Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã kéo theo sự phát triển thông tin qua Internet một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như vũ bão. Và với sự toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra như hiện nay thì nhu cầu thông tin là vấn đề tất yếu. Thông tin là công cụ chiến lược của mọi nhà kinh doanh khắp nơi trên thế giới, nhà kinh doanh cần có các thông tin như: thông tin thị trường, thông tin về giá và các yếu tố sản xuất, thông tin sản phẩm,… để từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Với cuộc cách mạng công nghệ số hóa không chỉ dừng lại ở việc truyền tải thông tin theo những hình thức truyền thống mà nay đã xuất hiện thêm một hình thức mới, đó là thương mại điện tử. Hình thức này không chỉ thúc đẩy việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng, chính xác, tiện lợi mà còn tăng cường giao lưu, gắn kết, phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, phát triển thương mại điện tử đang là vấn đề đặt ra khi nước ta gia nhập WTO. Thương mại điện tử vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước phát triển lớn mạnh và vươn ra thị trường thế giới trong xu thế toàn cầu. Chính vì thế, thương mại điện tử càng ngày được quan tâm và là công cụ hữu hiệu trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế số cho việc phát triển kinh tế nước nhà. Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ứng dụng rất thành công thương mại điện tử trong việc xúc tiến công việc kinh doanh của công ty. Điển hình trong số đó là sự thành công của Công ty cổ phần Thế giới di động trong việc áp dụng thương mại điện tử và đã mang lại những kết quả to lớn. Từ những ý kiến trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử của công ty cổ phần Thế giới di động”.
47 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử của công ty cổ phần Thế giới di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
PHẦN II: NỘI DUNG 5
Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử 5
1.1 Khái niệm TMĐT 5
1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp: 5
1.1.2 Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng: 5
1.2 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử. 5
1.3 Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử. 5
1.4 Các đặc trưng của thương mại điện tử. 6
1.4.1 Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. 6
1.4.2 Thị trường thống nhất toàn cầu. 7
1.4.3 Có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể. 7
1.4.4 Mạng lưới thông tin chính là thị trường. 8
1.5 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử. 8
1.5.1 Lợi ích của thương mại điện tử. 8
1.5.2 Hạn chế của thương mại điện tử. 9
Chương II: Giới thiệu về công ty cổ phần Thế giới di động 10
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
2.1.1 Lịch sử hình thành 10
2.1.2 Lịch sử phát triển 11
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty (đội ngũ nhân sự) 12
Chương III: Thực trạng ứng dụng TMĐT của Thế giới di động 19
3.1 Lịch sử hình thành www.thegioididong.com 19
3.2 Thanh toán trực tuyến qua Mobivi 25
3.3 Những thành tựu và thách thức khi công ty kinh doanh trên thegioididong.com 34
3.4 Những lợi ích Website thegioididong.com mang lại cho công ty 38
3.4.1 Quảng cáo sản phẩm cho công ty. 38
3.4.2 Đăng tải các thông tin. 38
3.4.3 Thu thập các phản hồi của khách hàng một cách nhanh nhạy, hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng. 39
3.4.4 Bán các sản phẩm công ty qua mạng. 40
3.4.5 Kinh doanh một vài loại hình khác. 42
3.5 Những hạn chế của thegioididong.com 42
Chương IV: Nhận xét và kiến nghị đối với thegioididong.com 43
PHẦN III: KẾT LUẬN 45
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã kéo theo sự phát triển thông tin qua Internet một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như vũ bão. Và với sự toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra như hiện nay thì nhu cầu thông tin là vấn đề tất yếu. Thông tin là công cụ chiến lược của mọi nhà kinh doanh khắp nơi trên thế giới, nhà kinh doanh cần có các thông tin như: thông tin thị trường, thông tin về giá và các yếu tố sản xuất, thông tin sản phẩm,… để từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Với cuộc cách mạng công nghệ số hóa không chỉ dừng lại ở việc truyền tải thông tin theo những hình thức truyền thống mà nay