Đây là đề tài được chọn từ việc ứng dụng xử lý tín hiệu số trong sinh trắc học,có lẽ tài liệu nhiều nhất trong lĩnh vực nhận dạng.Ngoài ra còn có nhiều đề tài như:
-Truyền thông (CDMA,3g,băng thông rộng…)
-Y học ( điện tâm đồ…)
-Hình ảnh ( xử lý và nén ảnh )
-Âm thanh ( điều chế xử lý âm thanh)
34 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3611 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ứng dụng DSP trong nhận diện khuôn mặt và vân tay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG DSP TRONG NHẬN DẠNG KHUÔN MẶT VÀ DẤU VÂN TAY
Đây là đề tài mình chọn từ việc ứng dụng xử lý tín hiệu số trong sinh trắc học,
trong đó tài liệu nhiều nhất có lẻ ở lĩnh vực nhận dạng. Ngoài ra còn có các đề tài
trong nhiều lĩnh vực khác như
+Truyền thông(CDMA, 3G, nâng cao băng thông mang,…)
+ Y học (điện tâm đồ,…)
+ Hình ảnh (xử lý và nén ảnh)
+ Âm thanh (điều chế xử lý âm thanh)
…
Mọi người cứ chọn các đề tài khác(xem đề tài nào có nhiều tài liệu thì OK hết
^_^). Nhớ xem trước trên Forum xem đề tài đó có ai chọn chưa?
Nếu đồng ý với đề tài trên thì dưới đây là bản phân công cho nhóm.(Mọi người có
ý kiên gì xin liên lạc qua mail shenlong2210@gmail.com)
Bản phân công chi tiết công việc trong nhóm:
1. Nhận dạng vân tay
Nguyễn Hải Quang Minh
Nguyễn Văn Long
Lê Minh Nhật
Nguyễn Cao Minh
2. Nhận dạng khuôn mặt
Tôn Thị Kim Loan
Bùi Thị Mỹ Như
Hà
Nghi
Mọi người dùng font kiểu Unicode(Tahoma,…) để mình dễ dàng thống nhất bố cục
bài tổng hợp.
Mọi người cố gắng trình bày bào viết dưới dạng các ý và tô đậm phần nội dung
chính, vui lòng đừng chọn bất cứ màu nào khác ngoài màu mặc định của font chữ.
Khái niệm, nguyên tắc và
phương pháp nhận dạng vân
tay.
Cách tăng cường chất lượng và
độ chính xác khi nhận dạng
Khái niệm, nguyên tắc và
phương pháp nhận dạng
khuôn mặt.
Cách tăng cường chất lượng và
độ chính xác khi nhận dạng
I.NHẬN DẠNG VÂN TAY
1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NHẬN DẠNG VÂN TAY
Trong thời đại ngày nay, khi tất cả các lĩnh vực trong xã hội đều được
ứng dụng Khoa học kỹ thuật giúp cho con người thuận tiện hơn trong
công việc hằng ngày. Khi mà công nghệ thông tin bùng nổ, với sự bảo
mật riêng tư thông tin cá nhân cũng như để nhận biết một người nào đó
trong hàng tỉ người trên trái đất đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn, hệ thống
đảm nhận các chức năng đó.
Vân tay là một trong những đặc điểm khá đặc biệt của con người bởi vì
tính đa dạng của nó, mỗi người sở hữu một dấu vân tay khác nhau, rất ít
trường hợp những người có dấu vân tay trùng nhau.
+ Người ta lợi dụng đặc điểm này để xây dựng các hệ thống bảo mật
các thông tin riêng tư cho người sở hữu chúng, từ việc thay thế cho
các ổ khóa cho đến việc thay thế mật khẩu đã quá phổ biến trong thời
đại tin học ngày nay. Người ta chỉ cần quét dấu vân tay của mình qua
các thiết bị chức năng là có thể đăng nhập vào hệ thống máy vi tính,
qua một phòng bí mật hay các trạm bảo vệ bí mật. Đó là giải pháp an
ninh tuyệt đối cho những yêu cầu bảo mật của con người trong nhiều
lĩnh vực như: Kiểm soát an ninh trong các cơ quan của Chính Phủ,
trong quân đội, ngân hàng, trung tâm lưu trữ dữ liệu... hoặc để kiểm
soát ra vào của nhân viên tại các trung tâm thương mại, các tập đoàn,
các đại sứ quán...
+ Trong các lĩnh vực phòng chống tội phạm, người ta có thể tìm ra
tung tích tội phạm cũng như nạn nhân thông qua dấu vân tay ở trên
hiện trường.
