp có hướng giải quyết là: kí hợp đồng, lựa chọn nhà xử lý, thu gom chất thải. Chất
thải sau khi được thu gom có thể được tái chế (giấy – kim loại), tận thu (bán phế liệu), sau đó sẽ
được xử lý.
D. MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
a. Môi trường không khí
Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng do bụi, khí, than, mùi, nhiệt… đặc biệt là bụi kim loại.
Nồng độ khí, bụi tại các làng nghề tái chế giấy, Fe, Sn… vượt tiêu chuẩn cho phép 5 – 20
lần.
Tiếng ồn thường xuyên từ 90 – 110 dB.
Ô nhiễm nhiệt ở các xưởng tái chế và sản xuất sắt thép. Chênh lệch nhiệt độ giữa môi
trường và môi trường sản xuất lớn: tại xưởng cán thép Văn Hội sự chênh lệc này từ 5 – 80C
Tại làng Văn Môn có nhiều người dân bị nhiễm độc kim loại.
Các ống khói được xây thấp, không đủ tiêu chuẩn cần thiết, làm cho môi trường không khí
ô nhiễm nặng, gây mưa axit.
Các xưởng sản xuất thường tập trung làm vào ban đêm (do giá điện đêm rẻ hơn), dẫn đến
không khí rất ngột ngạt (SO2) thường gấp 550 lần tiêu chuẩn. Khói bụi cũng rất nhiều, gây
các bệnh về mắt và đường hô hấp của công nhân.
4 |
Khí thải không qua xử lý có thể gây ra mưa axit. Năm 2010 – 2011 sở TN – MT đề xuất 2 hệ
thống xử lý khí thải: dùng nước vôi trong, xút trung hòa các khi có tính axit. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện gặp nhiều bất cập trong việc thu gom khí thải.
b. Môi trường nước
Màu nước thường tím xanh (do sản xuất giấy vàng mã, hàm lượng kim loại tồn dư cao), thường
được đổ hết ra môi trường bên ngoài.
c. Chất thải rắn
Rác thải của làng nghề phát sinh với khối lượng lớn đặc biệt là rác thải của làng nghề tái chế: bìa
giấy, các bao, vỏ nilon...
Tại làng nghề Phú Lâm tổng lượng chất thải rắn 5 tấn/ ngày.
Với riêng làng nghề đúc đồng đại bái , tổng CTR là 1126 tấn / năm, trong đó 507 tấn là CTR
nguy hại.
Nguyên nhân là do sử dụng axit để làm bóng sản phẩm, đến khi xuất hiện cặn thì được thải bỏ
trực tiếp, gây nguy hại cho nước ngầm.
II. LÀNG GIẤY PHONG KHÊ
Làng nghề tái chế giấy Phong Khê thuộc xã Phong Khê, Bắc Ninh, sát bờ sông Ngũ Huyện (nhánh
của sông Cầu). Phía Đông Nam giáp thị xã Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Từ Sơn. Xã có dân
số khoảng 9.500 người với khoảng 2.220 hộ (số liệu năm 2011).
Làng giấy Phong Khê có lịch sử hình thành lâu đời đang góp phần tạo công ăn việc làm cho người
lao động và tăng nguồn cho ngân sách địa phương. Năm 2011, sản lượng giấy sản xuất được của
xã đạt 225.000 nghìn tấn đạt doanh thu hơn 1000 tỷ đồng. Hiện nay, số lượng các cơ sở sản xuất
giấy tại làng nghề đã lên tới 234 cơ sở. Trong đó, có 56 cơ sở tại Cụm công nghiệp Phong Khê 1;
22 cơ sở tại Cụm công nghiệp Phong Khê 2 (Cụm Công nghiệp và Dịch vụ Thương mại Phong Khê
do Xí nghiệp Hợp Tiến làm chủ đầu tư); còn lại là các hộ nằm xen kẽ trong các khu dân cư của các
thôn: Dương Ổ, Đào Xá, Châm Khê, Ngô Khê.
Công nghệ sản xuất giấy các loại ở Phong Khê có nhiều biến động từ khi hình thành (gốc là theo
công nghệ của Trung Quốc) đặc biệt là sau năm 1995. Trước đây Phong Khê sản xuất giấy gió là
chính (nguồn cung cấp giấy cho làng tranh Đông Hồ). Hiện nay, sản phẩm của Phong Khê rất đa
dạng: giấy gió, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, giấy bao gói, bìa cát tong, chủ yếu được làm từ
giấy phế liệu. Việc tái chế gần như đã được chuyên môn hóa cao đối với các hộ sản xuất vì vậy
5 |
nguyên liệu cũng được phân chia ngay từ đầu theo mức độ chuyên môn hóa trong xã. Tùy thuộc
vào loại giấy và yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà công nghệ sử dụng khác nhau và qua nhiều
bước khác nhau.
