Bảo dưỡng đường ống - Chương 5: Vận hành và bảo dưỡng hệ thống bồn bể

Các loại thiết bị tồn chứa và vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hoá chất nói chung và trong công nghiệp dầu khí nói riêng. Hầu như tất cả các quá trình chế biến dầu khí đều có sự tham gia của các thiết bị tồn chứa, vận chuyển: Tồn chứa – vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm trung gian trong quá trình chế biến, sản phẩm thương phẩm . Ngoài ra, thiết bị tồn chứa còn được sử dụng vào những mục đích như: kinh doanh, mục đích quốc phòng mang tính chiến lược của từng quốc gia. Người ta có thể tồn chứa xăng dầu vào các bể chứa bằng thép, bể chứa không phải bằng thép (bể phi kim loại) hoặc chứa dầu vào các phuy, can nhỏ. Các phương tiện tồn chứa xăng dầu nói chung phải đảm bảo các yêu cầu chung sau: - Tránh và giảm bớt hao hụt về số lượng và chất lượng xăng dầu - Thao tác thuận tiện - Đảm bảo an toàn phòng độc và phòng cháy

pdf77 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo dưỡng đường ống - Chương 5: Vận hành và bảo dưỡng hệ thống bồn bể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BỒN BỂ BÀI GIẢNG BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG ỐNG Các loại thiết bị tồn chứa và vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hoá chất nói chung và trong công nghiệp dầu khí nói riêng. Hầu như tất cả các quá trình chế biến dầu khí đều có sự tham gia của các thiết bị tồn chứa, vận chuyển: Tồn chứa – vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm trung gian trong quá trình chế biến, sản phẩm thương phẩm. Ngoài ra, thiết bị tồn chứa còn được sử dụng vào những mục đích như: kinh doanh, mục đích quốc phòng mang tính chiến lược của từng quốc gia. Người ta có thể tồn chứa xăng dầu vào các bể chứa bằng thép, bể chứa không phải bằng thép (bể phi kim loại) hoặc chứa dầu vào các phuy, can nhỏ. Các phương tiện tồn chứa xăng dầu nói chung phải đảm bảo các yêu cầu chung sau: - Tránh và giảm bớt hao hụt về số lượng và chất lượng xăng dầu - Thao tác thuận tiện - Đảm bảo an toàn phòng độc và phòng cháy 5.2 PHÂN LOẠI BỒ CHỨA – BỂ CHỨA  Phân loại theo áp suất Dựa vào áp suất làm việc của bồn người ta chia thành: - Bồn làm việc ở áp suất khí quyển - Bồn làm việc ở áp suất cao (Cao áp): áp suất trong bồn P > 20 atm. - Bồn làm việc ở áp suất thấp (áp suất P = 1 - 20 atm)  Dựa vào chiều cao xây dựng Dựa vào chiều cao xây dựng người ta có thể chia ra: - Bể ngầm: Bể chôn dưới đất - Bể nửa ngầm nửa nổi: 1/2 chiều cao bể nhô lên khỏi mặt đất - Bể nổi: Làm trên mặt đất  Theo hình dạng bồn chứa Theo hình dạng – vị trí người ta chia thành các loại bể: - Hình cầu: - Hình trụ: + Bể nằm thẳng đứng + Bể nằm ngang. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Cấu tạo của một bồn chứa, bể chứa sử dụng trong công nghiệp dầu khí nói chung thường gồm ba bộ phận chính sau: - Thân bồn chứa, bể chứa - Đáy lắp bồn chứa, bể chứa - Các thiết bị phụ trợ 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Vật liệu làm bồn chứa, bể chứa: Vật liệu chế tạo bồn bể chứa chủ yếu là thép cacbon có các thông số kỹ thuật cơ bản như sau: 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA - Các sản phẩm dầu khí chứa trong bồn chứa thường có áp suất hơi bão hòa lớn, nhiệt độ hóa hơi thấp và có tính độc hại. - Mức độ ăn mòn của các sản phẩm dầu khí này thuộc dạng trung bình, tùy thuộc vào loại vật liệu làm bồn, nhiệt độ môi trường mà mức độ ăn mòn các sản phẩm này có sự khác nhau. - Khi xét đến yếu tố ăn mòn, khi tính toán chiều dày bồn, ta tính toán thời gian sử dụng, từ đó tính được chiều dày cần bổ sung để đảm bảo cho bồn ổn định trong thời gian sử dụng. - Việc lựa chọn vật liệu còn phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, vì đối với thép hợp kim có giá thành đắt hơn nhiều so với thép cacbon thường, công nghệ chế tạo đòi hỏi phức tạp hơn, giá thành gia công cũng đắt hơn và đòi hỏi trình độ tay nghề của thợ hàn cao. - Sau khi lựa chọn vật liệu làm bồn ta sẽ xác định được ứng suất tương ứng của nó, đây là một thông số quan trọng để tính toán chiều dày bồn. Đối với các loại vật liệu khác nhau thì có ứng suất khác nhau, tuy nhiên các giá trị này thường không chênh lệch nhau nhiều. - Ngoài ra việc lựa chọn vật liệu chế tạo bồn chứa cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như: các yếu tố môi trường (sức gió, ăn mòn không khí) và các loại nhiên liệu cần tồn chứa. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Phương pháp thi công bồn bể chủ yếu sử dụng phương pháp hàn, gò, vê, đúc... Các phương pháp hèn chủ yếu được sử dụng là: 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 5.2 PHÂN LOẠI BỒ CHỨA – BỂ CHỨA  Đáy bồn: Đáy bồn bể chủ yếu được thiết kế bởi việc hàn và cắt gọt các tấm kim loại hình chữ nhật có chiều dày tối thiểu ¼ inch (tương đương 10.2 lb per sq ft) và chiều rộng nhỏ nhất là 72 inch. Trong trường hợp tổng quát, chiều dày tấm thép có thể được tính toán theo công thức sau: Trong đó: 91,456.10 D.(H 1).G t C     D: Đường kính bồn chứa, ft H: Chiều cao bồn chứa, ft G: trọng lượng riêng của chất lỏng tồn chứa, thường nhỏ hơn 1. S: ứng suất của thép làm đáy bồn, psi E: Hiệu suất mối hàn, thường E = 0.85 S.E 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Kích thước tiêu chuẩn của tấm thép làm đáy bồn cũng có thể chọn dựa trên cơ sở sau: - Nếu bồn có D < 40 ft: ft (15,7 ft hoặc 4,79 m) dài, 5 ft chiều rộng (1,524m) và chiều dày tối thiểu từ ¼ - 3/8 inch ( 6mm – 10 mm). - Nếu bồn có D > 48 ft: ft (25,13 ft hoặc 7,66 m) dài, 6 ft 5 chiều rộng (1,829m) và chiều dày tối thiểu từ ¼ - 1 ½ inch ( 6mm – 38 mm). 8 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Một điểm cần chú ý: Do đáy bồn phải chịu cả áp suất của thủy tĩnh cột chất lỏng và áp suất làm Đường kính bồn, ft Chiều dày tối thiểu tấm thép, inch < 50 3/16 việc của bồn nên bề dày tấm thép làm đáy bồn thường: 50 - 120 1/4 120 - 200 5/16 > 200 3/8 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Trong các thiết bị tồn chứa ngoài đáy phẳng người ta còn dùng các loại đáy, nắp có hình : elip, chỏm cầu, nón (côn). - Với các thiết bị làm việc ở áp suất thường, nên dùng đáy nắp phẳng (tròn hoặc hình chữ nhật) vì chế tạo đơn giản, rẻ tiền. - Đáy nắp hình cầu, hình elíp được dùng trong thiết bị làm việc với áp suất lớn. - Đáy nón được dùng với các mục đích sau: + Để tháo sản phẩm rời hoặc chất lỏng có hàm lượng pha rắn cao. + Để phân phối tốt chất khí hoặc lỏng theo tất cả tiết diện thiết bị. + Để khuyếch tán làm thay đổi từ từ tốc độ chất lỏng hoặc chất khí nhằm mục đích giảm bớt sức cản thuỷ lực. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Thân của các thiết bị tồn chứa thường là hình trụ hoặc hình cầu, chúng được chế tạo bằng phương pháp cuốn, dập, vê, hàn nhiều tấm thép lại với nhau. Độ dày của tấm thép tuỳ thuộc vào kích thước của bồn chứa. Thân bể hay thành bể bao gồm nhiều tấm thép ghép hàn với nhau, chiều dài tấm thép theo chu vi, chiều rộng theo chiều cao bể thường gọi là các tầng. Do phải chịu áp lực thuỷ tĩnh, trọng lực dầu và bể lớn dần theo độ sâu nên nên tôn làm thành bể có bề dày thay đổi từ 4 – 8 mm. Việc gá tôn thành bể có các cách gá sau: + Gá kiểu ống chui: Tầng trên có đường kính nhỏ hơn tầng dưới + Gá kiểu giao kết: Các tầng tôn gá xen kẽ nhau, tầng này vào trong tầng kia ra ngoài và cứ luân chuyển như thế. + Gá hỗn hợp: Phối hợp hai kiểu gá trên trong một bể. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Chiều dày tối thiểu tấm thép chế tạo thân bể được tính theo công thức: (in) Trong đó: + C.A hệ số ăn mòn cho phép, in 2,6.D.(H 1)G t C.A 21.E    + t = Bề dày tối thiểu của tấm thép, in + D = đường kính bồn chứa, ft + H = Chiều cao bồn chứa, ft + G = khối lượng riêng chất lỏng cần tồn chứa nhưng nhỏ hơn 1 E = Hiệu suất mối hàn, thông thường E = 0,85 khi chiếu tia X có vết đốm và E = 0,7 khi không có vết đốm. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Lắp bồn chứa: Nắp bồn chứa thông thường gồm 2 phần: Nắp bồn và mái bồn  Nắp bồn có thể di động hoặc cố định tùy thuộc vào loại nhiên liệu cần tồn chứa. Thông thường đối với loại nắp đi động được dùng với các sản phẩm bay hơi cao như: xăng, khí hóa lỏng, nhiên liệu phản lực nhằm giảm thiểu hao hụt do bay hơi, sự thở của bồn bể.̉ ̉  Mái che: Dùng để bảo vệ bồn, các thiết bị đo đếm, giảm nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến bồn Mái bồn thường có hình côn hoặc hình cong, chiều dày mái che có thể tính theo: 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA * Đối với mái hình côn Chiều dày tối thiểu tấm thép chế tạo mái hình côn được tính theo công thức: Trong đó: = Góc giữa mái hình côn và mặt phẳng ngang, độ - Chiều dày tối thiểu > 3/16 in, tối đa < ½ in D t 400.sin   - Góc nhỏ nhất là 9028’ và lớn nhất là 370. * Đối với mái cong, bán kính R - Chiều dày tối thiểu > 3/16 in, tối đa < ½ in - R nhỏ nhất là R = 0,8 D và lớn nhất là R = 1,2 D. R t 200  5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Ngoài bồn bể hình trụ đứng hay được sử dụng trên, ta còn gặp các dạng bồn bể hình cầu. Các bể hình cầu thường được sử dụng đối với các chất lỏng tồn chứa có áp suất hơi bão hòa cao như: LPG, khí tự nhiên... Tuy nhiên nhược điểm của loại bồn bể này là khó chế tạo và khó khăn trong việc lắp đặt các thiết bị phụ trợ cũng như các thiết bị đo đếm lưu lượng áp suất... 