Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp được thực hiện
hàng năm từ 2000 tới 2008, trong đó chúng tôi tập trung phân tích dữ liệu tài chính của
doanh nghiệp trong năm 2008. Các dữ liệu được sử dụng đều là dữ liệu sơ cấp từ cuộc
điều tra, sau đó sẽ được chúng tôi tổng hợp, xử lý và tính toán ra các chỉ tiêu tài chính
căn bản để phản ánh năng lực tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do dữ liệu điều
tra không có đầy đủ các thông tin, hoặc một số thông tin không có độ tin cậy cao (do có
quá nhiều giá trị lớn/nhỏ bất thường) nên chúng tôi chỉ có thể tính được một số chỉ tiêu
tài chính nhất định dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có. Ngành được phân tích được lựa chọn
theo Mã phân loại ngành theo tiêu chuẩn (SICC) cấp hai. Tuy nhiên, phân tích của chúng
ta chỉ giới hạn trong một số ngành nhất định. Cơ sở lựa chọn ngành để chúng ta phân
tích thỏa mãn một số tiêu chí sau. Thứ nhất, ngành đó phải có vị thế tương đối quan trọng
trong cấu trúc nền kinh tế như giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu cao, hoặc có thể ảnh
hưởng tới sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Thứ hai, năng lực tài chính có tầm ảnh
hưởng tương đối lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam chương 3: Đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
Nguyễn Việt Hưng
Khoa Kinh tế học, ĐHKTQD
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
94 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
95Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp được thực hiện
hàng năm từ 2000 tới 2008, trong đó chúng tôi tập trung phân tích dữ liệu tài chính của
doanh nghiệp trong năm 2008. Các dữ liệu được sử dụng đều là dữ liệu sơ cấp từ cuộc
điều tra, sau đó sẽ được chúng tôi tổng hợp, xử lý và tính toán ra các chỉ tiêu tài chính
căn bản để phản ánh năng lực tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do dữ liệu điều
tra không có đầy đủ các thông tin, hoặc một số thông tin không có độ tin cậy cao (do có
quá nhiều giá trị lớn/nhỏ bất thường) nên chúng tôi chỉ có thể tính được một số chỉ tiêu
tài chính nhất định dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có. Ngành được phân tích được lựa chọn
theo Mã phân loại ngành theo tiêu chuẩn (SICC) cấp hai. Tuy nhiên, phân tích của chúng
ta chỉ giới hạn trong một số ngành nhất định. Cơ sở lựa chọn ngành để chúng ta phân
tích thỏa mãn một số tiêu chí sau. Thứ nhất, ngành đó phải có vị thế tương đối quan trọng
trong cấu trúc nền kinh tế như giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu cao, hoặc có thể ảnh
hưởng tới sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Thứ hai, năng lực tài chính có tầm ảnh
hưởng tương đối lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành.
I. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ LỰA CHỌN NGÀNH
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp được thực hiện hàng
năm từ 2000 tới 2008, trong đó chúng tôi tập trung phân tích dữ liệu tài chính của doanh
nghiệp trong năm 2008. Các dữ liệu được sử dụng đều là dữ liệu sơ cấp từ cuộc điều tra,
sau đó sẽ được chúng tôi tổng hợp, xử lý và tính toán ra các chỉ tiêu tài chính căn bản để
phản ánh năng lực tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do dữ liệu điều tra không
có đầy đủ các thông tin, hoặc một số thông tin không có độ tin cậy cao (do có quá nhiều
giá trị lớn/nhỏ bất thường) nên chúng tôi chỉ có thể tính được một số chỉ tiêu tài chính
nhất định dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có.
Ngành được phân tích được lựa chọn theo Mã phân loại ngành theo tiêu chuẩn (SICC)
cấp hai. Tuy nhiên, phân tích của chúng ta chỉ giới hạn trong một số ngành nhất định. Cơ
sở lựa chọn ngành để chúng ta phân tích thỏa mãn một số tiêu chí sau. Thứ nhất, ngành
đó phải có vị thế tương đối quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế như giá trị gia tăng cao,
giá trị xuất khẩu cao, hoặc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển chung của cả nền kinh tế.