HIỆN TRẠNG
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì làng nghề này đang phải đối mặt với một vấn
đề vô cùng cấp bách và bức thiết là ô nhiễm môi trường làng nghề một cách nghiêm trọng. Chỉ
khoảng 2 – 3 cơ sở sản xuất có áp dụng công nghệ xử lý nước thải trước khi thải ra khỏi môi trường,
còn lại hầu hết đều thải trực tiếp ra ngoài môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng:
1. Môi trường nước
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép: BOD5 vượt
từ 4.5 – 13 lần; COD vượt từ 6.2 – 19 lần. Chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 17-18 lần. Đặc biệt, các hóa
chất đặc trưng như Cl- vượt từ 7 – 21 lần. Tổng lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất thải ra bên
ngoài khoảng 5000m3/ ngày đêm đã ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và nước ngầm với bán
kính khoảng 500m hai bên lưu vực sông Ngũ Huyện Khê.
2. Môi trường không khí
Do hoạt động của các cơ sở sản xuất giấy tái chế, sử dụng nồi hơi cung cấp nhiệt cho máy xeo giấy
đã tiêu thụ một lượng lớn than (khoảng 500 tấn than/ngày), mặt khác, một số cơ sở còn sử dụng
cả nhiên liệu củi gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và tác động đến việc chặt phá rừng.
Khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu không được xử lý (có chứa các khí độc hại như
SO2, CO, NOx,…) thải trực tiếp ra môi trường, làm bầu không khí của thôn, làng bị ô nhiễm nghiêm
trọng, đặc biệt vào những ngày trời mưa, những ngày có độ ẩm cao, khí thải không phát tán được.
3. Môi trường đất
Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất không được thu gom, đổ tùy tiện ra hệ thống
đường làng, ven sông, kênh mương. Theo kết quả điều tra, lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động của người dân địa phương khoảng 60 – 65 tấn rác
thải mỗi ngày. Thêm vào đó, nước mưa chảy tràn trên bề mặt đã cuốn theo lượng dầu, mỡ, kim
loại nặng, hóa chất xuống ao hồ và diện tích đất canh tác xung quanh khu vực sản xuất, ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
Trước thực trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các ngành
tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, vận động nhân dân,
6 |
cơ sở sản xuất tích cực tham gia hoạt động xã hội hóa vì môi trường sống của cộng đồng. Năm
2011 ngành chức năng tiến hành thanh tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với 157 cơ
sở sản xuất giấy, trong đó xử phạt hành chính 138 doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường đầu tư triển khai các chương trình, dự án bảo vệ môi
trường: dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thôn Đào Xá với công suất 120m3/ ngày
đêm ; đề án “ Xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh”; HĐND, UBND tỉnh
đã phê duyệt đề án quy định hỗ trợ xử lý ô nhiễm làng nghề, trong đó đề xuất kinh phí do Nhà
nước hỗ trợ 80%, doanh nghiệp đóng góp 20%. Đề án được cụ thể hóa thông qua việc triển khai
dự án đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung làng nghề sản xuất tái chế giấy Phong Khê,
công suất giai đoạn I là 5.000m3 ngày đêm do UBND thành phố Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Hiện
nay, dự án đã triển khai xong phần giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Sau đây, chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu về 2 cơ sở sản xuất 2 loại giấy là: sản xuất bìa carton và sản
xuất giấy vệ sinh.
III. MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY Ở PHONG KHÊ
A. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY BÌA CARTON
a. Nguyên liệu sản xuất
Gồm 2 phần chính:
Bột giấy: được nhập từ bên ngoài có màu xanh xám. Do bột giấy này được đã qua xử lý với
hóa chất nên có mùi khó chịu.
Giấy tái chế: lượng giấy này cơ sở thu mua từ bên ngoài
Do chất lượng của bột giấy này thấp nên cơ sở trộn lẫn bột giấy với giấy tái chế nhằm tăng chất
lượng cũng như màu sắc của sản phẩm (tại cơ sở tham quan thì tỷ lệ pha trộn giữa bột giấy với
giấy tái chế thường là 80% – 20%).
b. Quy trình sản xuất
Giấy tái chế sau khi được phân loại thì chúng được nghiền nhỏ, sau đó lượng giấy này được trộn
lẫn với bột giấy với tỷ lệ giữa bột giấy với giấy tái chế: 8/2 trong một bể chứa có thiết bị khuấy trộn
nhằm trộn đều bột giấy và giấy tái chế. Sau khi đó hỗn hợp trên được đưa vào 3 thùng chứa trong
dây chuyền là giấy catap.
