Ông Phùng Đắc Lộc cho biết, những điểm sửa đổi và bổsung mới của chế độbảo
hiểm trách nhiệm dân sựchủxe cơgiới đã mang lại nhiều quyền lợi cho người tham
gia bảo hiểm nhưng đồng thời phía các doanh nghiệp cũng phải gánh vác trách nhiệm
nặng nềhơn.
Với nhiều điểm mới vềsửa đổi và bổsung trong Quyết định 23 mới, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có sựchuẩn
bịkỹlưỡng chưa, thưa ông?
Ngay sau khi Quyết định 23 được ban hành, BộTài chính đã cùng với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổchức tập
huấn cho 650 cán bộcông nhân viên bảo hiểm xe cơgiới của các doanh nghiệp bảo hiểm (doanh nghiệp bảo
hiểm), chi nhánh và Công ty thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm tại 3 địa điểm Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM.
BộTài chính cùng với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã tổchức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Các doanh nghiệp bảo hiểm tập huấn cho các nhân viên và đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp mình
được tiếp tục cho đến hết tháng 5/2007.
Ngoài ra, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổchức in 1 triệu tờgiới thiệu nội dung Quyết định 23 mới và 13 doanh
nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sựchủxe cơgiới. Với
bài học kinh nghiệm có từnăm 2003, việc triển khai Quyết định 23 lần này đã được chuẩn bịtương đối chu đáo,
mang tính thống nhất, hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sựcủa chủxe cơgiới, có sựphối hợp của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có sựchỉ đạo của BộTài
chính.
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo hiểm xe cơ giới, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đã rõ hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo hiểm xe cơ giới: “Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đã rõ hơn”
Ngày 12/6/2007 Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 09/4/2007 quy định
về Quy tắc chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới sẽ
chính thức có hiệu lực thi hành. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của
TBKTVN với ông Phùng Đắc Lộc (ảnh) - Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam
Ông Phùng Đắc Lộc cho biết, những điểm sửa đổi và bổ sung mới của chế độ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đã mang lại nhiều quyền lợi cho người tham
gia bảo hiểm nhưng đồng thời phía các doanh nghiệp cũng phải gánh vác trách nhiệm
nặng nề hơn.
Với nhiều điểm mới về sửa đổi và bổ sung trong Quyết định 23 mới, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng chưa, thưa ông?
Ngay sau khi Quyết định 23 được ban hành, Bộ Tài chính đã cùng với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức tập
huấn cho 650 cán bộ công nhân viên bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm (doanh nghiệp bảo
hiểm), chi nhánh và Công ty thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm tại 3 địa điểm Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM.
Bộ Tài chính cùng với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Các doanh nghiệp bảo hiểm tập huấn cho các nhân viên và đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp mình
được tiếp tục cho đến hết tháng 5/2007.
Ngoài ra, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức in 1 triệu tờ giới thiệu nội dung Quyết định 23 mới và 13 doanh
nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Với
bài học kinh nghiệm có từ năm 2003, việc triển khai Quyết định 23 lần này đã được chuẩn bị tương đối chu đáo,
mang tính thống nhất, hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có sự phối hợp của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có sự chỉ đạo của Bộ Tài
chính.
Khi sửa đổi Quyết định 23 cũ, những nội dung cần bổ sung đáng chú ý nhất là gì, thưa ông?
Quyết định 23/2007/QĐ-BTC (Quyết định 23 mới) là kế thừa, sửa đổi, bổ sung Quyết định 23/2003 QĐ-BTC
ngày 25/2/2003 (Quyết định 23 cũ) và là một bước tiến quan trọng để từng bước hoàn thiện chế độ bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Một điểm đáng chú ý nhất là thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1
năm. Việc ghi rõ như vậy để chủ xe và lái xe hiểu được, từ đó tiện cho việc tính toán mua bảo hiểm, có thể theo
định kỳ đăng kiểm xe (6 tháng một lần), một năm phải mua 2 lần, mỗi lần bằng 60% phí 1 năm (theo biểu phí
quy định của Bộ Tài chính) gây thiệt hại cho chủ xe. Ngược lại chủ xe có thể mua bảo hiểm nhiều hơn 1 năm và
được hưởng chế độ giảm phí (theo biểu phí của Bộ Tài chính).
