1. Xuất xứ
Theo phân loại động vật thỏ thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ gậm nhấm
(Rodentia), họ Leporidae. Thỏ rừng có nhiều loại khác nhau, hiện nay chỉ có loài
Oryctolagus Cuniculus được thuần hoá thành thỏ nhà.
Quần thể thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70-80 năm trước đây. Chúng đã
bị lai tạp nhiều giữa các giống khác nhau nên cũng có những biến hoá khác nhau về ngoại
hình.
6 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn quỹ gen Thỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo tồn quỹ gen Thỏ
1. Xuất xứ
Theo phân loại động vật thỏ thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ gậm nhấm
(Rodentia), họ Leporidae. Thỏ rừng có nhiều loại khác nhau, hiện nay chỉ có loài
Oryctolagus Cuniculus được thuần hoá thành thỏ nhà.
Quần thể thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70-80 năm trước đây. Chúng đã
bị lai tạp nhiều giữa các giống khác nhau nên cũng có những biến hoá khác nhau về ngoại
hình.
2. Phân bố
Thỏ thường được nuôi trong các hộ gia đình với quy mô nhỏ, rải rác ở nhiều vùng, không
tập trung, số lượng không ổn định.
3. Đặc điểm
3.1. Đặc điểm ngoại hình
Thỏ đen: lông ngắn, có màu đen tuyền, mắt đen, đầu to vừa phải, mồm nhỏ, cổ không
vạm vỡ, lưng khum, bụng thon, thân hình chắc chắn, 4 chân dài thô, xương to.
Thỏ xám: lông ngắn, màu lông thay đổi từ xám tro đến xám ghi, màu lông vùng dưới
bụng, ngực, đuôi có màu xám nhạt hơn hoặc xám trắng. Mắt đen, đầu nhỏ, cổ dài, lưng
khum, bụng hơi xệ, 4 chân dài, xương to, thân hình không chắc chắn như thỏ đen.
3.2. Đặc điểm sinh lý của thỏ
Thỏ rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, khả năng thích ứng với môi trường kém.
Thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ không khí môi trường. Thỏ có ít tuyến mồ hôi
dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập
của tim đều liên quan thuận với nhiệt độ không khí môi trường. Cơ quan khứu giác của
thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được con đàn khác đưa đến bằng cách ngửi
mùi. Thỏ rất thính và tinh, trong bóng tối thỏ vẫn nhìn thấy để ăn uống bình thường và
phát hiện được những tiếng động rất nhỏ.
Sinh lý tiêu hoá: Thỏ là gia súc có dạ dày đơn, dạ dày thỏ co giãn tốt nhưng co bóp yếu.
Các chất dinh dưỡng được phân giải nhờ các men tiêu hoá của dạ dày và ruột sê được hấp
thụ chủ yếu qua ruột non. Ruột già chủ yếu hấp thụ các muối và nước. Manh tràng lớn
gấp 5-6 lần dạ dày, là nơi dự trữ và tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật.
Sinh lý sinh sản: Thỏ đẻ 1-3 ngày là động dục trở lại, chu kỳ động dục của thỏ thay đổi
thất thường, đôi khi không động dục, sau khi giao phối 6-9 giờ trứng mới rụng.
Thỏ sơ sinh chưa có lông, sau 1 ngày tuổi bắt đầu mọc lông tơ, ba ngày tuổi thì có lông
dày, ngắn 1 mm, năm ngày tuổi lông dài 5-6 mm và 20-25 ngày tuổi bộ lông được phát
triển hoàn toàn. Thỏ con mở mắt vào 9- 12 ngày tuổi.
4. Khả năng sản xuất
4.1. Khả năng sinh trưởng
Tầm vóc thỏ nội bé hơn so với thỏ ngoại nhưng có khả năng chịu đựng được điều kiện
kham khổ và dinh dưỡng thấp, khối lượng trưởng thành 3-5,5 kg.
