Bệnh chổi rồng cây Nhãn

Bệnh chổi rồng có khả năng phát triển và gây hại trên cây nhãn quanh năm, nhưng nặng nhất là vào mùa nắng. Phần non của lá, chồi non và chồi hoa bị bệnh sẽ không phát triển mà biến dạng thành chùm, xoắn tít, teo tóp nhỏ đi, không lớn lên được và co cụm lại như bó chổi.

pdf6 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh chổi rồng cây Nhãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh chổi rồng cây Nhãn Bệnh chổi rồng, hay còn gọi là bệnh đầu lân, chùn ngọn. Bệnh chổi rồng có khả năng phát triển và gây hại trên cây nhãn quanh năm, nhưng nặng nhất là vào mùa nắng. Phần non của lá, chồi non và chồi hoa bị bệnh sẽ không phát triển mà biến dạng thành chùm, xoắn tít, teo tóp nhỏ đi, không lớn lên được và co cụm lại như bó chổi. Bệnh chổi rồng tấn công chủ yếu trên lộc non và chồi hoa của cây nhãn, làm cho các bộ phận này của cây không phát triển được, kết quả là khả năng đậu trái kém, năng suất giảm nhiều. Có thể nói, hiện nay, bệnh chổi rồng đã phát triển thành dịch và cũng chưa có thuốc đặc trị, chỉ áp dụng biện pháp phòng ngừa là chính.  Bệnh này thường xuất hiện nhiều trong những vườn nhãn trồng dầy, tán cây rậm rạp, công tác đầu tư, chăm sóc và vệ sinh vườn kém. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác chưa phù hợp, bón phân vô cơ không cân đối, vườn cây bị thiếu nước vào những tháng mùa nắng và việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chưa hợp lý cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh tấn công mạnh.  Qua nghiên cứu của ngành Bảo vệ thực vật thì tác nhân chính làm cho bệnh chổi rồng phát sinh và phát triển mạnh trên cây nhãn là một loài vi khuẩn chỉ sống ký sinh trên cây ký chủ, lây truyền bệnh chủ yếu qua vết thương của côn trùng chích hút. Nhện lông nhung được khẳng định có liên quan rất mật thiết với loại bệnh này.  Chúng ta rất khó nhận ra sự hiện diện của nhện lông nhung trong vườn nhãn bởi chúng có kích thước rất nhỏ. Cơ thể nhện có chiều dài chỉ khoảng 0,12 – 0,17 mm, thân màu trắng vàng, phần ngực có hai đôi chân, đoạn đuôi có một đôi lông. Chúng gây hại chủ yếu trên ở những lộc non và chồi hoa vừa mới nhú ở đầu cành.  Triệu chứng của bệnh chổi rồng trên cây nhãn rất dễ nhận thấy. Do bệnh tấn công gây hại trên phần non của lá, chồi non và chồi hoa, làm cho chồi lá và hoa không phát triển mà biến dạng thành chùm, xoắn tít, teo tóp nhỏ đi, không lớn lên được và co cụm lại như bó chổi. Các phân đoạn trên cành, lá, phát hoa đều ngắn, cánh hoa không bung ra mà nhỏ lại. Chồi hoa bị nhiễm bệnh chổi rồng sẽ làm cho tỷ lệ đậu trái đạt rất thấp.  Bệnh chổi rồng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cây nhãn và chúng có xu hướng lây lan nhanh khắp vườn. Cây nhãn bị nhiễm bệnh này vẫn phát triển bình thường nhưng chồi bị bệnh sẽ không tiếp tục phát triển mà bị thoái hóa dần, sau đó khô và chết. Khi cây bị bệnh chổi rồng nặng, hoa không phát triển và giảm khả năng đậu trái, nếu có trái thì cũng kém chất lượng. Cây nhãn bị bệnh chổi rồng thường có hoa không phát triển và giảm khả năng đậu trái, nếu có trái thì cũng kém chất lượng  Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn, mà chỉ áp dụng biện pháp phòng ngừa là chính. Trong đó, chủ yếu là hạn chế sự có mặt của nhện lông nhung trên vườn nhãn. Theo các nhà khoa học, để phòng ngừa nhện lông nhung đạt hiệu quả thì vào các thời điểm cây nhãn ra chồi non và ra hoa, bà con nên phun thuốc trừ nhện. Chú ý, nên thay đổi thuốc để hạn chế tính kháng thuốc của nhện.  Ngoài ra, để phòng trị bệnh chổi rồng thì kỹ thuật canh tác cũng là giải pháp quan trọng. Bà con nông dân cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp như: chọn cây giống sạch bệnh, áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp và chăm sóc cây trồng khỏe, thường xuyên tỉa cành để vườn cây thông thoáng và bón phân cân đối.  Khi vườn bị bệnh chổi rồng nặng, bà con nên cắt tỉa và loại bỏ hết những cành lá, chồi ngọn và phát hoa có bệnh đem tiêu hủy, sau đó tiếp tục khống chế quần thể nhện bằng thuốc trừ nhện để bảo vệ các đợt lá, chồi non và hoa kế tiếp.
Tài liệu liên quan