Vị thế của các quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới được lượng hóa thông
qua các chỉ số xếp hạng, được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế hoặc các
cơ quan xếp hạng tín nhiệm tư nhân. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
(GCI) được thực hiện bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) là chỉ số nổi
tiếng nhất. Chỉ số này được tính toán một cách công phu, dựa trên các
nguồn số liệu tin cậy nhất có thể có, cấu thành bởi 3 nhóm các yếu tố với
12 trụ cột và rất nhiều các chỉ tiêu thành phần. Năm 2009-2010, xếp hạng
cạnh tranh của các quốc gia châu Á trải đều trên khắp bảng xếp hạng, từ vị
trí rất cao như Singapore (xếp hạng 3) đến rất thấp như Đông Timor (xếp
hạng 126). Việt Nam xếp thứ 75 trên bảng tổng sắp của 133 nước, tụt 5 bậc
so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu của sự tụt hạng này là do chỉ số
mức độ ổn định kinh tế vĩ mô bị tụt 42 bậc. Cụ thể, chỉ số lạm phát giảm 23
bậc, chỉ số cân đối ngân sách chính phủ giảm 24 bậc, nợ chính phủ giảm
5 bậc và tỷ lệ tiết kiệm quốc gia giảm 3 bậc. Ngoài ra, chỉ số trình độ thị
trường tài chính cũng sụt giảm 2 bậc và chỉ số hạ tầng sụt giảm 1 bậc là
những lý do bổ sung khiến chỉ số GCI của Việt Nam giảm sút mạnh. Phân
tích cụ thể từng chỉ tiêu thành phần cho thấy rõ hơn Việt Nam đã thành
công và chưa thành công ở những chỉ tiêu nào. Những phân tích này là
cơ sở gợi mở những ưu tiên chính sách mà Việt nam cần thực hiện để tăng
hạng trong thời gian tới. Đó là những chính sách như: ưu tiên kiềm chế lạm
phát thay vì tăng trưởng cao; thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn nữa; tích
cực đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ lao động góp phần cải thiện cán cân
thương mại và tăng trưởng bền vững hơn; nỗ lực kiểm soát thâm hụt ngân
sách; và hoàn thiện hơn nữa thị trường vốn thông qua việc khuyến khích
hoạt động của các cơ quan xếp hạng tín dụng.
6 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
CHỈ SỐ XẾP HẠNG
CẠNH TRANH QUỐC GIA:
TỔNG QUAN
VÀ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM
Từ Thúy Anh1
1TS, Khoa Kinh tế quốc tế, trường Đại học Ngoại Thương. Chân thành cảm ơn cô Lê Minh Ngọc, giảng viên
khoa Kinh tế quốc tế đã giúp đỡ trong quá trình hoàn thành bài viết này.
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
22 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
23Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
TÓM TẮT
Vị thế của các quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới được lượng hóa thông
qua các chỉ số xếp hạng, được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế hoặc các
cơ quan xếp hạng tín nhiệm tư nhân. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
(GCI) được thực hiện bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) là chỉ số nổi
tiếng nhất. Chỉ số này được tính toán một cách công phu, dựa trên các
nguồn số liệu tin cậy nhất có thể có, cấu thành bởi 3 nhóm các yếu tố với
12 trụ cột và rất nhiều các chỉ tiêu thành phần. Năm 2009-2010, xếp hạng
cạnh tranh của các quốc gia châu Á trải đều trên khắp bảng xếp hạng, từ vị
trí rất cao như Singapore (xếp hạng 3) đến rất thấp như Đông Timor (xếp
hạng 126). Việt Nam xếp thứ 75 trên bảng tổng sắp của 133 nước, tụt 5 bậc
so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu của sự tụt hạng này là do chỉ số
mức độ ổn định kinh tế vĩ mô bị tụt 42 bậc. Cụ thể, chỉ số lạm phát giảm 23
bậc, chỉ số cân đối ngân sách chính phủ giảm 24 bậc, nợ chính phủ giảm
5 bậc và tỷ lệ tiết kiệm quốc gia giảm 3 bậc. Ngoài ra, chỉ số trình độ thị
trường tài chính cũng sụt giảm 2 bậc và chỉ số hạ tầng sụt giảm 1 bậc là
những lý do bổ sung khiến chỉ số GCI của Việt Nam giảm sút mạnh. Phân
tích cụ thể từng chỉ tiêu thành phần cho thấy rõ hơn Việt Nam đã thành
công và chưa thành công ở những chỉ tiêu nào. Những phân tích này là
cơ sở gợi mở những ưu tiên chính sách mà Việt nam cần thực hiện để tăng
hạng trong thời gian tới. Đó là những chính sách như: ưu tiên kiềm chế lạm
phát thay vì tăng trưởng cao; thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn nữa; tích
cực đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ lao động góp phần cải thiện cán cân
thương mại và tăng trưởng bền vững hơn; nỗ lực kiểm soát thâm hụt ngân
sách; và hoàn thiện hơn nữa thị trường vốn thông qua việc khuyến khích
hoạt động của các cơ quan xếp hạng tín dụng.