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA  Các thiết bị phụ trợ Các thiết bị phụ trợ được sử dụng trong hệ thống tồn chứa nhằm đảm bảo cho thao tác xuất nhập tại bồn chứa xăng dầu được thuận tiện và đảm bảo an toàn trong việc chứa xăng dầu trong bể. Dưới đây là một số thiết bị phụ trợ thường được sử dụng trong các bể chứa xăng dầu: 1. Cầu thang: Để phục vụ cho việc đi lại lên xuống bồn chứa xăng dầu trong quá trình thao tác tại bồn của công nhân giao nhận. 2. Lỗ ánh sáng: Được đặt trên nắp bể trụ đứng, có tác dụng để thông gió trước khi lau chùi bồn, sửa chữa và kiểm tra bên trong bể. 3. Lỗ chui người: Có tác dụng để đi vào trong bồn khi tiến hành lau chùi, sửa chữa, bảo dưỡng bên trong bể. 4. Lỗ đo lường lấy mẫu: Có tác dụng để thả các thiết bị đo, thiết bị lấy mẫu trong trường hợp xác định độ cao mức nhiên liệu và lấy mẫu nhiên liệu. Lỗ đo lường, lấy mẫu nhiên liệu được đặt lắp đặt trên mái bể trụ đứng. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 5. ống thông hơi: chỉ dùng trên các bể trụ đứng, để chứa dầu nhờn và DO, FO, ống này có tác dụng điều hoà không gian hơi nhiên liệu của bể với áp suất khí quyển. 6. ống tiếp nhận cấp phát: dùng để đấu nối với đường ống công nghệ tiếp nhận cấp phát nhưng ống này được đặt ngay ở tầng thép thứ nhất của bể thép trụ đứng. 7. Van hô hấp và van an toàn: - Van hô hấp: Van hô hấp kiểu cơ khí dùng để điều hoà áp suất dư và áp suất chân không trong bể chứa. - Van hô hấp được lắp kết hợp với van ngăn tia lửa: Có tác dụng điều chỉnh bởi trong bể chứa trong giới hạn 2 atm đến 20 atm và ngăn tia lửa từ bên ngoài vào tron bể. - Van an toàn kiểu thuỷ lực: Có tác dụng điều hoà áp suất dư hoặc chân không trong bể chứa khi van hô hấp không làm việc. Dưới áp suất dư từ 5,5 atm – 6 atm và chân không từ 3,5 atm – 4 atm. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 8. Hộp ngăn tia lửa: được lắp trên bể chứa phía dưới van hô hấp loại không kết hợp tác dụng ngăn chặn sự phát sinh ngọn lửa hoặc tia lửa bên trong bể. 9. Van bảo vệ: Có tác dụng hạn chế tổn thất mất mát nhiên liệu tỏng trường hợp đường ống bị vỡ hoặc khi van hai chiều chính của bể chứa bị hỏng hóc. Van bảo vệ được lắp ở đầu cuối ống tiếp nhậ cấp phát quay vào phía trong bể chứa. 10. Bộ điều khiển của van bảo vệ: Được lắp phía trên của ống tiếp nhận – cấp phát có tác dụng để mở van bảo vệ, giữ nó ở tư thế mở và đóng van bảo vệ lại. 11. Van Xi phông: có tác dụng định kỳ xả nước lắng lẫn trong bồn chứa. 12. Thiết bị đo mức nhiên liệu trong bể chứa: Với mục đích tiết kiệm thời gian đo mức nhiên liệu trong bể chứa. Đồng thời đảm bảo kiểm tra dễ dàng được mức nhiên liệu. 5.3 CẤU TẠO BỒ CHỨA BỂ CHỨA 13. Thiết bị cứu hoả: Phụ thuộc vào thể tích của bể chứa người ta có thể lắp đặt trên bể đến 6 bình bọt cứu hoả hỗn hợp và các bình bọit cố định. Có tác dụng để đẩy bọt khí cơ học vào bể khi trong bể xảy ra sự cố cháy. 14. hệ thống tiếp địa: Để tránh hiện tượng sét đánh