+ Phổ biến nhất có lẻ là dấu vân tay của chúng ta qua mặt sau của
chứng minh thư để xác định một cách nhanh nhất các đặc điểm, hồ sơ
của một công dân đã được lưu trong cơ sở dữ liệu.
+ Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý và chấm
công tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, bảo vệ anh ninh cho mỗi gia
đình hoặc cá nhân.
2. CẤU TẠO, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CÁC DẠNG VÂN TAY
2.1 Cấu tạo vân tay: dấu vân tay của mỗi cá nhân là độc nhất. Xác
suất hai cá nhân - thậm chí ngay cả anh em (hoặc chị em) sinh đôi
cùng trứng - có cùng một bộ dấu vân tay là 1 trên 64 tỉ. Ngay cả các
ngón trên cùng bàn tay cũng có vân khác nhau. Dấu vân tay của mỗi
người là không đổi trong suốt cuộc đời. Người ta có thể làm phẫu
thuật thay da ngón tay, nhưng chỉ sau một thời gian dấu vân tay lại
được hồi phục như ban đầu. Vân tay là những đường có dạng dòng
chảy có trên ngón tay người. Nó là một tham số sinh học bất biến theo
tuổi tác đặc trưng cho mỗi cá thể. Trên vân tay có các đường gợn và
các luống.
2.2 Các điểm đặc trưng của vân tay: Trên các ảnh vân tay có các điểm
đặc trưng (là những điểm đặc biệt mà vị trí của nó không trùng lặp trên
các vân tay khác nhau) được phân thành hai loại: singularity và minutiae
Singularity: Trên vân tay có những vùng có cấu trúc khác thường
so với những vùng bình thường khác (thường có cấu trúc song
song), những vùng như vậy goi là singularity. Có hai loại singularity
là core và delta.
Core thường có một số dạng như sau:
Minutiae: Khi dò theo từng đường vân ta sẽ thấy có những điểm
đường vân kết thúc (Ridge Ending) hoặc rẽ nhánh (Bifurcation),
những điểm này được gọi chung là minutiae.
2.3 Phân loại vân tay: Các ảnh vân tay được phân loại nhằm tăng tốc độ
tìm kiến trong cơ sở dữ liệu vân tay trong quá trình nhận dạng. Và các
phương pháp phân loại vân tay hiện nay đều dựa trên hai loại đặc điểm
chung nhất của mọi vân tay, đó là tâm và tam phân điểm (hay còn được
gọi là delta).
Dựa trên các thông tin về số lượng tam phân điểm và vị trí của chúng là
ta hoàn toàn có thể xác định được loại của vân tay. Vì vậy, vấn đề trích
chọn tâm và tâm phân điểm là khâu không thể thiếu được trong quá rình
phân loại vân tay.
Sau đây là một số phương pháp phân loại vân tay đã được nghiên cứu và
công bố, muốn lưu ý tới phương pháp trích chọn tâm và tam phân điểm
được sử dụng.
Phương pháp phân loại Henry: Đây là phương pháp phân loại cổ
điển và phổ biến nhất, được sử dụng chủ yếu khi nhận dạng vân
tay một cách thủ công. Các tâm và tam phân điểm được nhận
biết bằng mắt thường và vân tay được phân loại dựa trên số
lượng đường vân bị cắt bởi đường nối tâm và tam phân điểm.
Các phương pháp phân loại dựa trên các đặc điểm tổng thể: Việc
phân loại vân tay trong phần lớn các hệ AFIS hiện nay đều dựa
trên các đặc điểm tổng thể. Việc trích chọn tâm và tam phân
điểm có thể được thực hiện trực tiếp trên ảnh vân tay theo
phương pháp xử lý ảnh theo từng điểm, nhưng nhược điểm của
phương pháp này là tôc độ xử lý chậm. Sau khi tách hướng các
vùng, ta nhận được một ảnh định hướng đặc trưng cho vân tay.
Phương pháp 2. Màu phân bố hướng chuẩn được định nghĩa là
một mẫu hai chiều mô tả phấn bố của các hướng lằn xung
quanh một điểm đặc trưng. Bằng nghiên cứu thống kê trên
nhiều vân tay, các tác giả đã định nghĩa đặc trưng tâm tam phân
điểm bằng các mẫu phân bố hướng chuẩn. Việc trích chọn tâm
và tam phân điểm được qui về việc tìm kiến trên ảnh định hướng
các vectơ phân bố hướng có dạng giống với mẫu phân bố hướng
chuẩn bằng các đối sánh các mẫu phân bố hướng tại các điểm
có khả năng là đặc điểm với các mẫu phân bố hướng chuẩn.
