Tóm tắt
Chõ đồ xôi là sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, nghề có giá trị văn hóa - xã hội tộc người,
được người dân gìn giữ thông qua quá trình lao động sản xuất, trong đó chõ đồ xôi bằng gỗ của đồng
bào dân tộc Thái được biết đến nhiều hơn cả. Nghề làm chõ xôi ở xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La hiện nay được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề tồn tại và duy trì
không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống thường ngày mà còn do nhu cầu nối tiếp văn hóa truyền thống
của cộng đồng, bởi sản phẩm của nghề thúc đẩy việc bảo tồn tri thức dân gian nghề và gìn giữ những
giá trị cốt lõi của văn hóa Thái. Bài viết nghiên cứu các tri thức dân gian của nghề thủ công truyền
thống và quy trình làm chõ xôi bằng gỗ, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát triển nghề và tri
thức dân gian nghề, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn và phát huy tri thức dân gian nghề làm chõ xôi truyền thống của người Thái (Sơn La), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Số 26 - Tháng 12 - 2018
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRI THỨC DÂN GIAN
NGHỀ LÀM CHÕ XÔI TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI THÁI (SƠN LA)
LÊ VĂN MINH, LÒ NGỌC DIỆP
Tóm tắt
Chõ đồ xôi là sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, nghề có giá trị văn hóa - xã hội tộc người,
được người dân gìn giữ thông qua quá trình lao động sản xuất, trong đó chõ đồ xôi bằng gỗ của đồng
bào dân tộc Thái được biết đến nhiều hơn cả. Nghề làm chõ xôi ở xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La hiện nay được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề tồn tại và duy trì
không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống thường ngày mà còn do nhu cầu nối tiếp văn hóa truyền thống
của cộng đồng, bởi sản phẩm của nghề thúc đẩy việc bảo tồn tri thức dân gian nghề và gìn giữ những
giá trị cốt lõi của văn hóa Thái. Bài viết nghiên cứu các tri thức dân gian của nghề thủ công truyền
thống và quy trình làm chõ xôi bằng gỗ, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát triển nghề và tri
thức dân gian nghề, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Từ khóa: Nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, chõ đồ xôi, Chiềng Kheo, dân tộc Thái
Abstract
Steamers for cooking sticky-rice are the products of traditional handicrafts, which have cultural and
social values and preserved by the people through the production process of which the wooden sticky
rice steamers of the Thai people is better known. Making sticky-rice steamer in Chieng Kheo commune,
Mai Son district, Son La province is favoured by people in the region and nearby areas. The handicraft
has survived and maintained not only to meet the daily life needs but also because of the need of
continuing community’s traditional culture as the product of the handicraft promotes with conserving
folklore handicraft knowledge and maintenance of Thai’s core cultural value. The article studies
folklore handicraft knowledge and processes of making wooden steamers and suggests solutions to
preserving and developing this traditional handicraft and folklore handicraft knowledge, contributing
to preserving the Thai cultural identity.
Keywords: Traditional handicrafts, folklore knowledge, steamer for cooking sticky-rice, Chieng
Kheo, Thai ethnic minority
Đặt vấn đề
Chiềng Kheo là xã khu vực III của tỉnh Sơn La, cách trung tâm huyện Mai Sơn 35km, nằm dọc theo trục đường
Quốc lộ 4G Sơn La - Sông Mã. Phía bắc giáp
với xã Chiềng Mai; phía đông giáp xã Chiềng
Ve; phía nam giáp với xã Nà Ớt; phía tây giáp
xã Chiềng Dong và xã Phiêng Cằm. “Năm 2017
xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.747,07ha, có
9 bản và 3 dân tộc cùng sinh sống, tổng số hộ
trong toàn xã là 647 hộ (dân tộc Thái 577 hộ
chiếm 89%; dân tộc Mông 64 hộ - 9%; dân tộc
Kinh 6 hộ - 0,092%); tổng số nhân khẩu 2.882
người (dân tộc Thái 2.516 người chiếm 87%;
dân tộc Mông 346 người - 12% và dân tộc Kinh
20 người - 0,7%). Nhân dân trong vùng chủ yếu
sản xuất nông nghiệp chiếm 94%, kinh doanh
dịch vụ nhỏ lẻ 6% tổng dân số toàn xã” (8, tr.1).
