Cây cao 30-40 m, có vỏ xám, lá mọc đối, phiến lá mỏng,
thuôn dài hoặc bầu dục, đầu mũi mác, đáy lá nhọn, lá dài 8-10 cm, rộng 3,5-5,5 cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh
nhạt, có lông, cuống lá dài 4-5mm.
Hoa tự hình tán hoặc chùm, mọc ở kẽ lá, hoa màu trắng tro,
quả nan khô tách thành hai mảnh, dài 4 cm, rộng 3 cm, dày 2
cm, mỗi quả chứa hai hạt hoặc thường chỉ một hạt gồm phần
trên hình, phía dưới hình cầu với đường kính khoảng 8 mm,
vỏ ngoài cứng, bên trong mềm.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ nguồn gen và khai thác kết quả tạo trầm nhân tạo trên cây trầm hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo vệ nguồn gen và khai
thác kết quả tạo trầm nhân
tạo trên cây trầm hương
MỘT LOÀI CÂY QUÝ HIẾM
Loài cây cho trầm có tên khoa học Aquilaria agallocha,
Aquilaria crassna Pierre, họ Thymeliaceae. Tên Việt Nam là
cây Dó bầu, Trà hương, Trầm Hương, Kỳ Nam, Campuchia
gọi là Crassna, Chankrassna, Kressna.
Cây cao 30-40 m, có vỏ xám, lá mọc đối, phiến lá mỏng,
thuôn dài hoặc bầu dục, đầu mũi mác, đáy lá nhọn, lá dài 8-
10 cm, rộng 3,5-5,5 cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh
nhạt, có lông, cuống lá dài 4-5mm.
Hoa tự hình tán hoặc chùm, mọc ở kẽ lá, hoa màu trắng tro,
quả nan khô tách thành hai mảnh, dài 4 cm, rộng 3 cm, dày 2
cm, mỗi quả chứa hai hạt hoặc thường chỉ một hạt gồm phần
trên hình, phía dưới hình cầu với đường kính khoảng 8 mm,
vỏ ngoài cứng, bên trong mềm.
Các loài này thường gặp rải rác trên các vùng núi, vùng biển
của Campuchia, trên đỉnh núi Aral tỉnh Sam-Rong-Tong. Tại
vùng đảo Phú Quốc và Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và núi Dài,
tỉnh An Giang, có nhiều người biết cách gây trồng. Tại
Campuchia, Trầm Hương phân bố trên các vùng núi dưới 400
m, nó cũng mọc ở các vùng núi Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên,
Hội An, tiềm năng lớn nhất vẫn là tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Là loài cây có khả năng tái sinh tự nhiên khá tốt, nhưng do
trái chín có mùi thơm nên khi hạt rơi xuống đất thường bị các
loài gặm nhấm phá hoại, nhất là sóc. Vì vậy, phải có biện
pháp tổ chức gây trồng để khôi phục lại tài nguyên rừng đối
với loài cây có giá trị kinh tế này.
Cây trầm hương dễ gây trồng, thường phải tạo cây con trong
túi bầu, quy cách, kích thường, thành phần ruột bầu gần như
gieo tạo cây con họ Dầu. Thời vụ trồng rừng và kỹ thuật
trồng cũng có đặc điểm như trồng cây gỗ lớn họ Dầu.
Cây có thể chịu bóng trong giai đoạn còn non từ tuổi 1 đến
tuổi 3, nên người ta có thể trồng hỗn giao với các loài cây
mọc nhanh khác. Ở Phú Quốc, người ta đã trồng thành công
rừng Dó bầu hỗn giao với loại Keo lá tràm, khi trồng rừng
người ta trồng đồng loạt hai loài, sau 7 năm khai thác rừng
Keo lá tràm và sau đó được thay thế bằng rừng Trầm Hương,
loài cây này ưa thích đất feralite phát triển trên đá kết, đá
granite, tầng đất trung bình đến mỏng, hơi ẩm, thích hợp với
pH từ 4-6.
Trầm kỳ là sản phẩm đặc biệt của cây do hàng loạt tế bào gỗ
thoái hóa mất chất gỗ biến thành, trong tế bào được tích tụ
nhựa trầm thành phần chủ yếu là Benzylaxeton và các dẫn
xuất của nhân Benzen, các tế bào đó liên kết với nhau tạo ra
những sản phẩm có hình dạng phong phú và kích thước khác
nhau, chúng phân bố lẫn lộn trong cây gỗ, khai thác trầm là
một công việc rất vất vả, từ bước dò trầm, khai thác thô đến
khai thác tinh sản phẩm, từ trước đến nay chủ yếu là khai
thác bằng thủ công và khai thác trầm theo kinh nghiệm rải
qua các bước sau đây:
+ Chọn hướng đỗ cho thuận lợi cho việc lấy trầm và giảm tổn
hại đến những cây xung quanh.
+ Đào gốc đốn rễ, phần lớn trầm hương ở củ rễ của thân và rễ
cộc, do đó, muốn khai thác lấy trầm hương phải đào gốc, đốn
rễ để dò tìm trầm.
