Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa

Hiện nay, dù nhiều thịtrường mới nổi đều cho thấy các tín hiệu vềmột tầng lớp dân cưtrung lưu mạnh mẽvà đang phát triển nhưng các quốc gia bên ngoài vẫn tựhỏi liệu cụm từnày có đánh mất chút nào ý nghĩa của nó hay không. Bởi ban đầu, cụm từnày được dùng đểnói tới những nền kinh tế đang phát triển nhanh ởChâu Á cũng như được sửdụng ở Đông Âu sau sựkiện bức tường Berlin sụp đổ. Và ngay khi lợi ích toàn cầu trong những nền kinh tế định hướng thịtrường phát triển thì các nhà đầu tưcũng bắt đầu hướng vào các nước MỹLa-tinh nhưnhững thịtrường mới nổi và cuối cùng là những quốc gia khác nhưInđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độvà Nga. Và theo Mauro Guillen, giáo sưquản lý trường Wharton thì: “Một khi bạn bắt đầu xếp quá nhiều quốc gia vào cùng một thứhạng thì thứhạng đó sẽmất đi ý nghĩa. Trong khi Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều cùng có những nét đặc trưng nhưnhau mà bạn lại xếp các quốc gia đó vào cùng một chỗvới Ấn Độ, Mêhicô, Áchentina, Inđônêxia và Ba Lan thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Thếnên cụm từ‘những thịtrường mới nổi’ đã trởthành nạn nhân của chính sựthành công của nó.” Còn với giáo sưquản lý trường Wharton, Gerald McDermott, thì ông cũng đồng ý rằng định nghĩa đó hoàn toàn mập mờ, nhưng ý nghĩa ẩn sau cụm từ đó thì vẫn đúng nhưvậy. Ông nói: “Mọi người bắt đầu sửdụng nó ngày một lỏng lẻo hơn, và ngày càng nhiều quốc gia được khoanh đỏlại, nhưng nhưthếlà đánh mất một chút so với ý nghĩa ban đầu của nó. Tôi nghĩnó nên tiếp tục truyền tải một sự thật rằng chúng ta không định nói vềmột thếgiới đang phát triển theo cách này hoặc một thếgiới đã phát triển theo cách khác. Mà ở đây, chúng ta dùng nó đểnói vềnhững quốc gia với triển vọng rất lớn cũng nhưtiềm năng hết sức lớn. Những quốc gia đó đang trưởng thành chứkhông phải những quốc gia đó đang đứng lại.”

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa? Cụm từ “những thị trường mới nổi” đã xuất hiện hơn 25 năm nay và vừa từng bước xác định lại các ranh giới rộng lớn của một thế giới đang phải trải qua sự thay đổi kinh tế nhanh chóng. Nhiều quốc gia bị sụt giảm kinh tế vì chính sự thay đổi này mặc dù vẫn đang phát triển theo tốc độ tăng trưởng cùng với những đặc thù riêng của mình trên con đường phát triển kinh tế. Hiện nay, dù nhiều thị trường mới nổi đều cho thấy các tín hiệu về một tầng lớp dân cư trung lưu mạnh mẽ và đang phát triển nhưng các quốc gia bên ngoài vẫn tự hỏi liệu cụm từ này có đánh mất chút nào ý nghĩa của nó hay không. Bởi ban đầu, cụm từ này được dùng để nói tới những nền kinh tế đang phát triển nhanh ở Châu Á cũng như được sử dụng ở Đông Âu sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ. Và ngay khi lợi ích toàn cầu trong những nền kinh tế định hướng thị trường phát triển thì các nhà đầu tư cũng bắt đầu hướng vào các nước Mỹ La-tinh như những thị trường mới nổi và cuối cùng là những quốc gia khác như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Và theo Mauro Guillen, giáo sư quản lý trường Wharton thì: “Một khi bạn bắt đầu xếp quá nhiều quốc gia vào cùng một thứ hạng thì thứ hạng đó sẽ mất đi ý nghĩa. Trong khi Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều cùng có những nét đặc trưng như nhau mà bạn lại xếp các quốc gia đó vào cùng một chỗ với Ấn Độ, Mêhicô, Áchentina, Inđônêxia và Ba Lan thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Thế nên cụm từ ‘những thị trường mới nổi’ đã trở thành nạn nhân của chính sự thành công của nó.” Còn với giáo sư quản lý trường Wharton, Gerald McDermott, thì ông cũng đồng ý rằng định nghĩa đó hoàn toàn mập