Người Thái chiếm số đông tại xã Chiềng
Kheo, vì thế, văn hóa của cộng đồng người Thái
được thể hiện ở mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời
sống xã hội trên địa bàn từ lễ hội, tập quán tín
ngưỡng tới văn hóa ẩm thực, trang phục, nhà
ở, nghề thủ công,... trong đó có nghề làm chõ
xôi bằng phương pháp thủ công truyền thống
phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con
người. Chõ xôi tiếng Thái gọi là hạy khẩu. Nghề
làm chõ có từ lâu đời do tập quán lấy xôi (cơm
nếp) làm thức ăn chủ yếu, “gạo nếp là lương thực
ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm bỏ vào chõ” (1,
tr.157). Nghề mang tính cần cù, sáng tạo, kiên
nhẫn, vận dụng tri thức dân gian dựa vào nguồn
Số 26 - Tháng 12 - 201844
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tự nhiên của cộng đồng Thái. Kinh nghiệm làm
chõ xôi được đúc kết tạo ra sản phẩm được cộng
đồng đón nhận và sử dụng, là sản phẩm không
thể thiếu trong mỗi gia đình người Thái.
1. Nghề làm chõ xôi truyền thống trong đời
sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái
1.1. Vị trí, vai trò của nghề làm chõ xôi
truyền thống
Nghề làm chõ chỉ được tiến hành vào thời
gian giao mùa, đợi thu hoạch, hoặc thời gian
rảnh rỗi. Người thợ chính thường là những
người cao tuổi không tham gia sản xuất chính
mà kết hợp việc làm chõ với những việc phụ
khác như chăn trâu, bò, chăm sóc ao cá,... Tuy
nhiên, sản phẩm của nghề không chỉ đáp ứng
nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày
mà còn là động lực, đòn bẩy để bảo tồn những
giá trị văn hóa tộc người đặc sắc của dân tộc
Thái. Trong văn hóa ẩm thực Thái - tộc người sử
dụng cơm nếp là chủ yếu, thì chõ gỗ đồ xôi có
vị trí rất quan trọng, chõ gỗ làm cho chất lượng
của xôi thêm giá trị trong bữa ăn hàng ngày.
Người Thái có thói quen chế biến món ăn bằng
cách xôi chín hầu hết các loại lương thực, thực
phẩm: gạo, rau. củ, quả,... Do vậy, chõ gỗ dùng
để chế biến món ăn bằng phương pháp đồ,
hấp (xôi) là vật dụng không thể thiếu trong đời
sống của đồng bào Thái.
Nghề làm chõ với nhiều giá trị văn hóa
truyền thống tiêu biểu cho cộng đồng người
Thái mà các sản phẩm công nghiệp khác
không có được. Sản phẩm được làm thủ
công từng chiếc một, mặc dù có cùng kiểu
dáng kích thước và cùng một người thợ làm
ra nhưng các sản phẩm vẫn không thể giống
nhau hoàn toàn. Đây là điểm khác biệt mang
tính độc đáo so với các sản phẩm sản xuất theo
dây chuyền, máy móc. Nguyên liệu có xuất xứ
trong tự nhiên như: gỗ, tre, nứa. Bằng tri thức
kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình sống,
người thợ đã tạo ra các sản phẩm từ đôi bàn
tay khéo léo phục vụ mục đích nhân văn trong
đời sống của cộng đồng. Sản phẩm của nghề
luôn là đứa con tinh thần của người thợ qua
quá trình sản xuất, tạo tác từ các vật liệu thông
thường, quen thuộc thể hiện đặc điểm vùng
miền trong sản phẩm thủ công. Hiện nay, chõ
xôi dần trở thành hàng hóa, trao đổi để góp
phần tăng thu nhập và tạo việc làm đơn thuần
mà trong đó chứa đựng cả giá trị văn hóa tộc
người tại Sơn La. Không chỉ có vậy, chõ còn
có vị trí quan trọng trong các tri thức về tín
ngưỡng dân gian, khi đã trở thành biểu tượng
trong tiềm thức thì khó có thể thay đổi hình
ảnh chõ xôi bằng các hình thức khác được.
