Bệnh đạo ôn hại lúa

GIỚI THIỆU CHUNG 2 • ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG 4 • QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN 3 • BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

pdf25 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh đạo ôn hại lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SE A17/North central - Syngneta Vietnam Ths. Phan Anh Thế BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 2 NỘI DUNG TRÌNH BÀY VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 1 • GIỚI THIỆU CHUNG 2 • ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG 4 • QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN 3 • BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 3 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA  Bệnh có từ lâu đời, bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1637, ở Nhật năm 1704.  Vùng phân bố bệnh gây hại ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới.  Bệnh gây thiệt hại cho lúa rất trầm trọng. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 4  Ở VN bệnh đạo ôn thường gây hại nặng ở các tỉnh trồng lúa ở miền Bắc và miền Trung, trong vụ lúa đông xuân hàng năm.  Đây là loại bệnh rất khó phát hiện và việc phòng trị thường không kịp thời làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public GIỚI THIỆU VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 5 - Trên lá: Ban đầu là các vết chấm kim nhỏ màu nâu, sau đó phát triển thành vết màu nâu hình e líp >> nâu xám >> sũng nước. Khi vết bệnh dạng mãn tính có dạng hình thoi (hình mắt én), ở giữa có màu nâu, xung quanh có quầng vàng. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau gây nên hiện tượng cháy lá lúa Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 6 • Trên cổ bông, cổ gié, cổ lá: Bệnh gây thối khô cổ bông, cổ gié khiến bông lúa bị khô trắng trước khi chín. • Bệnh gây thối khô cổ lá, khiến lá lúa bị gãy gục xuống. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Triệu chứng trên cổ bông Triệu chứng trên cổ lá 7 ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA ● Trên thân và cổ gié, bệnh tấn công vào các mắt cổ gié và các mắt lóng của cây lúa và lây lan toàn thân, làm thối khô ở các mắt trước sau đó khô toàn thân, khiến cây lúa bị đổ gãy. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public Triệu chứng trên cổ gié Triệu chứng trên thân cây lúa 8 QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH ĐẠO ÔN ● Bệnh đạo ôn gây hại trên cây lúa từ giai đoạn mạ cho đến trổ, chín ● Bệnh tấn công vào tất các các bộ phận trên mặt đất (nước) của cây lúa ● Tác nhân gây bệnh do nấm Pyricularia oryzae. ● Trong quá trình gây bệnh nấm sản sinh ra độc tố Pyricularin và Pyriculol làm vàng lá lúa, ức chế sinh trưởng cây lúa. ● Cây lúa bị bệnh nặng, rễ thường bị hỏng do các độc tố nấm bệnh tiết ra ● Bệnh lây lan chủ yếu bằng bào tử nấm, bệnh còn lan truyền qua rơm rạ và hạt bị nhiễm bệnh. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 9 CHU TRÌNH PHAÙT TRIEÅN BEÄNH Xâm nhiễm Bào tử trên lá Hình thành ống mút Nấm bệnh phát triển Thấy vết bệnh 4 – 5ngày Phát tán bào tử Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 10 Vết bệnh mãn tính Bề mặt lá Bảo tử nảy mầm Hình thành giác bám Temperature and continuous wet Moderate humidity Sợ nấm phát triển Xâm nhiễm Bào tử Fly Phát sinh bào tử Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH ĐẠO ÔN 11 QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH ĐẠO ÔN  Chu kỳ gây bệnh được tính từ khi bào tử nẩy mầm, xâm nhiễm vào bên trong tế bào lá lúa, gây hại sau đó thể hiện vết bệnh ra ngoài và sau cùng là phóng thích bào tử trở lại hoàn thành một chu kỳ gây bệnh.  Thời kỳ bào tử nẩy mầm, xâm nhiễm vào bên trong tế bào đến khi thể hiện vết bệnh ra ngoài người ta gọi là thời gian ủ bệnh.  Thời kỳ ủ bệnh tùy theo nhiệt độ không khí mà nó thể hiện vết bệnh ra ngoài nhanh hay chậm.  9 - 10oC, thời gian ủ bệnh 13 - 18 ngày.  17 - 18oC, thời gian ủ bệnh 7 - 9 ngày.  20 - 25oC, thời gian ủ bệnh 5 - 6 ngày.  26 - 28oC, thời gian ủ bệnh 4 - 5 ngày. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 12 QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH ĐẠO ÔN  Một vết bệnh có khả năng phóng thích từ 2.000 - 6.000 bào tử trong 1 đêm, kéo dài 15 đêm.  Bào tử phát tán theo gió, bào tử có thể bay cao trên 2000 mét, thậm chí ở độ cao 10.000 mét cũng có bào tử. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public Quan sát bào tử nấm bệnh đạo ôn dưới kính hiển vi 13 QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH ĐẠO ÔN Nấm xâm nhiễm và tiết ra độc tố Pyricularin và Pyriculol gây ức chế sinh trưởng và gây thối rễ lúa Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 14 QUY LUẬT PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH ĐẠO ÔN Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 15 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH ĐẠO ÔN  Sự xâm nhiễm và gây hại của bệnh đạo ôn vào cây lúa phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ không khí, nhiệt độ và ẩm độ đất, nước tưới, tuổi cây, giống, mật độ sạ, chế độ phân bón, .  Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đất:  + Đất khô, cây lúa dễ bị nhiễm bệnh.  + Đất ẩm, cây lúa chống chịu bệnh trung bình.  + Đất ngập nước cây lúa có sức chống chịu bệnh cao.  Bệnh gây hại nặng trên các chân đất các vụ trước bị nhiễm bệnh, những ruộng gieo, cấy dày, bón nhiều đạm, các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 16 BÓN NHIỀU ĐẠM, GIEO CẤY DÀY, ẨM ĐỘ CAO Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 17 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH ĐẠO ÔN  Phân đạm: Chất đạm là nguồn thức ăn của nấm bệnh, việc bón đạm cao làm tế bào ít được silic hóa làm thành vách trở nên mềm nấm bệnh dễ xâm nhập và gây hại. ruộng bón nhiều đạm, bón tập trung gặp điều kiện thời tiết thích hợp tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển.  Phân lân: ảnh hưởng của lân không lớn tuy nhiên phân lân cũng có một vài tác dụng sau:  + Đất thiếu lân, bón lân có tác dụng giảm bệnh.  + Trong quá trình sinh trưởng của cây lúa có hiện tượng thiếu lân, bón thêm lân cũng làm giảm bệnh.  Phân Kali: tác dụng của phân kali không rõ, tuy nhiên việc bón nhiều phân kali trên nền đạm cao không làm giảm bệnh.  Kích thích tố và các nguyên tố vi lượng: sự hiện diện của các chất kích thích như Biotin, Thiamin và các nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan, molipden giúp cho cây lúa phát triển tốt và cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 18 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA ● Gieo, cấy với mật độ hợp lý ● Bón phân cân đối, đặc biệt lưu ý khi bón phân đạm ● Thu dọn sạch tàn dư cây lúa bị bệnh vụ trước, đốt tiêu hủy nguồn bệnh ● Sử dụng giống sạch bệnh, hạn chế gieo trồng các loại giống mẫn cảm ● Đảm bảo ruộng có nước khi cây lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn ● Không sử dụng các loại phân bón lá vào thời điểm cây lúa bị nhiễm bệnh. ● Phun phòng trừ ở giai đoạn vết bệnh cấp tính bằng các loại thuốc đặc trị ● Nếu phát hiện bệnh muộn, khi vết bệnh đã dạng hình thoi là lúc vết bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, cần xử lý kép các loại thuốc đặc trị, 2 lần phun cách nhau 5 - 7 ngày. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 19  Phun thuốc vào giai đoạn vết bệnh cấp tính, nếu vết bệnh đã mãn tính (vết bệnh hình thoi) thì cần phun lại sau 5-7 ngày. Vết bệnh đạo ôn giai đoạn cấp tính (chưa phát sinh bào tử) BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 20 Cần phun thời điểm vết bệnh cấp tính bằng thuốc đặc trị Vết bệnh cấp tính - Nếu phun muộn, khi vết bệnh mãn tính thì cần phải phun kép, lần 2 cách lần 1 khoảng 5 – 7 ngày Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 21 Phun khi thấy vết bệnh cấp tính Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Phun trước khi lúa trỗ hoặc khi lá đòng có vết bệnh cấp tính 22 THỜI ĐIỂM PHUN PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN CỔ BÔNG ● Nếu không phun phòng trước trỗ thì cần phun ngay khi trên lá đòng có vết bệnh cấp tính xuất hiện. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public ● Tốt nhất nên phun phòng trước khi lúa trỗ, ở những ruộng bị đạo ôn lá, ruộng có tiền sử bệnh đạo ôn, giống nhiễm, thời tiết âm u, có mưa, nhiệt độ 20-25 độ C. 23 Đạo ôn cổ bông Bạo ôn lá Phun khi thấy Vết bệnh Phun thuốc Trước và sau trổ Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 24 MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TẾ VỀ BỆNH ĐẠO ÔN ● Bệnh phát sinh thuận lợi trong điều kiện ẩm độ trên 90%, nhiệt độ 20- 25oC, trời âm u, ít nắng, sáng sớm có sương mù, có mưa phùn. ● Nếu thời tiết ngày nắng nóng (trên 30oC) mà đêm lạnh, có sương thì bệnh cũng phát triển nhanh và mạnh (điều này trong các giáo trình không có). ● Nên phun phòng trong các trường hợp sau: chân đất có tiền sử bệnh đạo ôn, giống lúa mẫn cảm với đạo ôn, trời âm u, có sương mù, mưa phùn, ruộng bón thừa đạm (sáng sớm nhìn ra ruộng thấy sương đọng trắng trên thửa ruộng). ● Nếu đã có vết bệnh mãn tính thì mỗi ngày 1 có thể phóng thích khoảng 6000 bào tử, nguy cơ hình thành 6000 vết bệnh mới, hiện không có thuốc nào tiêu diệt được bào tử, nên cần phun lại lần thứ 2 sau 5-7 ngày (đón thời điểm bào tử nảy mầm và xâm nhiễm) Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public 25 Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ các giáo trình, các công bố khoa học và thực tế kinh nghiệm đồng ruộng, trong tài liệu có sử dụng một hình ảnh có thể có bản quyền, mong chủ bản quyền (nếu có) cho phép, để giúp người nông dân củng cố thêm kiến thức về bệnh đạo ôn. Msc Phan Anh The - Syngenta Vietnam - Public
Tài liệu liên quan