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
24 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHỈ SỐ XẾP HẠNG
TÍN NHIỆM QUỐC GIA
1.1 Chỉ số thương hiệu quốc gia NBI (Nation Brands Index)
Ý tưởng đo lường thương hiệu của một quốc gia được phát triển bởi Simon Anholt.
Simon Anholt nói rằng nếu như chính phủ sử dụng số tiền thuế và tiền trợ cấp xã hội
của người dân vào các chiến dịch xây dựng thương hiệu quốc gia mà kết quả đạt được
không được đo lường, theo dõi và tính toán thì đó là điều khó chấp nhận. Ông giải thích
rằng, báo cáo NBI cho quốc gia đo lường sự nhận thức của thế giới về mỗi quốc gia và
xem nó như là một thương hiệu công chúng. Cũng theo ông, thứ tự xếp hạng cho thấy sự
tương quan mạnh mẽ giữa thương hiệu tổng quan của một quốc gia và tình hình kinh tế.
Một bảng xếp hạng các quốc gia dựa trên khảo sát đã được công bố vào năm 2005, được
biết tới là Chỉ số nhãn hiệu quốc gia Anholt. Hàng quý, Anholt tiến hành thăm dò ý kiến
25.000 người về các khía cạnh văn hóa, chính trị, thương mại, tài sản cá nhân, tiềm năng
đầu tư và khả năng thu hút du lịch trên phạm vi 35 nước phát triển và đang phát triển. Các
kết quả điều tra là cơ sở để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá độ mạnh của thương
hiệu quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Chỉ số thương hiệu quốc gia cho phép đánh giá độ
mạnh và mức độ hấp dẫn của hình ảnh một quốc gia và cho biết người tiêu dùng thế giới
đánh giá như thế nào về đặc trưng của thương hiệu đó. Hệ thống tiêu chí đánh giá thương
hiệu quốc gia được thể hiện bằng hình lục giác với 6 đỉnh gồm các yếu tố:
• Con người: năng lực, trình độ học vấn, sự cởi mở và thân thiện, và các phẩm chất
khác của người dân của quốc gia tham gia xếp hạng, cũng như thái độ thù địch hay kỳ
thị tiềm ẩn của người dân.
• Chính phủ: ý kiến công chúng về năng lực và sự công tâm của chính phủ quốc gia
tham gia xếp hạng, niềm tin của các cá nhân đối với chính phủ nước họ, cũng như
đánh giá mức độ cam kết của chính phủ nước đó đối với các vấn đề mang tính toàn
cầu như dân chủ, công bằng, nghèo đói và môi trường.
• Xuất khẩu: hình ảnh hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia định vị như thế nào trong
công chúng và mức độ người tiêu dùng ưa thích hoặc tẩy chay hàng hóa có nguồn gốc
từ quốc gia tham gia xếp hạng.
• Du lịch: mức độ ưa thích thăm viếng quốc gia tham gia xếp hạng và sức hấp dẫn của
các điểm du lịch tự nhiên và nhân tạo tại quốc gia đó.
• Văn hóa và Di sản: nhận thức toàn cầu về di sản của quốc gia tham gia xếp hạng và
mức độ đánh giá cao đối với nền văn hóa đương đại, bao gồm phim, ảnh, nghệ thuật,
thể thao và văn học.
• Đầu tư và Nhập cư: mức độ hấp dẫn mọi người đến sinh sống, học tập và làm việc tại
quốc gia tham gia xếp hạng, mọi người nhìn nhận thế nào về tình hình kinh tế - xã hội
của quốc gia đó.
Trong bảng xếp hạng thương hiệu quốc gia do Anholt công bố quý II/2007, Anh được
đánh giá là nước có thương hiệu quốc gia mạnh nhất, kế đến là Đức, Pháp và Canada.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore, Malaysia và Indonesia đã lọt vào danh sách xếp
hạng này với thứ tự lần lượt là 27, 35 và 38. Quốc gia láng giềng của Việt Nam là Trung
Quốc xếp thứ 23 trong danh sách này.