Trước đây, khi nền kinh tế chưa phát triển,
cuộc sống tự cung tự cấp đã nảy sinh những
sản phẩm mà nguyên liệu có sẵn trong tự
nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, đảm
bảo miếng cơm hàng ngày của cộng đồng
người Thái sống ở ven sông suối vùng Sơn
La. Ngày nay, bộ mặt thôn bản đang thay
đổi nhanh chóng, một vài nơi thay đổi tới
mức biến dạng so với quá khứ truyền thống.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là nạn phá
rừng bởi rừng vốn được coi là cội nguồn của
đời sống tâm linh đang bị tàn phá ảnh hưởng
không nhỏ đến nguồn nguyên liệu gỗ nói
riêng và các giá trị văn hóa liên quan đến rừng
nói chung. Nguồn nguyên liệu phân bố rải rác,
các thế hệ kế cận tiếp thu, học tập nghề không
nhiều trong khi đó các sản phẩm truyền thống
hiện nay đã bị mất dần vị thế bởi lớp trẻ với tư
tưởng sống hiện đại, phóng khoáng hơn. Tuy
vậy, nghề làm chõ đồ xôi bằng gỗ của người
Thái vẫn là một nét văn hóa truyền thống đặc
sắc, chưa bị mai một, lai tạp.
1.2. Giá trị của nghề làm chõ xôi truyền
thống
1.2.1. Giá trị kinh tế
Theo nghiên cứu, tìm hiểu của chúng tôi,
trên địa bàn xã Chiềng Kheo hiện nay có 4 hộ
gia đình tham gia làm chõ xôi, tạo thu nhập và
giải quyết việc làm cho các thành viên trong
gia đình mỗi lúc rảnh rỗi. Tại gia đình ông Lò
Văn Pọm, bản Nà Viền, xã Chiềng Kheo, nghề
làm chõ xôi đã tồn tại, duy trì hàng chục năm
nay, thu hút hàng chục lao động trong gia
đình.
Khi làm chõ, mỗi người phụ trách một khâu,
một mảng việc, phụ nữ giúp những công việc
nhẹ như phơi các phôi thừa để làm chất đốt
hoặc tham gia mua bán trao đổi sản phẩm,...
còn việc tạo hình mang tính quyết định đến
chất lượng sản phẩm thì cần đôi tay khỏe
mạnh và khéo léo của đàn ông. Theo ông Pọm,
45Số 26 - Tháng 12 - 2018
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
sản phẩm chõ sau khi làm xong được phân
phối chủ yếu tại địa phương, các xã lân cận,
thành phố Sơn La hoặc người Lào sang gom
mang về nước phân phối. Mỗi chiếc chõ làm
bằng gỗ mạy sọ hoàn thiện được bán tại gia
đình từ 100.000 - 250.000 VNĐ, giá cả cũng
tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm, nếu
chõ to thì giá thành cao còn nhỏ hơn thì giá
thành thấp hơn. Để hoàn thiện một chiếc chõ
cần thời gian là 2 ngày, lao động lúc rảnh rỗi,
với một sản phẩm như vậy trừ các khoản chi
phí như mua nguyên liệu, công vận chuyển thì
người thợ thu được 60% tiền bán chõ. Tuy thu
nhập đem lại chưa cao nhưng đã góp phần
giải quyết việc làm tại chỗ cho các hộ tham gia
sản xuất đảm bảo thu nhập và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Chõ xôi có 2 loại, bằng gỗ và bằng tre, với
hai nguồn cung cấp chính: một là chõ bằng gỗ
của đồng bào Thái xã Chiềng Kheo, được mua
bán, trao đổi tại chỗ hoặc chuyển tới bán tại
các chợ trong tỉnh; hai là chõ được đan bằng
tre, nứa của các nơi khác. Tuy nhiên, người dân
ưa chuộng loại chõ được làm bằng gỗ mạy sọ
của người Thái xã Chiềng Kheo hơn bởi có độ
bền cao, không nứt,... đặc biệt sử dụng chõ
bằng gỗ mạy sọ là thói quen từ lâu đời trong
cộng đồng, một thói quen mang tính văn hóa
mà tộc người vẫn duy trì. Còn chõ đan bằng
tre làm dễ hơn, nhanh hơn, nguyên liệu dễ
kiếm hơn bởi nguyên liệu gỗ không phải địa
phương nào cũng có. Tuy nhiên, chõ đan bằng
tre, nứa khi đồ, xôi cơm và các loại thức ăn
không thơm, hơn nữa chõ dễ bị mối mọt, các
thanh đan nhanh mòn, mủn, độ bền thấp.
