Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 đã phải trải qua rất nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự
năng động, tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, thương mại điện tử Việt Nam vẫn kế thừa
được sự phát triển sôi động của năm 2007 và đang dần đi vào chiều sâu, đặt nền móng cho sự
phát triển toàn diện trong những năm tới.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008 được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả 3 năm
triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010, tình hình
triển khai một số hoạt động về bảo vệ dữ liệu cá nhân và ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ
hỗ trợ thương mại điện tử. Trên cơ sở đó, Báo cáo đề xuất những khuyến nghị nhằm thực hiện
thành công Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010.
229 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
Lưu ý
Tài liệu này do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin, Bộ Công Thương chủ trì biên soạn. Những
quan điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo tổng
hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không phản ánh
quan điểm chính thức của Bộ Công Thương.
Mọi trích dẫn thông tin từ tài liệu này phải nêu rõ
nguồn “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008”
của Bộ Công Thương.
Toàn văn báo cáo được đăng lên website chính thức
của Bộ Công Thương tại địa chỉ
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
iii
LỜI GIỚI THIỆU
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 222/2005/QĐ-TTg (Quyết định 222) ngày 15 tháng 9 năm 2005 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Nhà
nước về chính sách vĩ mô với những định hướng, giải pháp toàn diện và chương trình
hành động cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi
toàn quốc. Đây là nền tảng cho việc triển khai rất nhiều hoạt động liên quan tới thương
mại điện tử trong giai đoạn 5 năm, đồng thời góp phần đưa thương mại điện tử vào
cuộc sống thông qua những chính sách cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Là năm bản lề triển khai Quyết định 222, năm 2008 đã chứng kiến nhiều chuyển biến
cả về môi trường hoạt động thương mại nói chung và lĩnh vực thương mại điện tử nói
riêng. Được Chính phủ giao chức năng thống nhất quản lý nhà nước về thương mại
điện tử, đồng thời chủ trì theo dõi việc triển khai Quyết định 222, Bộ Công Thương
đã tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích và đưa ra những nhận định tổng quát về
tình hình 3 năm triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử trong
Báo cáo Thương mại điện tử 2008. Báo cáo đi sâu vào phân tích những chuyển biến
trong môi trường vĩ mô cho ứng dụng thương mại điện tử, theo 6 nội dung lớn của
các nhóm chính sách, giải pháp chủ yếu đề ra trong Quyết định 222 là đào tạo, tuyên
truyền và phổ cập về thương mại điện tử, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cung cấp
dịch vụ công trực tuyến, phát triển các công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử, tổ chức
thực thi pháp luật về thương mại điện tử và hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.
Tiếp theo các Báo cáo Thương mại điện tử từ năm 2003 đến 2007, Báo cáo Thương mại
điện tử Việt Nam 2008 cũng phản ánh những bước tiến của ứng dụng thương mại điện
tử trong doanh nghiệp so với các năm trước đó. Những vấn đề quan trọng đối với sự
phát triển lâu dài và bền vững của thương mại điện tử như bảo vệ dữ liệu cá nhân và
ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử, sự phát triển các dịch
vụ công hỗ trợ thương mại điện tử, và các mô hình ứng dụng thương mại điện tử điển
hình trong cộng đồng doanh nghiệp sẽ là những điểm nhấn của Báo cáo năm nay.
Thay mặt Bộ Công Thương, tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp,
cơ quan báo chí, chuyên gia đã nhiệt tình phối hợp và cung cấp thông tin trong quá
trình xây dựng Báo cáo. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để Báo cáo
ngày càng hoàn thiện và trở thành tài liệu có ích cho các cơ quan hoạch định chính
sách, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và đông đảo các đối tượng có quan tâm khác.
Hà Nội, tháng 02 năm 2009
PGS. TS. Lê Danh Vĩnh
Thứ trưởng Bộ Công Thương
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
vTỔNG QUAN
Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 đã phải trải qua rất nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự
năng động, tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, thương mại điện tử Việt Nam vẫn kế thừa
được sự phát triển sôi động của năm 2007 và đang dần đi vào chiều sâu, đặt nền móng cho sự
phát triển toàn diện trong những năm tới.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008 được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả 3 năm
triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010, tình hình
triển khai một số hoạt động về bảo vệ dữ liệu cá nhân và ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ
hỗ trợ thương mại điện tử. Trên cơ sở đó, Báo cáo đề xuất những khuyến nghị nhằm thực hiện
thành công Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010.