Theo dây truyền xeo đi qua 3 bể chứa trên. Mỗi bể chứa này sẽ hình thành 1 lớp giấy, làm cho
màu sắc và chất lượng giấy tốt hơn. Sau đó đi qua tang trống tại đây độ dầy của sản phẩm được
7 |
đồng đều. Dưới tác dụng của nhiệt thì giấy catap được hong khô tách ra khỏi tang trống. Lượng
nhiệt này được cung cấp từ hơi nước từ nồi hơi.
Tùy vào nhu cầu của thị trường mà cơ ở sản xuất giấy catap với kích thước khác nhau.
B. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VỆ SINH
a. Nguyên liệu sản xuất
Giấy được nhập khẩu từ nước ngoài, độ trắng cao nên bỏ qua công đoạn phân loại.
b. Quy trình sản xuất
Giấy được nghiền ướt và đưa vào một bể trộn cho đồng đều hỗn hợp. Để lưu với loại bỏ một phần
tạp chất, sau đó bột giấy được đưa vào một bể chứa xút và một số hợp chất có khả năng tẩy trắng
rồi hỗn hợp giấy ướt được bơm lên các bể điều hòa rồi từ đó đưa sang bể lắng. Bột giấy sau khi
lắng sẽ được bơm đến các bể nhỏ trong hệ thống máy xeo. Trong quá trình xeo, băng tải khi chạy
qua các bể nhỏ này sẽ được quét lớp bột giấy lên bề mặt, hỗn hợp bột giấy trong khi trộn được
bổ sung chất tăng độ bám dính. Tùy thuộc vào độ dày và chất lượng giấy mong muốn mà người
ta quét số lớp bột khác nhau. Bột giấy quét lên băng tải tiếp tục được đưa về bộ phận lò hơi tang
trống để sấy nhiệt nhằm làm khô và diệt khuẩn. Sau khi sấy, giấy đã hình thành và có thể dễ dàng
tách ra khỏi băng tải di chuyển theo một ống cuộn lớn đến khu vực thổi gió làm nguội còn băng
tải sẽ quay vòng tiếp tục cho một chu trình vận hành mới. Giấy sau thi thổi nguội sẽ được cuốn lại
thành cuộn lớn và chuyển đến công đoạn hoàn thành sản phẩm. Ở đây 2 cuộn giấy lớn sẽ được
gắn vào 2 trục quay theo chiều ngược nhau với mục đích là tạo sản phẩm giấy vệ sinh 2 lớp, giấy
từ cuộn to sẽ được cuộn vào lõi giấy khổ dài nhờ một máy cuộn tự động. Khi giấy cuộn đạt đến
độ lớn yêu cầu của sản phẩm, một con dao sắc sẽ cắt ngang lớp giấy, trên dao có hệ thống bôi hồ
gắn kèm để trong quá trình cắt đến đâu hồ được bôi đến đấy. Sau cùng là công đoạn chia nhỏ khổ
giấy vệ sinh thành các cuộn và đóng gói.
IV. NGUỒN THẢI
Quá trình hoạt động sản xuất của làng nghề tái chế giấy Phong Khê cũng như nhiều làng nghề khác
đã thải ra môi trường nhiều loại chất thải rắn, trong đó có chất thải nguy hại không được thu gom
mà vứt bừa bãi ra các kênh, mương, ao, hồ, sông, ngòi làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
mặt; biến một số lưu vực sông trở thành dòng sông chết, không để ý đến biển cấm của cơ quan
chức năng.
8 |
Tại Phong Khê, môi trường nước mặt bị ô nhiễm, mùi khí thải, chất thải rắn từ phân loại giấy, cặn
thải và rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi dọc đường thôn xóm, trong các hồ ao nhỏ quanh làng gây tắc
hệ thống thoát nước, mất mỹ quan và mất vệ sinh.
1. Nguồn nước thải
Trung bình một ngày, các cơ sở sản xuất ở đây xả ra môi trường khoảng 5.000m3 nước thải và một
lượng lớn giấy phế phẩm có chứa các hóa chất độc hại. Sông Ngũ Huyện chảy qua xã đã bị đầu
độc nặng nề và trở thành một dòng sông chết. Bên cạnh đó, nguy cơ cháy nổ hiện hữu tại các hộ
sản xuất giấy tái chế với công nghệ lạc hậu, mất an toàn lao động. Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ
rò rỉ hóa chất như kiềm, xút, chất phụ gia tẩy trắng sau những vụ cháy xưởng sản xuất.
Tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm nước chủ yếu là chất rắn như xơ sợi, bột giấy trong
nước thải, ngoài ra còn có lượng nước thải có tình kiềm và chứa một số hợp chất hóa học khác
trong quá trình ngâm và tẩy trắng bột giấy
Nước thải của quá trình sản xuất giấy chủ yếu là từ công đoạn xeo. Nước ở công đoạn này có chứa
một phần bột giấy và các chất phụ gia xeo. Các chất phụ gia xeo thường dùng là (NH4)2SO4, nhựa
thông (để tăng độ thấm của giấy), cao lanh (để tăng độ kết dính của bột giấy).
Luu ý: chất phụ gia xeo được đưa vào trong quá trình nghiền ướt.
Nước thải chứa lượng lớn các hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông
và phẩm mầu... với hàm lượng BOD5 và COD vượt 4-6 lần tiêu chuẩn cho phép.
2. Khí thải
Các nguồn phát sinh khí thải trong quá trình sản xuất: nguồn khí thải phát sinh từ quá trình ngâm
tẩy, quá trình cung cấp nhiệt lượng cho nồi hơi, trong quá trình nghiền (hơi hóa chất) và quá trình
đánh tơi (hơi dung môi).
Khí thải của lò hơi đốt than chủ yếu mang theo tro bụi, CO2, CO, SOx, NOx do thành phần nguyên
tố có trong củi kết hợp với oxy không khí trong quá trình cháy tạo nên. Bụi trong khói thải lò hơi
là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau (vài micromet tới vài trăm micromet).
Chúng là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người đồng thời các khí góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính nếu không được xử lý triệt để trước
khi phát thải.
Khí SO2 sinh ra trong quá trình đốt nguyên liệu, là loại khí không màu, mùi sốc, hăng cay và
dễ dàng chuyển hóa thành SO3 do kết hợp với oxy trong không khí. Khí SOx là những khí
9 |
thuộc loại độc hại không chỉ đối với sức khỏe con người, động thực vật mà con có tác động
lên các vật liệu xây dựng, các công trình diến trúc do chúng có tính kích thích, ở nồng độ
nhất định sẽ tác hại đến mắt, đường khí quản, trong môi trường không khí và phản ứng với
nước mưa tạo thành axit sulfuric hay các muối sulfate gây hiện tượng mưa axit.
Khí CO được tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu chứa carbon. CO rất nguy
hiểm cho hô hấp của con người. Ở nồng độ từ thấp đến cao, CO có thể gây đau đầu, chóng
mặt, gây tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong.
Bên cạnh đó một lượng bụi được hình thành từ qua trình nghiền bột giấy. Một phần muội
than có kích thước nhỏ tồn tại lơ lửng trong khu vực xưởng.
Ngoài ra:
Trong giai đoạn ngâm kiềm: Do sử dụng các hoá chất như NaOH, Na2SO4... lượng khí thải
thoát ra chứa một hàm lượng không nhỏ khí độc như H2SO3, Cl, H2S...
Các sol khí ở dạng hạt như sunfat natri (Na2SO4) và cacbonnat natri (Na2CO3) hình thành
trong quá trình tẩy trắng, trong quá trình xeo.
Trong quá trình xeo một lượng lớn hơi nước hình thành. Lượng hơi nước này chứa các dung
môi dễ bay hơi ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tiếng ồn: Tiếng ồn trong phạm vi khu vực sản xuất đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ
10 – 20 dBA mà nguyên nhân chính là do hoạt động của hệ thống máy móc
3. Chất thải rắn
Một lượng chất thải từ giấy tái chế, bột giấy trong quá trình phân loại nguyên vật liệu.
Than rơi vãi, xỉ than trong quá trình cấp nhiệt cho lò hơi. Xỉ than thải ra từ lò hơi và lò thu
hồi, trong hỗn hợp xỉ than và than cám có khoản 70% xỉ và 30% than chưa đốt hết. Lượng
xỉ than này có thể được tái sử dụng làm chất đốt hoặc làm gạch không nung.
Bùn thải trong các bể lắng, cống xả thải.
Lượng giấy vụn trong quá trình cắt xeo giấy
Một lượng nilon thừa tạo ra trong quá trình đóng gói
Kim loại, bọc nilon từ quá trình cắt và phân loại giấy tái chế.
10 |
V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ
A. GIẢM THIỂU
Giảm thiểu tiếng ồn - bảo dưỡng tốt các chi tiết truyền động của các thiết bị (các máy xeo giấy,
máy nghiền…)
Thiết kế lắp đặt các chụp hút khí tại các vị trí phát sinh chất ô nhiễm độc hại, nâng cao chiều cao
ống khói lò hơi…
Khí, hơi nước bốc lên từ quá trình xeo giấy nên tìm biện pháp thu hồi để tái sử dụng. Cung cấp đủ
không khí cho lò đốt (sử dụng quạt thông gió) để giảm lượng khí CO tạo ra
Trồng dải cây xanh cách li giữa các cơ sở sản xuất với nhau và với