Điều 8, quy định thêm một số nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm như: cung cấp đầy đủ thông tin liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, khi
xảy ra tai nạn doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới hoặc lái xe và các cơ quan
chức năng để giải quyết tai nạn, thay vì trước đây chỉ ghi chung chung là: nếu xét thấy cần thiết.
Ngoài ra, trường hợp tai nạn chủ xe chết, doanh nghiệp bảo hiểm phải thay mặt cho chủ xe bồi thường trực tiếp cho bên thứ
3 (nạn nhân và tài sản của nạn nhân).
Điều 9, trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp trong việc giải quyết bồi thường đối với thiệt hại về người (nạn nhân) đề
cập rằng: xác định căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm, xác định dựa trên bảng quy
định trả tiền bồi thường thiệt hại về người của Bộ Tài chính, nếu một xe tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì số tiền bồi thường bằng tổng mức bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm nhưng không
vượt quá số tiền chủ xe phải bồi thường cho nạn nhân.
Đây là tính minh bạch công khai trong giải quyết bồi thường để cả chủ xe và nạn nhân biết, đồng thời không có cách giải
quyết theo kiểu mềm dẻo linh hoạt dẫn đến trục lợi bảo hiểm hoặc gây khó dễ trong việc giải quyết bồi thường.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, việc bồi thường cho cả những trường hợp lái xe vi phạm quy định pháp luật (uống rượu, đua
xe...) sẽ không có tác dụng răn đe. Ông có đồng ý với ý kiến đó không?
Đúng là với việc bồi thường cho những trường hợp đó thì tác dụng răn đe sẽ giảm đi. Song vì mục đích cơ bản của bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bồi thường cho nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông và chỉ bồi thường
với một mức độ nhất định (trong phạm vi mức trách nhiệm và theo Bảng trả tiền bồi thường). Vì vậy, chủ xe và lái xe vẫn
phải có trách nhiệm nghĩa vụ lớn trong một vụ tai nạn giao thông do mình gây ra.
Một trong những điểm mới được hoan nghênh là việc bồi thường theo nguyên tắc khoán và như vậy một số giấy tờ liên quan
sẽ được loại bỏ trong hồ sơ. Liệu điều đó có tạo ra khe hở, tiếp tay cho trục lợi không, thưa ông?
Trong quy định mới, hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định rõ ràng loại hồ sơ nào do chủ xe cơ giới phải thu thập và cung cấp,
loại nào do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập. Đồng thời việc loại bỏ các hồ sơ giấy tờ liên quan đến chi phí chăm sóc cứu
chữa, các chứng từ điều trị, chi phí mai táng là cần thiết vì có nhiều loại giấy tờ này không hợp lý hợp lệ theo quy định hiện
hành và đã giải quyết bồi thường theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người có nghĩa là chủ xe và doanh
nghiệp bảo hiểm chấp thuận bồi thường theo nguyên tắc khoán.
Đây cũng thể hiện được việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục giấy tờ giải quyết bồi thường. Về phía các
doanh nghiệp bảo hiểm muốn thu thập được giấy tờ trên cần phải cùng với Cơ quan Công an tích cực giải quyết tai nạn giao
thông.
Ng uồn:VnEconomy [11-6-2007]
Văn bản mới về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới
Ngày 09/4/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-
BTC ban hành Chế độ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, khi tai nạn giao thông xảy ra (trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai
nạn) chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm thông báo tai nạn…
Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo
hiểm xác định, hai bên sẽ thoả thuận chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Kết luận của
giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp là căn cứ để xác định thiệt hại. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật
chuyên nghiệp khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường
hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải
chịu chi phí giám định…
Trường hợp có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm
trước 15 ngày. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến
thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được hủy bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời
gian hủy bỏ, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến
chiếc xe yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nguồn: Vietlaw [20-4-2007]
Tìm giải pháp cho bảo hiểm xe cơ giới
Chuyến khảo sát và kiểm tra tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự chủ xe cơ giới của liên bộ vừa qua đã chọn 6 tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh,
Lạng Sơn, Đà Nẵng, Gia Lai, Cần Thơ - những nơi được xem là điểm nóng về lĩnh
vực này.
Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đồng thời là Trưởng đoàn khảo sát, mục đích của Đoàn
là thu thập thêm số liệu, tài liệu, ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
chủ xe cơ giới và các giải pháp phối hợp giữa các ban ngành với các cơ chế thích hợp thúc đẩy thực hiện chế độ này.