đã xuất hiện thêm một hình thức mới, đó là thương mại điện tử. Hình thức này không chỉ thúc đẩy việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng, chính xác, tiện lợi mà còn tăng cường giao lưu, gắn kết, phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, phát triển thương mại điện tử đang là vấn đề đặt ra khi nước ta gia nhập WTO. Thương mại điện tử vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước phát triển lớn mạnh và vươn ra thị trường thế giới trong xu thế toàn cầu. Chính vì thế, thương mại điện tử càng ngày được quan tâm và là công cụ hữu hiệu trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế số cho việc phát triển kinh tế nước nhà. Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ứng dụng rất thành công thương mại điện tử trong việc xúc tiến công việc kinh doanh của công ty. Điển hình trong số đó là sự thành công của Công ty cổ phần Thế giới di động trong việc áp dụng thương mại điện tử và đã mang lại những kết quả to lớn. Từ những ý kiến trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử của công ty cổ phần Thế giới di động”.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích sau:
Tìm hiểu tổng quan về thương mại điện tử để từ đó nắm vững các kiến thức cơ bản về thương mại điện tử.
Tìm hiểu về sự hình thành, quá trình hoạt động phát triển của công ty nhằm phân tích đánh giá những thành công cũng như hạn chế trong việc ứng dụng thương mại điện tử của công ty.
Đưa ra các đề xuất kiến nghị cho việc phát huy những điểm mạnh cũng như hạn chế, khắc phục những mặt còn yếu kém trong việc xây dựng việc ứng dụng thương mại điện tử của công ty trong định hướng phát triển dài lâu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Tình hình ứng dụng và phát triển thương mại điện tử của công ty cổ phần Thế giới di động.
Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu đề tài dựa trên các thông tin, chỉ số, số liệu của công ty qua các phương pháp: liệt kê, thu thập và phân tích số liệu.
Kết cấu của đề tài.
Ngoài Lời mở đầu, Phần kết luận,Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được chia thành bốn chương:
Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử.
Chương II: Giới thiệu về công ty cổ phần Thế giới di động.
Chương III: Thực trang ứng dụng thương mại điện tử của công ty cổ phần Thế giới di động.
Chương IV: Nhận xét và kiến nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử
Khái niệm TMĐT
Từ khi ra đời đến nay, Thương mại điện tử đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như online trade, cyber trade, paperless commerce, i-commerce, (Internet commerce), m-commerce (mobile commerce), e-commerce (electronic commerce)…
Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet. Khái niệm này được tham khảo từ định nghĩa các tổ chức như (Diễn đàn Đối thoại xuyên Đại Tây Dương, EITO, Cục Thống kê Hoa Kỳ).
Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là toàn bộ quy trình và hoạt động kinh doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức hay cá nhân. Định nghĩa này dược tham khảo bới các tổ chức như (Tổ chức thương mại Thế giới, liên minh Châu âu, Tổ chức OECD, AEC, Liên Hiệp Quốc, UNCITRAL).
Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử.
Thư điện tử (Electronic mail hay E-mail).
Trao đổi dữ liệu điện tử EDI-(Electronic Data Interchange).
Thanh toán điện tử (Electronic-Payment).
Trao đổi các sản phẩm số hoá.
Bán lẻ hàng hoá hữu hình.
Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử.
Các bên tham gia Thương mại điện tử bao gồm chính quyền (government-G) một thực thể kinh doanh như nhà máy, công ty, doanh nghiệp hay một nhà bán lẻ (Business-B) và người tiêu dùng (Customer-C). Quan hệ đoối tác giữa các bên này được biểu hiện trong bảng sau:
Goverment
Business
Customer
Government
G2G
G2B
G2C
Business
B2G
B2B
B2C
Customer
C2G
C2B
C2C
Căn cứ vào tính chất của thị trường và khách hàng, người ta tách Thương mại điện tử thành ba loại hình chính:
B2C (Business to Customer): Các giao dịch thương mại trên Internet giũa doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. Loại hình này áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng qua Internet, phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân. Chẳng hạn, khi mua hàng tên mạng Amazon.com, sách của bạn sẽ chuyển đến bạn sau khi bạn đặt hàng tên Internet.
