1. Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh đầu vàng ở
tôm sú là virus hình que kích thước 44±6x173±13nm.
Nhân của virus có đường kính gần bằng 15 nm, chiều dài
có thể tới 800 nm.
Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc
nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Một số nghiên cứu gần đây đã
cho virus bệnh đầu vàng gần giống họ Coronaviridae (theo V. Alday de
Graindorge & T.W. Flegel, 1999)
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh đầu vàng trên tôm sú (yellow head disease - Yhd), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH ĐẦU VÀNG TRÊN TÔM SÚ
(YELLOW HEAD DISEASE - YHD)
1. Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh đầu vàng ở
tôm sú là virus hình que kích thước 44±6x173±13nm.
Nhân của virus có đường kính gần bằng 15 nm, chiều dài
có thể tới 800 nm.
Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc
nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Một số nghiên cứu gần đây đã
cho virus bệnh đầu vàng gần giống họ Coronaviridae (theo V. Alday de
Graindorge & T.W. Flegel, 1999).
Hình 1: Tôm sú bị bệnh đầu vàng, trong
hệ bạch huyết, thấy rõ các thể virus dạng
sợi trong tế bào chất của tế bào lympho,
(ảnh kính hiển vi điện tử).
Hình 2: Thể túi (thể vùi) trong tế bào
lympho của tôm sú bố mẹ chưa có dấu
hiệu bệnh đã thu được vỏ bao virus đầu
vàng trên mạng lưới nội chất của tế bào
vật chủ. Trong thể túi đã được tích lũy các
thể virus dạng sợi ngắn hơn.
2. Dấu hiệu bệnh lý.
- Biểu hiện đầu tiên tôm phát triển rất nhanh và ăn nhiều hơn mức bình thường.
Đột ngột tôm dừng ăn, sau một hai ngày tôm dạt vào gần bờ và chết.
- Mang và gan tuỵ có màu vàng nhạt, toàn thân có màu nhợt nhạt (hình 45).
- Bệnh có thể gây ra tỷ lệ chết nghiêm trọng đến 100% trong vòng 3-5 ngày.
- Khi tôm nhiễm bệnh đầu vàng kiểm tra tiêu bản máu thấy có dấu hiệu bất thường:
Nhân tế bào hồng cầu thoái hoá kết đặc lại hoặc bị phá huỷ phân mảnh.
- Kiểm tra mô bệnh học tế bào có hiện tượng hoại tử ở nhiều cơ quan và xuất hiện
các thể vùi trong tế bào chất, nhân thoái hóa kết đặc và phân mảnh của nhiều tế bào
khác nhau: hệ bạch huyết (Lymphoid), tế bào mang, tế bào kẽ gan tuỵ, tế bào biểu
bì ruột (hình 43, 44).
3. Phân bố và lan truyền bệnh.
Boonyaratpalin và CTV, 1992 lần đầu tiên mô tả bệnh đầu vàng gây chết tôm sú
nuôi ở miền Trung và miền nam Thái lan, đặc biệt nguy hiểm cho các vùng nuôi
thâm canh qua 1 số năm. Virus đầu vàng có thể liên quan đến đợt dịch bệnh của
tôm sú nuôi ở Đài loan năm 1987-1988. Những nơi khác thuộc Đông Nam Á:
Indonesia, Malaysia, Trung quốc, Philippine gặp ít nhưng nguy hiểm cho tôm sú
nuôi (Lightner, 1996). Bệnh thường xảy ra ở các ao nuôi có điều kiện môi trường
xấu và những vùng có mật độ trại cao. Bệnh có thể xuất hiện sau khi thả giống 20
ngày thường gặp nhất 50-70 ngày ở các ao nuôi tôm sú thâm canh. Ngoài ra, bệnh
còn gặp ở một số loài tôm tự nhiên khác: tôm thẻ, tôm bạc (lớt), tôm rảo,... ở Việt
nam các vùng nuôi tôm sú của các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Nam Bộ đã có
tôm bị bệnh đầu vàng gây tôm chết (Theo Bùi Quang Tề, 1994-2001 và Đỗ Thị
Hòa, 1995).
Bệnh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang, virus trừ tôm nhiễm bệnh bài tiết
ra môi trường hoặc một số tôm tự nhiên cũng nhiễm bệnh đầu vàng sẽ lây truyền
cho các tôm trong ao nuôi. Có thể một số loài chim nước đã ăn tôm bị bệnh đầu
vàng từ ao khác và bay đến ao nuôi đã mang theo các mẫu thừa rơi vào ao nuôi.
Hình 3: Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng.
Tế bào mang tôm nhân tế bào thoái
hóa kết đặc (è) bắt màu đậm (X40).
Hình 4: Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng.
Cơ quan tạo máu (haemolymphoid) có nhiều nhân tế bào thoái hóa kết đặc
bắt màu đỏ đậm, kích thước khác nhau (X40).
Hình 5: Tôm sú bị bệnh đầu vàng (2 con phía trên, mẫu
thu ở Bạc Liêu, 7/2006)
4. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý đặc trưng và mô bệnh học, kính hiển vi điện tử để
chẩn bệnh cho tôm. Chẩn đoán bằng phương pháp RT-PCR.
5. Phòng bệnh.
Áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tránh vận chuyển tôm từ
nơi có bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan vùng lân cận.
Những tôm chết vớt ra khỏi ao, tốt nhất là chôn sống trong vôi nung hoặc
đốt. Nước từ ao tôm bệnh không thải ra ngoài xử lý bằng vôi nung hoặc
bằng clorua vôi (theo phương pháp tẩy ao). Xem xét tôm thường xuyên, nếu
phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay. Nếu tôm quá nhỏ
không đáng thu hoạch thì cần xử lý nước ao trước khi tháo bỏ.