mờ, nhưng ý nghĩa ẩn sau cụm từ đó thì vẫn đúng như vậy. Ông nói: “Mọi người bắt đầu sử dụng nó ngày một lỏng lẻo hơn, và ngày càng nhiều quốc gia được khoanh đỏ lại, nhưng như thế là đánh mất một chút so với ý nghĩa ban đầu của nó. Tôi nghĩ nó nên tiếp tục truyền tải một sự thật rằng chúng ta không định nói về một thế giới đang phát triển theo cách này hoặc một thế giới đã phát triển theo cách khác. Mà ở đây, chúng ta dùng nó để nói về những quốc gia với triển vọng rất lớn cũng như tiềm năng hết sức lớn. Những quốc gia đó đang trưởng thành chứ không phải những quốc gia đó đang đứng lại.” Việc ngần ngại về “Thế giới thứ ba” Năm 1981, trong một cuộc hội nghị quốc tế tổ chức tại Thái Lan, Antoine W. Van Agtmael, phó giám đốc về bộ phận các thị trường vốn của International Finance Corp. (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đã đưa ra cụm từ “những thị trường mới nổi”. Nhớ lại điều này, Van Agtmael cho biết lúc đó Thái Lan được xếp vào cùng nhóm với các nước nghèo thuộc “Thế giới thứ ba”, và ông cảm thấy cái tên đó đang làm nản lòng các nhà đầu tư khi định chuyển tiền vào hoạt động ở Thái Lan cũng như ở những quốc gia nghèo với sự phát triển đầy tiềm năng. Ông nói: “Mọi người đã ngần ngại về ‘Thế giới thứ ba’. Điều đó dường như quá khó chịu. Và tôi đã suy nghĩ về những người có cái cảm giác không bao giờ muốn đầu tư. Tôi đã từng sống ở Thái Lan và tôi biết đất nước đó tốt hơn những gì mà mọi người nghĩ rất nhiều. Tôi cảm thấy chúng ta phải sử dụng một cụm từ mang tính kích thích nâng cao hơn.” Ban đầu, định nghĩa đó chỉ được áp dụng đối với các thị trường chứng khoán ở những quốc gia với giới hạn 10.000 đô la Mỹ theo thu nhập bình quân đầu người. Nhưng những con số tham khảo cụ thể đó ngay lập tức trở nên mờ nhạt. Và cụm từ “những thị trường mới nổi” bỗng chốc trở nên đồng nghĩa với “những nền kinh tế mới nổi” và nhanh chóng không còn phụ thuộc vào thu nhập hoặc những tiêu chuẩn đánh giá thống kê khác. Và theo đánh giá của các giảng viên trường Wharton thì yếu tố quan trọng nhất trong việc định nghĩa một nền kinh tế mới nổi được thể hiện cho sự phát triển đó chính là sức mạnh của nền kinh tế cùng các chính sách chính trị của nó chẳng hạn như các điều luật, các tiêu chuẩn điều chỉnh hay việc tuân theo các hợp đồng. Philip Nichols, giáo sư chuyên nghiên cứu luật và đạo đức kinh doanh của trường Wharton cho rằng sự định nghĩa dựa trên các con số là không đầy đủ ý nghĩa bằng với việc hiểu được cách mà hoạt động kinh doanh được tiến hành tại một quốc gia. Theo ông, những nền kinh tế mới nổi là những nơi đang thay đổi từ một hệ thống dựa trên các mối quan hệ thân mật thành một hệ thống chính thống hơn với những nguyên tắc rõ ràng và áp dụng ngang bằng đối với tất cả những người tham gia vào thị trường. “Chúng ta thường dùng các con số như thu nhập hoặc thị trường tài chính (để định nghĩa những thị trường đó) nhưng điều đó lại không có giá trị gì hết. Vì những kiểu định nghĩa như vậy không hề nói cho bạn biết thực sự cái gì đang phát triển.” Và theo lời Nichols thì cuộc Chiến tranh Lạnh đã làm nổ ra một cuộc thẩm vấn toàn cầu về các hệ thống tài chính, không chỉ có trong Liên bang Xô Viết trước kia mà còn bao trùm toàn thế giới. Những nền kinh tế được hoạch định ở các nước Mỹ La-tinh đã bị thất bại và một thế hệ mới các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đề ra được những cải cách về kinh tế. “Điều hết sức ngạc nhiên đó là có quá nhiều nơi đang kết hợp thành một khối với nhau dựa trên cùng một sự thay đổi này tại cùng một thời điểm.” McDermott cũng lưu ý rằng, theo sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, mức độ và tốc độ của sự dịch