GDP trong những năm gần đây luôn đạt mức cao khoảng 8 – 9%. Cơ cấu
ngành đã có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng
cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Với sự lớn mạnh của mình, các ngân hàng
đã trở thành các trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Điều này càng
quan trọng hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO vào năm 2007. Các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc điều chuyển
vốn giữa các thành phần kinh tế, giúp cho đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu
quả nhất; ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện các chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc phát triển các thành phần kinh tế, tạo đà cho phát
triển.
Sau một thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt
Nam, tôi đã hoàn thành xong Báo cáo tổng hợp về đơn vị thực tập. Sau đó, tôi tiếp
tục nghiên cứu sâu thêm về đơn vị và quy ết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM ” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của Chuy ên đề ngoài Lời mở đầu, Kết luận, nội dung chính được
chia làm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
vay vốn trung và dài hạn tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Chương II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định
khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn tại Sở Giao Dịch Ngân
Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
107 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
“THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ”
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
I. Giới thiệu khái quát về sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
1.1. Quá trình hình thành của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam ........................................................................................................................ 9
1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT. ....................................... 9
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chính mà SGD NHNTVN đạt được trong
năm 2007. ............................................................................................................. 11
1.3.1 . Huy động vốn. ............................................................................................. 11
1.3.1.1. Huy động từ các tổ chức kinh tế : ...................................................... 12
1.3.1.2. Huy động từ dân cư : ........................................................................ 12
1.3.2. Sử dụng vốn ................................................................................................. 13
1.3.3. Về thanh toán xuất nhập khẩu ...................................................................... 15
1.3.3.1. Thanh toán xuất khẩu : ...................................................................... 15
1.3.3.2. Thanh toán nhập khẩu : ..................................................................... 16
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2007 ..................................................................... 17
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án tại SGD NHNT trong thời gian qua.
2. 1. Thẩm định dự án đầu tư. ............................................................................. 17
2.1.1. Quy trình thẩm định một dự án đầu tư. ........................................................ 17
So sánh với các quy trình vay vốn khác ......................................................... 19
2.1.2. Phương pháp thẩm định một dự án đầu tư ................................................... 20
2.1.2.1.Thẩm định theo trình tự. .................................................................... 20
2.1.2.2. Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu. ........................... 22
2.1.3. Nội dung thẩm định một dự án đầu tư tại SGD NHNT ................................ 22
III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.
3.1. Sự cần thiết phải thẩm định khả năng trả nợ. ............................................. 32
3.2. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ .......................................................... 34
3.2.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài
hạn. ....................................................................................................................... 34
3.2.1.1. Thẩm định khả năng tài chính. .......................................................... 34
3.2.1.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ....................................................... 36
3.2.1.3. Tính khả thi của dự án đầu tư. ........................................................... 40
3.2.1.4. Thẩm định tài sản bảo đảm ( hay còn gọi là nguồn thu dự phòng ). .. 50
3.2.1.5. Từ việc kinh doanh phụ khác, từ nguồn tài trợ, vốn khác, thuế lợi tức
được để lại… ................................................................................................. 52
3.2.2. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. .................... 53
3.3. Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
vay vốn trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại Thương. ............................... 55
3.3.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. ................................................ 55
3.3.2. Thẩm định chi tiết doanh nghiệp .................................................................. 58
3.3.3. Thẩm định dự án .......................................................................................... 68
IV. Đánh giá hoạt động thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và thẩm định dự
án nói chung của doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn của Sở giao dịch Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua.
4.1. Nhận xét của tác giả về việc thẩm định khả năng trả nợ dự án “Đầu tư xây
dựng văn phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm ARTEXPORT HOUSE”. .. 75
4.2. Nguyên nhân của những thành quả đó:....................................................... 78
4.2.1. Uy tín và lợi thế của toàn hệ thống NHNT ................................................... 78
4.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng ngoại thương. ........................... 79
4.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định .................................................. 79
4.2.4. Chất lượng tín dụng tại SGD không ngừng được nâng cao .......................... 80
4.2.5. Thực hiện tốt công tác báo cáo tổng hợp và lưu trữ dữ liệu ......................... 81
4.3. Những mặt hạn chế trong công tác thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và
công tác thẩm định nói chung. ............................................................................ 82
4.3.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ : ......................................................... 82
4.3.2. Cơ chế chính sách còn chồng chéo: ............................................................. 86
4.3.3. Công tác khách hàng: .................................................................................. 86
4.3.4. Nguồn thông tin để thẩm định còn hạn chế .................................................. 86
4.3.5. Công tác tổ chức thẩm định ......................................................................... 87
4.3.6. Khó khăn trong hoạt động trên địa bàn: ...................................................... 87
CHƯƠNG II – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP
VAY VỐN TRUNG DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động phát triển nói chung và hoạt động
thẩm định dự án nói riêng của Sở Giao Dịch trong thời gian tới.