B2B (Business to Business): Các giao dịch thương mại tên Internet, trong đó đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp mua hàng. Các quan hệ thương mại giữa nhà máy sản xuất và công ty cung ứng nguyên vật liệu, giiua4 các công ty thương mại… thuộc loại hình B2B.
C2C (Customer to customer): Các giao dịch thương mại tên Internet giữa các cá nhân và hộ gia đình với nhau.
Các đặc trưng của thương mại điện tử.
So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại diện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Từ khi xuất hiện mạng máy tính toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin không còn giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp, mà các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lương người tham gia ngày càng tăng. Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ.
Thương mại điện tử cho phép người mua và người bán có thể giao dịch với đối tác ở bất kì đâu trên thế giới, mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kì công ty trung gian nào. Cũng như cho phép moị người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu đo thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi điều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
Thị trường thống nhất toàn cầu.
Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường kkho6ng có biên giới, vá trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương mại điện tử càng phát triển thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường tên khắp thế giới. Không chỉ các công ty hàng đầy thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có thể có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới ngay trên đầu ngón tay của mình, một công viw65c trước kia phải mất nhiều năm.
Có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể.
Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống, đã xuất hiện một bên thứ ba. Đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… Các chủ thể này có nhiệm vụ chuyển đi, lưu trữ các thông tin giữa các bên tham giao dịch, cũng như xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Mạng lưới thông tin chính là thị trường.
Đối với thương mại truyền thông thì mạng lưới thông tin chhi3 là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng dễ sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho Thương mại điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng.
Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử.
Lợi ích của thương mại điện tử.
Thương mại điện tử sẽ đẩy nhanh hơn tiến độ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Vì vậy các nước đang phát triển như Việt Nam nếu biết tận dụng tốt những lợi ích của thương mại điện tử sẽ có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước phát triển trên thế giới. Mặc dù đạt được những hiệu quả nhất định, nhưng thương mại điện tử mới chỉ là khởi đầu, điểm xuất phát của một sự khởi đầu trong những năm tới.
Tuy nhiên, cần phải xử lý một số vấn đề về chính sách và kỹ thuật ở cấp quốc gia để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia đầy đủ vào thương mại điện tử.
Sự lớn mạnh nhanh chóng của thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp thực hiện được là nhờ:
Chi phí mua hàng thấp hơn.
Giảm chi phí tồn kho.
Chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị thấp hơn.
Tận dụng được các cơ hội kinh doanh.
Vận tải hậu cần có hiệu quả hơn.
Dịch vụ khách hàng phong phú hơn.
Chu kỳ kinh doanh ngắn hơn.
Hạn chế của thương mại điện tử.
Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử đó là thứ nhất mang tính kỹ thuật và thứ hai là mang tính thương mại.
Hạn chế về kỹ thuật.
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong Thương mại điện tử.
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.
Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.
Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.
Hạn chế về thương mại.
An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT.
Thiếu lòng tin giữa người mua và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp.
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.
Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi).
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của
Các công ty dot.com.
Chương II: Giới thiệu về công ty cổ phần Thế giới di động
Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Joint Stock.) thành lập vào tháng 03/2004, lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.
Bằng trải nghiệm về thị trường điện thoại di động từ đầu những năm 1990, cùng với việc nghiên cứu kỹ tập quán mua hàng của khách hàng Việt Nam, Thế Giới Di Động đã xây dựng một phương thức kinh doanh chưa từng có ở Việt Nam trước đây. Công ty đã xây dựng được một phong cách bán hàng tư vấn đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trang web www.thegioididong.com hỗ trợ như là một cẩm nang về điện thoại di động hàng đầu tại Việt Nam.