Thứ hai, năng lực tài chính có tầm ảnh hưởng tương đối lớn tới kết quả hoạt động của
doanh nghiệp trong ngành.
Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ chọn ra 8 ngành cấp hai sau (trong đó ngành dệt may được gộp
từ 2 ngành cấp hai là dệt và ngành sản xuất trang phục):
[1]. Ngành thủy sản
[2]. Ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống
[3]. Ngành dệt may (dệt + sản xuất trang phục, thuộc, và nhuộm da lông thú)
[4]. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
[5]. Ngành xây dựng
[6]. Ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng
[7]. Ngành bưu chính và viễn thông
[8]. Ngành trung gian tài chính
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
96 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Các phân tích tài chính của chúng tôi được chia theo từng ngành. Ở cấp độ toàn ngành,
chúng tôi sẽ thống kê số lượng doanh nghiệp, tổng số lao động, tổng giá trị tài sản, tổng
giá trị vốn chủ sở hữu, và tổng lợi nhuận của ngành. Tuy nhiên, các con số tổng hợp này
có thể không phản ánh được thực trạng của từng doanh nghiệp trong ngành. Do vậy,
chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn bằng cách phân tổ và tính toán số lượng các doanh nghiệp
trong từng miền giá trị của các chỉ tiêu tương ứng. Nhờ đó, chúng ta sẽ nắm bắt rõ hơn
tính phân phối số lượng các doanh nghiệp trên các miền chỉ tiêu và đánh giá chính xác
hơn về năng lực tài chính của ngành. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta xác định một số
quan sát bất thường (giá trị tính toán quá lớn hoặc quá nhỏ) so với mẫu quan sát chung.
Các giá trị này có thể làm méo mó nhận định khi chúng ta dựa trên các giá trị tổng hợp
chung cho toàn ngành.
Cơ sở để phân tổ hoàn toàn dựa trên thực tế dữ liệu để từng nhóm phân tổ không bị bóp
méo bởi các dữ liệu bất thường. Do vậy, các tổ sẽ không liên tục, cân bằng nhau.
Các chỉ tiêu tài chính được tính toán gồm có:
• Tỷ lệ nợ trên tài sản
Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng đòn bẩy nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó cũng ít nhiều cho biết khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đối các doanh nghiệp.
• Tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ
Theo đúng định nghĩa của chỉ tiêu tỷ số thanh toán hiện tại, nó sẽ bằng giá trị tài sản lưu
động, tức là những tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng 12 tháng tới, chia cho
giá trị nợ ngắn hạn, tức là những khoản nợ phải thanh toán trong vòng 12 tháng tới. Tuy
nhiên, do dữ liệu cuộc điều tra chỉ có thông tin về khoản nợ phải trả (không có dữ liệu nợ
ngắn hạn), do vậy chúng ta sẽ dùng giá trị khoản nợ phải trả (có thể gồm cả nợ ngắn hạn
và nợ trung, dài hạn) để thay thế. Tuy nhiên, nếu tỷ trọng giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
của các doanh nghiệp trong ngành xấp xỉ nhau thì sự thay thế này sẽ ít ảnh hưởng đến giá
trị tương đối của tỷ số giữa các doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn về thanh khoản cho
doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao hàm ý an toàn hơn trong ngắn hạn.
• Tỷ lệ doanh thu trên tài sản
Chỉ tiêu này cho biết giá trị doanh thu bán hàng từ mỗi đồng tài sản, tức là một chỉ tiêu
phản ánh mức độ quay vòng cũng như hiệu quả sử dụng của tài sản.
• Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng chi phí để bán được hàng hóa. Nếu như mọi yếu tố khác là
như nhau, khi đó chúng ta mong muốn tỷ lệ này càng cao vì nó hàm ý tỷ trọng chi phí để
bán được hàng hóa càng thấp. Tuy nhiên, nếu các yếu tố khác không như nhau thì không
chắc chắn là tỷ lệ cao sẽ tốt hơn.
• Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết tỷ suất lợi tức của mỗi đồng vốn bỏ ra đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp.
• Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng cho biết mức độ sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ
ra. Nó bằng giá trị lợi nhuận trong năm chia cho giá trị vốn chủ sở hữu bình quân của doanh
nghiệp trong năm đó. Thông thường, chúng ta mong muốn tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
97Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Các chỉ tiêu tài chính này sẽ được tính cho từng ngành, và một số chỉ tiêu cơ bản sẽ được
họn ra để tính cho từng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này khi tính cho từng doanh nghiệp
sẽ được phân thành từng nhóm giá trị để xếp các doanh nghiệp vào từng nhóm. Để đánh
giá các chỉ tiêu này là tốt hay xấu, chúng ta rất cần xác định được một nhóm giá trị chỉ
tiêu tham chiếu. Tuy nhiên, việc xác định giá trị chỉ tiêu tham chiếu là khá phức tạp do nó
thay đổi theo từng ngành, từng thời kỳ, từng quy mô doanh nghiệp,… Trong phạm vi bài
viết này, chúng tôi sẽ đơn giản dùng nhóm có ROE tương đối tốt trong từng ngành để làm
nhóm tham chiếu cho các chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong bản thân nhóm có ROE tốt thì trong
một số ngành, các giá trị chỉ tiêu này cũng rất phân tán và vì vậy việc lấy giá trị bình quân
là cơ sở tham chiếu cũng không phải luôn luôn thật sự đáng tin cậy.
II.CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TOÀN NGÀNH TRONG
GIAI ĐOẠN 2000-2008
2.1 Tỷ lệ nợ trên tài sản
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ trên tài sản của 8 ngành
Nhìn vào biểu đồ 3.1, chúng ta có thể nhận ra có một sự khác biệt khá rõ giữa các ngành
về cấu trúc nguồn vốn trong ngành. Trong khi một số ngành sử dụng đòn bẩy nợ tương
đối ít trong hoạt động của doanh nghiệp (dao động quanh miền giá trị từ 0.3 tới 0.5) như
ngành thủy sản, ngành bưu chính viễn thông thì một số ngành như tài chính, xây dựng,
và có thể kể thêm cả ngành điện lại sử dụng đòn bẩy nợ khá cao trong cấu trúc nguồn vốn
(dao động quanh miền giá trị từ xấp xỉ 0.7 tới 0.9).
Đối với ngành thủy sản, tỷ trọng này dao động tương đối hẹp trong miền giá trị từ 0.3
tới 0.4 trong suốt giai đoạn 2000-2008. Sau khi bị giảm xuống mức 0.3 thì trong hai năm
2007 và 2008, tỷ lệ này đã tăng lên trên 0.4. Tỷ lệ này tăng lên có thể đến từ hai nguyên
nhân: (i) do khả năng vay nợ của ngành tăng mạnh, và (ii) tài sản và vốn chủ sở hữu tăng
trưởng chậm hoặc bị xói mòn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của ngành
thủy sản trong năm 2008 là rất cao so với các năm trước đó, xấp xỉ 30%. Do vậy, nguyên
nhân là do lượng tiền vay của ngành đã tăng lên khá nhiều, hay nói cách khác là khả năng
tiếp cận nguồn vốn vay của ngành đã được cải thiện.
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
98 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Đối với ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, tỷ lệ này rất ổn định qua các năm và dao
động quanh mức 0.6. Trong năm 2008, tỷ lệ này đã tăng nhẹ so với năm 2007 lên mức
0.56. Ngành dệt may cũng hoàn toàn tương tự như ngành thực phẩm và đồ uống khi dao
động ổn định quanh ngưỡng giá trị 0.63 và đạt giá trị 0.61 trong suốt ba năm 2006-2008.
Tỷ trọng nợ trên tài sản dao động quanh ngưỡng giá trị 0.5-0.6 là một tỷ lệ khá an toàn
khi ứng với mỗi đồng vốn vay là một đồng vốn tự có. Điều này ít nhiều giúp các doanh
nghiệp trụ vững trước những biến động bất lợi của nền kinh tế. Tuy nhiên, sử dụng đòn
bẩy nợ thấp cũng ít nhiều hạn chế cơ hội tăng trưởng của ngành nói chung và các doanh
nghiệp nói riêng.