2.1.1. Phương hướng của Ngân hàng Ngoại Thương trong thời gian tới. .............. 88
2.1.2. Những nhiệm vụ cụ thể cho NHNT VN ......................................................... 89
2.1.3. Định hướng phát triển của SGD NHNT và định hướng phát triển tín dụng
trung dài hạn. ........................................................................................................ 90
2.1.3.1.. Định hướng phát triển của SGD ....................................................... 90
2.1.3.2. Định hướng phát triển tín dụng trung dài hạn. ................................... 90
2.2. Những giải pháp đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án và
thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.
2.2.1. Những giải pháp chung. ............................................................................... 91
2.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đạo đức cán bộ thẩm định. ..... 91
2.2.1.2. Nâng cao công tác phục vụ khách hàng. ........................................... 92
2.2.1.3. Nên có chính sách lương, đãi ngộ hợp lý cho cán bộ. ........................ 93
2.2.1.4. Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức điều hành ............................ 93
2.2.1.5. Đầu tư hiện đại hóa ngân hàng. ......................................................... 94
2.2.2. Những giải pháp về nghiệp vụ. ..................................................................... 95
2.2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định. ..................................................... 95
2.2.2.2. Phương pháp thẩm định khả năng trả nợ. .......................................... 95
2.2.2.3.Về nội dung thẩm định khả năng trả nợ :............................................ 96
2.2.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. ............................ 100
2.2.2.5. Giải pháp về hoàn thiện công tác thẩm định .................................... 100
2.2.2.6.Giải pháp về chính sách tín dụng. .................................................... 101
2.2.3. Một số kiến nghị về công tác thẩm định. .................................................... 101
2.2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước. ............................................................ 101
2.2.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................................... 104
2.2.3.4. Về phía các doanh nghiệp ............................................................... 104
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CKH : có kỳ hạn
ĐTDA : Đầu tư dự án.
ĐTT : đồng tài trợ.
HĐQT : hội đồng quản trị.
KKH : không kỳ hạn.
KP : kỳ phiếu
KT : kinh tế
NHNN: ngân hàng Nhà nước
NHNT VN : ngân hàng ngoại thương Việt Nam
QHKH : quan hệ khách hàng.
QLN : quản lý nợ.
SGD : sở giao dịch
TCKT : tổ chức kinh tế.
TK : tiết kiệm
TrP : trái phiếu.
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ I.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT
Bảng I.1 : Tình hình huy động vốn của SGD năm 2007
Bảng I.2 : Tình hình sử dụng vốn của SGD năm 2007
Bảng I.3 : Tình hình thanh toán xuất khẩu của SGD năm 2007
Bảng I.4 : Tình hình thanh toán nhập khẩu tại SGD năm 2007
Sơ đồ II.1 : quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp
Bảng II.1 : bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án.
Bảng II.2 : Bảng kế hoạch hoàn trả vốn vay
Bảng II. 3 : Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ
Artexport.
Bảng II. 4 : Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ
Artexport
Bảng II.5 : Tổng số lao động của công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ Artexport
Bảng II. 6 : Cơ cấu tổ chức của Artexport.
Bảng II.7 : Quan hệ của công ty Artexport với các tổ chức tín dụng.
Bảng II.8 : Kết quả tính toán một số chỉ tiêu của Dự án đối với Phương án cơ sở và
độ nhạy của dự án.
MỞ ĐẦU
GDP trong những năm gần đây luôn đạt mức cao khoảng 8 – 9%. Cơ cấu
ngành đã có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng
cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Với sự lớn mạnh của mình, các ngân hàng
đã trở thành các trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Điều này càng
quan trọng hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO vào năm 2007. Các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc điều chuyển
vốn giữa các thành phần kinh tế, giúp cho đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu
quả nhất; ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện các chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc phát triển các thành phần kinh tế, tạo đà cho phát
triển.
Sau một thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt
Nam, tôi đã hoàn thành xong Báo cáo tổng hợp về đơn vị thực tập. Sau đó, tôi tiếp
tục nghiên cứu sâu thêm về đơn vị và quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM ” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của Chuyên đề ngoài Lời mở đầu, Kết luận, nội dung chính được
chia làm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
vay vốn trung và dài hạn tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Chương II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định
khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn tại Sở Giao Dịch Ngân
Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Tài liệu tham khảo :
Hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Ngân Hàng Ngoại Thương
Việt Nam.
Quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp – Ngân Hàng Ngoại
Thương Việt Nam.
Báo cáo của các phòng (trình lên phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ) – Sở
Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam – 2007.