Hiện nay số lượng điện thoại bán ra trung bình tại Thế Giới Di Động khoảng 60.000 máy/tháng doanh thu trung bình 7 triệu USD chiếm khoảng 6% thị phần hàng chính hãng cả nước. Dự kiến đến cuối năm 2008 Thế Giới Di Động  sẽ mở rộng hệ thống thành 41 siêu thị và có mặt ở 16 tỉnh thành, nâng doanh số lên 100.000 máy/ tháng và doanh thu 12 triệu USD/ tháng chiếm từ 10 – 12% thị phần bán lẻ toàn Việt Nam.
Thế Giới Di Động tham gia thị trường bán lẻ Laptop từ tháng 12 năm 2006 tại TP.HCM với showroom trưng bày tại 182 Nguyễn Thị Minh Khai Q3, đến nay đã mở rộng thêm các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng…. Ngoài ra việc bán hàng qua mạng và giao hàng tận nhà trên phạm vi toàn quốc cũng được triển khai từ đầu năm 2007, hiện nay lượng khách hàng mua hàng Laptop thông qua website www.thegioididong.com và tổng đài 1900.561.292 đã tăng lên đáng kể, trung bình 20 – 30 đơn hàng mỗi ngày. Đây là một kênh bán hàng tiềm năng và là một công cụ hữu hiệu giúp các khách hàng ở những khu vực xa mua được một sản phẩm ưng ý khi không có điều kiện xem trực tiếp sản phẩm.
www.thegioididong.com là website thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với số lượng truy cập hơn 500.000 lượt ngày, xếp hạng 25 trong top website tại Việt Nam ( theo Alexa) cung cấp thông tin chi tiết về giá cả, tính năng kĩ thuật ,… hơn 500 mođiện thoại và 100 moLaptop của tất cả các nhãn hiệu chính thức tại Việt Nam.
Thế Giới Di Động là đơn vị đi đầu về chất lượng, phong cách phục vụ và đã nhận được nhiều giải thưởng do người tiêu dùng cũng như các đối tác bình chọn trong nhiều năm liền.
Lịch sử phát triển
04/2004, ra quyết định thành lập công ty.
07/2004, website www.thegioididong.com được chính thức ra mắt (các tên miền khác: www.thegioimobi.com , www.thegioimobile.com )
10/2004, tại siêu thị Điện Thoại Di Động - 89A Nguyễn Đình Chiểu siêu thị đầu tiên của hệ thống khai trương với chương trình ra mắt ấn tượng “Đi săn Điện Thoại Di Đông kiểu thổ dân”.
09/2005, khai trương siêu thị thứ 2 của hệ thống, siêu thị ĐTDĐ – 330 Cộng Hoà.
Trong năm 2006, khai trương thêm 2 siêu thị mới tại: 26 Phan Đăng Lưu, 182 Nguyễn Thị Minh Khai .
Đến nay, các hệ thống siêu thị của công ty không ngừng được mở rộng ra phạm vi toàn quốc, các website luôn được nâng cấp và đầu tư, từng bước gây được tiếng vang trong thị trường Thương mại điện tử Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của công ty (đội ngũ nhân sự)
Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình.
Ban Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng Quản trị và pháp luật hiện hành, quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty, đồng thời giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty.
Gồm có 5 khối hoạt động chính và độc lập với nhau, với đội ngũ nhân viên phần lớn là trình độ cao đẳng, đại hoc và một số sau đại học.