Ngành điện là ngành có tỷ lệ này dao động rất mạnh qua các năm. Vào năm 2000, tỷ lệ
này có giá trị là 0.87, cao nhất trong 8 ngành, tuy nhiên sau đó nó đã liên tục giảm xuống
còn 0.47 vào năm 2005. Sau đó, tỷ lệ này liên tục tăng giảm qua các năm 2006-2008 và
đạt giá trị 0.68 vào năm 2008. Sự biến động của tỷ lệ này có thể gắn với việc tái cơ cấu tổ
chức của các doanh nghiệp trong ngành điện do quá trình cổ phần hóa. Số liệu cho thấy
có sự thay đổi đột biến về số lượng doanh nghiệp ngành điện giữa năm 2005 và 2006,
tăng từ 33 doanh nghiệp lên thành 2351 doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hóa và tăng
tính độc lập cho các công ty khai thác và phân phối điện lực thành viên có thể góp phần
thúc đẩy hoạt động vay nợ của ngành. Ngoài ra, trong vài năm trở lại đây, một loạt các dự
án xây dựng nhà máy điện đang được thực hiện nên nhu cầu vay do đó cũng có thể tăng
mạnh.
Ngành xây dựng cũng có tỷ lệ huy động vốn vay khá cao so với các ngành khác, khoảng
xấp xỉ 0.7. Nhu cầu nhà ở và phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh của
ngành xây dựng trong vài năm qua và khiến cho nhu cầu vốn vay để thực hiện dự án của
các doanh nghiệp xây dựng tương đối cao. Tuy nhiên, vào năm 2008, do ảnh hưởng của
cuộc suy thoái kinh tế khiến cho thị trường nhà đất kém sôi nổi, thêm vào đó lãi suất ngân
hàng bị đẩy lên khá cao do chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ nên tỷ lệ nợ cũng có
xu hướng giảm nhẹ.
Ngành bưu chính viễn thông cũng giảm tỷ lệ nợ trên tài sản trong năm 2008 xuống còn
0.39 so với mức 0.47 của năm 2007. Điều tương tự cũng xảy ra với ngành khách sạn nhà
hàng khi giảm mạnh từ 0.54 vào năm 2006 xuống còn 0.36 vào năm 2007 trước khi tăng
nhẹ lên 0.39 vào năm 2008. Trong phần phân tích ở cấp độ doanh nghiệp trong ngành,
chúng ta sẽ có những đánh giá chi tiết hơn.
Ngành tài chính sử dụng đòn bẩy nợ cao hơn so với các ngành khác khi chiếm tới trên
80% tổng tài sản, điều đó có nghĩa là tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu khoảng trên 4.
Đây cũng là một đặc điểm phù hợp với tính chất của ngành. Tỷ lệ này khá ổn định trong
suốt giai đoạn 2000-2004 và sau đó có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2007. Giá trị
này đã giảm nhẹ trong năm 2008. Nó cũng phù hợp với xu thế chung khi chịu tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các đánh giá về mức độ rủi ro được điều
chỉnh tăng khiến cho dòng vốn vay bị siết chặt lại.
2.2 Tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ
Như chúng ta đã nói ở trên, đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ mức độ an toàn về thanh
khoản trong ngắn hạn. Thông thường, tỷ lệ giữa tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn được
kỳ vọng quanh giá trị 1 sẽ là một sự đảm bảo về an toàn về khả năng thanh khoản cho
doanh nghiệp và ngành trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do số liệu về nợ ngắn hạn không có
trong cuộc điều tra nên chúng ta phải sử dụng số liệu nợ phải trả (bao gồm tất cả các kỳ
hạn) để thay thế, do vậy nhìn vào con số tuyệt đối của chỉ tiêu này, chúng ta không có
nhiều điều để nói.