1.2.2. Giá trị tín ngưỡng, tâm linh
Theo quan niệm của người Thái xã Chiềng
Kheo, lên nhà mới là việc trọng đại không chỉ
gói gọn trong phạm vi gia đình mà còn mang
tính cộng đồng cao. Lên nhà mới, đồ vật được
gia chủ chuyển vào nhà đầu tiên là chiếc chõ
xôi bằng gỗ tượng trưng cho sự no đủ, may
mắn, là vật dụng để làm chín đồ ăn, cung cấp
và tái tạo sức khỏe, sản sinh sức lao động cho
con người. Mang chõ vào để xôi bữa cơm đầu
tiên trên chính gian bếp của gia đình, cơm
được xôi trên chõ dùng để làm lễ vật dâng
cúng vào nhà mới và chia cho mọi người trong
bản đến làm giúp gia đình tới nơi ở mới.
Trong tang ma, người Thái xã Chiềng Kheo
quan niệm người chết cũng được chia các đồ
vật trong nhà bởi công sức và đóng góp của
người đó khi còn sống với gia đình, khi chết
cần mang theo để tiếp tục cuộc sống ở mường
trời. Khi nhà có người chết hoặc làm lễ cúng
(panh khuôn) cho các thành viên trong gia
đình, lúc khấn chia các đồ vật, bàn giao các vật
dụng trong nhà thì chiếc chõ xôi được nhắc
tới đầu tiên, sau đó mới đến các đồ vật khác.
Người Thái quan niệm người chết về với tổ
tiên, đi đường cần chiếc chõ để nấu ăn trong
quãng đường về mường trời, bởi nó tượng
trưng cho thần bếp, ấm no.
Ngoài chức năng sử dụng, chõ xôi còn có
tác dụng để trừ tà, chống ma. Trong nhà có
người ốm, các đồ vật gồm chiếc chõ xôi, lưới
xúc cá, đòn gánh được để ở chân giường vào
các buổi tối để ma tà không lại gần làm hại
người ốm, bởi người Thái quan niệm rằng ma
tà, những điều xấu kỵ với các đồ vật này. Đồng
thời “chiếc chõ còn là vật chứa đựng điều cấm.
Chẳng hạn như kẻ rắp tâm muốn làm hại ai thì
chúng sẽ trộm lấy áo của đối tượng đem bỏ vào
chõ, đặt lên ninh lên bếp đồ. Người bị mất áo lập
tức bị tai họa như gặp hổ vồ, xé xác ăn thịt...” (7,
tr.98). Chõ xôi và chiếc ninh đồng tạo thành
một bộ, là điểm nhấn không thể thiếu trong
văn hóa của cộng đồng, có vị trí đặc biệt quan
trọng trong nhận thức của người dân, được
thể hiện là “một trong 4 thứ của gia truyền được
kể ra thành ngạn ngữ: ninh đồng - chân chài -
thanh gươm - khẩu súng” (7, tr.98).