chuyển sở hữu từ chính phủ sang khu vực kinh tế tư nhân thực sự quan trọng đối với việc định nghĩa các đặc tính chung của những thị trường mới nổi. Tuy nhiên, điều đó đã dẫn tới những vấn đề liên quan tới một kết quả khác về hình ảnh quá trình tư nhân hóa. Theo ông: “Nhiều tiêu chuẩn đánh giá đều có liên quan tới việc bao nhiêu giá trị kinh tế thuộc sự kiểm soát của tư nhân. Những tiêu chí này hoàn toàn không hữu ích bởi chúng khiến cho những người không chịu thay đổi cũng bị phá sản mà những người thay đổi thực sự quá nhanh cũng bị phá sản.” McDermott vừa thực hiện nghiên cứu về các mô hình phát triển ở Đông Âu và Mỹ La-tinh, đồng thời cũng nhận thấy rằng những điểm khác biệt theo sự phát triển kinh tế có thể được kết nối tới cái mà ông gọi là “những chế độ hội nhập xuyên quốc gia”, chẳng hạn như mối quan hệ thành viên trong Ủy ban Châu Âu hoặc sự tham dự trong NAFTA. Những hệ thống này có những đặc tính chung khác nhau mà có thể đưa ra những sự hiểu biết sáng suốt tốt hơn để trở thành tiềm năng cho các nền kinh tế nhằm gia nhập vào câu lạc bộ những quốc gia đã phát triển, mà nói chung vẫn được xem như là các thành viên của tổ chức về sự phát triển và cùng hợp tác kinh tế - OECD ( Organization for Economic Co-Operation and Development). Một cách tiếp cận tinh vi hơn Theo Witold Henisz, giáo sư quản lý trường Wharton, thì những nền kinh tế mới nổi gần đây đã bắt đầu xem lại cách tiếp cận của mình đối với nền kinh tế toàn cầu, cụ thể ngay cả những quốc gia giàu tài nguyên cũng đang cố gắng chạy theo những thị trường thương mại thời kỳ bùng nổ hiện nay. Các quốc gia đó vẫn luôn sẵn sàng hội nhập với những thị trường quốc tế và sẽ chấp nhận cho người nước ngoài vào nhằm giúp đỡ họ trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên một mức chia sẻ lợi ích lớn hơn. Không như thời kỳ chủ nghĩa thực dân trước đây, các quốc gia này không yêu cầu được khai thác. Và theo ông, ngày nay cách tiếp cận trở nên tinh vi hơn nhiều. Henisz cho biết: “Các quốc gia đều đang nói rằng: ‘Chúng tôi vẫn sẽ làm việc cùng với các bạn nhưng chúng ta sẽ làm nó theo các điều luật của chúng tôi.’ Điều này giống như nước Mỹ nhiều hơn (đó là phong cách tiếp cận các nước khác). Và thế là họ làm việc để thể hiện được những nguyên tắc giống hệt như chúng ta làm mà thôi.” Henisz cũng báo trước không có một tầm quan trọng đơn lẻ nào khi các nước cùng “đang nổi”. Ông cho biết: “Nó không phải là một sự chuyển đổi giữa 0 với 1. Những nguồn lực mà chúng ta đang nói tới đã tạo nên một quốc gia khác biệt đó chính là những khoảng tối vô hình. Vì không có chuyện nguồn lực ở Nga hay Braxin lại tồn tại ở Mỹ. Đó chỉ là một vấn đề về ảnh hưởng mà nó có được, cũng như làm thế nào mà các tổ chức của quốc gia đó điều tiết được những điều không rõ ràng.” Trong khi sự chú ý chủ yếu được tập trung vào sự phát triển nhanh chóng ở Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia mà thực sự gần như không có nơi nào được coi là “đang nổi” hoàn toàn theo như đánh giá của các nhà phân tích lẫn các giảng viên trường Wharton. Trong khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều được hưởng những lợi ích của nền kinh tế phát triển thịnh vượng thì sự giàu có của quốc gia lại được phân bổ không đồng đều và hầu hết dân chúng ở những nước này đều sống trong tình trạng nghèo khổ. Marshall Meyer, giáo sư quản lý trường Wharton, nói rằng nhiều thành phố Trung Quốc dường như trở nên sành điệu như bất kỳ thành phố nào ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ, nhưng những vùng nông thôn ở Trung Quốc thì thực sự vẫn còn nguyên sự nghèo khổ hoang sơ. Ông lưu ý rằng thu nhập theo hộ gia đình cao hơn đến 10 lần