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
99Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Tuy vậy, chúng ta cũng có thể có một vài đánh giá sơ bộ như sau. Một số ngành như bưu
chính viễn thông, thủy sản, xây dựng và thực phẩm đồ uống có mức độ an toàn về thanh
khoản trong ngắn hạn khi giá trị của tỷ lệ này dao động từ 0.9 tới 1.1. Mặc dù được tính
trên tổng nợ nhưng chỉ tiêu này vẫn đạt giá trị xấp xỉ 1, điều đó có nghĩa là tỷ lệ tài sản
lưu động trên nợ ngắn hạn sẽ còn cao hơn và do vậy mức độ an toàn thanh khoản trong
ngắn hạn nói chung của các ngành này là tương đối cao. Các ngành tài chính, khách sạn
nhà hàng, và dệt may cũng có giá trị trong miền 0.7-0.83. Duy chỉ có ngành điện là tỷ lệ
này tương đối thấp khi đạt giá trị 0.45 vào năm 2008. Nói chung, tỷ lệ tài sản lưu động
trên nợ của ngành đều đang hội tụ tại miền giá trị 0.7-1.1 là tương đối an toàn và giúp cho
các doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro thanh khoản khi nền kinh tế gặp những
cú sốc tài chính.
Tỷ lệ này ở hầu hết các ngành đều có xu hướng ít thay đổi hoặc giảm trong năm 2008,
ngoại trừ ngành khách sạn nhà hàng là có xu hướng tăng liên tục trong hai năm 2007 và
2008 từ mức 0.4 lên xấp xỉ 0.8. Hai ngành bị giảm tương đối mạnh chỉ tiêu này trong năm
2008 là ngành bưu chính viễn thông và điện khi giảm lần lượt từ 1.28 xuống 0.91 và 0.63
xuống 0.45.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ
2.3 Tỷ lệ doanh thu trên tài sản
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ quay vòng của tài sản. Thông thường những ngành có giá
trị đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lớn và vòng đời của tài sản cố định kéo dài thì tỷ lệ
này thường thấp và ngược lại. Điều này cũng phù hợp với những gì chúng ta quan sát trên
biểu đồ dữ liệu. Ngành thực phẩm đồ uống có tỷ lệ doanh thu trên tài sản rất cao, khoảng
xấp xỉ 1.7 vào năm 2008. Nó hàm ý rằng với mỗi đồng đầu tư vào tài sản của doanh
nghiệp thì sẽ tạo ra doanh thu là 1.7 đồng. Tương tự các ngành thủy sản và dệt may cũng
có chỉ tiêu này tương đối cao, xấp xỉ 1. Ngược lại, các ngành tài chính, khách sạn nhà
hàng và xây dựng có tỷ lệ tương đối thấp so với các ngành còn lại, dao động trong miền
giá trị từ 0.2-0.5. Hai ngành bưu chính viễn thông và điện có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau và
bằng 0.61-0.64 vào năm 2008.
Trong vòng ba năm trở lại đây, tỷ lệ này tương đối ổn định tại các ngành tài chính, khách
sạn nhà hàng, xây dựng, điện, và thuỷ sản. Trong khi đó, nó có xu hướng giảm xuống
trong một số ngành như bưu chính viễn thông, dệt may. Giảm mạnh giá cước viễn thông
trong năm 2008 là một lý do quan trọng giải thích cho việc giảm sút tỷ lệ doanh thu trên
tài sản của ngành trong khi ngành dệt may là ngành chịu tác động bất lợi nhất từ khủng
hoảng kinh tế do thị trường xuất khẩu thu hẹp.
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
100 Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh thu trên tài sản
2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Một xu thế giảm chung của nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đã diễn ra trong
năm 2008 đối với tất cả các ngành mà chúng ta phân tích.
Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là một thước đo phản ánh tỷ trọng mức độ lợi
nhuận tính trên mỗi đồng doanh thu, tức là nó cũng phản ánh tỷ trọng chi phí để có được
một đồng doanh thu. Tỷ lệ này trong một số ngành như bưu chính viễn thông, tài chính
dường như có xu thế cao hơn các ngành khác. Ngược lại, các ngành dệt may, xây dựng,
thực phẩm đồ uống, và thủy sản tương đối thấp. Cũng giống như phân tích ở phần chỉ tiêu
doanh thu trên tài sản, một số ngành dựa rất nhiều vào chi phí đầu tư ban đầu vào tài sản
cố định còn chi phí hoạt động sau đó có thể không lớn và do vậy chỉ tiêu lợi nhuận trên
doanh thu nhiều khả năng sẽ cao hơn, ví dụ như ngành bưu chính viễn thông. Ngược lại,
một số ngành mà chi phí thường xuyên hàng năm để tạo ra doanh thu mà lớn, ví dụ như
ngành dệt may (mua nguyên liệu vải, sợi…) hay ngành xây dựng (chi phí nhân công và
nguyên vật liệu)… thì nhiều khả năng doanh thu mặc dù khá cao nhưng lợi nhuận không
cao tương ứng và do vậy tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với các ngành còn lại.
Ngoại trừ ngành điện và khách sạn nhà hàng có một biên độ dao động rất mạnh qua
các năm (có thể do tác động của việc tái cơ cấu tổ chức ngành điện với số lượng doanh
nghiệp tăng vọt trong năm 2006), chỉ tiêu này ở các ngành còn lại tương đối ổn định theo
một xu thế rõ ràng hơn. Trong năm 2008, ngoại trừ ngành điện thì ngành bưu chính viễn
thông và ngành tài chính có xu hướng giảm mạnh nhất chỉ tiêu này, dù rằng giá trị tuyệt
đối của nó vẫn cao hơn so với nhiều ngành khác. Một trong những lý do chúng ta nêu ra
là việc giảm giá viễn thông trong năm 2008. Đối với ngành tài chính, việc thắt chặt tiền tệ
và tăng mạnh lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay bị giới hạn bởi trần biên độ nên
khoảng chênh lãi suất huy động và lãi suất cho vay rất hẹp. Điều này đã góp phần làm
giảm mạnh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của khu vực tài chính nói chung và khu vực
ngân hàng nói riêng.
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thấp nhất là ngành dệt may, mang giá trị âm (xấp xỉ 0).
Đây là ngành bị tác động bất lợi nhiều nhất do suy giảm tại các thị trường xuất khẩu chủ
chốt như Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản nên lợi nhuận toàn ngành mang giá trị âm. Điều
tương tự cũng xảy ra đối với ngành thủy sản, xây dựng, và thực phẩm đồ uống. Duy chỉ
có ngành khách sạn nhà hàng là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2008 là giảm
không đáng kể so với năm 2007. Ngành này đã duy trì một tỷ lệ tăng mạnh liên tục của
chỉ tiêu này trong suốt giai đoạn 2003-2007 trước khi giảm nhẹ vào năm 2008. Điều này
Shared by Clubtaichinh.net - Website Chia se tai lieu mien phihared by lubtaichinh.net - ebsite hia se tai lieu ien phi
101Báo cáo thường niên: Chỉ số Tín nhiệm Việt Nam
là một tín hiệu tích cực cho thấy ngành đã có thể cải thiện được hiệu quả hoạt động, tiết
kiệm chi phí và nhờ đó nâng cao mức lợi nhuận tính trên mỗi đồng doanh thu.
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
Hai chỉ tiêu tiếp theo là ROA và ROE cũng có xu hướng giảm sâu vào năm 2008, điển
hình nhất là ngành bưu chính viễn thông khi ROE của ngành này giảm từ mức 55% trong
năm 2007 xuống còn 18% vào năm 2008. Mặc dù vậy, đây vẫn là ngành có ROE cũng
như ROA cao nhất trong tất cả các ngành. Trong năm 2008, những ngành có ROE thấp
hơn cả là ngành dệt may (0%), ngành xây dựng (2%). Những lý do giải thích cho việc
ROE của các ngành này thấp cũng giống như phần trên. Hoạt động của ngành xây dựng
đã bị thu hẹp khá nhiều do chính phủ tạm ngừng một loạt các dự án xây dựng không được
xếp là trọng điểm quốc gia, lãi suất ngân hàng cho vay tăng vọt lên mức 21% chưa kể các
khoản phụ phí đã khiến cho các doanh nghiệp xây dựng phải t