Ngày nay, ở nhiều nơi, không ít gia đình
đã chuyển sang đồ xôi, nấu cơm bằng các loại
xoong chảo hiện đại (cũng như ống khèn của
người Mông đã xuất hiện các ống kim loại inox
xen lẫn các ống tre truyền thống), nhưng với
người Thái tỉnh Sơn La nói chung và người Thái
xã Chiềng Kheo nói riêng thì “lý cũ” vẫn được
người dân gìn giữ, chõ đồ xôi bằng gỗ vẫn
được sử dụng hàng ngày, cùng với đó là những
phong tục, tín ngưỡng, tâm linh liên quan đến
chiếc chõ xôi vẫn được bảo tồn, nghề làm chõ
vẫn được duy trì.
1.2.3. Giá trị văn hóa truyền thống
Nói đến nghề làm chõ xôi thủ công không
thể không nói đến tri thức dân gian, luật tục,
tục lệ, thói quen trong lao động nông nghiệp
Số 26 - Tháng 12 - 201846
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
và cách thức sử dụng. Khi vào rừng tìm cây gỗ
để làm chõ, người dân thường đánh dấu bằng
cách dùng taleo (được đan bằng tre có các mắt
thưa như mắt cáo) để gắn dưới gốc cây, báo
hiệu với người đến sau là cây đã có chủ. “Trong
từng mường bản của người Thái có sự phân chia
các loại rừng khác nhau tùy theo chức năng và
giá trị sử dụng: rừng lấy gỗ, rừng lấy tre nứa,
rừng đầu nguồn,... rừng khai thác nguyên liệu”
(3, tr. 319). Người Thái quan niệm cây gỗ trong
rừng có thần linh trú ngụ, trước khi đốn hạ
phải khấn xin phép, báo hiệu với thần linh để
khai thác đem về sử dụng. Bên cạnh việc khai
thác tự nhiên, người Thái xã Chiềng Kheo còn
mang những cây con về gần nhà trồng để lấy
bóng mát, hoặc trồng cạnh bờ ao, bờ ruộng
nhằm tạo nguồn, khai thác tại chỗ để sử dụng
hoặc trao đổi mua bán với những người thợ
làm nghề.
Người Thái rất giỏi sử dụng rìu hoặc các
dụng cụ đơn sơ như dao dựa, đục,... để chế tác
chiếc chõ xôi bằng gỗ. Khi làm chõ, người Thái
tuyệt đối không làm ở rừng hoặc bản khác, bởi
theo họ, nếu làm ở nơi khác sẽ bị người dân ở
đó học được nghề, mất đi tính độc tôn trong
cách thức sử dụng nguyên liệu và quy trình
làm chõ.
“Giỏi đẽo gỗ ở quê mình
Đến đất người chỉ mang rìu làm phụ”
hoặc:
“Dao rơi khỏi thắt lưng
Đòn xanh rời khỏi vai - không tốt” (6, tr.465).
Qua đó khẳng định về tính giáo dục, sự
khiêm tốn, cẩn trọng trong việc khai thác,
ngay cả cách thức mang dao, vác đòn cũng có
kiêng kỵ, mang đặc trưng, kinh nghiệm được
hun đúc trong lao động, sản xuất và làm nghề.
“Tất cả các hoạt động từ việc đi kiếm ăn, bảo vệ
nguồn thức ăn, quá trình sản xuất, ăn, ở, mặc, đi
đứng, mang vác đều được tiến hành theo các tục
lệ truyền thống. Các tục lệ truyền thống thường
được các luật tục làm chỗ dựa chắc chắn, là
nguồn động viên, khuyến khích cho các tục lệ
tồn tại và phát triển” (4, tr.107). Qua ngàn đời
nay, các thói quen, kinh nghiệm trong dân
gian đã được đúc kết thành luật tục với mong
muốn quản lý, duy trì và cân bằng xã hội. Nó
cũng giúp cho việc bảo tồn những nét văn
hóa đặc trưng, trong đó có sản phẩm truyền
thống luôn hiện hữu trong gian bếp gia đình
của cộng đồng Thái, đó là chiếc chõ xôi bằng
gỗ mạy sọ - một sản phẩm nghề thủ công tồn
tại bao đời nay.