Phương pháp 3: Hướng của các vùng được lượng tử hóa theo 8
hưosng trong khoảng từ 00 đ đến 1800. Các vùng đặc điểm tâm
và tam phân điểm được định vị trên ảnh định hướng bằng cách
kiểm tra chỉ soó Poincaré trên một đường cong nhỏ khép kín
xung quanh một điểm.
3. CÁCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY
3.1. Quá trình nhận dạng dấu vân tay
Xác nhận dấu vân tay ( fingerprint verification )
Tại bước này một người sẽ cung cấp dấu vân tay cùng với
chứng minh thư, hoặc là các đặc điểm cá nhân của người đó,
ví dụ như Họ tên, ngày sinh, quê quán…(trong chứng minh
thư) hoặc là Username, tên tài khoản, các quyền hạn của
ngươi đó,…(trong bảo mật). Bước này nhằm tạo ra một cơ sở
dữ liệu tương ứng dấu vân tay và các đặc điểm liên quan .
Nguyên lý cơ bản của hệ thống này là sử dụng các diot phát
sáng để truyền các tia gần hồng ngoại (Near Infrared NIR) tới
ngón tay và chúng sẽ được hấp thụ lại bởi hồng cầu trong
máu. Vùng các tia bị hấp thụ trở thành vùng tối trong hình
ảnh và được chụp lại bởi camera CCD. Sau đó, hình ảnh được
xử lý và tạo ra mẫu vân tay. Mẫu vân tay được chuyển đổi
thành tín hiệu số và là dữ liệu để nhận dạng người sử dụng
chỉ trong vòng chưa đến 2 giây.
Công nghệ truyền ánh sáng của Hitachi cho phép ghi lại rõ
nét sơ đồ vân nhờ độ tương phản cao và khả năng tương
thích với mọi loại da tay, kể cả da khô, da dầu hay có vết bẩn,
vết nhăn hoặc bị khiếm khuyết do tạo hoá trên bề mặt của
các ngón tay. Lượng dữ liệu nhỏ đó là căn cứ cho việc nhận
dạng và tạo nên một hệ thống nhỏ gọn, an toàn, thân thiện
và nhanh nhất trên thế giới.
Hệ thống này có thể lưu trữ từ 6.000-8.000 ngón tay trong
một máy và mỗi người có thể được nhận dạng bởi 1 trong 5
ngón tay khác nhau đã đăng ký trước đó. Ưu điểm vượt trội
của hệ thống này là chỉ tương tác với cơ thể sống nên việc
bắt chước, giả mạo hoặc ăn cắp dữ liệu là điều hoàn toàn bất
khả thi.
FVB ra đời hồi đầu năm 2006, đã nhanh chóng thành công tại
thị trường Nhật Bản, Singapor, Trung Quốc...
Nhận diện dấu vân tay (finger identification )
Dấu vân tay sẽ được đưa vào để đối chiếu với database chứa
các vân tay để truy ra các đặc điểm muốn truy xuất.
Việc đối sánh ảnh vân tay cần nhận dạng chỉ cần được tiến
hành trên các vân tay (có trong cơ sở dũ liệu) thuộc loại đã
được xác định nhờ quá trình phân loại. Đây là giai đoạn quyết
định xem hai ảnh vân tay có hoàn toàn giống nhau hay không
và đưa ra kết quả nhận dạng, tức là ảnh vân tay cần nhận
dạng tương ứng với vân tay của cá thể nào đã được lưu trữ
trong cơ sỏ dữ liệu.
3.2. Hai phương pháp nhận dạng dấu vân tay
Dựa vào các đặc tính cụ thể của dấu vân tay, như điểm cuối,
điểm rẽ nhánh của các vân trên tay.
So sánh toàn bộ đặc tính của dấu vân tay.
Thực chất đây chỉ là 2 mức độ của việc nhận dạng. Rõ ràng trong
cách thứ 2 đã bao gồm cách1. Tuy nhiên do đặc điểm của vân tay,
nếu ta không phải so sánh quá nhiều ( cơ sở dữ liệu không quá lớn
) các đặc điểm đặc biệt trên dấu vân tay đủ để ta nhận dạng ra dấu
vân tay đó của ai. Cách thứ 2 là một công việc phức tạp đòi hỏi tính
toán nhiều , tuy nhiên cho kết quả với độ tin cậy cao. Bài báo cáo
này tập trung vào cách làm thứ nhất.