Dựa trên những kiến nghị của doanh nghiệp, Đoàn khảo sát đang đề nghị Bộ tài chính chỉ đạo tổng kết 3 năm thực hiện bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và sửa đổi bổ sung Quyết định 23, hướng dẫn công tác tuyên truyền bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới trên toàn quốc và từng địa phương.
Theo ông Lộc, một điều rất dễ nhận thấy qua các cuộc gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp qua chuyến khảo sát vừa qua
là nhiều vụ tai nạn đã được giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ trong vòng 3 năm qua. Điển hình là các vụ tai nạn tại
đường 5 Hải Phòng, Hữu Lũng (Lạng Sơn), đèo Hải Vân (Đà Nẵng), đèo Loxo (Kon Tum)...
Việc giải quyết bồi thường tai nạn cho nạn nhân cũng góp phần đảm bảo quyền lợi nạn nhân khi chủ xe không đủ khả năng
tài chính, nhất là chủ xe môtô là nông dân và dân tộc ít người, tránh được những kiện tụng xô xát gây mất trật tự xã hội.
Tuy nhiên, nhìn chung số lượng chủ xe môtô tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới còn thấp, thiếu
tự giác, đa số là mua để đối phó với xử phạt của công an. Một số chủ xe ôtô mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới để đăng kiểm xong rồi đề nghị huỷ hợp đồng. Các trường hợp trục lợi bảo hiểm đã bị phát hiện nhưng chưa được
kiên quyết xử lý.
Con số thống kê tại các địa phương cho thấy, số xe ôtô tham gia bảo hiểm lên tới trên 80% (trừ xe công an, quân đội và xe
không lưu hành). Số xe máy tham gia bảo hiểm ở từng địa phương từ 30% đến 35%, đặc biệt tại Gia Lai (tỉnh miền núi) bà
con dân tộc ít người có tỉ lệ tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô lên tới xấp xỉ 45%.
Cũng từ thực tế trên, các doanh nghiệp bảo hiểm đã kiến nghị sửa đổi bổ sung quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
chủ xe cơ giới. Theo đó, Bộ tài chính nghiên cứu bổ sung thêm những điểm loại trừ nhất là những hành vi vi phạm pháp luật
hiện hành (có độ cồn quá quy định, phóng nhanh chạy quá tốc độ quy định, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đua xe,
đánh võng, đi không đúng làn đường quy định, thiếu thiết bị an toàn (còi, đèn, phanh...).
Đối với các trường hợp đặc biệt như: trường hợp bồi thường nhân đạo, bồi thường thiện chí, các trường hợp qiải quyết bồi
thường theo sự thoả thuận giữa chủ xe và nạn nhân theo Bộ luật dân sự, Bộ tài chính cần có hướng dẫn chi tiết hơn.
Một đề nghị của các doanh nghiệp và các ban ngành địa phương khác được xem là khá thiết thực là chế độ thu phí bảo hiểm
với xe môtô mới đăng ký từ 2 đến 3 năm, khuyến khích xe ôtô mới đăng ký tham gia bảo hiểm đến 3 năm (phù hợp với thời
gian đăng kiểm) và chỉ bán bảo hiểm với thời gian tối thiểu 1 năm (trừ các trường hợp đặc biệt xe chỉ hoạt động dưới 1 năm)
nếu khách hàng huỷ hợp đồng thì tỉ lệ phí hoàn lại chỉ bằng 50% số phí theo thời gian còn lại của hợp đồng. Đồng thời, cần
có chế độ khuyến khích đối với khách hàng tham gia bảo hiểm từng năm trong 3 năm hay 5 năm liên tục không để xẩy ra
tổn thất.
Qua 3 năm thực hiện, nhờ có quyết định Bộ tài chính cho phép những vụ tai nạn không nghiêm trọng, doanh nghiệp bảo
hiểm được quyết định giám định tổn thất và giải quyết bồi thường nên thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết bồi thường được
nhanh chóng kịp thời. Tuy nhiên, theo phản ảnh của các doanh nghiệp, việc giải quyết bồi thường vẫn còn một số vướng
mắc.