2. Tri thức dân gian trong quy trình tạo dựng
sản phẩm nghề làm chõ xôi truyền thống
2.1. Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu làm chõ xôi là gỗ mạy sọ cũng
có nơi gọi là cây sôcô, cây hoa bạc. Có thời điểm
nguyên liệu gỗ làm chõ xôi khan hiếm, người
thợ dùng gỗ gạo làm chõ, nhưng chủ yếu vẫn
là gỗ mạy sọ, là loại gỗ tốt nhất để tạo nên sản
phẩm. Cây gỗ mạy sọ mọc tự nhiên hoặc được
người dân trồng gần nhà, cây lớn nhanh, thân
thẳng, tròn, có màu trắng, ít mối mọt, lá to, lớp
vỏ bên ngoài sần sùi nhìn giống vỏ cây xoài,
có vệt nám trắng, nứt thành từng kẽ, có màu
xám nhạt, xanh đen. Cây sống chủ yếu trên
đồi dốc trong rừng hoặc núi cao, gần đây cây
mọc xen kẽ với rừng thông, rìa nương rẫy cùng
cỏ dại, cây bụi, cây không thuộc loại gỗ “tốt”,
“quý hiếm” nhưng lại ít gặp, hiếm vì lượng cây
không nhiều, cây to có chiều dài từ 7 - 15m cây
già lên đến 25 - 30m, độ tuổi gỗ từ 7 đến 10
năm thì khai thác để làm chõ. Cây có ưu điểm
chắc, mềm, dễ gia công, ít mắt. Phải tiến hành
làm khi gỗ còn tươi bởi gỗ tươi có một lượng
nước nhất định dễ dàng cho việc gia công, khi
gỗ khô khó làm bởi độ quánh của gỗ nên dễ
nứt, dai hoặc vỡ. Gỗ mạy sọ không độc, không
mùi, đồ xôi ngon, thơm hơn so với gỗ gạo hay
tre, nứa.
Người thợ làm chõ thường mua gỗ từ các
hộ dân lân cận hoặc của người Mông. Gỗ
nguyên liệu được chặt nhỏ thành từng khúc
phù hợp với chiều dài của sản phẩm. Sau khi
mua bán hoặc trao đổi (mang 2 khúc gỗ đổi lấy
một sản phẩm), gỗ được vận chuyển về bằng
sức kéo của xe gắn máy, gia súc, khuân, vác
và được bảo quản nơi kín gió, có độ ẩm cao
(tránh để gỗ khô hanh) để dùng dần. Trước khi
tạo hình sản phẩm, gỗ được loại bỏ mắt, chỗ
sù sì bên ngoài của khúc gỗ, bằng cách dùng
con dao dựa (mịt) chặt, đẽo, gọt cho tới khi gỗ
bằng hai đầu. Sau đó người thợ sử dụng đôi
bàn tay khéo léo kết hợp với những công cụ
lao động thô sơ thường ngày để tạo ra những
sản phẩm đủ kích cỡ.
47Số 26 - Tháng 12 - 2018
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.2. Bộ dụng cụ tạo hình sản phẩm
Bộ dụng cụ để tạo hình chõ khá đơn giản,
được người dân sử dụng trong lao động, sản
xuất thường ngày nhưng lại có công dụng và
chức năng riêng biệt trong việc tạo hình sản
xuất chõ xôi:
Dao dựa (tiếng Thái gọi là mịt): là loại dao
đa năng dùng trong nhiều công việc trong gia
đình, dao một lưỡi rất sắc được làm từ nhíp ôtô
hoặc sắt đặc, chiều dài dao 35cm, chuôi dao
20cm. Dao dùng để gọt, đẽo, vót, chặt khi tạo
hình sản phẩm.