3.3. Sơ đồ hệ thống nhận dạng dấu vân tay
Theo phân tích ở trên thì hệ thống này gồm 2 phần:
+ Verification: Ban đầu một người dùng trong hệ thống cung cấp
thông tin dấu vân tay của mình và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.
+ Identification: Khi sử dụng hệ thống này, dấu vân tay được
thu thập từ một sensor và đem đi xử lý. Quá trình xử lý có thể
tùy chọn một trong 2 phương pháp trên trên )
3.4. Giai đoạn xử lý ảnh trong quá trình nhận dạng vân tay:
Về giai đoạn xử lý ảnh bạn có thể làm các phép xử lý như duới hình
sau
Bài báo cáo này sẽ đi sâu vào trình bày cách phân vùng ảnh theo cách
phân loại dấu vân tay ở trên, tức là trích được các điểm đặc trưng từ
một bức ảnh dấu vân tay. Cuối bài bổ sung thêm một phần nhỏ
phương pháp nâng cao độ chính xác trong nhận dạng vân tay.
Trích các điểm singularity
a. Trường định hướng (orientation field)
Ảnh vân tay là ảnh định hướng, các đường vân là các đường
cong theo các hướng xác định. Góc hợp bởi phương của một
điểm trên đường vân với phương ngang được gọi là hướng của
điểm đó. Tập hợp các hướng của các điểm trên ảnh vân tay gọi
là trường định hướng của ảnh vân tay đó.
Phương pháp xác định trường định hướng như sau [5], [14]:
− Chia ảnh vân tay thành các khối nhỏ hơn kích thước WxW
− Tính gradient theo hai hướng x, y là Gx, Gy tại mỗi điểm
(pixel) trong khối
− Khi đó hướng của điểm chính giữa của khối được xác định
theo công thức:
b. Xác định các điểm singularity bằng chỉ số Poincare (Poincare
index) [3]
Giả sử (i,j) là một điểm bất kỳ trên ảnh vân tay, C là một đường
cong khép kính xung quanh (i,j) thì chỉ số Poincare tại (i,j) là
tổng đại số các độ sai lệch hướng của các điểm liền kề nhau trên
đường cong C. Trong đó: Np là tổng số điểm trên đường cong
“số” C. ϕ(x,y) là hướng tại điểm (x,y)
Dựa vào chỉ số Poincare ta có thể xác định các điểm singularity
Trích các điểm minutiae
Có hai phương pháp chính để tìm các điểm minutiae: trích các điểm
minutiae từ ảnh binary và trích các điểm minutiae trực tiếp từ ảnh
xám.
a. Trích các điểm minutiae từ ảnh binary [5]
Ý tưởng chính của phương pháp này là từ ảnh xám ban đầu ta
sử dụng các bộ lọc thích hợp để phát hiện và làm mảnh đường
vân dưới dạng một pixel (ridge detection), biến đổi ảnh xám ban
đầu thành ảnh binary (có giá trị là 0 hoặc 1) tương ứng.
Sau đó, các điểm minutiae sẽ được trích như sau: giả sử (x,y) là
một điểm trên đường vân đã được làm mãnh và N0, N1, …, N7
là 8 điểm xung quanh nó thì
4. NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC KHI NHẬN DẠNG VÂN TAY
4.1 Mục đích của việc nâng cao độ chính xác khi nhận dạng vân tay
Hơn 100 năm qua so sánh dấu vân tay vốn được coi là một phương tiện
hữu hiệu hỗ trợ cho các nhà điều tra trong quá trình phá án và xét
xử.Hiện thời thì phương pháp này đã bộc lộ một vài khuyết điểm
Có không ít thủ thuật mà người ta vốn quen sử dụng trong khi chưa
chứng minh một cách khoa học về tính hiệu quả và độ tin cậy của nó.
Nhận dạng qua dấu vân tay là một trong những ví dụ điển hình cho "thói
quen" này.
Từ cuối thế kỷ 19, phương pháp nhận dạng qua
dấu vân tay đã được coi là một trong những công
cụ pháp y để xác định nghi phạm và sự hiện diện
của họ tại hiện trường gây án.
... và gây ra khá nhiều oan sai
Theo nhà nghiên cứu tội phạm Simon Cole, hằng năm chỉ riêng ở nước
Mỹ, các giới chức thực thi pháp luật đã “bắt nhầm” tới 1.000 người
qua so sánh vân tay.
