Báo cáo Thương mại điện tử 2007

Hai năm sau khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, thương mại điện tử Việt Nam đã tiếp tục khẳng định chỗ đứng trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tiếp theo Báo cáo Thương mại điện tử được thực hiện từ năm 2003 đến 2006, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007 sẽ phản ánh những bước tiến của thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 so với các năm trước đó. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá chính sách và điều tra rộng rãi các doanh nghiệp trên toàn quốc, Báo cáo sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về môi trường vĩ mô cho thương mại điện tử cũng như tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Những cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Th ương mại thế giới WTO, những kết quả sau hai năm triển khai Luật Giao dịch điện tử, sự phát triển vượt bậc của hạ tầng thanh toán và các mô hình ứng dụng thương mại điện tử điển hình trong cộng đồng doanh nghiệp sẽ là những điểm nhấn của Báo cáo năm nay.

pdf244 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thương mại điện tử 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG Hà Nội, tháng 2 năm 2008 BAÙO CAÙO Tài liệu này do Cục Th ương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Th ương chủ trì biên soạn. Những quan điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Công Th ương. Mọi trích dẫn thông tin từ tài liệu này phải nêu rõ nguồn “Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2007” của Bộ Công Th ương. Toàn văn báo cáo được đăng trên website chính thức của Bộ Công Th ương tại địa chỉ: LƯU Ý BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 iii LỜI GIỚI THIỆU Hai năm sau khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, thương mại điện tử Việt Nam đã tiếp tục khẳng định chỗ đứng trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tiếp theo Báo cáo Th ương mại điện tử được thực hiện từ năm 2003 đến 2006, Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2007 sẽ phản ánh những bước tiến của thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 so với các năm trước đó. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá chính sách và điều tra rộng rãi các doanh nghiệp trên toàn quốc, Báo cáo sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về môi trường vĩ mô cho thương mại điện tử cũng như tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Những cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Th ương mại thế giới WTO, những kết quả sau hai năm triển khai Luật Giao dịch điện tử, sự phát triển vượt bậc của hạ tầng thanh toán và các mô hình ứng dụng thương mại điện tử điển hình trong cộng đồng doanh nghiệp sẽ là những điểm nhấn của Báo cáo năm nay. Mảng sáng nhất của thương mại điện tử 2007 là hiệu quả đầu tư thương mại điện tử tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng. Đây cũng là năm đầu tiên một số mô hình ứng dụng thương mại điện tử tương đối hoàn chỉnh chính thức được triển khai, với các công cụ thanh toán trực tuyến được tích hợp trong quy trình giao dịch. Trên cơ sở các phân tích và nhận định của Báo cáo, chúng ta tin tưởng rằng những chuyển biến mạnh mẽ trong năm 2007 sẽ tạo đà cho thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển một cách thực chất và bền vững trong những năm tiếp theo. Th ay mặt Bộ Công Th ương, tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, chuyên gia đã nhiệt tình phối hợp và cung cấp thông tin trong quá trình xây dựng Báo cáo. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để Báo cáo ngày càng hoàn thiện và trở thành một tài liệu có ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và đông đảo các đối tượng có quan tâm khác. Hà Nội, tháng 2 năm 2008 PGS. TS. Lê Danh Vĩnh Th ứ trưởng Bộ Công Th ương iv BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 v TỔNG QUAN Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2005 nhận định: “cho tới hết năm 2005 thương mại điện tử ở nước ta đã kết thúc giai đoạn đầu tiên là giai đoạn hình thành và được pháp luật thừa nhận chính thức. Với sự chuẩn bị đã chín muồi và nỗ lực to lớn của cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, có thể dự đoán từ năm 2006 thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn hai là giai đoạn phát triển mạnh mẽ.” Kết quả điều tra, khảo sát trên nhiều khía cạnh liên quan tới thương mại điện tử, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử của trên 1.700 doanh nghiệp trên cả nước đã cho thấy dự đoán trên là đúng. Với sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của thương mại điện tử trong năm 2006 và đặc biệt là trong năm 2007, có thể dự đoán Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu cơ bản của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010.1 Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2007 giới thiệu bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển của thương mại điện tử trong năm qua. Phần tổng quan này sẽ thu nhỏ bức tranh toàn cảnh đó, mặc dù có thể bỏ qua nhiều chi tiết đặc sắc nhưng sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nắm bắt được những mảng quan trọng nhất của tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam cho tới cuối năm 2007. 1. Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng Mảng sáng nhất trong năm 2007 là hiệu quả đầu tư cho thương mại điện tử khá cao và có xu hướng tiếp tục tăng. Kết quả điều tra cho thấy trên một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử ở mức 15% trở lên so với tổng doanh thu. Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ tương ứng 8% của năm 2005 thì có thể thấy rõ các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới thương mại điện tử và đã biết cách biến những lợi ích tiềm tàng của nó thành hiện thực. Tín hiệu lạc quan nhất là có tới 63% doanh nghiệp tin tưởng rằng doanh thu có được từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử sẽ tiếp tục tăng. Kết quả trên có mối tương quan mật thiết với tỷ trọng cũng như cơ cấu đầu tư cho thương mại điện tử. Một mặt, chi phí đầu tư cho thương mại điện tử tăng mạnh, năm 2007 có tới 50% số doanh nghiệp tham gia điều tra (cao gấp ba lần tỷ lệ 18% của năm 2005) cho biết đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho thương mại điện tử. Mặt khác, cơ cấu đầu tư trở nên hợp lý hơn với khoảng một nửa chi phí dành cho phần cứng và một phần năm dành cho đào tạo. Cơ cấu đầu tư này cho thấy đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức tới triển khai thương mại thương điện tử nếu so sánh với các tỷ lệ tương ứng của năm 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho phần mềm và giải pháp hầu như không thay đổi trong ba năm qua và chỉ dừng ở mức 23%. Rõ ràng, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía để nâng cao tỷ lệ này. 1 Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Th ủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010. vi BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 Một trong những thước đo định lượng về đầu tư cho thương mại điện tử là tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành website tăng đều qua các năm và đạt tới 38% trong năm 2007, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia điều tra thì đã có tới 4 doanh nghiệp có website. Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace), 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu là băng thông rộng ADSL. 2. Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng Th eo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia điều tra thì thanh toán điện tử liên tục là trở ngại lớn thứ hai đối với sự phát triển của thương mại điện tử trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2007. Tuy nhiên, năm 2007 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của lĩnh vực này. Trước hết, ở tầm chính sách vĩ mô, đầu năm 2007 một văn bản quan trọng liên quan tới thanh toán điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Th ủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Ngay trong năm đầu tiên triển khai Quyết định này ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Th ứ hai, 29 ngân hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ. Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Th ứ ba, hầu hết các nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện có khoảng 20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Th anh toán qua thẻ hay POS được đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn với các chức năng ngày càng đa dạng. Bên cạnh ngân hàng, đối tượng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử đang mở rộng sang những loại hình doanh nghiệp khác. Mô hình cổng thanh toán (payment gateway) đã được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Đặc biệt, năm 2007 là năm đầu tiên một số website thương mại điện tử Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacifi c Airlines, 123mua!, Viettravel và Chợ điện tử.2 3. Hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được coi trọng và bắt đầu đi vào chiều sâu Trong năm 2007 hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được đẩy mạnh một cách toàn diện trên phạm vi cả nước và đã thu được những kết quả cụ thể. Trước hết, nhiều doanh nghiệp không chỉ nhận thức được lợi ích to lớn của thương mại điện tử mà đã thấy sự cần thiết phải tập hợp lại để hỗ trợ nhau trong việc triển khai. Những doanh nghiệp tiên 2 Với các tên miền tương ứng là: www.pacifi cairlines.com.vn, www.123mua.com.vn, www.viettravel.com.vn và www.chodientu.vn BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 vii phong nhất trong lĩnh vực này đã trở thành thành viên sáng lập của Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam (Vecom) vào giữa năm 2007. Nhiều sự kiện lớn về thương mại điện tử đã được tổ chức và tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin đại chúng như Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam 2007 (Vebiz), Hội thảo bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, Chương trình đánh giá xếp hạng website thương mại điện tử uy tín (TrustVn), Chương trình sinh viên với thương mại điện tử, các sự kiện liên quan tới bình chọn và trao giải thưởng cup vàng về thương mại điện tử của Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa). Trong năm 2007, Bộ Công Th ương vẫn coi trọng hoạt động tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp về thương mại điện tử. Với sự phối hợp và giúp đỡ của nhiều Sở Th ương mại và các đơn vị khác, bao gồm Phòng Th ương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều khóa tập huấn về quản lý nhà nước cũng như kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử đã được tổ chức. Đào tạo chính quy về thương mại điện tử tiếp tục được nhiều trường đại học quan tâm. Một số trường đại học đã có kế hoạch đầu tư sâu cho việc đào tạo thương mại điện tử với việc hoàn thiện giáo trình và hạ tầng công nghệ phục vụ cho đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn kinh doanh hết sức năng động và đổi mới liên tục của thương mại điện tử. 4. Hệ thống pháp luật cho thương mại điện tử cơ bản đã được xác lập Mặc dù chậm hơn yêu cầu nhưng môi trường pháp lý cho thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007. Ngay trong quý một Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba nghị định quan trọng, đó là Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tiếp đó, đầu quý hai Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhiều văn bản chuyên ngành đã được ban hành. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng là các Quyết định của Th ống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký điện tử trong ngành ngân hàng; Quy trình cấp phát, quản lý và sử dụng chứng chỉ số của Ngân hàng Nhà nước; Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng; Th ông tư sửa đổi Th ông tư số 09/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và các nghị định hướng dẫn thi hành. Th ủ tướng Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 20/2007/QĐ- TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong lĩnh vực tài chính và hải quan, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã ban hành các Quyết định về Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quy trình thủ tục hải quan điện tử; Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động hải quan. Đồng thời, nhằm tháo gỡ những trở ngại liên quan tới chứng từ điện tử trong hoạt động bán vé máy bay điện tử, Bộ Tài viii BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 chính đã ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-BTC về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý vé máy bay điện tử. Trong lĩnh vực thương mại là Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.3 Các văn bản trên cùng nhiều văn bản liên quan tới thương mại điện tử và công nghệ thông tin khác được ban hành trong năm 2007 đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật về thương mại điện tử hoàn thiện hơn. 5. Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai kế hoach phát triển thương mại điện tử Mặc dù dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và chủ yếu được tiến hành trên môi trường mạng nhưng thương mại điện tử không thể tách rời khỏi địa bàn cụ thể. Luật mẫu của Liên Hợp quốc về thương mại điện tử cũng như Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9 /6/2006 đã quy định rõ về địa điểm kinh doanh của các bên tham gia giao dịch thương mại. Hoạt động quản lý nhà nước về thương mại điện tử không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia tích cực và chủ động của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương, cụ thể là của các Sở Th ương mại hoặc Sở Th ương mại và Du lịch tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh). Các sở này tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại địa phương, đặc biệt là trong các hoạt động tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và các quy định pháp luật về thương mại điện tử; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về thương mại điện tử; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại điện tử. Tính tới cuối năm 2007 đã có trên ba mươi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển thương mại điện tử tại địa phương giai đoạn tới năm 2010. Trên mười dự thảo kế hoạch khác đã được các sở xây dựng xong và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều kế hoạch được xây dựng với chất lượng tốt và có tính khả thi cao, chẳng hạn như Chương trình phát triển thương mại điện tử Th ành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010 hay Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2010. Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam năm 2007 không dừng lại ở việc trình bày kết quả điều tra khảo sát tình hình mà đã cố gắng phác thảo tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Th ương mại Th ế giới (WTO) tới sự phát triển thương mại điện tử trong những năm tới. Trên cơ sở phân tích những cam kết liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cam kết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của WTO về minh bạch hóa và không phân biệt đối xử và những lợi thế khi được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp tương đối khách quan, Báo cáo đã nhận định việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào tháng 1 năm 2007 sẽ có tác động sâu sắc và toàn diện tới sự phát triển của thương mại điện tử trong tương lai. 3 Ngày 16/01/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Điều 52 của Nghị định này quy định chi tiết về xử phạt những hành vi vi phạm liên quan tới chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 ix MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................................................iii TỔNG QUAN .............................................................................................................................................v CHƯƠNG I - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM SAU HAI NĂM BAN HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ .............................................................................................................3 I. Tác động của việc ban hành Luật Giao dịch điện tử ........................................................3 1. Tác động tới nhận thức xã hội ........................................................................................................ 3 2. Tác động tới phương thức kinh doanh ........................................................................................ 9 3. Tác động tới mô hình quản lý ........................................................................................................11 4. Tác động tới hệ thống luật và chính sách .................................................................................13 5. Luật Giao dịch điện tử với Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT .................................17 II. Tình hình ban hành các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử .......................................................................................................................21 1. Nghị định về Th ương mại điện tử ...............................................................................................22 2. Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số ..............................................23 3. Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính ..............................................23 4. Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng ..........................................25 5. Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ..................26 6. Một số văn bản có liên quan khác ...............................................................................................26 III. Một số vấn đề trong thực thi Luật Giao dịch điện tử ....................................................28 1. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại ................................28 2. Các quy định về kế toán, thuế với việc triển khai Luật Giao dịch điện tử ................31 3. Vấn đề xác thực thông tin trong chứng từ điện tử ...............................................................32 4. Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong TMĐT ........................................35 5. Hành lang pháp lý cho thư quảng cáo và các biện pháp chống thư rác .....................38 6. Một số vấn đề khác ............................................................................................................................40 x BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 CHƯƠNG II - TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ......................................................................................47 I. Khái quát ......................................................................................................................................47 1. Th ương mại điện tử với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....47 2. WTO và thương mại điện tử..........................................................................................................48 II. Tác động của các cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ...................................54 1. Cam kết chung ......................................................................................................................................54 2. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh .............................................................................................................55 3. Các dịch vụ thông tin .................................
Tài liệu liên quan