Theo ông Lộc, những kiến nghị mà các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra như: Bộ tài chính cần trao quyền và trách nhiệm cho
doanh nghiệp bảo hiểm chủ động giám định xác định tổn thất và giải quyết bồi thường hơn nữa. Đồng thời, Bộ tài chính và
Bộ công an cần có hướng dẫn về phân định lỗi, làm cơ sở cho việc hoà giải và thương lượng với nạn nhân, quy trình xử lý
khi tai nạn xảy ra...
Riêng với các trường hợp trục lợi bảo hiểm bị phát hiện, các doanh nghiệp đề nghị Bộ tài chính cần kiên quyết xử lý. Bởi đã
xảy ra không ít các trường hợp trục lợi bảo hiểm như tại Quảng Ninh xe gây tai nạn xong kéo xe về nhà đi mua bảo hiểm rồi
mới bắt đầu khai báo tai nạn, tại Cần Thơ xe tự ngã nhưng đã câu kết với chủ xe khác có mua bảo hiểm để được bồi thường.
Thường là các vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện tương đối muộn sau khi xảy ra tai nạn nên cơ quan công an khó dựng lại
được hiện trường để điều tra. Mặt khác doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền phạt hoặc xử lý những vụ trục lợi bảo hiểm
bị phát hiện này.
Ngoài ra, để tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm, sau tai nạn mới mua bảo hiểm, các doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan
công an khi xử lý bất kỳ vụ tai nạn giao thông nào nên có kiểm tra giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
(Nguồn: VnEconomy, IIC cập nhật ngày 13/6/2006)
Lắp “hộp đen”cho xe khách: Cách quản lý hữu hiệu để giảm thiểu những vụ trục lợi bảo hiểm
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông đặc biệt
nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản, tạo ra tâm lý bất ổn
khi tham gia giao thông. Điều đáng chú ý những vụ tai nạn thảm khốc
gần đây mà dư luận đã biết chủ yếu do xe khách đường dài gây ra.
Không chỉ gây tai nạn, thực tế cho thấy có một số chủ phương tiện lợi
dụng việc đã mua bảo hiểm toàn bộ thân vỏ, tự phá huỷ tài sản của
mình để trục lợi bảo hiểm.
Trước tình hình tai nạn giao thông (TNGT) diễn biến nghiêm trọng trong tháng 1/2006 (số vụ tăng 10,6%, số
người chết tăng 24,6% và số người bị thương tăng 6% so với cùng kỳ năm 2005), mới đây, Thủ tướng
Chính phủ đã có công điện số 331/TTg-NC yêu cầu Bộ công an, Bộ giao thông vận tải (GTVT), Ủy ban an
toàn giao thông (ATGT) quốc gia, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức
năng, trách nhiệm được giao làm rõ các nguyên nhân gia tăng TNGT trong tháng 1/2006; đề ra các biện
pháp kiềm chế và giảm thiểu TNGT trong những tháng tiếp theo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước
ngày 5/3/2006.
Theo phân tích của các cơ quan chức năng, nguyên nhân gây TNGT là do hệ thống giao thông đường bộ
của nước ta dù đã có diện mạo mới nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập; ý thức chấp hành Luật giao thông của
người tham gia giao thông nói chung và của lái xe nói riêng còn rất yếu; việc kiểm tra kiểm soát trên đường
không thường xuyên và phủ rộng trên mạng lưới giao thông đường bộ... Những nguyên nhân này đã làm
nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp, khó quản lý như: chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải, thời gian và số
lần dừng đỗ đón trả khách trái phép dọc đường rất lộn xộn và lái xe “làm luật” với lực lượng kiểm tra để
được bỏ qua vi phạm.
Tại một hội thảo của ngành giao thông diễn ra tuần trước, một số chuyên gia ngành này cho rằng: để theo
dõi diễn biến hành trình của một chuyến xe, đánh giá ý thức tự giác của lái xe về chấp hành Luật giao thông
đường bộ, làm cơ sở chính xác cho việc xem xét xử lý vi phạm, phân tích nguyên nhân dẫn đến TNGT, thì
giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhất là sử dụng “hộp đen”. Hiện nay, hầu hết các phương tiện giao thông quan
trọng, nhất là những phương tiện tham gia vận chuyển người đều đã được lắp “hộp đen” như: máy bay, tàu
hỏa... và đây được coi như một quy định bắt buộc đối với những phương tiện này.
