Nhận biết sâu bệnh hại cây dưa leo và biện pháp
phòng trừ
Dưa chuột (dưa leo) cũng ngày càng phát triển tăng diện tích và sản lượng trên địa
bàn. Tuy nhiên một nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến diện tích, năng suất
phẩm chất của dưa là sự phá hoại nghiêm trọng của một số đối tượng sâu bệnh hại
chính. Để giúp bà con nông dân nhận biết đúng và sử dụng thuốc BVTV an toàn
hiệu quả chúng tôi giới thiệu một số sâu bệnh chính thường gặp như sau:
1- Bọ trĩ gây hại: Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn
cây con đến khi cây ra hoa kết trái non. Bọ trĩ tập trung gây hại các bộ phận non
của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới lá làm cho lá xoăn có mầu vàng.
- ở thân: Bọ trĩ tập trung ở búp non làm cho búp chậm phát triển sau đó khô
và chết.
Trên hoa quả non: Bọ trĩ chích hút làm rụng hoa quả, bọ trĩ còn là môi giới
truyền bệnh vi rút gây hiện tượng xoăn, chùn ngọn.
14 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh hại trên cây dưa leo và giải pháp phòng trừ - Quy trình trồng rau an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh hại trên cây dưa leo và giải pháp phòng trừ
Quy trình trồng rau an toàn
Nhận biết sâu bệnh hại cây dưa leo và biện pháp
phòng trừ
Dưa chuột (dưa leo) cũng ngày càng phát triển tăng diện tích và sản lượng trên địa
bàn. Tuy nhiên một nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến diện tích, năng suất
phẩm chất của dưa là sự phá hoại nghiêm trọng của một số đối tượng sâu bệnh hại
chính. Để giúp bà con nông dân nhận biết đúng và sử dụng thuốc BVTV an toàn
hiệu quả chúng tôi giới thiệu một số sâu bệnh chính thường gặp như sau:
1- Bọ trĩ gây hại: Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn
cây con đến khi cây ra hoa kết trái non. Bọ trĩ tập trung gây hại các bộ phận non
của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới lá làm cho lá xoăn có mầu vàng.
- ở thân: Bọ trĩ tập trung ở búp non làm cho búp chậm phát triển sau đó khô
và chết.
Trên hoa quả non: Bọ trĩ chích hút làm rụng hoa quả, bọ trĩ còn là môi giới
truyền bệnh vi rút gây hiện tượng xoăn, chùn ngọn.
* Phòng trừ: Khi mật độ bọ trĩ cao cần phải phòng trừ, sử dụng các loại
thuốc sau: Oncol 20ND, Bassa 50ND, Pegasus 500SC để phòng trừ.
2- Nhện đỏ: Có cơ thể rất nhỏ bé, mầu hồng, đỏ di chuyển nhanh nhẹn,
bám nhiều ở mặt lá dưới. Nhện phát triển rất nhanh nhất là khi thời tiết khô âm u
mưa to. Nhện dùng vòi chích hút làm cho lá chuyển mầu xanh bạc, xanh nâu sau
đó vàng khô và rụng lá.
* Phòng trừ: Sử dụng thuốc trừ nhện như Comite 73EC, Ortus 5SC,
Danitol- S50SC, Pe gasus 500SC...
3- Rệp muội: Là côn trùng chích hút cơ thể nhỏ mầu xanh vàng, sống
thành đám trên đọt non, lá, hoa. Rệp có 2 dạng có cánh và không có cánh. Rệp
chích hút dịch cây làm cho cây không phát triển. Nếu hại ở giai đoạn hoa, quả làm
hoa quả non bị rụng, là môi giới truyền bệnh vi rút gây bệnh khảm lá trên dưa.
* Phòng trừ: Sử dụng thuốc Oncol 20ND, Pa dan 95SP, Bassa 50 ND,
Pegas 500SC, Sumithion 50EC.
4- Ruồi đục quả: Ruồi cái dùng vòi đẻ trứng chọc thủng vỏ quả đẻ trứng
vào phần trong vỏ quả. Tại lỗ đục của ruồi nước và dịch cây chảy ra, tạo điều kiện
cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả. Sau vài ngày trứng nở ra dòi, dòi chui vào
thịt quả gây hại làm qủa rụng thối.
* Phòng trừ: Dùng các loại thuốc sua đuổi Oncol 20ND, la nét....
5- Bệnh thán thư do nấm gây ra:
Bệnh xuất hiện gây hại các tầng lá phía dưới trước, vết bệnh gần tròn hoặc
hình tròn kích thước từ vài mm đến vài cm trên bề mặt có mầu nâu đen, trên nền
nâu đen có nhiều chấm nhỏ mầu đen, bẩn do bào tử nấm hình thành. Bệnh gây hại
làm cho lá dưa khô rụng, trên thân vết bệnh mầu xám nâu, hại nặng làm thân chết
khô, teo lại, trên quả vết bệnh mầu nâu đen hình tròn lõm sâu vào vỏ quả. Nếu bị
hại nặng vết bệnh liên kết lại thành đám lớn gây thối quả.
* Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Poliran 80, Bavistin, Mancozeb.
6- Bệnh mốc sương (sương mai) do nấm gây ra: Nấm bệnh gây ra các
vết bệnh hình đa giác có nhiều góc cạnh. Vết bệnh lúc đầu mầu vàng nhạt sau
chuyển sang mầu nâu, vào buổi sáng quan sát kỹ bề mặt dưới của lá có thể nhìn
thấy các sợi tơ nấm mầu trắng bao phủ.
Bệnh thường gây hại ở phần gần gốc cây và lan lên phía ngọn cây dưa. Nếu
cây bị nhẹ cây vẫn cho quả song quả nhỏ phẩm chất kém nếu bệnh nặng cây chết.
Bệnh thường phát sinh gây hại nặng và lan nhanh trên ruộng khi thời tiết âm u
sương lạnh.
* Phòng trừ: Dùng luân phiên các loại thuốc trừ bệnh như Booc đô1%.,
Rido mil.
7- Bệnh phấn trắng do nấm: Bệnh hại chủ yếu trên phiến lá nấm bệnh
làm cho lá chuyển mầu xanh sang mầu bạc và hoá vàng. Trên bề mặt lá bị hại có
lớp nấm bệnh trắng, xám bao phủ. Khi bị nặng lá khô cháy và chết.
* Phòng trừ: Sử dụng thuốc Anvil 5SC, Bavistin, Belal 5WP. Phun kỹ 2 bề
mặt lá.
8- Bệnh héo xanh do vi khuẩn: Bệnh làm cây dưa héo, mất nước và chết
trong vòng các ngày, các lá trên cây héo tái xanh không chuyển thành mầu vàng, từ
gốc cây dưa có thể có vết nổi u sần.
* Phòng trừ: Cần thu dọn cây bệnh mang ra khỏi ruộng để đưa đi tiêu huỷ.
Sử dụng thuốc Booc đô1%, ôxy clo rua đồng Kau Ran.
9- Bệnh vi rút: Vi rút gây hại dưa tạo thành vết loang lổ trên bề mặt lá gọi
là bệnh khảm, trên bề mặt phiến lá có các đám vết xanh, xanh nhạt hoặc đám vết
vàng xen lẫn nhau. Đỉnh sinh trưởng của cây bị chùn lại, lá đọt nhỏ quăn queo, cây
chậm lớn quả nhỏ có mầu vàng không chết phẩm chất, chất lượng kém nếu bệnh
hại nặng cây không đậu quả.
*Phòng trừ: Cần phát hiện sớm và loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh trên đồng
ruộng tránh lây lan. Sử dụng các loại trừ sâu phun trừ rệp là môi giới truyền bệnh
trên đồng ruộng.
+ Lưu ý: Bà con nên dùng thuốc đúng liều lượng hướng dẫn trên nhãn mác
bao bì, mới cho hiệu quả cao./.