Trong một cuộc kiểm tra của FBI, người ta đã thu được tỉ lệ sai sót của
các phân tích dấu vân tay là 0,8%. Theo số liệu của các phòng nhận
dạng sinh học Mỹ, trong năm 2002 đã có tới 1.900 kết quả không
chính xác trong khâu so sánh vân tay. Có năm, tỉ lệ sai số của phương
pháp so sánh dấu vân tay lên tới 4,4%.
Việc nhận dạng vân tay sẽ gặp nhiều vấn để trở ngại đến kết quả vì
các yếu tố khách quan như tác động của môi trường thời tiết,hiện
trường sau khi khảo sát,…và các yếu tố chủ quan gây nhiễu. Nếu chỉ
đơn thuần dựa vào yếu tố kỹ thuật mà bỏ qua một loạt các biện pháp
nghiệp vụ khác, sai số này có thể lên tới 10%
Và ngày ngay ngoài phương pháp nhận dạng dấu vân tay đã có khá
nhiều các phương pháp nhận dạng sinh trắc học khác có độ chính xác
cao hơn và cho kết quả nhanh hơn như phương pháp nhận diện khuôn
mặt,nhận dạng tĩnh mạch lòng bàn tay,…
Nhưng phương pháp nhận dạng vân tay hiện vẫn còn phổ biến ở nhiều
nơi và nhiều quốc gia,mặc nhiên phương pháp nhận dạng vân tay vẫn
được sử dụng trong việc điều tra phá án của cảnh sát vì thế việc nâng
cao sự chính xác khi nhận dạng vân tay là một vấn để thiết yếu. Và
việc áp dụng các phương pháp xử lý tín hiệu giúp cho kết quả nhận
dạng tốt hơn và tránh được rủi ro trong việc điều tra nhận dạng.Việc
nhận dạng vân tay cũng chính là việc xử lý ảnh.
4.2 Đi sâu vào phương pháp xử lý hình ảnh vân tay trong việc nhận
dạng
Vân tay khi đem phân tích thường hiển thị dưới dạng màu đen và nền
là màu trắng,trước khi nhận ra dạng Menutia( những dạng đặc biệt
của vân tay) chúng ta phải biết cách tách vân tay ra khỏi màu
nền.Như vậy ở hàm mật độ xám phải có 2 điểm cực đại càng rõ càng
tốt.Khoảng cách giữa điểm max và min càng lớn thì sẽ tạo lên sự
tương phản rõ ràng giữa vân tay và màu nền.
Từ ảnh mờ của vân tay chúng ta muốn có ảnh rõ nét hơn, không phải
là chúng ta thay đổi hàm mật độ xám là có được ảnh rõ nét hơn, mà
phải dùng những phương pháp xữ lý ảnh cho toàn bộ hay từng phần
của hình vân tay. Bạn có thể dùng phương pháp lọc (Filter) để cho
hình ảnh rõ ràng hơn. Tùy theo hình và mục đích ứng dụng mà chúng
ta dùng phương pháp lọc khác nhau, chẳng hạn như lọc màu xám chỉ
còn trắng đen mà thôi, thì như các bạn đã biết giữa hai điểm cực đại
trên hàm mật độ xám chúng ta chọn điễm ngưỡng (Thresthold). Có
thể là điểm cực tiểu hay là điễm giữa của hai điểm cực đại... làm điểm
ngưỡng thì phần bên trái điểm ngưởng chúng ta gán giá tri 0 (màu
đen) còn phần bên phải thì là 255 (màu trắng). Có khi hình ảnh bị rỗ
(Noise), tùy theo mức độ của rổ mà mình có thể dùng Gaussian Filter
để lọc bớt cho hình bớt những ảnh bị rỗ,nếu dùng phương pháp lọc
Gaussian với độ lệch sigma = 3 thì hình ảnh sẽ rõ hơn.
Nhớ rằng vân tay cũng có chiều quy định của nó giống như Vectơ vậy.