Khối lượng cơ thể thông qua các mốc tuổi
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Khối lượng sơ sinh G 50-55
Khối lượng 21 ngày
tuổi
G 200-220
Khối lượng 30 ngày
tuổi
G 270-300
Khối lượng trưởng kg 3-3.5
thành
4. 2. Khả năng sinh sản
Thỏ nội mắn đẻ, một năm có thể đẻ tới 6-7 lứa nếu nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Thời
gian động dục lại sau khi để rất ngắn nên nếu nuôi dưỡng chăm sóc tốt và cho phối giống
sớm sau khi đẻ thì khoảng cách hai lứa đẻ chỉ còn 40-45 ngày.
Một sô' chỉ tiêu về khả năng sinh sản của thỏ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Tuổi động dục và
phối giống lần đầu
Tháng 4-5
Chu kỳ động dục Ngày 10-16
Thời gian kéo dài
động dục
Ngày 3-5
Thời gian mang thai Ngày 28-34
Số con đẻ ra/lứa Ngày 6-9
Số lứa đẻ/năm con 6-7
4.3. Khả năng cho sữa
Thỏ to khoẻ có thể cho lượng sữa 100- 160 gam, sữa lứa đầu ít hơn các lứa sau, trong một
chu kỳ thì lượng sữa tăng dần, kể từ khi đẻ đến ngày 15-20 thì lượng sữa là cao nhất và
sau đó giảm dần:. Thời điểm cạn sữa tuỳ thuộc vào thời gian đẻ lứa sau, thường từ 4-5
tuần, sản lượng sữa còn tuỳ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sữa thỏ đậm đặc và chất lượng
cao hơn sữa bò.
4.4. Khả năng cho thịt
Thỏ đẻ nhanh, nếu nuôi dưỡng tốt mỗi thỏ cái mỗi năm đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con, sau 3
tháng nuôi khối lượng giết thịt 1,7-2 kg, như vậy một thỏ mẹ có thể sản xuất 70-80%kg
thịt thỏ/ năm.
Thỏ cho tỷ lệ thịt xẻ 46-49% tỷ lệ thịt lọc/ thịt xẻ là 85-86%. Thịt thỏ giàu và cân đối chất
dinh dưỡng: tỷ lệ đạm 21%, mỡ 10%, khoáng 1,2%.
Ngoài những khả năng sản xuất trên, thỏ còn có khả năng cung cấp lông da để sản xuất
quần áo, mũ lông, Thỏ còn được dùng làm động vật thể vàng, động vật kiểm nghiệm
thuốc và chế vạc xin trong y học.
5. Tính trạng đặc biệt
Sinh sản cao là đặc điểm lớn nhất của thỏ nội. Khả năng liêu hoá thức ăn xanh làm cho
chi phí nuôi thỏ trong dân thấp, dễ mở rộng sản xuất nếu được tiêu thụ tốt.
6. Công tác bảo tồn nguồn gen
Giống thỏ Việt Nam còn rất phổ biến, hơn nữa công tác lai giống rất ít nên chủ yếu là
dùng phương pháp in-situt.
(Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam - Tập I - Phần Gia súc - Chủ biên - GS. Lê Viết
Ly)
Nuôi thỏ dễ giàu
Trung Quốc là nước xuất khẩu thịt thỏ đứng đầu thế giới, mỗi năm thu về lượng ngoại tệ
không dưới 500 triệu USD. Còn Hungary- “Quê hương” của thỏ, có nhiều trang trại thỏ
tư nhân nuôi từ 10.000-20.000 con. Xem ra, nuôi thỏ không khó mà lại rất nhanh thu hồi
vốn. Vậy tại sao không phát triển rộng rãi việc nuôi thỏ ở nước ta...
