Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa * Khái niệm: Tổ quốc là tổng hoà các yếu tố tự nhiên và nhân tố xã hội của một quốc gia dân tộc được gắn kết chặt chẽ bởi chủ quyền lãnh thổ của đất nước và cộng đồng dân cư với chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nhất định. Tổ quốc là một phạm trù lịch sử, được cấu thành bởi hai phương diện tự nhiên và xã hội của một quốc gia. + Về tự nhiên, đó là chủ quyền lãnh thổ: vùng đất, vùng trời, vùng biển và thềm lục địa đã được hình thành, trong quá trình lịch sử địa bàn cư trú hoạt động, sinh sống qua nhiều thế hệ của cộng đồng dân cư các dân tộc trong quốc gia với những bản sắc văn hoá và truyền thống lịch sử. + Về xã hội, đó là chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, là nhà nước của giai cấp thống trị xã hội. Bản chất của giai cấp thống trị và chế độ xã hội quy định bản chất Tổ quốc. Chính điều này thể hiện rõ Tổ quốc của giai cấp nào và giai cấp nào không có Tổ quốc.

doc14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 15184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO VỆ TỔ QUỐC Xà HỘI CHỦ NGHĨA Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những quy luật chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ chiến lược không tác rời công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình hiện nay, cục diện thế giới có nhiều biến đổi, khi chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế lợi dụng tình hình đó đang có nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi tấn công điên cuồng và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, do đó, vấn đề bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là vấn đề lý luận sâu sắc mà còn là vấn đề thực tiễn quan trọng mang tính thời sự và cấp thiết hơn bao giờ hết. I. BẢO VỆ TỔ QUỐC Xà HỘI CHỦ NGHĨA LÀ QUY LUẬT CỦA CÁCH MẠNG Xà HỘI CHỦ NGHĨA 1. Tổ quốc xã hội chủ nghĩa * Khái niệm: Tổ quốc là tổng hoà các yếu tố tự nhiên và nhân tố xã hội của một quốc gia dân tộc được gắn kết chặt chẽ bởi chủ quyền lãnh thổ của đất nước và cộng đồng dân cư với chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nhất định. Tổ quốc là một phạm trù lịch sử, được cấu thành bởi hai phương diện tự nhiên và xã hội của một quốc gia. + Về tự nhiên, đó là chủ quyền lãnh thổ: vùng đất, vùng trời, vùng biển và thềm lục địa đã được hình thành, trong quá trình lịch sử địa bàn cư trú hoạt động, sinh sống qua nhiều thế hệ của cộng đồng dân cư các dân tộc trong quốc gia với những bản sắc văn hoá và truyền thống lịch sử. + Về xã hội, đó là chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, là nhà nước của giai cấp thống trị xã hội. Bản chất của giai cấp thống trị và chế độ xã hội quy định bản chất Tổ quốc. Chính điều này thể hiện rõ Tổ quốc của giai cấp nào và giai cấp nào không có Tổ quốc. Theo ý nghĩa đó mà C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Dưới chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân không có Tổ quốc” (1 Tuyªn ng«n §¶ng céng s¶n, C.M¸c, Ph.¡ngghen, toµn tËp, tËp 4, Nxb CTQG, H.995, tr.623. ). Như vậy, theo đúng nghĩa của nó, không thể có Tổ quốc nếu không hội đủ cả hai phương diện tự nhiên và xã hội với mối quan hệ biện chứng của nó. Nói cách khác, Tổ quốc là tổng hoà của đất nước - cộng đồng dân tộc và chế độ xã hội. Như vậy, Tổ quốc chỉ ra đời khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến sự thay đổi chế độ chính trị, nhà nước và giai cấp cầm quyền, do đó cũng làm cho các yếu tố kinh tế, chính trị của Tổ quốc thay đổi theo. * Đặc trưng các loại hình Tổ quốc Lịch sử xã hội loài người từ khi có giai cấp là lịch sử thay thế nhau của các giai cấp thống trị xã hội, gắn với nó là Tổ quốc do giai cấp ấy đại diện. Trong lịch sử đã tồn tại hai loại hình Tổ quốc khác hẳn nhau về bản chất. - Tổ quốc do giai cấp bóc lột đại diện, là Tổ quốc gắn liền với chế độ tư nhân chiếm hữu về tư liệu sản xuất. Trong loại hình Tổ quốc này đầy rẫy các mâu thuẫn và bất công, có giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, có kẻ giàu người nghèo. Đặc biệt, trong Tổ quốc tư bản chủ nghĩa áp bức giai cấp và áp bức dân tộc làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản và giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt hơn. - Tổ quốc XHCN là Tổ quốc mà trong đó GCCN và nhân dân lao động do Đảng cộng sản lãnh đạo đã thiết lập chế độ XHCN, GCCN và nhân dân lao động trở thành chủ nhân chân chính của Tổ quốc. Tổ quốc XHCN đầu tiên trên thế giới là Tổ quốc Nga Xô viết, ra đời sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Tổ quốc XHCN gắn liền với chế độ công hữu về TLSX. Trong Tổ quốc XHCN không có áp bức giai cấp và áp bức dân tộc, mọi người đều được tự do, bình đẳng về mặt chế độ xã hội, Tổ quốc XHCN có những đặc trưng khác hẳn về chất so với các loại hình Tổ quốc trong lịch sử. Những đặc trưng cơ bản đó là một quốc gia dân tộc có nền độc lập thật sự, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. + Do nhân dân lao động