Đục 2 (ma síu): gọi là đục 2 bởi lưỡi đục có
kích thước rộng 2cm, đục dài 30cm, bao gồm
phần thân đục dài 20cm và phần chuôi dài
10cm. Đục 2 dùng để tạo rãnh trong của sản
phẩm, khoét phần lõi từ đầu này thông sang
đầu kia. Đục được rèn tại địa phương từ thanh
sắt phi 6 (dùng trong xây dựng) hoặc mua từ
các cửa hàng sắt, cơ khí trong vùng.
Đục móng (ma long): lưỡi đục có hình
khuyết dạng móng tay, đục dài 45cm, bao
gồm phần thân đục 35cm và phần chuôi đục
dài 10cm. (Đục móng thường được dùng để
đục lỗ tròn trong việc dựng nhà). Trong việc
tạo hình chõ, đục dùng để chỉnh sửa mặt trong
sản phẩm tạo mặt phẳng, nhẵn xuyên suốt từ
đầu cho tới phần cuối sản phẩm.
Dùi đục (mạy cọn): có chiều dài 35cm, gồm
phần tay cầm và phần đầu (trực tiếp tác động
với chuôi đục). Phần tay cầm, nắm nhỏ hơn
so với phần đầu (phần gõ). Dùi đục được làm
bằng các loại gỗ chắc, cứng, nhằm hạn chế
bào mòn, bởi lực tác động lên phần chuôi đục
liên tục trong quá trình tạo ra sản phẩm (5).
2.3. Kỹ thuật tạo hình sản phẩm
Việc tạo hình sản phẩm được tiến hành
dưới sàn nhà hoặc trên lán nương của gia
đình. Mỗi khúc gỗ mạy sọ dùng làm chõ xôi có
đường kính dao động từ 20 - 30cm, chiều cao
khoảng 30 - 38cm tùy theo nhu cầu sử dụng
hoặc số lượng thành viên trong mỗi gia đình.
Khâu đầu tiên trong việc tạo hình là loại bỏ
phần vỏ gỗ, sau đó dùng dao dựa đẽo khúc gỗ
thành nhiều cạnh dạng hình bát giác nhằm
mục đích khi tạo hình sản phẩm không bị xê
dịch bởi các cạnh. Đặt khúc gỗ theo chiều
thẳng đứng, người thợ dùng đục 2 và dùng
sức tác động lên phần chuôi của đục, đục từng
góc trên mặt sản phẩm, cứ thế cho tới khi nào
thủng hai đầu, từ đầu trên xuống đầu dưới.
Sau khi đục thủng hai đầu, người thợ dùng
đục móng chỉnh sửa lại bên trong sản phẩm
cho thật nhẵn, tròn một cách tỉ mỉ, cẩn thận
chăm chút. Tiếp đến dùng dao dựa gọt xung
quanh bề mặt bên ngoài sản phẩm cho nhẵn,
dùng hai tay cầm hai đầu (phần chuôi và phần
đầu dao) của con dao dựa và cứ thế vừa chuốt
(giống như bào gỗ của người thợ mộc) vừa
chỉnh lại cho thật ưng ý, đảm bảo độ dày thành
chõ là 2,5 - 3cm, đầu trên to hơn và thon đều
xuống phần dưới theo dạng hình trụ (phần đặt
vào chiếc ninh khi xôi), bên trong và bên ngoài
phải cân đối và đều nhau.
Khi đục từ trên xuống phía dưới bên trong
sản phẩm, cách phần đáy 5 - 7cm (chiều này
không khoét vát theo hình dạng bên ngoài)
thì đục bằng, thẳng phần còn lại, giữa hai phần
được ngăn cách bởi rãnh được khoét bằng đục
móng bao quanh, sâu 0,3cm, đoạn này dùng
hai thanh tre đặt chéo nhau sao