Phần tổng quan này sẽ điểm lại những nét nổi bật nhất của thương mại điện tử Việt Nam năm
2008. Mục tiêu chính là giúp người đọc nắm bắt nhanh tình hình phát triển thương mại điện tử
Việt Nam qua những nét lớn này.
1. Thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với hiệu quả
ngày càng tăng
Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong năm 2008 cho
thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ
khác nhau. Đầu tư cho thương mại điện tử đã được chú trọng và mang lại hiệu quả rõ ràng cho
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc trang bị máy tính, đến nay hầu như 100% doanh nghiệp
đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11–20 máy tính tăng dần qua các năm và đến năm
2008 đạt trên 20%. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với
84% của năm 2007. Đến nay, có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối
băng thông rộng chiếm 98%. Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so
với năm 2007. Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến
đều tăng nhanh.
Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ
đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông
tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Trong khi đó, đầu tư cho phần
cứng giảm từ 55,5% năm 2007 xuống còn 39% vào năm 2008. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư
này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển
khai thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh thu từ thương
mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng
doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008. Nhiều doanh
nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.
Các con số thống kê này cho thấy, đến thời điểm cuối năm 2008 nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã
nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
và sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao hơn trong thời gian tới.
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
vi
2. Các tổ chức đào tạo chính quy đẩy mạnh giảng dạy thương mại điện tử
Để đánh giá tình hình đào tạo chính quy về thương mại điện tử sau ba năm triển khai Kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010, đề xuất các giải pháp phù hợp
nhằm thúc đẩy đào tạo thương mại điện tử trong hai năm cuối triển khai Kế hoạch tổng thể,
năm 2008 Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra toàn diện tình hình đào tạo thương mại điện
tử tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
Kết quả cuộc điều tra cho thấy đến thời điểm cuối năm 2008, tại Việt Nam có 49 trường triển
khai hoạt động đào tạo về thương mại điện tử, gồm 30 trường đại học và 19 trường cao đẳng.
Trong số 30 trường đại học đã giảng dạy thương mại điện tử, 1 trường thành lập khoa thương
mại điện tử, 19 trường giao cho khoa kinh tế - quản trị kinh doanh phụ trách giảng dạy thương
mại điện tử và 10 trường giao cho khoa công nghệ thông tin phụ trách giảng dạy môn học
này, 8 trường thành lập bộ môn thương mại điện tử. Trong số 19 trường cao đẳng đã giảng dạy
thương mại điện tử, 1 trường thành lập khoa thương mại điện tử, 9 trường giao cho khoa kinh
tế phụ trách giảng dạy thương mại điện tử và 9 trường giao cho khoa công nghệ thông tin phụ
trách dạy môn học này, có 3 trường cao đẳng đã thành lập bộ môn thương mại điện tử.
Về kế hoạch đào tạo trong thời gian tới, trong số 108 trường tham gia điều tra có 33 trường dự
định xây dựng ngành thương mại điện tử và 52 trường dự kiến sẽ triển khai đào tạo thương mại
điện tử trong tương lai gần.
Như vậy, có thể thấy các tổ chức đào tạo nắm bắt khá nhanh nhu cầu của xã hội và doanh
nghiệp đối với nguồn nhân lực về thương mại điện tử và đã triển khai khá sớm hoạt động đào
tạo nhân lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện nay đang
ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý
nhà nước liên quan. Hầu như chưa trường nào thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với những doanh
nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực thương mại điện tử do trường đào tạo. Ngược lại,
các doanh nghiệp cũng chưa chủ động đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực thương mại điện
tử trong ngắn hạn và trung hạn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo.
3. Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 đề ra nhiệm vụ “Đến
năm 2010 các cơ quan Chính phủ phải đưa hết dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các
dịch vụ: thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới
đầu tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành...”. Trong
ba năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch tổng thể, các Bộ ngành đã tích cực triển khai và đạt được
nhiều kết quả khả quan đối với một số dịch vụ công quan trọng với hoạt động thương mại như
dịch vụ thủ tục hải quan điện tử, dịch vụ khai, nộp thuế điện tử, dịch vụ cấp chứng nhận xuất
xứ điện tử và dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ.