làm chủ, nền tảng xã hội là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thực hiện chủ yếu thông qua Nhà nước XHCN. + Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. + Có nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Con người được giải phóng khỏi sự áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. + Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, và giúp đỡ nhau cùng phát triển. + Có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, các bên cùng có lợi. Đối với GCCN và nhân dân lao động, Tổ quốc XHCN chính là môi trường tự nhiên và xã hội thuận lợi để họ phát triển toàn diện. Với ý nghĩa đó, Tổ quốc XHCN là loại hình Tổ quốc phát triển cao nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Như vậy, khái niệm Tổ quốc và khái niệm dân tộc tuy nội hàm có những điểm giống nhau, nhưng không trùng khít hoàn toàn. Tổ quốc bao hàm trong đó dân tộc, đất nước và chế độ xã hội. Còn khi nói đến dân tộc, đó là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế, có một lãnh thổ chung ổn định, có một ngôn ngữ phát triển được lấy làm ngôn ngữ chung, có nét tâm lý riêng, biểu hiện trong bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày nay, các Tổ quốc thường là những quốc gia dân tộc hoặc quốc gia đa dân tộc gắn với một chế độ chính trị xác định. Tổ quốc ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước của một quốc gia có chủ quyền. 2. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan * Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Quan điểm về bảo vệ thành quả cách mạng của GCCN mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra là cơ sở khoa học quan điểm về bảo vệ Tổ quốc XHCN. - Theo C.Mác & Ph.Ăngghen, dưới sự thống trị của GCTS, GCCN không có Tổ quốc. Cái Tổ quốc mà GCTS rêu rao, thực chất đó là Tổ quốc của GCTS. Do đó, GCCN không phải bảo vệ cái mà họ không có là Tổ quốc của GCTS. Trái lại, để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội, GCCN phải đứng lên đấu tranh lật đổ quyền lực thống trị của GCTS, phải giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ, trở thành giai cấp thống trị xã hội, trở thành giai cấp dân tộc, đại biểu cho dân tộc. Trong cuộc chiến đấu đó, GCCN từng bước giành được những thắng lợi và phải biết bảo vệ và phát huy những thành quả thắng lợi đó, tiến tới giành những thắng lợi to lớn hơn và giành được thắng lợi cuối cùng. Với tư cách là người đại diện cho dân tộc, GCCN có Tổ quốc của mình, họ là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ phải đẩy lùi sự tấn công của bọn phản cách mạng để bảo vệ những thành quả cách mạng đã đạt được, bảo vệ Tổ quốc của mình (1 Xem C.M¸c& Ph.¡ngghen. Toµn tËp, tËp 4, Nxb CTQG, H1995, tr.528. ). - Kế thừa và phát triển những tư tưởng đó của C.Mác &Ph.Ăngghen, V.I.Lênin là người có công đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phát triển học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN, trong giai đoạn CNĐQ và thực tiễn bảo vệ chính quyền Xôviết những năm sau cách mạng tháng Mười Nga 1917. Ngay sau khi cuộc cách mạng XHCN thắng lợi, nhà nước của GCCN và nhân dân lao động được thiết lập thì Tổ quốc XHCN cũng bắt đầu hình thành. GCCN bắt tay vào công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN. * Xuất phát từ quy luật xây dựng đi đôi với bảo vệ - Cùng với nhiệm vụ xây dựng CNXH, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng được đặt ra một cách cấp bách, nó trở thành nhiệm vụ chiến lược của các nước XHCN. Hai nhiệm vụ này gắn bó hữu cơ với nhau trong suốt quá trình cách mạng XHCN. Vấn đề này đã được Đảng ta khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vẫn là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ với nhau” (1 §CSVN, C¬ng lÜnh x©y dùng ®Êt níc trong thêi kú qu¸ ®é. .., Nxb CTQG., H.1991, tr.4. ). - Thực tiễn cách mạng thế giới và nước ta đã khẳng định, xây dựng CNXH gắn liền với bảo vệ Tổ quốc XHCN là một quy luật của cách mạng XHCN. Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, V.I.Lênin đã chỉ rõ: Do quy luật phát triển không đều của CNĐQ mà CNXH có thể giành thắng lợi không đồng thời ở các nước. Do đó, trong suốt TKQĐ từ CNTB lên CNCS trên phạm vi thế giới, CNXH và CNTB là hai chế độ xã hội đối lập nhau cùng tồn tại và đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt. Vì vậy, V.I.Lênin khẳng định: Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ. Người nhấn mạnh: “Kể từ ngày 25 tháng 10 năm 1917 chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tán thành bảo vệ Tổ quốc, nhưng cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tư cách là Tổ quốc” (2 V.I.Lªnin, toµn tËp, tËp 36, Nxb TB.M.1977, tr. 102. ). * Xuất phát từ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù - Sau thắng lợi của cách mạng XHCN, GCTS trong nước tuy đã bị đánh đổ về mặt chính trị, nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ tham vọng muốn quay trở lại địa vị thống trị đã mất, nên chúng tìm mọi cách liên kết với các