+ Dò trầm và khai thác thô trên thân
- Khai thác thô ở phần gốc cây: Đây là phân đoạn mà trầm kỳ
tập trung nhiều nhất, đạt giá trị thương phẩm cao nhất, khi
đẽo phân ra nhiều đoạn, mỗi đoạn dài từ 30-35 cm, tiến hành
đẽo từ ngoài vào tring, càng sâu càng nhẹ, khi nào thấy Took
thì dừng lại (Took là tuyến nhựa báo có trầm).
- Khai thác thô phần thân còn lại: Thông thường những cây
có u bướu bên trên thân là bên trong có khả năng có trầm, chỉ
cần chặt sâu vào hai bên phía đầu và cuối nơi u bướu cách từ
15-20 cm để dò trầm.
- Khai thác thô ở vị trí thân cây có chấn thương: Những vị trí
có xảy ra chấn thương dài thường có trầm.
NGHIÊN CỨU TẠO TRẦM
Gây tạo trầm là một thành công của tác giả qua nghiên cứu
các biện pháp tác động vào vết thương để tạo trầm ở những
vị trí trên thân cay Dó bầu theo ý muốn của con người, kết
quả nghiên cứu này có thể cho phép có thể tạo ra bất cứ cây
Dó bầu nào và bất cứ vị trí nào trên đoạn thân của chúng.
Muốn tạo trầm hương trước hết phải tạo được vết thương đặc
biệt ở tế bào libe bên trong mạch gỗ, việc tạp vết thương này
có thể dùng nhiều biện pháp như vật lý, hóa học, sinh học với
tác nhân thông thường thì không hình thành được trầm.
Sau khi tạo vết thương, dùng meo nấm nuôi trong môi trường
dinh dưỡng cho phát triển tăng số lượng đủ lớn, cấy vào vết
thương đã chuẩn bị sẵn, dùng chất xúc tác đưa vào meo nấm,
môi trường xúc tác này là môi trường thích hợp không ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của meo nấm, chức
năng của nó là giúp cho meo nấm tiếp cận được với tế bào
libe có trong mạch gỗ dễ dàng mở rộng địa bàn hoạt động
của mình, kích thích sự hình thành trầm.
Kết quả nghiên cứu đã thực hiện được:
Nếu chỉ tạo vết thương đơn thuần thì sự kích thích nhựa trầm
nhẹ và chỉ tích tụ một vết tụ màu nâu nhạt bao quanh vết
thương.
Còn nếu cho chất xúc tác tiếp xúc với bề mặt mạch gỗ thì
vùng xâm nhiễm có màu nâu sậm và tích tụ nhựa trầm cũng
ít.
Nếu chỉ tác động bằng môi trường dinh dưỡng thì vết tụ có
màu đen nhưng phạm vi vết tụ không lớn.
Nếu chỉ cấy meo mà nấm mà không dùng chất xúc tác hoặc
môi trường dinh dưỡng, thì chỉ hình thành vết tụ màu nâu bao
quanh vết thương.
Nuôi meo nấm trong môi trường dinh dưỡng và cấy vào vết
thương sẽ hình thành vết tụ màu đen bóng chứng tỏ chất
lượng nhựa trầm cao.
Phối hợp meo nấm với chất xúc tác và cấy vào vết thương
cũng sẽ tạo thành vòng kết tụ có màu đen nhạt.
Do đó để phát huy hiệu quả của phương pháp thì dùng meo
nấm nuôi trong môi trường dinh dưỡng và đưa chất xúc tác
vào để tạo vết tụ có phạm vi lớn hơn và có màu đen bóng
theo sơ đồ sau:
Môi trường dinh dưỡng - Môi trường xúc tác - Meo nấm
Trầm kỳ đen
Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng, cần phải có chương trình
quốc gia về bảo tồn gen và phát triển sản xuất để khai thác
nguồn lợi kinh tế vừa phục vụ cho nhu cầu kinh tế và môi
trường.
Việc trồng cây trầm hương với mục đích lấy trầm thì cần
được kích thích tạo trầm từ rất sớm, sau tuổi 2 đến tuổi 4 đều
có thể tạo được nhựa trầm và nếu cấy sớm ở tuổi còn non thì
đến giai đoạn nuôi cây 5-6 năm tuổi ta đã có 3-4 năm tuổi
trầm.
Các khu rừng phòng hộ kết hợp nửa kinh tế do nhà nước
quản lý nên tổ chức phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật cấy
trầm để tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần xây dựng tài
nguyên rừng trầm hương của đất nước.
Từ những nghiên cứu bước đầu của tác giả có thể khẳng
định, nếu tiếp tục nghiên cứu sẽ hoàn thành quy trình sản
xuất nhựa trầm theo ý muốn của con người bằng phương
pháp nhân tạo.
TS. THÁI THÀNH LƯỢM - PGĐ. Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn Kiên Giang (Nguồn: Khoa học phổ thông,
518, 2000)