Thực ra thì sau khi lọc cho ảnh vân tay rõ nét, người ta còn loại bỏ
những vết cắt, hay là bóng da tay mỗi vấn đề mỗi thủ thuật khác
nhau. Nhưng cũng là xử lý ảnh để loại bỏ một số điểm đáng ngờ. Kế
tiếp là làm mỏng các đường nét của vân tay. Ở mỗi vân tay người ta
không phải giữ hình ảnh của vân tay mà giữ những điểm đặc biệt gọi
là Menutia (càng nhiểu điểm thì độ chính xác càng cao ). Cuối cùng
chúng ta lấy được những điểm cần thiết ra. Tuy nhiên để chính xác
người ta chồng chất những dấu vân tay cùng một ngón tay để tìm ra
điểm chung để tăng độ chính xác hơn và ta sẽ có được những điểm
bao gồm cả hai hình cùng một vân tay. Thông thường chắc ăn người
ta đăng ký khoảng 4 lần cùng một vân tay để thành lập một cấu trúc
rồi nén lại khoảng 300 tới 500 bytes, chứa khoảng từ 20 đến 80 điểm
đặc biệt. Ngoài ra chúng ta phải kiểm tra và kiễm định bằng phương
pháp thông kê rất nhiều để xác định sai số cho phép,...
4.3 Phương pháp lọc Gabor
Bộ lọc Gabor sử dụng để tăng cường đường vân và phục hồi vân. Hiệu
quả sử dụng của các thuật toán trích chọn đặc tính và các kĩ thuật
nhận dạng vân tay khác phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của ảnh vân
tay đầu vào. Trong trường hợp ảnh vân tay, vân lồi và vân lõm thay
thế nhau và hướng theo một hướng cố định. Trong những tình huống
thế này, các vân có thể dễ dàng được phát hiện và các chi tiết có thể
xác định một cách chính xác trên ảnh. Nhưng trong thực tế, do điều
kiện da ( như khô hay ướt, bị cắt… ), nhiễu cảm biến, ấn vân tay
không đúng, và các ngón tay chất lượng thấp, một phần không nhỏ
các ảnh vân tay ( khoảng 20% ) là có chất lượng thấp.
Trong nhiều trường hợp, một ảnh vân tay chứa nhiều vùng gồm có cả
chất lượng tốt, trung bình và xấu .
Nói chung, có vài dạng mất giá trị liên hệ với các ảnh vân tay:
• các vân không liên tục,có vài nếp đứt
• các vân song song không tách biệt rõ ràng do tồn tại của nhiễu
liên kết các vân song song, khiến chúng tách biệt kém
• bị cắt, có nếp gấp, hay thâm sẹo
Ba dạng bị vân mất giá trị này làm cho việc trích chọn đặc tính cực kì
khó khăn. Chúng dẫn tới các vấn đề sau trong việc trích chọn đặc tính:
• Trích chọn các chi tiết sai lệch
• Bỏ qua các chi tiết đúng
• Gây lỗi về hướng và vị trí của chi tiết
Để bảo đảm hiệu quả tốt trong các thuật toán trích chọn chi tiết trên
các ảnh vân tay chất lượng kém, cần một thuật toán tăng cường để
nâng cao sự rõ ràng trong cấu trúc vân.
Một chuyên gia vân tay thường có thể nhận dạng chính xác các chi tiết
bằng cách sử dụng nhiều manh mối nhìn được như hướng vân tay,
tính liên tục của vân, xu hướng vân…Trong lý thuyết, có thể phát triển
một thuật toán tăng cường sử dụng các manh mối nhìn được này để
cải thiện chất lượng hình ảnh. Nói chung, với một ảnh vân tay cho
trước, các cùng vân tay đã được phân đoạn có thể chia vào ba hạng
mục:
• Vùng được định nghĩa tốt: các vân được phân biệt rõ ràng với các
vân khác
• Vùng có khả năng phục hồi: các vân bị hư hỏng bởi các đường đứt
gãy nhỏ, thâm sẹo… nhưng chúng vẫn có khả năng nhìn được và các
vùng xung quanh cung cấp thông tin đủ để khôi phục cấu trúc ban
đầu của chúng
• Vùng không thể phục hồi, nơi các vân bị hư hại bởi các nhiễu
nghiêm trọng, không có vân nào nhìn thấy được và các vùng xung
quanh không cho phép chúng được xây dựng lại
Các vùng chất lượng tốt, có thể phục hồi và không thể phục hồi có thể
được nhận dạng qua vài tiêu chuẩn: độ tương phản, tính đầy đủ của
hướng, tần suất vân, và các đặc tính cục bộ khác có thể kết hợp để
định nghĩa chỉ số chất lượng. Mục đích của một thuật toán tăng cường
là để cải thiện tính rõ ràng của các cấu trúc vân trong các vùng có khả
năng khôi phục và đánh dấu các vùng không thể khôi phục vì quá
nhiễu cho các xử lý tiếp theo.
Có rất nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng vân, có một
phương phá