Sau khi xét xử, các bị cáo hưởng án treo được giao cho chính quyền địa
phương quản lý, giáo dục. Tuy nhiên, việc quản lý những đối tượng này đang
tồn tại nhiều bất cập. Câu chuyện dưới đây được ghi nhận tại huyện Trảng
Bom,ĐồngNai.
Để tội phạm đi nước ngoài
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Trảng Bom vừa gửi báo cáo cho
VKSND tỉnh về việc vi phạm của bị cáo Sềnh Ngọc Kiều (thường trú tại ấp Tân
Thành, xã Thanh Bình) trong quá trình thi hành án tại địa phương. Sềnh Ngọc Kiều
bị Công an huyện Trảng Bom ra quyết định khởi tố về tội đánh bạc vào tháng
5.2009 và bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Công an huyện cũng đã có
văn bản đề nghị Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh không cho xuất cảnh
với trường hợp này. Ngày 27.10.2009, TAND huyện Trảng Bom mở phiên tòa xét
xử và tuyên phạt bị cáo Sềnh Ngọc Kiều 8 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời
gian thử thách là 16 tháng về tội đánh bạc
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bất cập trong quản lý đối tượng hưởng án treo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bất cập trong quản lý đối tượng hưởng án treo
Sau khi xét xử, các bị cáo hưởng án treo được giao cho chính quyền địa
phương quản lý, giáo dục. Tuy nhiên, việc quản lý những đối tượng này đang
tồn tại nhiều bất cập. Câu chuyện dưới đây được ghi nhận tại huyện Trảng
Bom,ĐồngNai.
Để tội phạm đi nước ngoài
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Trảng Bom vừa gửi báo cáo cho
VKSND tỉnh về việc vi phạm của bị cáo Sềnh Ngọc Kiều (thường trú tại ấp Tân
Thành, xã Thanh Bình) trong quá trình thi hành án tại địa phương. Sềnh Ngọc Kiều
bị Công an huyện Trảng Bom ra quyết định khởi tố về tội đánh bạc vào tháng
5.2009 và bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Công an huyện cũng đã có
văn bản đề nghị Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh không cho xuất cảnh
với trường hợp này. Ngày 27.10.2009, TAND huyện Trảng Bom mở phiên tòa xét
xử và tuyên phạt bị cáo Sềnh Ngọc Kiều 8 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời
gian thử thách là 16 tháng về tội đánh bạc. Bản án có hiệu lực từ ngày 3.12.2009.
Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau khi bị tuyên án, bị cáo Sềnh Ngọc Kiều đã xuất cảnh
sang Mỹ.
Theo khoản 1 và 2, Điều 21 Nghị định 136: “Công dân Việt Nam ở trong
nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc liên quan đến công tác điều tra tội phạm. Đang
có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự”. Như vậy, việc Sềnh Ngọc Kiều xuất
cảnh sang Mỹ trái với quy định về xuất, nhập cảnh. Nhưng tại sao Sềnh Ngọc Kiều
có thể xuất cảnh được? Theo VKSND tỉnh, nguyên nhân do Công an huyện Trảng
Bom chỉ gửi văn bản thông báo cấm xuất cảnh đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh
của tỉnh. Trong khi đó, cơ quan giải quyết thủ tục xuất cảnh cho Kiều là Cục Quản
lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an lại không có thông tin liên quan đến bản án hình
sự của đối tượng.
Trách nhiệm của chính quyền địa phương
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, trong thời gian thử thách, Tòa án giao
người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ cho chính quyền địa phương nơi
người đó thường trú và gia đình phối hợp giám sát và giáo dục. Đại diện Phòng
Giám đốc điều tra của TAND tỉnh cho biết: Tòa án chỉ có trách nhiệm nhận báo
cáo của địa phương về việc đối tượng đã thi hành án xong để làm thủ tục xóa án
tích. Như vậy, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú có trách nhiệm trực
tiếp quản lý đối tượng phải thi hành án tù treo. Trên thực tế, việc quản lý những đối
tượng này còn nhiều bất cập. Đơn cử, tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, từ tháng
9.2007 - 3.2010 có 33 đối tượng được hưởng án treo được giao về UBND xã quản
lý, giáo dục. Trong đó, 5 đối tượng đã hết thời gian thử thách nhưng vẫn chưa được
công nhận chấp hành xong hình phạt, do những đối tượng này không đến trình báo
hoặc đã đi khỏi địa phương. Phó chủ tịch UBND xã Hố Nai 3 Nguyễn Văn Huyền
cho biết: Đối với những trường hợp này, chúng tôi cũng chỉ biết lưu hồ sơ chứ
chưa có biện pháp giải quyết. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các ban, ngành với công
an xã và công an ấp trong quản lý đối tượng hình sự phải thi hành án tù treo tại một
số địa phương chưa chặt chẽ. Một số xã còn buông lỏng quản lý, chưa xác định rõ
ràng trách nhiệm của từng ban, ngành nên hiệu quả giáo dục và cải tạo những đối
tượng này chưa cao.
Thực tế, nhiều đối tượng được hưởng án tù treo hầu như không quan tâm
đến việc xét duyệt và trả tự do cho chính bản thân họ. Nguyên nhân xuất phát từ ý
thức chủ quan của người thi hành án, chủ yếu do ngại khơi lại chuyện cũ khi phải
đưa ra lấy ý kiến bình xét của tổ dân cư và ban ấp. Vì vậy, nhiều đối tượng đã để
mất quyền công dân đầy đủ của mình vì không đến cơ quan chức năng làm thù tục
xóa án tích khi hết thời quan thử thách. Đối với những trường hợp này, chính
quyền địa phương cần lập báo cáo gửi tòa án, công an huyện để ra quyết định xóa
án tích cho họ. Mặt khác, khi ban hành các văn bản quản lý đối tượng được hưởng
án treo hay cải tạo không giam giữ, địa phương và ngành chức năng phải nghiên
cứu kỹ để hạn chế những lỗ hổng cho các đối tượng thi hành án trốn tránh nghĩa
vụ. Cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa TAND và chính quyền địa phương,
không để khoảng cách quá xa trong quản lý đối tượng, bảo đảm việc thi hành án
đúng quy định.