phần tử phản động và chủ nghĩa tư bản bên ngoài, hòng lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của giai cấp công nhân. - Lịch sử đã chứng minh rằng từ khi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa xuất hiện, nhân dân các nước XHCN phải đương đầu chống trả những âm mưu và hành động lật đổ, xâm lược của kẻ thù bên trong và bên ngoài. Sau thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, 14 nước đế quốc tập trung bao vây hòng tiêu diệt nước Nga Xôviết. Trong nước, bọn phản động nổi lên khắp nơi gây nên cuộc nội chiến thảm khốc (1918-1921). Và sau này, nhân dân Liên Xô phải chống trả quyết liệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ thành công Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1941-1945). Từ khi chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống thế giới, thì sự chống phá của kẻ thù càng quyết liệt hơn như cuộc chiến tranh ở Triều tiên, các cuộc bạo loạn phản cách mạng để lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Hunggari, Tiệp khắc, Balan và ở hòn đảo tự do Cuba. Đặc biệt, ở nước ta, sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra ngang tầm với nhiệm vụ xây dựng đất nước và chính quyền cách mạng còn non trẻ. Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và xâm lược Mỹ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phản động ở biên giới Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Khi CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ XX, CNXH lâm vào thoái trào, thì vấn đề bảo vệ Tổ quốc ở các nước XHCN đặt ra hết sức quan trọng và cấp thiết. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục đẩy mạnh âm mưu chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, thậm chí sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược, sử dụng vũ khí công nghệ cao tiến công các nước xã hội chủ nghĩa khi cần thiết, hòng xoá bỏ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn thất của phong trào cách mạng thế giới, song nó cũng để lại cho các nước XHCN bài học sâu sắc là: xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc XHCN. Có như vậy, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mới tồn tại và phát triển. Thực tiễn trên đây một lần nữa chứng minh luận điểm nổi tiếng của V.I.Lênin: Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền còn khó khăn hơn. II. BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Những nhân tố tác động đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố tác động trên thế giới, khu vực và trong nước. Những nhân tố này vừa có những mặt thuận lợi, vừa có những khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. - Sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới vào những thập niên cuối của thế kỷ XX tác động tiêu cực, gây nên những khó khăn, phức tạp đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN của nhân dân ta trước đây thường xuyên nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các nước XHCN. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần chúng ta nhận được trước đây, nay không còn nữa. Nhân dân ta phải tự lực cánh sinh nhiều hơn trong bảo vệ Tổ quốc và trong xây dựng đất nước hiện nay. Sự sụp đổ của XHCN hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, ở mức độ nhất định cũng gây tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chế độ XHCN của một bộ phận cán bộ, nhân dân ta. Tuy nhiên, mặc dù trước những tác động tiêu cực đó, một số nước XHCN vẫn đứng vững, tiến hành sự nghiệp cải cách, mở cửa, đổi mới, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trong những năm tới. Đúng như Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại, cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng có bước phát triển mới theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (1 §CSVN, V¨n kiÖn §H§B toµn quèc lÇn thø IX, Nxb CTQG., H.2001, tr.65. ). - Trong một vài thập kỷ tới của thế kỷ XXI, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” gây tình hình căng thẳng ở nhiều nước và khu vực trên thế giới. Lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục gây nên chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới, với tính chất ngày càng phức tạp hơn. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến tình hình bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay. Thực tiễn những năm gần đây như cuộc chiến tranh ở Côsôvô, Nam tư, IRắc, tình hình phức tạp trong vấn đề khủng hoảng hạt nhân ở Bắc Triều Tiên, ở IRan và tình hình ở Tây Nguyên nước ta đầu năm 2001, 2004 đã chứng minh điều đó. - Trên thế giới hiện nay, hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội đang có những bước tiến mới. Các nước lớn, sau sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực, đang điều chỉnh chiến lược và các mối liên minh mới, vừa lợi dụng và kiềm chế lẫn nhau nhằm xác lập trật tự thế giới đa cực, chống lại tham vọng của Mỹ thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ làm bá chủ. Tất cả những động thái đó làm cho các thế lực đế quốc hiếu chiến, bá quyền không dễ gì làm mưa làm gió. Trái lại xu thế hoà hoãn, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa liên kết, vừa cạnh tranh trong quan hệ quốc tế phát triển song diễn biến hết sức phức tạp. Các nước đang phát triển như nước ta có thể lợi dụng bối cảnh đó để tập trung phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực về mọi mặt sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. - Thế giới đang trong quá trình hội nhập và hợp tác trên nhiều lĩnh vực trước hết là kinh tế, vừa tạo ra những thời cơ vận hội mới cho kinh tế nước ta tiếp tục phát triển, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nước ta trên nhiều lĩnh vực. Lợi dụng chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, kẻ địch dùng mọi thủ đoạn thu thập những thông tin về chính trị nội bộ, kinh tế, cơ mật quốc gia; chúng tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại chống chủ nghĩa xã hội, móc nối, kích động các phần tử chống đối... để phá hoại sự nghiệp cách mạng của ta. Do đó, đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay. - Khu vực Đông Nam á, Châu Á Thái bình Dương là khu vực nhạy cảm, tập trung nhiều khả năng phát triển năng động nhưng cũng là khu vực tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Do các yếu tố thuận lợi về địa lý, giao thông đường biển, khoáng sản... khu vực châu á- Thái Bình Dương và Đông Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất thế giới, và sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới trong thế kỷ XXI. Cùng với sự phát triển năng động về kinh tế, ở khu vực này xu thế liên kết kinh tế ngày càng cao với sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của diễn đàn kinh tế châu á- Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEM). Đặc biệt, ASEM ngày càng trở thành một tổ chức khu vực có sự liên kết, hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu của mười nước Đông Nam á, đang hướng tới hình thành khu vực mậu dịch tự do, có quan hệ đối tác chặt chẽ với các nước lớn và các trung tâm kinh tế của thế giới. Có thể nói, châu á- Thái Bình Dương và Đông Nam Á đang là khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác là xu thế nổi trội, là môi trường thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuy nhiên, cũng vì tầm quan trọng của nó, khu vực này là nơi diễn ra nhiều sự cạnh tranh quyết liệt. Các nước lớn đều có chiến lược đối với châu á- Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Trong nội bộ các nước ở khu vực này cũng còn nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội phức tạp như vấn đề dân tộc, tôn giáo, phân hoá giàu nghèo, đói nghèo Vì vậy, “khu vực này vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định” (1 §CSVN, V¨n kiÖn §H§B toµn quèc lÇn thø IX, Nxb CTQG., H.2001, tr.65-66. ). Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta hiện nay. - Về tình hình trong nước: bên cạnh những thuận lợi cơ bản về thành tựu do công cuộc đổi mới đất nước đem lại, nước ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ thách thức. + Trước hết về thuận lợi, Đảng ta dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng làm cho thế và lực của nước ta có sự phát triển vượt bậc. * Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường; nước ta có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, đoàn kết và nhân ái. Những năm gần đây, kinh tế nước ta tăng trưởng khá ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta được cải thiện đáng kể. * Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng - an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực được tiến hành chủ động, đạt kết quả tốt. * Vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đây là những thuận lợi rất cơ bản đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. + Về khó khăn, đất nước ta cũng đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Đại hội IX của Đảng chỉ rõ 4 nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “Diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra, đến nay vẫn tồn tại, diễn biến hết sức phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Điều cần phải nhận thức rõ là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chậm được khắc phục, vẫn tồn tại đang cản trở việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân. Mặt khác, nước ta hiện nay vẫn là nước kém phát triển về kinh tế, mức sống của nhân dân còn thấp... Đây là những nhân tố tác động cực kỳ quan trọng đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay của nước ta. Như vậy, những vấn đề đề cập trên, tuy chưa phải là toàn bộ những nhân tố tác động đến sự nghệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta hiện nay, nhưng đây là những nhân tố cơ bản nhất, ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay. Nắm vững các nhân tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN mang tính toàn diện. Vấn đề này được thể hiện trong đường lối chiế
Tài liệu liên quan