Từ năm 2008, Simon Anholt đã phối hợp với với công ty truyền thông và sự kiện công
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
25Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
chúng GfK Roper để tiến hành hoạt động điều tra và mở rộng bảng chỉ số xếp hạng này,
và từ đó được gọi là Chỉ số nhãn hiệu quốc gia Anholt-GfK Roper (NBI). Bảng xếp hạng
được phát hành hàng năm. Để thực hiện bảng xếp hạng chỉ số năm 2008, 20.157 cuộc
phỏng vấn được tiến hành, khoảng 1.000 cuộc phỏng vấn mỗi nước để xác định xem các
quốc gia được nhìn nhận như thế nào. Người dân có độ tuổi từ 17 trở lên được phỏng vấn
ở 20 nước như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Ý, Thụy Điển, Nga, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc, Úc, Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Me-xi-cô, Ai Cập,
Nam Phi. Thứ tự xếp hạng 2008 Anholt-GfK Roper Nation Brands Index của 20 nước
dẫn đầu trong số 50 quốc gia là: Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Thụy Sĩ, Úc,
Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nauy, Áo, Đan Mạch, Scốtlen, New Zealand, Phần
Lan, Ireland và Bỉ.
Trong bảng xếp hạng năm 2009, Hoa Kỳ tiến 7 bậc và vươn lên đứng đầu danh sách. Sự
cải thiện hình ảnh đậm nét của Mỹ là kết quả của sự phát triển về nhiều mặt : Xuất khẩu,
quản lý, văn hóa, con người, du lịch và nhập cư/đầu tư. Trong phần còn lại của bảng xếp
hạng, đều có mặt đa số các quốc gia thuộc top 10 năm 2008 - dĩ nhiên vẫn có sự thay đổi
vị trí. Pháp lại một lần nữa chiếm vị trí thứ 2, trong khi Đức và Anh rớt xuống hạng 3 và
4. Nhật Bản thứ 5, Ý thứ 6, không có sự thay đổi gì so với năm 2008. Tuy nhiên, Canada
lại có sự xuống dốc, xuống vị trí thứ 7 so với thứ 4 năm trước. Thụy Điển, Úc, Tây Ban
Nha và Thụy Sĩ đứng ở các vị trí còn lại trong top 10. Trung Quốc cũng có những biến
chuyển to lớn, đã tiến lên đến vị trí thứ 22 trong năm 2009.
Việt Nam cũng đã có chương trình thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam cần nỗ lực
rất nhiều để có mặt trong bảng xếp hạng các thương hiệu quốc gia toàn cầu.
1.2 Chỉ số Đông Tây - EWGI 200 (East West Global Index 200)
East West Communications ở Washington D.C. (Mỹ) là tổ chức phát triển danh sách xếp
hạng về tính cạnh tranh của các thương hiệu quốc gia. Khác với chỉ số NBI, chỉ số EWGI
200 xếp hạng 192 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc và tám vùng lãnh thổ trên
thế giới dựa trên nhận thức của các cơ quan truyền thông quốc tế về các quốc gia và vùng
lãnh thổ đó. Thông tin dùng để xếp hạng được lấy qua những đánh giá của các cơ quan
truyền thông lớn trên thế giới, trong đó có The Economist, The Financial Times, The
International Herald Tribune, The Straits Times (Singapore), The China Morning News
(Hong Kong), The New York Times, The Washington Post, The Los Angeles Times, The
Chicago Tribune và các xuất bản phẩm lớn của khu vực được dịch thành tiếng Anh hoặc
đưa lên các kênh truyền thông kỹ thuật số.
Perception Metrics là một công ty ở Ohio, Mỹ, đã thực hiện phần phân tích truyền thông
cho East West để xuất bản các chỉ số EWGI 200 hàng năm và hàng quý. Danh sách hàng
năm có xu hướng nắm bắt nhận thức lâu dài về các quốc gia theo thời gian. Còn danh
sách hàng quý phản ánh các sự kiện trong ngắn hạn hoặc là những quyết định được đăng
báo.
