Giun tròn hay sán lải, thường gây nhiễm với tỷ lệ khá cao trên cá nuôi.
Trên các cá thể nhiễm giun ít, chỉ thấy cá ăn nhiều nhưng chậm lớn. Nếu
nhiễm nhiều giun cá có dấu hiệu yếu ớt, chậm lớn, còi cọc, một số con
chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Giun tròn trưởng thành thường được tìm thấy trong ruột cá, tuy nhiên
tùy thuộc vào loài giun tròn, loại cá, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có
thể tìm thấy ở các nơi khác của cơ thể như: bong bóng, cơ quan nội tạng,
dưới da hoặc giữa các lớp cơ.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh giun tròn trên cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH GIUN TRÒN TRÊN CÁ
Giun tròn hay sán lải, thường gây nhiễm với tỷ lệ khá cao trên cá nuôi.
Trên các cá thể nhiễm giun ít, chỉ thấy cá ăn nhiều nhưng chậm lớn. Nếu
nhiễm nhiều giun cá có dấu hiệu yếu ớt, chậm lớn, còi cọc, một số con
chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Giun tròn trưởng thành thường được tìm thấy trong ruột cá, tuy nhiên
tùy thuộc vào loài giun tròn, loại cá, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có
thể tìm thấy ở các nơi khác của cơ thể như: bong bóng, cơ quan nội tạng,
dưới da hoặc giữa các lớp cơ.
CÁC LOẠI GIUN THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ:
* Giun chỉ (Capillaria): Giun ký sinh trong ruột, giun trưởng thành đẻ
trứng và lây nhiễm trực tiếp nếu cá ăn phải trứng. Thời gian từ khi
nhiễm trứng đến khi trứng phát triển thành giun trưởng thành mất 3
tháng. Giun đực có kich thước nhỏ, màu trong suốt, rất khó nhận ra khi
khám tử. Con cái dễ nhận ra hơn do chứa trứng. Phòng trị bệnh: dùng
sản phẩm NOVADAZOL hoặc NOVA-PARASITE.
Hình 1.10.1: Giun chỉ
o Eustrogylides: Ký sinh ở các xoang của cơ thể, trong gan hoặc các
cơ quan khác nhưng không sống ở đường ruột cá. Cá mắc bệnh có triệu
chứng bụng chướng to, giun có kích thước dài (11-83mm), cuộn tròn lại
và có màu đỏ, trong xoang bụng đôi khi có nhiều con. Nếu cá ăn phải
các loại mồi sống có chứa các loại ký sinh trùng này, thì sau khi ăn vào
bụng, ký sinh trùng sẽ chui vào cơ và ký sinh trong cơ của cá. Không có
thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh này.
Hình 1.10.2: Giun ký sinh trong
ruột cá
o Camallanus: Ký sinh trong ruột cá, thường tập trung ở vùng hậu
môn, có kích thườc dài, hình dáng như giun đũa, nhưng chỉ dài khoảng
1cm, đường kính 750µ, con cái đẻ trứng và tự ấp trứng ở trong cơ thể.
Do đó được coi như đẻ ra ấu trùng, từ đó lây nhiễm qua cá khác nếu ăn
phải phân chứa âu trùng. Điều trị: NOVADAZOL, NOVA-PARASITE.
o
Hình 1.10.3: Camallanus trưởng thành Hình 1.10.4: Con cái mang
trứng và đẻ trứng
o Contracaecum: Có vòng đời khá phức tạp, ấu trùng sống trong cơ
gan, tim, và bong bóng của cá. Giun có kích thước dài nhưng xoắn lại
như dạng đồng tiền. Chim ăn cá, ấu trùng sẽ nở thành con trưởng thành
sống ở ruột của chim. Con cái đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng trong
đường ruột chim, cá ăn phải phân chim chứa ấu trùng, ấu trùng sẽ di
hành từ ruột vào cơ, gan, tim, hoặc bong bóng và ký sinh tại đây. Không
có thuốc điều trị hiệu quả.
1.12.1.1.1.1.1.1.1 1.11
Hình 1.10.5 : Contracaecum
* Tapeworm: sán dây ký sinh trên cá.
Phòng trị: Dùng NOVADAZOL hoặc NOVA-PARASITE.
Hình 1.10.6 : Tapeworm