Bất cập trong quản lý đối tượng hưởng án treo
Sau khi xét xử, các bị cáo hưởng án treo được giao cho chính quyền địa
phương quản lý, giáo dục. Tuy nhiên, việc quản lý những đối tượng này đang
tồn tại nhiều bất cập. Câu chuyện dưới đây được ghi nhận tại huyện Trảng
Bom, Đồng Nai.
Để tội phạm đi nước ngoài
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Trảng Bom vừa gửi báo cáo cho
VKSND tỉnh về việc vi phạm của bị cáo Sềnh Ngọc Kiều (thường trú tại ấp Tân
Thành, xã Thanh Bình) trong quá trình thi hành án tại địa phương. Sềnh Ngọc Kiều
bị Công an huyện Trảng Bom ra quyết định khởi tố về tội đánh bạc vào tháng
5.2009 và bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Công an huyện cũng đã có
văn bản đề nghị Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh không cho xuất cảnh
với trường hợp này. Ngày 27.10.2009, TAND huyện Trảng Bom mở phiên tòa xét
xử và tuyên phạt bị cáo Sềnh Ngọc Kiều 8 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời
gian thử thách là 16 tháng về tội đánh bạc. Bản án có hiệu lực từ ngày 3.12.2009.
Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau khi bị tuyên án, bị cáo Sềnh Ngọc Kiều đã xuất cảnh
sang Mỹ.
Theo khoản 1 và 2, Điều 21 Nghị định 136: “Công dân Việt Nam ở trong
nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc liên quan đến công tác điều tra tội phạm. Đang
có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự”. Như vậy, việc Sềnh Ngọc Kiều xuất
cảnh sang Mỹ trái với quy định về xuất, nhập cảnh. Nhưng tại sao Sềnh Ngọc Kiều
có thể xuất cảnh được? Theo VKSND tỉnh, nguyên nhân do Công an huyện Trảng
Bom chỉ gửi văn bản thông báo cấm xuất cảnh đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh
của tỉnh. Trong khi đó, cơ quan giải quyết thủ tục xuất cảnh cho Kiều là Cục Quản
lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an lại không có thông tin liên quan đến bản án hình
sự của đối tượng.
Trách nhiệm của chính quyền địa phương
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, trong thời gian thử thách, Tòa án giao
người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ cho chính quyền địa phương nơi
người đó thường trú và gia đình phối hợp giám sát và giáo dục. Đại diện Phòng
Giám đốc điều tra của TAND tỉnh cho biết: Tòa án chỉ có trách nhiệm nhận báo
cáo của địa phương về việc đối tượng đã thi hành án xong để làm thủ tục xóa án
tích. Như vậy, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú có trách nhiệm trực
tiếp quản lý đối tượng phải thi hành án tù treo. Trên thực tế, việc quản lý những đối
tượng này còn nhiều bất cập. Đơn cử, tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, từ tháng
9.2007 - 3.2010 có 33 đối tượng được hưởng án treo được giao về UBND xã quản
lý, giáo dục. Trong đó, 5 đối tượng đã hết thời gian thử thách nhưng vẫn chưa được
công nhận chấp hành xong hình phạt, do những đối tượng này không đến trình báo
hoặc đã đi khỏi địa phương. Phó chủ tịch UBND xã Hố Nai 3 Nguyễn Văn Huyền
cho biết: Đối với những trường hợp này, chúng tôi cũng chỉ biết lưu hồ sơ chứ
chưa có biện pháp giải quyết. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các ban, ngành với công
an xã và công an ấp trong quản lý đối tượng hình sự phải thi hành án tù treo tại một
số địa phương chưa chặt chẽ. Một số xã còn buông lỏng quản lý, chưa xác định rõ
ràng trách nhiệm của từng ban, ngành nên hiệu quả giáo dục và cải tạo những đối
tượng này chưa cao.
Thực tế, nhiều đối tượng được hưởng án tù treo hầu như không quan tâm
đến việc xét duyệt và trả tự do cho chính bản thân họ. Nguyên nhân xuất phát từ ý
thức chủ quan của người thi hành án, chủ yếu do ngại khơi lại chuyện cũ khi phải
đưa ra lấy ý kiến bình xét của tổ dân cư và ban ấp. Vì vậy, nhiều đối tượng đã để
mất quyền công dân đầy đủ của mình vì không đến cơ quan chức năng làm thù tục
xóa án tích khi hết thời quan thử thách. Đối với những trường hợp này, chính
quyền địa phương cần lập báo cáo gửi tòa án, công an huyện để ra quyết định xóa
án tích cho họ. Mặt khác, khi ban hành các văn bản quản lý đối tượng được hưởng
án treo hay cải tạo không giam giữ, địa phương và ngành chức năng phải nghiên
cứu kỹ để hạn chế những lỗ hổng cho các đối tượng thi hành án trốn tránh nghĩa
vụ. Cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa TAND và chính quyền địa phương,
không để khoảng cách quá xa trong quản lý đối tượng, bảo đảm việc thi hành án
đúng quy định.