Các chỉ số hàng năm dựa trên các nhận thức dài hạn hơn về các quốc gia, còn các chỉ số
hàng quý dựa trên các sự kiện hay các quyết định trong ngắn hạn mà tin tức đưa ra nhằm
đánh giá hình ảnh của một quốc gia. Chỉ số Đông Tây xác định giá trị thương hiệu bằng
cách xem xét số lượng các thông tin đề cập đến một quốc gia, và điểm chung giữa chúng,
đo lường xu hướng, tỷ lệ các thông điệp tiêu cực hoặc tích cực liên quan tới một quốc
gia. Một số câu hỏi đặt ra để xác định chỉ số là: Bao nhiêu lần đất nước đó được phác
họa hình ảnh một cách tích cực? Những hình ảnh tích cực đó có thường xuyên được tăng
cường hay không? Có hình ảnh tiêu cực nào được đưa ra hay không? Các hình ảnh tiêu
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
26 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
cực đó đã có ảnh hưởng đến quốc gia ấy như thế nào? Kết quả xếp hạng năm 2009 theo
chỉ số Đông Tây đưa ra 10 nước dẫn đầu gồm có: Singapore, New Zealand, Hàn Quốc,
Ai-xơ-len, Hồng Kông, Ghana, Nam Phi, Ma-lai-xi-a, Anh và Canada. 10 nước dẫn đầu
bảng xếp hạng quý I năm 2010 theo chỉ số này như sau: Singapore, Canada, Hàn Quốc,
Na Uy, Ma-lai-xi-a, Kuwait, Ý, New Zealand, Hồng Kông và Úc.
1.3 Chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI
(Global Competitiveness Index)
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) là một chỉ số đánh giá toàn
diện được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xây dựng và công bố trong các báo cáo cạnh
tranh toàn cầu thường niên, nhằm đánh giá và xếp hạng các quốc gia trên toàn thế giới về
những nền tảng kinh tế vi mô và vĩ mô tạo nên năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Theo WEF, năng lực cạnh tranh được xác định bởi tập hợp các thể chế, chính sách và các
yếu tố tạo nên mức năng suất của một quốc gia. Mức năng suất đến lượt nó lại quyết định
mức độ thịnh vượng mà nền kinh tế có thể đạt được. Nói cách khác, nền kinh tế nào càng
có năng lực cạnh tranh cao thì càng có xu hướng tạo ra mức thu nhập cao cho dân chúng.
Mức năng suất còn quyết định tới suất sinh lời trên vốn đầu tư của nền kinh tế. Do suất
sinh lời là một động lực cơ bản của tốc độ tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế có năng lực
cạnh tranh cao sẽ có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong trung và dài hạn. Khái niệm
năng lực cạnh tranh bao hàm những yếu tố tĩnh và động: mặc dù năng suất của một quốc
gia rõ ràng quyết định khả năng duy trì mức thu nhập của quốc gia đó, năng suất cũng
đồng thời là một yếu tố chủ đạo xác định mức sinh lời của đầu tư – một yếu chính tạo nên
tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế.
Theo đó, chỉ số GCI được xây dựng trên cơ sở đo lường các yếu tố có tác động lớn tới
năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia với 12 yếu tố trụ cột là thể chế, hạ tầng, mức
độ ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản, giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả
thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, trình độ thị trường tài chính, mức độ
sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, trình độ kinh doanh và sáng tạo. Xếp hạng của
mỗi yếu tố được xác định thông qua hàng loạt những chỉ số thành phần rất chi tiết và cụ
thể. Thông qua chỉ số GCI, bức tranh về cạnh tranh toàn cầu phản ánh một cách khá toàn
diện các nền kinh tế, ngày càng trở thành một đánh giá đáng tin cậy và được trích dẫn rất
rộng rãi cũng như được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Phần tiếp theo sẽ tóm lược các
tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia GCI của WEF.
II. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH QUỐC GIA THEO CÁCH XẾP HẠNG
CỦA DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của quốc gia tương đối nhiều và phức tạp. Từ lâu
nay, các nhà kinh tế luôn cố gắng tìm hiểu xem đâu là những yếu tố quyết định đem tới
sự thịnh vượng của một quốc gia. Bắt đầu từ Adam Smith chú ý tới vai trò của chuyên
môn hóa và phân công lao động, tới các nhà kinh tế tân cổ điển nhấn mạnh tới đầu tư vào
vốn hiện vật và cơ sở hạ tầng, và gần đây các nhà kinh tế học lại lưu tâm tới các yếu tố
về giáo dục, đào tạo và tiến bộ công nghệ (cả tiến bộ công nghệ trong nước và những tiến
bộ được du nhập từ nước ngoài), ổn định kinh tế vĩ mô, chất lượng quản trị, luật pháp,
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi