Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

Tóm tắt Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 32 (Tháng 6 - 2020)26 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CHỬ THỊ THU HÀ* Tóm tắt Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung. Từ khóa: Bảo tồn, phát huy, giá trị văn hóa, xây dựng nông thôn mới, dân tộc thiểu số Abstract The goal of new rural development set by the Party and Government means building villages, communes and hamlets with well-fed, civilized life and healthy cultural environment. Therefore, along with improving the social and economic life, improving the cultural and spiritual life, preserving and promoting the traditional cultural values are very important. Vietnam is a country with 54 ethnic groups, of which 53 ethnic minorities live mostly in rural areas where are almost located at the remote borders of the country. So preserving and promoting the cultural values of ethnic minorities plays an extremely important role in the process of new rural development in particular and in the cause of national development in Vietnam in general. Keywords: Preservation, promotion, cultural values, new rural development, ethnic minorities 1. Sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” [2]. Xuất phát từ nhận thức đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sẽ không có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp kém. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới mãi chỉ là khẩu hiệu nếu đời sống vật chất và tinh thần của già nửa dân số của đất nước sống nơi nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy, để Nghị quyết số 26-NQ/TW của Đảng đi vào hiện thực, ngày 4/6/2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt; cùng với đó, Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới với 19 * TS., Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường ĐHVHHN 27Số 32 (Tháng 6 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tiêu chí được ban hành. Mục tiêu hướng đến là một nông thôn mới với đời sống kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; bộ mặt nông thôn được xây dựng theo quy hoạch với cơ cấu hạ tầng hiện đại, môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp; trật tự an ninh được giữ vững; dân trí nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy Như vậy, nhìn một cách tổng thể, Chương trình xây dựng nông thôn mới hướng đến mục tiêu cải thiện toàn diện bộ mặt nông thôn Việt Nam để các vùng nông thôn trên đất nước ta trở thành những miền quê đáng sống, cả về đời sống vật chất và hưởng thụ tinh thần. Đi đôi với việc nâng cao đời sống kinh tế xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong công cuộc xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, xây dựng văn hóa nông thôn cần được xác định là trọng tâm của quá trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng văn hóa nông thôn mới chính là góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ hội nhập. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của 54 dân tộc cùng chung sống trên dải đất hình chữ S. Đặc trưng của văn hóa Việt Nam chính là sự thống nhất trong đa dạng các sắc màu văn hóa của 54 dân tộc, trong đó không thể không nói tới những giá trị văn hóa độc đáo của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số có thể ví như những sợi chỉ màu lấp lánh cùng dệt nên tấm thảm rực rỡ của nền văn hóa Việt Nam. Và hơn thế, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số còn tạo nên sức hấp dẫn lạ kỳ cho du khách quốc tế khi đặt chân đến Việt Nam. Chính vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới không chỉ là giữ gìn hồn cốt cho các bản làng vùng nông thôn miền núi nói riêng và cho đất nước nói chung, mà còn góp phần quan trọng làm thay đổi tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân nếu chính quyền và cộng đồng biết khai thác hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. 2. Thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Để thực hiện xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, trong đó giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới với đề này. Ngày 6/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 581/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, trong đó, xác định một trong những mục tiêu quan trọng là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Tiếp đó, nhiều đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: “Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” (theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011); “Đề án bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” (theo Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 5/8/2016); “Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020” (theo Quyết định số 2493/QĐ-TTg ngày 22/12/2016); Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay. Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ngày 21/1/2011, Bộ VHTTDL ban Số 32 (Tháng 6 - 2020)28 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA hành Thông tư số 04/2011/BVHTTDL quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; ngày 18/1/2019 Bộ trưởng Bộ VHTTDL ra Quyết định số 209/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các địa phương trong cả nước cũng kịp thời xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện tiêu chí 06 (về cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí 16 (về văn hóa) trên địa bàn quản lý. Công tác tuyên truyền được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, các giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống được triển khai; từ đó tác động đến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới phong phú, lành mạnh; giữ gìn, phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc trong cuộc sống hiện nay. Nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc trong thời gian qua được phục hồi và phát huy. Tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào năm 2010 cho đến nay, Chương trình đã đi được 2 chặng đường (giai đoạn 2010 - 2016 và giai đoạn 2016 - 2020). Trải qua chặng đường 10 năm, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp các địa phương trên cả nước, tạo ra nhiều thay đổi tích cực đối với diện mạo vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng đối với tiêu chí văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [4], kết quả của phong trào đã tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đa màu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Các địa phương đã quan tâm hơn đến nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở1 hoặc theo mô hình xã hội hóa các khu trung tâm thể thao - giải trí2; hoặc theo hướng giao cho cộng đồng quản lý, vận hành. Một số địa phương đã tổ chức các tuyến du lịch trải nghiệm làng quê nông thôn mới gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhiều lễ hội truyền thống lành mạnh được phục hồi, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời gắn kết mối quan hệ cộng đồng, bảo vệ bản làng, bảo vệ rừng và các tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Các trò chơi dân gian như ném còn, ném pao, đánh yến, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo, đi xe cút kít, chơi quay, được các địa phương đưa vào thành nội dung thi đấu trong các hội thao, hội diễn các cấp và trở thành môn ngoại khóa trong nhiều trường học. Các câu lạc bộ (CLB) văn nghệ như hát then, đàn tính, hát dân ca, được thành lập tới cấp xã, thôn như: CLB hát then - đàn tính của dân tộc Tày, Nùng; hát Soong cộ của dân tộc Sán Dìu; hát Sình của người Cao Lan; hát Páo Dung của dân tộc Dao, múa khèn của người Hmông, xòe của dân tộc Thái; sôang, cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên; nhạc ngũ âm của người Khmer; múa Lăm vông của người Lào, được thành lập ở nhiều địa phương đã thu hút mọi lứa tuổi, giới tính tham gia. Các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng được khuyến khích khôi phục vừa giúp bảo tồn vốn tri thức tộc người, vừa góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân để họ gắn bó lâu dài với quê hương, xứ sở. Theo tư liệu điền dã của tác giả bài viết tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - nơi có 98% dân số là người Dao Quần chẹt sinh sống, từ khi địa phương triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, không chỉ bộ mặt trụ sở UBND xã Ba Vì và diện mạo cảnh quan 3 thôn người Dao (Hợp Nhất, Hợp Sơn, Yên Sơn) đều thay đổi khang trang, sạch đẹp, mà nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao nơi đây cũng được khôi phục, gìn giữ như: Lễ cầu bình an (niêu dụ nhắt), lễ tạ ơn (bủa phẳn chiu), lễ cúng mụ (xíp pèng miến), lễ cúng vía (chua vần), lễ sinh nhật (xuốt xiển hoi), hôn nhân theo phong tục người Dao (chìn cha), đám tang (phủng kèn tạy/bùa đòi), lễ cấp sắc (chẩu đàng), tết nhảy (nhiàng chầm đao), tiếng nói, trang phục, nghề thuốc nam truyền thống... Để thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa mới, chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy xã Ba Vì 29Số 32 (Tháng 6 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA và vào nội dung các cuộc họp thôn, xã; các tổ chức chính trị - xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,... đang tìm biện pháp để tiếp tục tuyên truyền hiệu quả đối với người dân trong việc khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Hội người cao tuổi động viên hội viên mặc trang phục truyền thống khi đi họp. Một số dòng họ người Dao nhắc nhở con cháu mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ của dòng họ Cho đến nay, dù xã Ba Vì chưa hoàn thành được 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới và mặc dù đang sống tại một địa bàn chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, nhưng cộng đồng người Dao nơi đây ngày càng có ý thức trong việc bảo tồn văn hóa tộc người. Những biểu hiện đáng mừng trên không phải là duy nhất đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số ở thành phố Hà Nội, mà còn phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Mọi cấp chính quyền từ tỉnh đến xã, thôn đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, nhiều di sản văn hóa quý báu của đồng bào có điều kiện được tôn vinh, nhân rộng trong cộng đồng. Tiêu biểu như huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh với trên 96% dân số là đồng bào dân tộc, nơi đây, sau gần 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, một đời sống văn hóa nông thôn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn huyện ngày thêm khởi sắc. Nhiều môn thể thao, trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc trong toàn huyện được quan tâm phục hồi. Các CLB văn nghệ được thành lập tại 8/8 xã, thị trấn trong toàn huyện, trong đó chú trọng nội dung sinh hoạt là truyền dạy các làn điệu dân ca đặc trưng. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu có chính sách hỗ trợ hàng năm cho mỗi CLB văn nghệ cấp xã là 30 triệu để đảm bảo cho hoạt động tập luyện, biểu diễn, giao lưu. Các lễ hội truyền thống (hội đình Lục Nà, hội tháng Ba, hội Kiêng gió) và lễ hội mới hình thành (hội hoa Sở) được tổ chức đúng quy định; phù hợp với thuần phong mỹ tục địa phương; phần hội diễn ra phong phú, hấp dẫn nhờ việc khai thác các trò chơi, dân nhạc, dân vũ đặc trưng của cộng đồng các dân tộc, đã tạo được sức lan tỏa, lôi cuốn, góp phần thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia [9, tr.131-132]. Đó là một số minh chứng cho thấy sự nỗ lực của các địa phương trong công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, từng bước đưa văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). Tuy vậy, công cuộc xây dựng văn hóa nông thôn mới, đặc biệt, sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng gặp những thách thức không nhỏ. Sự biến đổi và mai một bản sắc văn hóa đang là nguy cơ đối với nhiều tộc người, kể cả những tộc người cư trú nơi vùng biên viễn xa xôi của tổ quốc như huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang chịu tác động của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị biến đổi nhanh chóng. Điều dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi về kiến trúc nhà ở truyền thống của đồng bào. Những ngôi nhà gạch đất của người Tày, người Sán Chỉ, nhà trình tường của người Dao đã tồn tại từ nhiều đời nay trở nên không đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí về nhà ở. Có thể nói, nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí khó đối với nhiều địa phương, đặc biệt là các xã có nhiều đồng bào dân tộc ở các thôn bản miền núi như Bình Liêu. Nhiều gia đình có tâm lý ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước; những ngôi nhà truyền thống không được tôn tạo, tu sửa mà bị phá đi xây bằng gạch bê tông, không có mẫu thiết kế đặc thù. Điều đó làm mất đi nét đặc trưng văn hóa về kiến trúc nhà ở truyền thống trên địa bàn huyện. Đi đến các thôn bản, dù là những nơi có 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng nếu không được giới thiệu thì khó có thể phát hiện ra đó là thôn/bản của người Dao, người Tày hay người Sán Chỉ vì nét đặc trưng văn hóa về nhà ở của từng dân tộc đã không còn. Cùng với sự biến đổi của ngôi nhà truyền thống là sự biến đổi tập quán trong sinh hoạt Số 32 (Tháng 6 - 2020)30 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA như: cách chế biến thức ăn, tổ chức bữa ăn trong nhà bếp, cách bảo quản hạt giống và lương thực, thực phẩm... Một số tập quán tốt đẹp trước kia nay đã mất, như các sinh hoạt bên bếp lửa: hát then, kể chuyện cổ tích... Vai trò của già làng, trưởng bản trong việc trao truyền các giá trị văn hóa không còn thấy rõ nét khi thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn/bản. Việc tìm một người đủ tiêu chuẩn vừa là bí thư chi bộ, trưởng bản, vừa nắm vững phong tục, tập quán và các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng vẫn còn gặp nhiều hạn chế [9, tr.131-132]. Một biểu hiện biến đổi và mai một văn hóa truyền thống rõ nét mà nhiều địa phương, nhiều tộc người đang gặp phải, đó là trang phục truyền thống. Dù trang phục truyền thống ngày càng được người dân ý thức rõ hơn về vai trò trong nhận diện bản sắc tộc người; được người dân mặc nhiều hơn trong những ngày lễ tết truyền thống, nhưng nguy cơ biến đổi, thậm chí mai một bản sắc đối với trang phục truyền thống vẫn đang diễn ra. Sự biến đổi được thể hiện trong quá trình làm ra bộ trang phục truyền thống, trong kiểu dáng và cách trang trí trang phục. Đặc biệt, một số dân tộc quá ít người với dân số chưa đến 1.000 người như Rơ Măm, Ơ Đu, Thổ, Chứt,... không thấy bóng dáng của trang phục truyền thống [10, tr.52]. Chia sẻ về những khó khăn gặp phải trong việc sưu tầm trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt, ông Lê Khắc Nhu - Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì cho biết: “Chúng tôi đặt một bà thợ thêu ở thôn Yên Sơn làm bộ quần áo xưa của nam giới Dao, khi đến lấy thì phàn nàn rằng chiếc cổ áo này phải là cổ đứng, hình tròn, nhưng bà nói áo của đàn ông Dao Ba Vì vẫn mặc như vậy. Chúng tôi muốn lưu giữ chiếc quần xưa của đàn ông Dao nhưng chẳng ai còn. Chúng tôi phải vào tận Huế, đặt người ta làm chiếc quần vải tấm trắng, may kiểu chân què, cạp lá tọa” [Tài liệu PVS, 2014]. Chiếc quần chẹt nữ của người Dao ở Ba Vì nay được may cải tiến theo kiểu bổ đũng nên khoảng cách hai ống thu hẹp lại chỉ khoảng 900, giống như chiếc quần “ngố” của thanh niên hiện nay. Váy của một số thầy cúng chỉ khâu ghép bởi 4 đến 5 mảnh vải thay vì 7 mảnh tượng trưng cho 7 thánh sư như trước kia... Ở nhiều địa phương như Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Phú Yên,... đều có chung thực trạng nhiều bộ trang phục sản xuất ra được cải biên khác xa với trang phục truyền thống về chất liệu, màu sắc, cách thức cắt may. Hình ảnh các đồ vật thời hiện đại cũng đã xuất hiện trên các môtip hoa văn của trang phục dân tộc Bru - Vân Kiều và Pa Cô ở Quảng Trị như máy bay, tên lửa, cây cột điện... [11, tr.111]. Việc sử dụng trang phục lại càng biến đổi. Hiện nay, rất nhiều tộc người thiểu số ở các địa phương trong cả nước đều mặc trang phục hàng ngày theo kiểu Âu hóa như người Kinh. Họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết theo phong tục của cộng đồng, nhưng thường thêm hoặc bớt đi một vài thành tố. Tuy nhiên, sự biến đổi và mai một cần lưu tâm hơn hết đó là một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là lớp trẻ không thích mặc quần áo truyền thống, thậm chí cảm thấy không tự tin khi mặc quần áo