vào bể. Trên bồn chứa thường được hàn từ 3 – 6 cột thu lôi. 15. Hệ thống tưới mát: Dùng để làm mát bể khi trời nắng to để giảm hao hụt xăng dầu do bay hơi. 16. Hệ thống thoát nước. 5.4 THI CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG BỒN BỂ CHỨA  Kiểm tra độ kín đáy bể: Có thể tiến hành bằng hai cách: - Phương pháp chân không. - Phương pháp thuốc thử. Phương pháp chân không: Người ta dùng thiết bị gọi là rùa thử chân không, đó là một hình hộp một mặt trống, mặt đối diện có kính và các ống nối đến máy hút chân không và đến áp kế. Người ta đặt thiết bị lên một đoạn đường hàn cần thử, trát ma tít xung quanh, dùng bơm chân không hút không khí trong hộp để tạo độ chân không trong hộp. Nếu đường hàn không kín thì xà phòng bôi trên đường hàn sẽ có bong bóng, ta phái đánh dấu lại, tuy vậy cũng có thể đổ nước khi thủng thì sẽ có tăm khí nổi lên. Để thử độ độ kín đáy bể bằng phương pháp chân không với tôn dày 4mm thì trong rùa cần là 500mm cột thuỷ ngân. Nếu dày hơn thì tạo độ chân không là 600mm. 5.4 THI CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG BỒN BỂ CHỨA Phương pháp thử bằng hoá chất Người ta đắp đất xung quanh thành bể ngăn không cho khí thoát ra khí nén khí vào đáy bể, chiều cao đất đắp khoảng 100 mm. Người ta đưa 3 – 4 vòi bơm khí amônắc vào đáy bể với áp suất dư 8 – 9 mm cột nước dưới đáy bể. Trên đường hàn đã được đánh sạch người ta quét dung dịch phênol talêin. Nếu thấy chỗ nào chuyển màu đỏ ta ghi lại. Còn nếu dùng dung dịch axit HNO3 2,5% thì quét dung dịch lên vải màn hoặc giấy bản phủ lên đường hàn, chỗ nào thủng chất chỉ thị ngả màu đen. Thử đường hàn đáy và tôn thành thứ nhất có thể thử bằng rùa vuông góc hoặc thử bằng dầu hoả quét bên ngoài, bên trong bể quét vôi hoặc phấn lên đường hàn. 5.4 THI CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG BỒN BỂ CHỨA  Kiểm tra độ kín mối hàn thành bể Các mối hành thành bể kiểm tra độ kín bằng cách quét hoặc phun dầu hoả ở phía trong, phía bên ngoài quét nước vôi hoặc quét phấn. Quét 2 lần dầu hoả cách nhau 1 phút sau đó theo dõi nếu không có vết dầu loang coi như là được. Mối hàn gối ở đầu thành bể mà bên trong hàn ngắt quãng thì dùng máy hoặc đèn khò phun dầu vào kẽ 2 tấm tôn rồi quan sát bên ngoài. Những chố miếng vá tôn chồng lên nhau để thử độ kín phải khoan 1 lỗ nhỏ rồi bơm dầu vào trong giữa hai lớp tôn ấy với áp xuất 1 – 2kg/m2. Bên ngoài đường hàn quét nước vôi hoặc phấn theo dõi sau 12 giờ nếu không có vết dầu loang là tốt 5.4 THI CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG BỒN BỂ CHỨA  Thử độ kín mái bể Thử bằng phương pháp nén khí trong bể và bôi nước xà phòng lên đường hàn mái bể, tôn giáp thành bể. Nếu đường hàn không kín bọt xà phòng sẽ nổi lên (áp xuất thử bằng 15% áp xuất làm việc của bể). Có thể thử độ kín mái bể bằng cách phun dầu hoả vào phần tiếp giáp mái bể và phía ngoài bể, trên đường hàn ta bôi phấn hoặc quét nước vôi rồi quan sát theo dõi xem lớp vôi được quét có bị thấm ướt hay không. 5.4 THI CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG BỒN BỂ CHỨA  Thử cường độ của bể Thử cường độ của bể bằng cách bơm đầy nước vào bể chứa trong bể từ 3 đến 7 ngày nếu độ lún của bể không đáng kể, bể không bị biến dạng thì có thể kết thúc việc thử, coi như là tốt. Còn nếu bể có sự biến dạng lớn phải tìm cách khắc phục. Thử độ bền mái bể Thử độ bền của bể là thử ở hai chế độ áp xuất, áp xuất dừng và áp xuất chân không bằng cách: bơm nước hoặc nén khí vào trong bể, hoặc rút nước ra khi đó phải có van khống chế áp xuất trong bể và áp kế theo dõi. Áp xuất khống chế như phần thử kín nhưng thời gian giữa áp xuất là 2 – 3 giờ. 5.5 LÚN BỂ – NGUYÊN NHÂN – SỬA CHỮA  Các dạng Lún bể - Lún đều: Nền bể sau khi xây dựng vào chứa dầu do xử lý nền không tốt bể bị lún không nghiêng lệch nhưng độ lún ấy giá trị số qui định. - Lún lệch: Sau khi đưa vào chứa dầu thì bể bị lún cục bộ từng phần làm cho bể bị nghiêng đi một góc theo phương thẳng đứng đối với bể trụ đứng. Với bể trụ nằm do một bộ đỡ bị lún làm cho bể bị nghiêng. 5.5 LÚN BỂ – NGUYÊN NHÂN – SỬA CHỮA  Nguyên nhân Hiện tượng lún đều chủ yếu là do nền đất không đủ độ chịu lực, mà việc gia cố móng bể không đảm bảo nên thường xảy ra lún hoặc do thay đổi các yếu tố thuỷ văn như mực nước ngầm đột nhiên lên cao một thời gian dài cũng làm cho bể bị lún. Hiện tượng lún lệch là do xử lý móng không đều chỗ đầm kỹ, chỗ đầm không kỹ hoặc móng bể thi công một phần ở đất nền một phần trên lòng đất mượn phái đầm nén. Trong quá trình chứa dầu sẽ gây nên lún lệch. Cũng có thể móng bể xây trên nền, đất đắp nhưng độ chịu lực khác nhau cũng gây ra lún lệch bể. 5.5 LÚN BỂ – NGUYÊN NHÂN – SỬA CHỮA  Kiểm tra độ lún bể Kiểm tra độ lún theo chu vi bể - Phương pháp đo thuỷ chuẩn xung quanh chu vi của bể. - Đo độ nghiêng lệch của bể bằng phương pháp dây dọi. Bộ đo thuỷ chuẩn caó ống cao su vòngchu vi bể. * Những qui định và cách đo: + Tuỳ theo chu vi bể mà chia các điểm đo xung quanh bể nhiều hay ít số điểm đo nhưng không được nhỏ hơn 8 điểm và khoảng cách giữa các điểm không nhỏ hơn 6m. + Với bể 2000 – 3000 m3 sau 4 năm sử dụng sử dụng chênh lệch hai điểm đo cạnh nhau không quá ± 40mm, hai điểm đối diện nằm trên đường kính không quá 180 mm. Nếu bể sử dụng quá 4 năm chênh lệch cho phép lần lượt ± 60mm và ± 150mm. + Những bể bé 400 – 5000m3 chêch lệch độ cao bằng 50% giá trị của bể lớn. 5.5 LÚN BỂ – NGUYÊN NHÂN – SỬA CHỮA Kiểm tra độ lún trong nền bể Có thể đổ nước vào đáy bể cho phủ khắp được nơi cao nhất sau đó đo chiều cao nước ở những chỗ lõm. Hoặc có thể đo khô đáy bể bằng phương pháp thuỷ chuẩn số điểm. - Số đo phải lớn hơn 8 điểm trên bề mặt. - Chiều cao vết lồi lõm trên đáy bể không được lồi quá 150mm, diện tích vết lồi lõm không quá 2m2. 5.5 LÚN BỂ – NGUYÊN NHÂN – SỬA CHỮA  Xử lý lún bể Việc xử lý lún bể tuỳ theo mức độ lún, nguyên nhân lún ta có cách xử lý khác nhau: Nếu do nền đất có độ chịu lực không tốt mà lún bể thì có thể phải kích bể, đào móng bể lên, đóng các cọc tre, cọc gỗ, cọc bê tông hoặc các cọc cát xuống móng bể sau đó phục hồi móng bể theo thiết kế. Đây là công việc xử lý toàn bộ lại móng bể là công việc khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Nếu do lún cục bộ thì ta có thể chỉ cần kích phần lún quá nhiều tiến hành đóng cọc, làm lại nền móng, gia cố cọc cát v.v phục hồi lại phần móng bể đó là được 5.6 HAO HỤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM HAO HỤT  Nguyên nhân gây hao hụt: - Các mất mát do hô hấp Hiện tượng thở của các bể chứa là sự thở xen kẽ không khí bên ngoài và sự xả không khí có cacbon ra của chất lỏng được gây ra bởi các thay đổi nhiệt độ hàng ngày mà các bể phải chịu. Vào giờ nóng trong ngày các bể chứa hấp thụ nhiệt để: +Làm tăng nhiệt độ bề mặt chất lỏng: Sức căng hơi của chất lỏng tăng và trở lên cao hơn áp suất hydrocacbon trong pha hơi sẽ làm bay hơi chất lỏng được tồn chứa và áp suất của các hydrocacbon này cũng tăng lên. + Làm tăng nhiệt độ của pha hơi và làm tăng áp suất bộ phận khí mà nó tồn chứa. Tổng cộng áp suất bên trong bể chứa sẽ tăng đến giá trị cân tải của van, khi áp suất này tăng cao hơn van sẽ tự động mở và xả hơi ra bên ngoài bể cho đến khi cân bằng áp suất trong bể và không khí. Vào các giờ lạnh các hiện tượng ngược lại sẽ xảy ra và bể chứa sẽ hút không khí vào trong bể. 5.6 HAO HỤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM HAO HỤT  Các mất mát do hô hấp phụ thuộc vào các yếu tố: + Điều kiện thời tiết: nhiệt độ trung bình tồn chứa, biên đọ các thay đổi nhiệt độ hàng ngày, chế độ mưa + Điều kiện tồn chứa: lượng nhiệt hấp thụ hay mất đi trên bể chứa theo kích thước, hướng của bể, lớp sơn ngoài + Áp suất cân của van an toàn và mức độ nạp của bể chứa + Sản phẩm tồn chứa: Phụ thuộc vào độ bay hơi của chất lỏng được tồn chứa. Nghiên cứu lý thuyết lượng tử của hiện tượng hô hấp là rất khó khăn bởi một số lớn các biến số mà nó phụ thuộc, đặc biệt là các biến số trung gian giữa chúng cũng như nhiệt độ bề mặt tự do quyết định sức căng của hơi. Hơn nữa pha lỏng và pha hơi không bao giờ ở trạng thái cân bằng (do sự bão hoà của hơi không bao giờ đạt được). Các định luật Raoult và Dalton không thể áp dụng được cho cân bằng lỏng hơi với các pha trong các bể tồn chứa có thể tích lớn. Vì vậy, trong thực tế để tính toán mất mát do tồn chứa thường được xác định bằng sự theo dõi thực tế. 5.6 HAO HỤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM HAO HỤT  Các mất mát do chứa đầy Nguyên nhân của chúng là hoàn toàn cơ học. Sự hạ thấp thể tích dành cho pha hơi gây ra hiện tượng xả bớt một phần hơi khi áp suất trong bể chứa đạt đến giá trị cân của van an toàn. Việc nạp đầy được thực hiện ở các nhiệt độ không đổi do vậy không có sự thay đổi nồng độ khí thải ra. Tương tự như vậy khi tháo cạn bể chứa người ta cần phải đưa theo một dòng không khí vào để tránh hiện tượng đè bẹp thành bể. 5.6 HAO HỤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM HAO HỤT  Đánh giá và đo lường các hao hụt trong tồn chứa: Người ta có thể đánh giá mất mát trong quá trình tồn chứa một cách gần đúng bằng các tính toán thống kê hoặc bằng đo lường. - Do hô hấp: Như đã trình bày ở trên, nếu xét về bản chất của sự hô hấp thì không thể tính toán một cách chính xác các