Định hướng tín dụng 2008 – Phòng Đầu tư dự án – SGD.
Báo cáo thẩm định dự án : “Đầu tư xây dựng văn phòng giao dịch và giới
thiệu sản phẩm ARTEXPORT HOUSE”- Phòng Đầu tư dự án – SGD.
Giáo trình lập dự án đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - Trường Đại
học kinh tế quốc dân.
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
I. Giới thiệu khái quát về sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
1.1. Quá trình hình thành của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Theo quyết định số 1215/QĐ – NHNT. TCCB – ĐT quyết định của hội đồng
quản trị Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương
được thành lập trên cơ sở điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức và hoạt động của
Hội Sở Chính là Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, kể từ ngày
28/12/2005.
Tên tiếng Việt là : Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh : Bank for foreign trade of Viet Nam
operation centre ( Vietcombank ).
Trụ sở chính của Sở Giao Dịch : hiện tại ở tòa nhà ARTEXPORT HOUSE,
số 31 – 33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT.
Tổ chức bộ máy hoạt động của Sở giao dịch bao gồm có 1 giám đốc, 3 phó
giám đốc, 21 phòng ban
Sơ đồ I.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT
Phòng bảo lãnh
Phòng đầu tư dự án
Phòng hành chính quản trị
Phòng hối đoái
Phòng kinh tế giao dịch
Phòng kinh tế tài chính
Phòng quản trị rủi ro
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng ngân quỹ
Phòng quản lý nhân sự
Phòng tổng hợp
Phòng thanh toán XNK
Phòng thanh toán thẻ
Phòng quản lý nợ
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng TD trả góp tiêu dùng
Phòng tin học
Phòng vốn và KDoanh ngoại tệ
Phòng vay nợ viện trợ.
Phòng quản lý quỹ máy ATM
Sở
Giao
Dịch G
iá
m
đ
ốc
p.
gi
ám
đ
ốc
p.
gi
ám
đ
ốc
p.
gi
ám
đ
ốc
Các phòng giao dịch
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chính mà SGD NHNTVN đạt được trong
năm 2007.
Năm 2007 là năm thứ hai SGD tách ra hoạt động độc lập. Sau một năm tách
ra khỏi Trung ương, SGD đã phần nào khắc phục được những khó khăn bỡ ngỡ ban
đầu như xáo trộn về mặt tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện,
khách hàng lớn chuyển về TW quản lý… SGD đã tạo được một nền tảng tương đối
vững chắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.1 . Huy động vốn.
Bảng I.1 : Tình hình huy động vốn của SGD năm 2007
Đơn vị : tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu
31/12/2007 Tăng, giảm so với
31/12/2006 ( % )
VND USD Quy VND VND USD Quy
VND
Huy động từ nền KT 17205.24 1290.03 37992.83 14.34 4.71 8.95
1 tiền gửi của TCKT 13175.94 605.80 22937.77 17.38 37.47 25.23
1.1. tiền gửi KKH 5346.15 541.98 14079.55 28.30 35.59 32.84
1.2. tiền gửi CKH 7829.79 63.82 8858.21 10.93 55.88 14.78
2. tiết kiệm & KP, TrP 4029.30 684.24 15055.06 5.42 -13.54 -9.07
2.1 Tiết kiệm 3910.27 661.18 14564.54 14.68 -7.78 -2.55
TK không kỳ hạn 28.28 10.00 189.47 -4.58 8.78 6.68
TK có kỳ hạn < 12t 2145.70 185.49 5134.72 13.61 -14.43 -4.5
TK có kỳ hạn >12t 1736.29 465.69 9240.36 16.42 -5.15 -1.61
2.2.kỳphiếu,trái phiếu 119.03 23.05 490.52 -71.14 -69.02 -69.53
Nguồn : Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ, SGD
Đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt
37.992,83 tỷ VND tăng 8,95 % so với 31/12/2006 và đã hoàn thành kế hoạch vốn
TW đã giao cho.
1.3.1.1. Huy động từ các tổ chức kinh tế :
Vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng 60.37 % tổng vốn huy động được
trong nền kinh tế.
Tiền VND huy động từ các tổ chức kinh tế (TCKT) đạt 13.175,94 tỷ đồng,
tăng 2051,05 tỷ VND tương đương 17,38 % so với năm 2006.
Ngoại tệ huy động được ước đạt 605,80 triệu USD tăng 165,13 triệu USD
(37,47 %) so với 2006 do nhiều công ty chuyển tiền về SGD để thực hiện dịch vụ
thanh toán như công ty FPT, cty Đầu tư và phát triển dầu khí, các cty xăng dầu,
truyền hình, hàng không…
1.3.1.2. Huy động từ dân cư :
Huy động VND đạt 4029,27 VND, tăng so với năm 2006 là 5,42% là do việc
tăng cường tiếp xúc với khách hàng để thu hút tiền gửi. SGD là chi nhánh có ưu thế
do mạng lưới các phòng giao dịch ở khắp các địa bàn, uy tín và thương hiệu vẫn
mạnh.