Từ năm 2005, Bộ Tài chính bắt đầu triển khai Dự án Thủ tục hải quan điện tử và đến nay cơ bản
đã đạt được các mục tiêu đặt ra như rút ngắn thời gian thông quan, giảm hồ sơ giấy tờ, giảm
chi phí cho doanh nghiệp. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thông qua thủ tục hải quan
điện tử tăng dần qua các năm, từ 8% năm 2006 lên trên 16% năm 2007 và 9 tháng đầu năm
2008 đã đạt 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
vii
Một trong những thành công nổi bật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến là dịch
vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys). Với mục tiêu hỗ trợ doanh
nghiệp xuất khẩu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, eCoSys được triển khai từ đầu năm
2006. Đến cuối năm 2008, eCoSys đã được đưa vào triển khai toàn diện trên cả nước, tất cả
doanh nghiệp có nhu cầu cấp CO ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu có thể gửi đơn đề nghị cấp CO
ưu đãi qua Hệ thống cấp CO điện tử đến các tổ chức cấp CO thuộc Bộ Công Thương mà không
cần phải trực tiếp đến làm thủ tục như trước kia.
Hiện nay, một số dự án về dịch vụ công trực tuyến quan trọng khác như dịch vụ khai, nộp thuế
điện tử do Bộ Tài chính chủ trì, dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn triển khai thí điểm.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và địa phương cũng rất coi trọng việc cung cấp trực tuyến các dịch
vụ công khác. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, hầu hết các Bộ ngành và 59/63 Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có website để giao tiếp với công dân và các tổ chức
trong xã hội. Phần lớn các website này đều cung cấp những dịch vụ công trực tuyến cơ bản như
cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quy trình
thủ tục hành chính công và tương tác với tổ chức cá nhân qua website.
Một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, v.v... đã bắt đầu triển khai cung cấp
trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến thương mại như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, đăng ký thuế, đăng
ký con dấu, v.v...
Cùng với sự tiến bộ nhanh trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương
mại điện tử và hạ tầng công nghệ, sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, những điển hình về cung
cấp thành công dịch vụ công trực tuyến trên quy mô cả nước cũng như tại một tỉnh, thành phố
cụ thể sẽ góp phần giúp hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến phát triển mạnh mẽ hơn
trong giai đoạn tới.
4. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm
Bên cạnh những nét nổi bật trên, năm 2008 còn chứng kiến những chuyển biến có ý nghĩa lớn
đối với sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn tới.
Trong thương mại điện tử, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các
đối tác không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân là rất lớn. Giao dịch
thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian gần đây tăng nhanh, khối lượng
thông tin trao đổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân
cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch
thương mại điện tử.
Từ năm 2005 đến nay các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực đưa các quy định liên
quan đến bảo vệ thông tin cá nhân vào các văn bản quy phạm pháp luật, với các hình thức xử
phạt, chế tài cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực bảo vệ thông tin cá nhân trong khuôn khổ APEC và song phương. Bộ Công
Thương đã tổ chức dịch và phổ biến tài liệu Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
viii
trong thương mại điện tử của APEC, phối hợp với Bộ Thương mại và Hội đồng Thương mại Liên
bang Hoa Kỳ tổ chức hai hội thảo về bảo vệ thông tin cá nhân trong năm 2007 và 2008, v.v...
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã ý thức được tầm quan trọng và quan tâm tới vấn đề bảo
vệ thông tin cá nhân. Theo kết quả khảo sát năm 2008 của Bộ Công Thương, 18% trong số 132
doanh nghiệp cho biết đã có quy chế bảo vệ thông tin cá nhân, 40% khác sẽ xây dựng quy chế
trong tương lai gần. Tuy chưa có quy định cụ thể đối với việc thu thập và sử dụng thông tin cá
nhân của khách hàng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu kết hợp các biện
pháp về quản lý và công nghệ để bảo vệ thông tin của khách hàng. 67% doanh nghiệp tham
gia khảo sát cho biết có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông
tin cá nhân của khách hàng.
5. Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống
Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu bước phát triển nhanh chóng và toàn diện
của thanh toán điện tử, thì năm 2008 là năm thanh toán điện tử khởi sắc và thực sự đi vào cuộc
sống.
Đối với hệ thống thanh toán ở tầm quốc gia, sau nhiều năm tích cực triển khai, ngày 8 tháng 11
năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng giai đoạn II. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đẩy mạnh
công tác kết nạp thành viên mới, mở rộng phạm vi hoạt động của Hệ thống. Dự kiến trong Quý
2 năm 2009, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II sẽ được phủ sóng toàn
quốc. Khi hoàn thiện, Hệ thống có khả năng xử lý 2 triệu giao dịch thanh toán/ngày, góp phần
quan trọng trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, chu chuyển vốn
của nền kinh tế.
Dịch vụ thanh toán thẻ cũng có một năm phát triển tích cực. Đến hết năm 2008, các tổ chức
ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn
hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm
2007, số lượng máy POS đạt trên 24.000 chiếc. Hệ thống thanh toán của hai liên minh thẻ lớn
nhất cả nước là Banknetvn và Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối
liên thông.
Trong năm 2008, với sự năng động, tích cực của các ngân hàng và doanh nghiệp, một loạt dịch
vụ thanh toán điện tử với những giải pháp khác nhau đã xuất hiện. Đặc biệt số lượng website
thương mại điện tử cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm
2007 chỉ có một vài website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ này thì năm 2008 đã có trên
50 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngân hàng,
hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp, v.v... triển khai thành công việc cung cấp dịch
vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của các dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện
thanh toán đã giảm xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm
2007.
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
ix
Có thể khẳng định rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng thanh toán điện tử và các dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2008, giai đoạn 2009 – 2010 sẽ chứng kiến
những sự thay đổi sâu sắc trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay các Bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy việc áp dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ,
các tiêu chuẩn chung sử dụng trong thương mại điện tử, đặc biệt là chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử
(EDI và ebXML). Tại Chương III của Báo cáo này sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về tình hình
phổ biến, xây dựng và ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử của các doanh
nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
xi
MụC LụC
LỜI GIỚI THIỆu iii
TỔNG QuAN v
1. Thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với hiệu quả
ngày càng tăng v
2. Các tổ chức đào tạo chính quy đẩy mạnh giảng dạy thương mại điện tử vi
3. Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến vi
4. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm vii
5. Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống viii
CHưƠNG I - TÌNH HÌNH BA NĂM TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
THưƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 1
I. Đào tạo, tuyên truyền và phổ cập về thương mại điện tử 3
1. Phổ biến tuyên truyền về thương mại điện tử cho người tiêu dùng 3
2. Tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử cho cộng đồng doanh nghiệp 5
3. Tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước 6
II. Đào tạo chính quy về thương mại điện tử 6
III. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 9
1. Khung chính sách cho thương mại điện tử 9
2. Tình hình ban hành các văn bản thuộc Hệ thống Luật Giao dịch điện tử
và Luật Công nghệ thông tin 12
3. Tình hình ban hành các văn bản khác liên quan đến thương mại điện tử 16
IV. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 19
1. Đề án Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) 21
2. Dự án Ứng dụng thương mại điện tử vào mua sắm của Chính phủ 23
3. Dự án Thủ tục hải quan điện tử 24
V. Phát triển các công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử 26
VI. Tổ chức thực thi pháp luật 26
1. Chống gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử 26
2. Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử 30
3. Thống kê thương mại điện tử 33
4. Một số vấn đề khác 36
E - Commerce,E - Marketing, Public Relation [PR],
open source for e-commerce
xii
VII. Hợp tác quốc tế 42
1. Hợp tác đa phương về thương mại điện tử 44
2. Hợp tác song phương về thương mại điện tử 48
CHưƠNG II - VẤN ĐỀ BẢO VỆ DỮ LIỆu CÁ NHÂN TRONG THưƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 51
I. Khái quát 53
1. Vai trò của bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử 53
2. Các mô hình về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên thế giới 54
II. Thực trạng vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam 59
1. Một