Phòng kiểm soát nội bộ
Khối tài chính
Khối hành chính nhân sự
Khối Công nghệ thông tin
Khối Kinh doanh - Tiếp thị
Ban giám đốc: Là những người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty, có năng lực tổ chức chỉ đạo và được sự tín nhiệm của các thành viên trong Công ty. Ký các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. Phê duyệt toàn bộ các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về công tác kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo các phòng Marketing, phòng Tài chính, phòng Nhân sự, Phòng Cung ứng và Phòng IT (CNTT)…Chịu trách nhiệm với các cổ đông về mọi mặt liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành của Công ty. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ Công ty Cổ phần Thế giới di động.
Đội hình trợ lý
Phòng kiểm soát nội bộ: Thực hiện kiểm soát quy trình hoạt động của tất cả các phòng ban trong công ty, nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc và hạn chế thấp nhất rủi ro.
Phòng dự án VAS (Value Add Service): Thực hiện kinh doanh lĩnh vực dịch vụ giá trị cộng thêm (Giá trị gia tăng) với đầu số 8X90.
Phòng phát triển siêu thị: Chịu trách nhiệm tìm kiếm mặt bằng, mở rộng và phát triển siêu thị trên toàn quốc
Đội hình hậu cần
Khối Tài chính: Xử lý toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp và lập ra các Báo cáo cho Ban Giám Đốc, Hội đồng quản trị và các cơ quan Nhà nước (cơ quan Thuế), cơ quan chủ quản (Sở kế hoạch và đầu tư), Cục thống kê,… sau khi nhận được các chứng từ và các báo cáo có liên quan đã được thu nhập và phân loại từ các siêu thị.
Khối hành chính nhân sự:
Phòng hành chính: Cung cấp các vật dụng phục vụ họat động cho các siêu thị như văn phòng phẩm…, hòan thành các hồ sơ pháp lý cho công ty đồng thời quản lý tổ chức các hoạt động phúc lợi cho nhân viên, thực hiện các nghiệp vụ hành chánh, an toàn, an ninh văn phòng.
Phòng nhân sự: Hoạch định nguồn nhân lực, thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, điều phối các nhân sự và tính lương, thưởng, phúc lợi cho công nhân viên.
Khối công nghệ thông tin: Kiểm tra thường xuyên các thông tin mà chương trình ERP được cập nhật, xử lý kịp thời các vấn đề và sự cố xảy ra với chương trình này (nghiên cứu, kiểm soát và phát triển an toàn an ninh mạng, phần mềm, web,… cung cấp trang thiết bị IT).
Khối kinh doanh tiếp thị: Dự báo nhu cầu thị trường / xây dựng kế hoạch kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng, huấn luyện và đào tạo nhân viên kinh doanh, sửa chữa bảo hành, xây dựng thương hiệu, mua hàng kinh doanh, cung cấp thông tin bảo vệ giá.
Phòng phát triển kinh doanh: Nghiên cứu và đề ra các chiến lược cũng như các chương trình bán hàng cho công ty. Xây dựng các chương trình bán hàng với hãng và nhà phân phối, thực hiện các việc triển khai chạy chương trình tại các siêu thị (Quà khuyến mãi, băng rôn, quảng cáo, huấn luyện chương trình bán hàng…)
Phòng cung ứng hậu cần: Thực hiện công việc cung ứng hàng hóa về lĩnh vực kinh doanh và không kinh doanh của công ty (mua hàng, giao nhận, điều phối hàng hóa, quản lý kho, xuất nhập khẩu, giám sát hệ thống camera).
Phòng bán hàng: Đẩy mạnh doanh số bán hàng của các Siêu thị. Kiểm soát chặt chẽ chi phí tại các Siêu thị. Giải quyết khiếu nại khách hàng. Điều chuyển hàng giữa các Siêu thị trong một khu vực do 1 ASM quản lý.
Phòng bán hàng phi truyền thống: Đẩy mạnh doanh số bán hàng không dựa vào Siêu thị ( bán hàng Online, qua Catologe, qua điện thoại,..). Tối ưu hoá tính hữu dụng Website Thegioididong.com. Quản lý C