Tóm tắt
Văn hóa vật chất (đồ ăn uống, trang phục, nhà ở,.), xuất phát từ lẽ sinh tồn, đã trở thành những
sáng tạo văn hóa đầu tiên của con người và đồng thời luôn biến đổi gắn với nhu cầu thực dụng ngày
càng cao của loài người. Chính vì vậy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người,
đặc biệt trong văn hóa vật chất, là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có một cách nhìn biện chứng, nhân
văn và hướng đi phù hợp. Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một trong
các cộng đồng dân tộc thiểu số sớm chịu tác động của quá trình đô thị hóa cùng với sự thay đổi địa
giới hành chính của thành phố Hà Nội. Hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung, đặc biệt văn hóa vật
chất của họ nói riêng, có nhiều biến đổi, cần có những giải pháp phù hợp để giữ gìn nét văn hóa độc
đáo của tộc người nhưng vẫn đảm bảo sự hội nhập và phát triển.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn giá trị văn hóa vật chất của người dao ở Ba Vì, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 25 - Tháng 9 - 201858
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
1. Đặt vấn đề
Trong nhiều năm gần đây, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã
nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng và
Nhà nước, song mới chỉ dừng lại ở những vấn
đề chung. Trong khi đó, văn hoá vật chất các
tộc người thiểu số đang biến đổi nhanh chóng,
nhất là những tộc người sớm chịu tác động bởi
quá trình đô thị hóa, mà cộng đồng người Dao
ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là
một điển hình. Trước Cách mạng tháng Tám,
họ du canh du cư làm nương rẫy trên núi Ba Vì.
Cuối những năm 60, đầu những năm 70 của
thế kỷ XX, thực hiện cuộc vận động hạ sơn của
Chính phủ, người Dao ở Ba Vì xuống núi định
cư. Họ được người Mường, người Kinh đang cư
trú ở xã Ba Trại và Minh Quang nhường một
phần đất để hình thành địa giới mới của xã
Ba Vì. Dù vẫn được sống tập trung cùng nhau
nhưng hiện nay thôn bản của người Dao xen
kẽ với xóm, làng của người Mường, Kinh ở các
xã lân cận. Cộng đồng người Dao ở Ba Vì còn
sống trên địa bàn gần trung tâm Hà Nội và các
thành phố, thị trấn lớn như Sơn Tây, Hà Đông,
Hòa Bình... Như vậy, môi trường sống của họ
BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT CHẤT
CỦA NGƯỜI DAO Ở BA VÌ, HÀ NỘI
CHỬ THỊ THU HÀ
Tóm tắt
Văn hóa vật chất (đồ ăn uống, trang phục, nhà ở,...), xuất phát từ lẽ sinh tồn, đã trở thành những
sáng tạo văn hóa đầu tiên của con người và đồng thời luôn biến đổi gắn với nhu cầu thực dụng ngày
càng cao của loài người. Chính vì vậy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người,
đặc biệt trong văn hóa vật chất, là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có một cách nhìn biện chứng, nhân
văn và hướng đi phù hợp. Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một trong
các cộng đồng dân tộc thiểu số sớm chịu tác động của quá trình đô thị hóa cùng với sự thay đổi địa
giới hành chính của thành phố Hà Nội. Hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung, đặc biệt văn hóa vật
chất của họ nói riêng, có nhiều biến đổi, cần có những giải pháp phù hợp để giữ gìn nét văn hóa độc
đáo của tộc người nhưng vẫn đảm bảo sự hội nhập và phát triển.
Từ khóa: Văn hóa vật chất, người Dao, Ba Vì, Hà Nội
Abstract
Material culture (food, clothing, housing) which derives from the survival has become the first
cultural creations of people and always changes in association with the increasing pragmatic needs
of human. Therefore, preserving and promoting the traditional cultural values of ethnic groups,
especially in material culture, is a difficult task, that requires a dialectical, humanistic, appropriate
viewpoint and a right direction. The Dao community in Ba Vi commune, Ba Vi district, Hanoi city is
one of the ethnic minority communities soon affected by the urbanization process along with the
change of administrative boundaries of Hanoi city. At present, their traditional culture in general and
their material culture in particular have many changes. It is necessary to have appropriate solutions to
preserve the unique culture of the people but still ensure the integration and development.
Keywords: Material culture, Dao, Ba Vi, Hanoi
59Số 25 - Tháng 9 - 2018
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thuận lợi cho giao tiếp văn hóa. Bên cạnh đó,
trong lịch sử thay đổi địa giới hành chính của
Thành phố Hà Nội, vùng núi Ba Vì nơi người
Dao cư trú đã từng 12 năm thuộc về Hà Nội
(1979 - 1991). Từ 1991 đến trước năm 2008, tuy
không thuộc Hà Nội nhưng Ba Vì chỉ cách Hà
Nội hơn 60 km về phía Tây. Chục năm trở lại
đây, theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc
hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới Thành
phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Ba Vì lại
tái nhập vào Thành phố Hà Nội. Cùng với diện
mạo Thủ đô không ngừng thay đổi trong bối
cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, văn hóa vật chất của người Dao
đang biến đổi và đứng trước thách thức giữa
bảo tồn và phát triển, giữa giữ gìn bản sắc và
hội nhập.
2. Biến đổi văn hóa vật chất của người Dao
ở Ba Vì hiện nay
2.1. Biến đổi về nhà ở
Trước hạ sơn, loại hình nhà truyền thống
của người Dao là nửa sàn nửa đất, thích hợp
với địa hình đồi núi dốc của sườn núi Ba Vì.
Thời gian đầu xuống núi, chỉ có một số hộ
người Dao ở trong những ngôi nhà trệt. Đến
giữa những năm 80 của thế kỷ XX, hầu như
100% các gia đình người Dao ở Ba Vì đều ở
nhà trệt. Ngôi nhà của họ thuộc loại nhà gỗ,
có 3 - 5 gian với cấu trúc tương tự như nhà ở
của người Kinh trong vùng. So với những ngôi
nhà truyền thống, cấu trúc ngôi nhà của họ
thay đổi: từ cột chôn thành cột kê tảng, vách
thưng ván. Bộ khung nhà với kết cấu vì kèo cột
ngoãm truyền thống được thay bằng kết cấu vì
kèo, theo kiểu của người Kinh. Các cấu kiện của
khung nhà được liên kết bằng các loại mộng
thay cho gá ngoẵm, buộc dây hoặc lạt.
Đến nửa đầu những năm 90 của thế kỷ
XX, theo xu thế chung trong vùng, ngày càng
nhiều gia đình Dao ở Ba Vì xây nhà bằng gạch
với kiểu dáng Âu hóa. Như vậy, ngôi nhà nửa
sàn nửa đất truyền thống của họ xưa kia đã
được thay hoàn toàn bằng nhà xây, tường
gạch, mái bằng bê tông, hoặc mái bằng tre gỗ,
lợp ngói.
Mặt bằng sinh hoạt trong nhà của người
Dao Ba Vì cũng biến đổi. Xưa kia, mặt bằng
sinh hoạt trong nhà của họ gồm phần nền đất
và phần sàn, gian khách và gian bếp. Nay họ ở
nhà trệt, mặt bằng sinh hoạt bố trí theo gian,
gồm gian khách và các buồng ngủ. Gian khách
rộng hơn cả. Tại gian này, các gia đình thường
kê bàn ghế tiếp khách, tủ, giường ngủ cho ông
chủ nhà hoặc con trai chưa lấy vợ. Buồng ngủ,
đặc biệt buồng ngủ của các cặp vợ chồng có
tường, vách ngăn kín đáo. Trong các buồng
ngủ, họ kê giường, tủ hoặc hòm đựng quần
áo,... giống như người Kinh. Hiện nay vị trí
đặt ban thờ tổ tiên trong gia đình người Dao
không bắt buộc phải cố định ở góc nhà như
truyền thống, có không ít gia đình treo bàn
thờ gia tiên ở giữa gian khách như người Kinh.
Theo họ, đặt ban thờ như vậy để cân đối với
gian khách, thuận tiện và đẹp hơn.
Hiện nay, các tín ngưỡng, kiêng kỵ liên
quan đến nhà ở của họ cũng thay đổi nhiều.
Việc thực hiện nghi thức chọn đất ở không
còn phổ biến, nhưng việc xem tuổi làm nhà,
xem hướng nhà, chọn ngày động thổ,... vẫn
được họ chú trọng. Thậm chí, nay có người còn
mượn tuổi người khác để làm nhà của mình
(Ông Triệu Văn Lạng ở thôn Hợp Sơn, đã mượn
tuổi một người Kinh đến làm thuê trong thôn,
để làm nhà ở). Các nghi lễ dựng nhà, vào nhà
mới,... được họ duy trì như truyền thống. Trong
quá trình đổ móng nhà, đặt đòn nóc, đổ mái,
trồng tầng,... đều được lễ bái, chọn ngày giờ
cẩn thận. Hiện nay, các kiêng kỵ trong sinh hoạt
giữa các thành viên diễn ra trong ngôi nhà đã
giảm nhiều. Thông thường ở gia đình có nhiều
thế hệ chung sống, ông chủ nhà ngủ ở giường
kê tại gian khách, bà chủ nhà và các cặp vợ
chồng con trai ngủ trong buồng. Nay con dâu
được phép đến chỗ ngủ của bố chồng, anh
chồng để dọn dẹp, được ngồi ăn cùng mâm,
nói chuyện với bố chồng, anh chồng. Việc cấm
đến gần ban thờ gia tiên đối với phụ nữ, không
còn nặng nề như xưa. Ở một số gia đình, nếu
ông chủ nhà đi vắng thì vợ chủ nhà có thể trực
tiếp dọn dẹp, thắp hương trên ban thờ.
Số 25 - Tháng 9 - 201860
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
2.2. Biến đổi trong ăn uống
Khi còn cư trú ở trên núi Ba Vì, người Dao
sống bằng trồng trọt các loại cây lương thực
và rau mầu trên nương, trong đó lúa là cây
lương thực chính. Bổ sung thêm cho bữa ăn
hàng ngày của họ là các sản phẩm tìm kiếm
được trong rừng. Từ cuối những năm 1960, khi
hạ sơn, định cư dưới chân núi, họ chuyển sang
canh tác ruộng nước, trồng nhiều giống lúa
mới khác nhau. Sống dưới chân núi thuận lợi
về giao thông, có hệ thống chợ quanh vùng, có
các cửa hàng tạp hoá tư nhân, hàng được mang
đến bán ở tận thôn. Nguyên liệu chế biến đồ ăn
hàng ngày của họ phong phú, có sự tham gia
của việc mua bán ngày càng nhiều hơn.
Hiện nay, bữa ăn thường ngày và trong lễ
tết của người Dao ở Ba Vì phong phú hơn về số
lượng món; cách chế biến cũng đa dạng hơn.
Không chỉ luộc, xào, nấu, rán, kho,... mà còn
được chế biến bằng cách hấp, quay, hầm,... Trao
đổi hàng hóa phát triển, nhiều nguyên liệu ẩm
thực của người Mường, người Kinh,... thường
xuyên được người Dao dùng để chế biến đồ
ăn. Khi còn trên núi, họ ăn sáng là chính, nay
ăn sáng trở thành bữa phụ. Xưa ăn sáng chủ
yếu là cơm, nay có thêm nhiều loại bánh, bún,
phở, mỳ tôm, xôi... Khi sống trên núi, họ chủ
yếu ăn sáng ở nhà, nay nhiều người đã ăn sáng
ở quán của người Mường, người Kinh.
Vào dịp lễ, tết theo phong tục người Dao,
họ vẫn làm các loại bánh truyền thống nhưng
cải tiến cách làm ngon hơn bằng cách cho
thêm nhân đỗ, lạc, thịt... Trước khi hạ sơn,
người Dao không có tục làm bánh trôi, bánh
chay vào Tết mồng 3 tháng Ba hàng năm. Nay,
cũng như người Kinh, nhiều gia đình người
Dao làm bánh này để ăn nhưng không dâng
cúng tổ tiên. Các loại đồ ăn có nhiều món mới
được chế biến từ thịt, cá, tôm,... trong đó điển
hình là các món: chả lá lốt, nem, lẩu, sườn chua
ngọt, giả cầy, tái chanh, thịt tẩm bột chiên,
thịt xào... Nhiều gia đình đã dùng các món
do người Kinh chế biến sẵn: giò, chả, ngan/vịt
quay, trứng vịt lộn luộc, nem hải sản, chả cá,...
Hiện nay, trong cỗ cưới của người Dao, bên
cạnh các món truyền thống đã xuất hiện nhiều
món mới, nấu theo kiểu làm cỗ của người Kinh:
bê xào, chim quay, tôm hấp, giò chả, nộm tổng
hợp, nem hải sản, mực xào,... bởi theo họ, cỗ
sang trọng buộc phải có nhiều món ăn mới,
như kiểu cỗ người Kinh. Mặc dù người Dao tổ
chức thết khách tại nhà, nhưng họ lại thường
mời đầu bếp người Kinh nấu, hoặc đặt sẵn
món ăn từ quán của người Kinh mang vào. Vì
vậy, không chỉ tiếp thu món ăn của người Kinh
mà họ còn tiếp nhận một số món ngoại nhập
gián tiếp qua người Kinh như: lẩu, xúc xích rán,
bò sốt vang, khoai tây rán, bánh mỳ patê,...
Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ của
người Dao ở Ba Vì thường là cỗ 7 người. Nay
cỗ cưới của họ là cỗ 6 người, giống như cỗ của
người Kinh. Xưa kia, họ tuyệt đối không ăn
thịt chó (Totem của họ), hiện nay có khá nhiều
người ăn thịt chó (Thầy cúng Triệu Đức T. nói,
ông thích ăn thịt chó, có tháng ăn vài lần, nhưng
chỉ ăn ngoài làng).
Về đồ uống, như các tộc người khác, người
Dao ở Ba Vì uống nước đun sôi để nguội hoặc
nước nấu từ các loại lá cây, rễ cây thuốc. Rượu
là đồ uống được họ ưa dùng trong các bữa ăn
hàng ngày, nhất là khi có cỗ. Hè nắng nóng, họ
học người Kinh làm một số loại nước giải khát
như: nước mơ, sấu, dâu ngâm, các loại chè đỗ
đen, đỗ xanh, chè ngô,...
2.3. Biến đổi về trang phục
Khi mới hạ sơn, định cư ở vùng chân núi Ba
Vì, người Dao vẫn mặc quần áo truyền thống.
Song, do thay đổi về khí hậu và việc làm ruộng
nước khiến bộ y phục truyền thống trở nên bất
tiện trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Vì
vậy, người Dao bắt đầu bỏ một số thành tố
của y phục truyền thống như: bỏ xà cạp, khăn
sừng... Đa số phụ nữ Dao thích vận quần chân
què ống rộng, áo cánh ngắn xẻ tà may bằng vải
tơ tằm, xa tanh,... kiểu của người Kinh, vừa nhẹ,
vừa có thể xắn cao khi lội ruộng, lại tiện giặt
rũ, phơi nhanh khô. Đa số nam giới đã thoát
ly, hay từng đi bộ đội đều bỏ hẳn việc mặc
61Số 25 - Tháng 9 - 2018
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
trang phục truyền thống. Trẻ nhỏ người Dao,
đa số đều mặc đồ may sẵn mua ở chợ. Biến đổi
trang phục của người Dao Ba Vì có lộ trình khá
rõ ràng: Ban đầu là loại bớt một số phụ kiện,
tiếp đến kết hợp giữa trang phục truyền thống
Dao và trang phục kiểu người Kinh, cuối cùng
là mặc toàn trang phục kiểu người Kinh.
Kết quả điều tra thực địa ở Ba Vì cho thấy,
đa số người Dao, thậm chí người cao tuổi, thầy
cúng uy tín trong cộng đồng,... đều ngại mặc
trang phục Dao truyền thống. Vào dịp lễ cấp
sắc, tết nhảy, đám cưới, đám tang,... chỉ một
số người được giao trọng trách mới mặc trang
phục truyền thống. Vào mùa đông, sự pha trộn
trong trang phục của người Dao càng rõ: trong
mặc áo Dao, ngoài khoác áo da, áo phao, cổ
quàng khăn len. Thầy cúng chỉ mặc lễ phục
trong các lễ cúng tế lớn như tết nhảy, cấp sắc,
tạ mả... Ở các lễ cúng nhỏ như cúng vía, cúng
mụ, vào nhà mới,... thầy cúng mặc áo Dao và
quần Âu. Rõ ràng, quần áo truyền thống của
người Dao hiện nay chỉ còn được sử dụng như
lễ phục. Trong cưới xin, cô dâu chú rể chỉ vận
trang phục truyền thống khi làm lễ tơ hồng,
còn khi tiếp khách thì lại mặc trang phục cưới
hiện đại. Nếu cô dâu là người Dao, chú rể là
người ngoại tộc thì chỉ số ít cô dâu mặc trang
phục Dao, chú rể không mặc. Khi đưa dâu hoặc
đón dâu từ nhà thông gia là người ngoại tộc,
họ chỉ mặc quần áo tân thời kiểu Tây hoặc
mặc áo dài của người Kinh. Trong đám ma,
con cháu người quá cố và những người tham
gia đám tang chỉ thắt khăn tang, không phải
mặc trang phục Dao. Riêng với người chết, khi
khâm niệm, phải mặc cho họ bộ trang phục
Dao truyền thống, để họ về được với tổ tiên.
Cùng với sự biến đổi của y phục là sự biến
đổi về đầu tóc, đồ trang sức. Hiện nay, vì không
mặc y phục truyền thống nên phụ nữ Dao
không đội khăn sừng. Họ cắt tóc ngắn, làm tóc
xoăn, tóc ép,... ở các tiệm làm tóc tại thị trấn,
thị tứ. Nhiều thanh niên Dao nhuộm tóc như
giới trẻ người Kinh. Một số nam thanh niên
Dao từng có thời gian làm thuê ở đô thị lớn còn
đeo khuyên tai, xăm vẽ trên cánh tay. Đồ trang
sức của người Dao Ba Vì hiện nay đa dạng về
chất liệu: từ nhựa, đá, đến mã não, ngọc trai,
bạc, vàng tây, vàng ta và phong phú về loại
hình: vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, nhẫn, lắc
tay, lắc chân, đồng hồ... Rõ ràng, trang phục
ngày thường của người Dao Ba Vì hiện nay
không khác biệt với người Kinh, người Mường
lân cận. Từ quần áo, đầu tóc đến đồ trang sức
đều theo lối tây hoá, đa dạng kiểu dáng, chất
liệu. Trang phục truyền thống Dao chỉ còn là lễ
phục, được họ mặc trong dịp lễ, tết quan trọng
của tộc người.
Như vậy, từ khi chuyển xuống định cư dưới
chân núi, đặc biệt từ sau Đổi mới đất nước đến
nay, đời sống của người Dao ở Ba Vì có những
thay đổi lớn. Sự thay đổi này được nhận biết rõ
nét qua biến đổi mạnh mẽ của yếu tố vật chất
trong ăn uống, nhà ở, trang phục của người
Dao nơi đây. Sự biến đổi phản ánh chất lượng
cuộc sống của người dân đã nâng cao, đang
vươn lên hòa nhập với các tộc người trong
vùng, nhưng cũng tiềm ẩn mai một bản sắc
văn hóa Dao.
3. Đôi điều bàn luận và đề xuất giải pháp
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật chất
của người Dao ở Ba Vì
3.1. Đôi điều bàn luận
Biến đổi là quy luật của vạn vật, kể cả văn
hóa. Mọi thành tố văn hóa đều luôn vận động
và biến đổi. Vì vậy, biến đổi văn hóa vật chất
của người Dao ở Ba Vì là khách quan, hệ quả
của nhiều tác động như: thay đổi môi trường
sống, giao lưu văn hoá, tác động của nền kinh
tế thị trường, quá trình đô thị hoá... Hiện nay,
văn hóa xóm làng của các dân tộc Dao, Mường,
Kinh ở Ba Vì đang hòa vào nhau với một phong
cách chung. Đến vùng người Dao xã Ba Vì hiện
nay, nếu chỉ quan sát cách bố trí nhà ở trong
thôn, kiến trúc bên ngoài ngôi nhà, bộ trang
phục người dân mặc hàng ngày, mâm cơm của
các gia đình hay phương tiện đi lại của người
dân thì không thể nhận biết đó là làng của
người Dao hay của người Mường, người Kinh.
Số 25 - Tháng 9 - 201862
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Sự biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa vật
chất của người Dao ở Ba Vì hiện nay đặt ra vấn
đề cần phải nhìn nhận, đánh giá về sự biến đổi
cũng như tác động của nó đến đời sống của
cộng đồng người Dao nơi đây. Sự nhìn nhận,
đánh giá ấy phải xuất phát từ quan điểm và
quyền lợi của chủ thể văn hóa là cộng đồng
người Dao ở Ba Vì. Chúng ta nên có cái nhìn
nhân văn khi đánh giá, bởi vấn đề ở chỗ:
không phải cứ ở mãi trong ngôi nhà nửa sàn
nửa đất bằng tranh tre nứa lá mới giữ gìn cái
truyền thống; không phải lúc nào cũng mặc
bộ trang phục truyền thống, dù nóng và bất
tiện mới là bảo tồn bản sắc; các cô gái Dao ở
Ba Vì không phải cứ toàn tâm ý cho may vá,
thêu thùa, bỏ việc học hành, giao lưu, hội
họp... mới là lưu giữ tập quán; không phải ăn
uống đạm bạc với cách chế biến đơn giản mới
là biểu hiện của cái đặc trưng... Nếu nhận định
như vậy là cứng nhắc, nhìn nhận yếu tố bản
sắc mang tính hạn hẹp.
Thực chất, giữ gìn bản sắc không có nghĩa
giữ nguyên vẹn cái truyền thống. Văn hóa vật
chất là những thứ gắn với nhu cầu thực dụng
của con người. Vì vậy, ai cũng thích ăn ngon,
mặc đẹp, ở thoải mái và đầy đủ tiện nghi. Tiếp
thu cái mới để phát triển là phù hợp quy luật,
nếu yếu tố đó thể hiện tính hơn hẳn so với
truyền thống. Cộng đồng người Dao ở Ba Vì
đã từ bỏ một số phong tục truyền thống lạc
hậu như: uống nước lã; kiêng cữ quá nhiều
trong ăn uống cho thai phụ, sản phụ; nhốt gia
súc dưới gầm sàn; đi chân đất; cho trẻ con ở
truồng; phụ nữ sơn đầu, không có quần áo
lót, băng vệ sinh,... để vươn tới cuộc sống vật
chất đầy đủ, văn minh hơn. Bà Triệu Thị Bình,
53 tuổi, ở thôn Yên Sơn nói rằng: “Có thay đổi
thì đời sống của người Dao mới tiến lên được.
Nếu biết chọn lọc và tiếp thu để phát triển thì
rất tốt”. Suy nghĩ này dù của cá nhân nhưng có
thể xem là nguyện vọng chính đáng của cộng
đồng người Dao ở Ba Vì. Thích ứng để phát
triển, hội nhập với xu thế chung của thời đại là
cái đích mà mọi cộng đồng hướng tới, không
phải riêng cộng đồng người Dao ở Ba Vì. Thiết
nghĩ, đó cũng là mục tiêu xây dựng cái “tiên
tiến” của nền văn hóa Việt Nam.
Hiện nay, các thành tố văn hoá vật chất của
người Dao ở Ba Vì đang biến đổi theo hướng
gần hơn với văn hoá Kinh, nhất là với lối sống
đô thị hiện đại. Việc tiếp thu các yếu tố mới
trong văn hóa vật chất của người Dao ở Ba Vì
có làm mất đi tính “đậm đà bản sắc dân tộc”?
Trả lời câu hỏi này chúng ta cần nhìn nhận văn
hóa vật chất trong mối quan hệ biện chứng với
các yếu tố văn hóa xã hội và tinh thần. Nếu chỉ
đề cập về cấu trúc ngôi nhà, vật liệu xây dựng,
kiểu dáng trang phục hiện nay hay cách chế
biến món ăn hàng ngày của người Dao ở Ba
Vì,... có thể khẳng định văn hóa vật chất của
người Dao nơi đây đã mất đi bản sắc tộc người,
bởi nó đã khác xưa, không còn dấu hiệu nhận
diện đó là văn hóa Dao nữa. Song, nếu theo
quan điểm biện chứng sẽ thấy cái nhà không
thuần túy là yếu tố vật chất, trong nhà còn chứa
đựng cái hồn và cách tư duy của tộc người,
biểu hiện qua nghi lễ làm nhà, những kiêng kỵ
và quy tắc ứng xử giữa con cháu với tổ tiên,
giữa các thành viên trong nhà với nhau. Trang
phục cũng vậy, không chỉ là đồ che thân mà
còn thể hiện sự khéo léo, tâm huyết của người
phụ nữ làm ra trang phục, toát lên tư duy thẩm
mỹ của cộng đồng trong cách trang trí trên
trang phục. Món ăn không thuần túy no bụng,
đủ dinh dưỡng mà còn là quan hệ ứng xử giữa
con người với môi trường tự nhiên, giữa con
cháu với ông bà tổ tiên, giữa các thành viên
trong gia đình và trong cộng đồng... Nếu nhìn
trên quan điểm đó sẽ thấy bản sắc Dao chứa
đựng trong các yếu tố văn hóa vật chất hiện
nay tuy biến đổi nhưng chưa biến mất.
Vẫn theo phong tục, ngày đầu năm mới,
người Dao ở Ba Vì không mổ lợn, giã bánh dày
mà mổ gà sống thiến, gói bánh ống cúng tổ
tiên. Tết Thanh minh, tết tháng Năm, rằm tháng
Bảy chỉ nhà tổ mới cúng. Các gia đình trong họ
ai có gì góp nấy, cùng đến nhà tổ tham dự. Vào
Thanh minh, tuỳ nhà tổ mà có gà luộc hoặc thủ
lợn luộc, bánh dày, đặc biệt không thể thiếu
món cá nấu. Tết tháng Năm,