ở những thành phố bên miền duyên hải, kiểu như Thượng Hải, so với những tỉnh nội địa nông thôn. Và ông đặt câu hỏi: “Có phải Trung Quốc vừa mới nổi không?” Và theo Meyer thì: “Nếu bạn nhìn vào sự hình thành nguồn vốn cùng với sự đầu tư tài sản cố định thì điều đó hoàn toàn đúng như vậy. Nhưng nếu bạn nhìn vào thu nhập hiện tại theo hộ gia đình thì điều đó chưa có được.” Và cũng theo Nichols thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều thực sự chưa đạt tới được tình trạng “đang nổi”. Ông giải thích rằng cho dù là một người nước ngoài thì người đó cũng hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi tham gia ký hợp đồng ở Singapore, còn ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc thì không. Và theo Nichols thì: “Nếu tôi định tiến hành kinh doanh ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc, tôi phải thực sự hết sức cẩn trọng, mà chính tôi phải thiết lập các nguyên tắc hơn là chỉ nên tin vào những tổ chức nói rằng họ mở cửa cho những người nước ngoài. Bởi Trung Quốc đang dịch chuyển một cách rõ ràng nhưng chỉ đối với những tổ chức hoạt động chính thống và điều đó cũng là thực tế ở Ấn Độ. Mà bạn cũng có thể đôi khi trở nên ngớ ngẩn nếu chỉ tin vào một bản hợp đồng, mặc dù Ấn Độ còn phát triển trước cả Trung Quốc.” Những quốc gia tạo cho mình thành những gạch nối đầu tiên của sự phát triển kinh tế thì cũng có thể bị trượt xuống rất nhiều. Và Guillen giải thích rằng trong những năm đầu của thế kỷ 20, Áchentina là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Sau nhiều thập kỷ dưới sự thống trị và sự suy sụp của đảng Peronist, Áchentina đã trở thành một ngôi sao vào những năm 1990 theo hướng tư nhân hóa, và chỉ bị chững lại khi gặp đợt khủng hoảng tài chính vào năm 2001. Với dân số được giáo dục tốt và phong phú các nguồn tài nguyên, Guillen cho rằng: “Áchentina là một trong những điều bí ẩn lớn nhất.” Còn Lebanon lại là một ví dụ khác. Vào những năm 1960, nơi đây được xem như Thụy Sĩ của Trung Đông, với nền thương mại vững chắc và thu nhập bình quân đầu người cao trước khi nó xảy ra cuộc nội chiến, và vì thế mà không bao giờ nơi đây khôi phục lại được vị trí kinh tế của mình trên thế giới. Guillen còn cho biết thêm: “Có nhiều ví dụ về các quốc gia ở Châu Phi đang phát triển hết sức tốt đẹp mà rồi sau đó lại trở nên rối loạn.” Mãi mãi đang nổi? Thậm chí với sự yếu kém của mình thì những nền kinh tế mới nổi rõ ràng vẫn là một gạch nối về mức độ phát triển kinh tế từ nhiều quốc gia khác, bao gồm hầu hết các đại diện của Châu Phi vùng Sahara, Trung Mỹ, Haiti và cả Cộng hòa Dôminica, cùng với Băng-la-đét và cả Mianma, Guillen cho biết. Vào cùng thời điểm đó, một số nước dường như gặp phải sự sa lầy liên tục trong chính thứ hạng những thị trường mới nổi. Guillen chỉ ra trường hợp của Hàn Quốc, nơi thu nhập bình quân đầu người là 20.000 đô la Mỹ, hơn hẳn hầu hết các nước ở Mỹ La-tinh và khu vực Đông Nam Á. Nhưng quan trọng hơn đó chính là nền kinh tế vừa được chuyển đổi từ một nền công nghiệp nặng thành một sự tập trung mạnh mẽ về tri thức và công nghệ. Ông cho biết: “Một điều kích thích tò mò ở tôi đó chính là những quốc gia này dường như đang nổi mãi mãi. Đó chính là lúc mà chúng ta nghĩ rằng Hàn Quốc như một nền kinh tế đã phát triển một cách đầy đủ.” Guillen cũng hết sức thận trọng khi nhấn mạnh rằng không có chung một con đường dẫn tới sự thịnh vượng nền kinh tế. Ông nói: “Tất cả các quốc gia đều xuất phát ở những vị trí khác nhau. Vì vậy, nếu họ thành công thì thực sự họ cũng tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau.” Bert Van Der Vaart, giám đốc điều hành của quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ (Small Enterprise Assistance Funds), một hãng đầu tư toàn cầu cung cấp vốn và sự hỗ trợ cho 29 thị trường mới nổi, nói rằng khu vực này ngày càng được chấp nhận như một loại đầu tư mà thông thường nên chiếm từ 5% tới 15% tổng số tài sản. Ông cho biết: “Sự phát triển tại những quốc gia này dường như đang có xu hướng hết sức vững vàng và hơn cả mức độ trung bình của OECD. Và theo khả năng phán đoán thì những nền kinh tế này đang ‘theo kịp’ nhau. Ở một mức độ nào đó, liệu có bao giờ chúng ta thêm cụm từ ‘sự đầu tư xứng đáng’ đối với ‘những thị trường mới nổi’ để có thể có được giá trị thặng dư không.” Định nghĩa của ông loại trừ một số các quốc gia nghèo mà chính phủ của chúng đều không sẵn sàng chấp nhận những cải cách thị trường thực sự, hoặc là những nơi mà việc thực hiện các nguyên tắc được làm tốt tới mức họ chẳng còn bận tâm về việc thu hút một lượng lớn sự đầu tư tư nhân nữa. Và theo lời Van Der Vaart thì lấy ví dụ như Zimbabiuê, bất chấp tất cả các nguồn lực về con người và tài nguyên thiên nhiên của mình thì đất nước này vẫn đang được xếp vào là một “thị trường mới nổi”. Và hơn một phần tư thế kỷ sau khi ông đưa ra cụm từ “những thị trường mới nổi”, Van Agtmael, giờ đã là giám đốc điều hành về quản lý các thị trường mới nổi ở Arlington, Va., nơi quản lý tới 20 tỷ đô la Mỹ trong việc tổ chức đầu tư, nói rằng ông vừa được chứng kiến một sự thay đổi hết sức lớn. “Chúng ta đang ở giữa một quá trình chuyển đổi vô cùng to lớn trong một nền kinh tế toàn cầu hướng tới những thị trường mới nổi, điều này có nghĩa nhiều nơi sẽ không còn sự nghèo khổ nữa, mà sẽ dần hình thành nên tầng lớp trung lưu. Và người tiêu dùng của những thị trường mới nổi ngày càng trở nên quan trọng, việc sử dụng cơ sở hạ tầng trong những thị trường mới nổi hiện nay đã vượt xa hơn cả ở Mỹ hoặc Châu Âu, còn một nhóm lớn các công ty vững chắc thì đang hình thành một kiểu thế giới mới.” Và theo Van Agtmael, trong 10 năm tới sẽ có hơn một tỷ người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi, và sau 25 năm thì nền kinh tế của các quốc gia này sẽ vượt hơn cả nền kinh tế được kết hợp của những nước đã phát triển. Trong những năm gần đây, Goldman Sachs vừa đóng góp thêm vào nền kinh tế một tên gọi mới. Vào năm 2001, hãng đã bắt đầu gọi Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là các nước “BRIC” cũng như dự đoán rằng vào năm 2010, các quốc gia này sẽ phát triển nhiều hơn chiếm 10% chỉ số GDP toàn cầu. Vào năm 2007, những quốc gia đó thực sự đã đạt được 15%. Sau đó vào năm 2005, Goldman Sachs cũng đưa ra một tên gọi khác đó chính là Next Eleven (N-11), nhằm xác định một số quốc gia đông dân khác với tiềm năng tạo ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, tương tự như những nước thuộc BRIC. Các quốc gia thuộc N-11 bao gồm Băng-la-đét, Ai Cập, Inđônêxia, I-ran, Hàn Quốc, Mêhicô, Ni-gê- gi-a, Pakistan, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Van Agtmael cũng nói rằng ông vừa được nghe thêm một số cụm từ mới như “những thị trường mới nổi nửa thu nhập” hoặc “những thị trường mới nổi đang hoàn thành” được phát biểu có liên quan tới việc miêu tả các quốc gia đang phát triển không ngừng. Ông nói: “Ngày nay, hầu hết các nhà đầu tư đều nhận thấy một cách đơn giản rằng tiền được tạo ra từ chính những thị trường đó, mà không chỉ có những nhà đầu tư theo hạng mục mà còn cả những tập đoàn khổng lồ. Tên gọi giờ đây cũng không còn quan trọng bằng sự thật rằng mọi người nhận thấy đó là một phần không thể thiếu của thế giới. Nó sẽ không còn tiếp tục bị đẩy ra hoặc bị giới hạn phạm vi nữa mà nó thực sự ngày càng trở thành một phần quan trọng của thế giới này. ”
Tài liệu liên quan