Có lẽ trở ngại lớn nhất vẫn là hạn chế về cách nhìn nhận. Nông dân ta ai cũng nghĩ thỏ là
con vật nhỏ, không chiếm giữ vị trí nào trong các giống vật nuôi gia đình, nên ít người
quan tâm. Thậm chí có người còn đánh đồng thịt thỏ với thịt chuột và coi đây là loại thực
phẩm không hợp vệ sinh. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Nuôi thỏ rất kinh tế và thịt thỏ
ăn rất tốt, có tác dụng hạ huyết áp. Theo Thạc sĩ Chu Đình Khu (Viện Chăn nuôi) với 2
giống thỏ California và New Zealand mà Viện nhập ngoại về nuôi trong 18 tháng đủ đạt
5- 6kg/con, trong khi giá 1 kg thỏ hơi từ 15.000 - 18.000 đồng/kg (giá thành làm ra 2kg
thỏ hơi chỉ mất 10.000 đồng). Như vậy, một gia đình nuôi 20- 30 con thỏ, chiếm diện tích
không đáng kể. Có thể thu lãi 500.000 đồng/3 tháng, 1,5 đến 2 triệu đồng/năm. Thỏ dễ
ăn, mắn đẻ. Theo ông Khu, thỏ nuôi 6 tháng đủ đẻ, mỗi năm đẻ từ 6- 7 lứa, mỗi lứa 6- 8
con, thậm chí 10 con. Như vậy, một năm nuôi thỏ mẹ đẻ không dưới 40 thỏ con, nuôi lớn
sẽ đạt 1,2 tạ thịt. Ngoài 2 giống thỏ ngoại, Viện vẫn duy trì nuôi giữ 2 giống thỏ nội đen
và xám. Tuy đẻ ít con hơn, trọng lượng thấp hơn nhưng thỏ nội nuôi vần còn lãi vì chúng
chịu đựng được kham khổ. Mỗi ngày thỏ ăn từ 0,7 - 1kg cỏ, 120g cám. Nhằm bổ sung
thêm đàn thỏ giống trong nước, tháng 12-2000, Viện Chăn nuôi lại cho phép nhập thêm
250 thỏ giống gồm các giống New Zealand White, California và Panol từ Hungary về.
Đàn thỏ giống đã giúp làm tươi máu những con thỏ nhập nội từ trước đó bằng cách dùng
thỏ đực mới nhập phối giống với thỏ cái cũ. Như vậy, cho đến nay, Viện Chăn nuôi đã có
đàn thỏ cái giống 500 con trên tổng đàn 3.000 con. Đây là nguồn giống thỏ hết sức quý
giá, góp nhân nhanh đàn thỏ có năng suất cao bán ra cho người chăn nuôi (năm 2002 bán
ra 5.564 con).
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được Viện Chăn nuôi giao giữ và nhân giống
thỏ. Nhờ các hoạt động tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ những năm 1990,
Trung tâm đã phát triển được phong trào nuôi thỏ ở nhiều tỉnh như Hải Dương, Hưng
Yên, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây, Hà Nội...; đã có gia đình ở Hà Nội nuôi hàng trăm con
thỏ sinh sản. Nguồn phân thỏ được trang trại này tận dụng bón cho hoa, nuôi giun. Điều
đặc biệt là khi bón phân thỏ, các cánh hoa sẽ đậm màu hơn và không bao giờ bị xoăn. ông
Khu lưu ý, thỏ hay mắc 3 thứ bệnh, trong đó 2 bệnh cầu trùng và ghẻ đã có thuốc điều tri,
riêng bệnh bại huyết có thể làm thỏ chết hàng loạt hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Trung
tâm đang phối hợp với Viện Thú ý nghiên cứu tìm ra vaccin đặc trị loại bệnh này. Tuy
vậy, theo ông Khu cứ cho thỏ "ăn chín uống sôi" đảm bảo chúng rất ít bệnh tật.
Triều Dương - Báo nông thôn, số 47, 24/3/2003