Ông Phạm Quang Huy - người đang bảo vệ một đề tài giao thông quan trọng tại Đại học tổng hợp
Lômônôxốp (Liên bang Nga) cho biết: “Trên thế giới, một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản hay Thuỵ Điển
những phương tiện kinh doanh vận chuyển hành khách dưới sự quản lý của các tập đoàn tư nhân đều phải
đăng ký với Nhà nước để được trang bị “hộp đen”, bởi lẽ khi xảy ra rủi ro trong quá trình vận tải vì bất cứ lý
do gì thì nhà chức trách, cũng như các công ty bảo hiểm đã có căn cứ để xử lý và đền bù chính xác. Và đó
cũng là quyền lợi của các công ty vận tải chuyên nghiệp”.
Tại nước ta, trong điều kiện ngày càng có nhiều tuyến xe khách đường dài chất lượng cao được mở ra với
những phương tiện hiện đại, mẫu mã đẹp, tiện nghi sang trọng thì việc lắp “hộp đen” để đảm bảo ATGT và
là điều càng nên làm. Hơn thế nữa, trước tình hình một số cá nhân có phương tiện vận tải đã chủ động phá
huỷ tài sản của mình để trục lợi bảo hiểm mà điển hình là vụ tự đốt cháy xe Ford Transit ở Bảo Lộc - Lâm
Đồng hồi giữa năm 2005 để xin bảo hiểm toàn bộ thân vỏ, nhưng vì sự cảnh giác của cơ quan bảo hiểm
nên vụ việc trên đã được cơ quan điều tra làm rõ và đưa ra ánh sáng. Qua sự việc trên, nhiều ý kiến cho
rằng: nếu chiếc Ford Transit 16 chỗ đó được trang bị “hộp đen” thì chắc chắn chủ xe đã không manh động
đến như thế.
“Hộp đen” là một thiết bị ghi nhận diễn biến hành trình của phương tiện mà nó được lắp đặt, được kết cấu
bởi những vật liệu bền vững, chịu được va đập mạnh hay với áp lực cao, không bị phá hủy vì nhiệt, không
thấm nước và khó can thiệp từ bên ngoài để điều chỉnh hoặc làm sai lệch các thông số đã ghi tự động trong
đó. Với việc lắp “hộp đen”, cơ quan chức năng sẽ không cần nhiều lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên đường
mà có thể kiểm tra thông tin trong “hộp đen” tại các trạm cố định, hoặc các đầu bến khi thấy cần thiết. Do
không cần tuần tra nên việc bắn tốc độ cũng sẽ được giảm thiểu qua đó, tạo tâm lý an toàn cho lái xe và
hạn chế được những tiêu cực trên đường khi người lái vi phạm. Bên cạnh đó, việc lắp “hộp đen” cũng thiết
lập được cơ chế bắt buộc lái xe dần có ý thức tự giác về hành vi sử dụng và điều khiển phương tiện đúng
luật, lái xe cũng sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình khi điều khiển phương tiện và từ đó sẽ góp phần hạn chế
TNGT và trợ giúp công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, cả nước chỉ có Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) tiến hành lắp “hộp đen” cho hơn 200 xe
buýt của các xí nghiệp thành viên chạy trên 12 tuyến ở Hà Nội. Nhờ vậy, hoạt động vận tải của xe buýt thời
gian qua diễn ra khá tốt, mạng lưới được mở rộng. Từ những lợi ích trên, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng
nên xem xét nghiên cứu và đưa “hộp đen” vào áp dụng cho xe vận tải khách đường dài.
Tất nhiên, theo các chuyên gia, thời gian đầu cũng phải theo một kế hoạch, lộ trình, đối tượng thích hợp và
thực hiện thí điểm ở một vài tuyến trọng điểm, nhất là những tuyến xe có mật độ phương tiện giao thông
lớn. Nếu thành công thì trong tương lai có thể áp dụng cho xe tải và các loại xe ôtô khác.
Thực tế trên thế giới cho thấy: chi phí lắp đặt “hộp đen” cho ôtô không phải là đắt, bởi lẽ điều kiện hoạt động
của phương tiện này không phức tạp và khắc nghiệt như máy bay, tàu hoả nên các công ty chuyên cung
ứng “hộp đen” cũng cố đưa ra những mức giá hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho các phương tiện tham gia
vận tải có thể tích hợp được loại thiết bị mới và rất cần thiết nêu trên.
Từ Lương
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam - No.72 [2006-04-11], IIC cập nhật 21/04/2006