Tiền gửi dân cư đạt 684,24 triệu USD giảm 107,12 triệu USD (13,54%) so
với năm 2006. Do tỷ giá USD/VND trong năm 2007 có xu hướng giảm nên khách
hàng cá nhân có xu hướng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm USD sang gửi tiết kiệm
VND để có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, một số khách hàng đã rút tiền và chuyển
sang ngân hàng khác do lãi suất tiền gửi của NHNT thấp hơn đáng kể so với các
ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần cùng địa bàn ( khoảng 0,2 – 0,5%/năm
). Đồng thời, các sản phẩm huy động mới của SGD như tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ,
chứng chỉ tiền gửi chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác nên doanh số
huy động tăng không nhiều. Mặc khác, thị trường chứng khoán đã hút một lượng
vốn lớn chuyển sang công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư. Ngoài ra thị trường bất
động sản nóng lên thu hút một lượng vốn không nhỏ.
1.3.2. Sử dụng vốn
Bảng I.2 : Tình hình sử dụng vốn của SGD năm 2007
Đơn vị : tỷ VND, triệu USD
Chỉ tiêu
31/12/2007 Tăng giảm so với 31/12/2006
(%)
VND USD Quy
VND
VND USD Quy VND
Dư nợ cho vay 1232.78 147.22 3612.01 20.27 60.45 44.40
1. Dư nợ cho vay ngắn
hạn
620.95 121.29 2581.18 -16.48 47.00 24.63
2. Dư nợ cho vay trung
dài hạn
335.73 22.61 701.14 38.15 192.36 90.80
3. Dư nợ cho vay ĐTT 275.84 3.32 329.43 621.30 119.60 246.76
4. Nợ quá hạn 35.95 0.03 36.40 -42.98 -67.06 -43.49
Nguồn : Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ, SGD
Đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng hiện hành của SGD quy VND đạt
3612,01 tỷ đồng, tăng 44,4% so với năm 2006. Trong đó vay ngắn hạn đạt 2581,18
và tăng 24,63%. Vay trung dài hạn đạt 701,14 tỷ tăng 333.69 tỷ tương đương với
90.08 % so với 2006.
Đối với dư nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ đến 31/12/2006 đạt 121,29 triệu USD,
tăng 38,42 triệu USD (47%) so với 2006 là do các mặt hàng trên thế giới đều tăng
mạnh đặc biệt là giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài, kéo theo các mặt hàng khác
như : sắt, thép, phân bón, hóa chất, hàng tiêu dùng, tân dược… tăng theo nhu cầu
vay ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng lên. Mặc dù
lãi suất USD trong năm 2006 tăng liên tục nhưng tỷ giá vẫn ổn định và so với lãi
suất VND vẫn thấp hơn lãi suất VND nên dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng dư nợ cho vay ngắn hạn của SGD.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn trong năm 2007 đạt 701,14 tỷ VND, chiếm
19,41 % tổng dư nợ cho vay của SGD.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn của đồng nội tệ tính đến ngày 31/12/2007 là
335,73 tỷ VND, tăng 38,15% so với năm 2006.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn của đồng ngoai tệ tính đến ngày 31/12/2007 đạt
22,61 triệu USD, tăng 119,6%, tăng gấp đôi so với năm 2006.
Năm 2007 đã ký được nhiều hợp đồng cho vay trung dài hạn. Thực tế là đã
ký hợp đồng tài trợ 15 dự án trung dài hạn với tổng giá trị hợp đồng tín dụng là
khoảng 440 tỷ quy VND.
Tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn quy VND tăng gấp đôi so với năm 2006(
tăng 90,8%). Có được kết quả đó là do các hợp đồng đã ký trong năm 2006 được
giải ngân trong năm 2007. Ví dụ như dự án Xi măng Bỉm Sơn 320 tỷ VND, dự án
thủy điện Sê San 400 tỷ VND, thủy điện Srepok 3 trị giá 463 triệu.
Tính đến cuối tháng 11/2007, có 31 khoản vay trung dài hạn có tổng trị giá
cam kết là hơn 2000 tỷ quy VND, với tổng dư nợ đạt hơn 700 tỷ quy VND. Mặc dù
tổng cam kết lớn nhưng số vốn giải ngân chưa cao, chưa xứng với tiềm lực của
SGD nên chưa thúc đẩy mạnh số dư nợ tín dụng của SGD. Tuy nhiên, tốc độ giải
ngân phụ thuộc vào tiến độ xây dựng các dự án c