Quy trình trồng rau an toàn
- Về đất trồng:
Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải
công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm
các hóa chất độc hại cho người và môi trường.
- Về phân bón:
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối
không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...).
Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên
tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với
rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng
bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải
theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh
trưởng cây trồng.
- Về nước tưới:
Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các
chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố
bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.
- Về phòng trừ sâu bệnh:
Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nguyên tắc hạn
chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại
cho người và môi trường. Do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:
+ Giống : Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh
trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
+ Biện pháp canh tác : Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần
hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý
thực hiên chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với
nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.
+ Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật : Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự
điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối
không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn
chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc
chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc
sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc
chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.
Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc.
Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng
loại thuốc.
2.Quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch việt:
I. Chuẩn bị đất trồng .
1. Chọn đất:
Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất
thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng
rau phải thuận tiện cho giao thôngphân phối.
2. Cày, bừa, phơi đất:
Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày.
Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh
trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
3. Lên liếp:
Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt,
đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.
Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho
cây đủ ánh sáng nhất.
4. Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp:
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo,
mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.
Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa
độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn,
mặn, tăng giá trị trái.
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố
bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công
nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh
trưởng dài.
Chuẩn bị trước khi trồng:
- Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 30cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng.
- Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rải, trộn đều
trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ
rơm bởi vì phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát...
- Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ.
- Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10cm.
- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.
II. Chuẩn bị giống và gieo giống .
1. Xử lý hạt giống:
Đề nghị phòng bệnh do nấm khuẩn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới
gieo.
2. Cách gieo hạt:
- Gieo hạt thẳng:
*Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh, không bị mất sức.
* Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây hư nhiều.
- Gieo trong bầu:
* Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con.
* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu.
4. Chăm sóc .
1. Xới xáo và vun đất vào gốc :
- Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất.
- Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và
tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên
gốc, thân phát triển.
2. Bón phân.
- Liều lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng
loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm
15 - 20 ngày
- Cách bón phân : có nhiều cách bón
+ Rãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng.
+ Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây.
+ Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên.
+ Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu quả nhanh
khi cây lớn.
3. Tưới nước .
Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc
vào điều kiện thời tiết. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến :Tưới phun (tưới
tràn trên mặt đất), tưới rãnh (tưới ngấm).
4. Phòng trừ sâu bệnh .
* Phương pháp canh tác
- Khử giống.
- Cải thiện điều kiện môi trường.
- Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp
cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.
- Bón phân thay đổi pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn
ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.
- Luân canh và xen canh.
* Phương pháp sinh học:
- Sử dụng giống kháng.
- Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
* Phương pháp hoá học:
Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau
phòng trị dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh.
Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi
trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường
hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng
thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.
5. Thu hoạch và sơ chế.
- Trước khi thu hoạch cần phải ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn
độc của thuốc (thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng.
- Thời điểm thu hoạch rau rất quan trọng để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình bảo
quản và chế biến. Xác định đúng thời điểm thu hoạch giúp kéo dài thời gian bảo
quản và nâng cao chất lượng của rau. Thời gian thu hoạch thuận lợi nhất là vào
buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Sau khi cây rau sinh trưởng phát triển đảm bảo thời gian sinh trưởng của từng loại
rau, cây rau chuyển sang giai đoạn chín kỹ thuật, hay chín thu hoạch là thời điểm
sản phẩm có thể sử dụng làm thương phẩm rau sạch việt. Đối với thu hoạch cây lấy
trái, tiến hành thu hoạch khi trái đủ tuổi và trái có màu xanh mượt còn lớp phấn
trắng, suông đẹp, không nên hái non quá sẽ giảm năng suất, già quá sẽ ảnh hưởng
đến phẩm chất. Khi thu trái dùng dao bén hoặc kéo để cắt cuốn không ảnh đến cây
.
- Rau sạch việt được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị
dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, và đưa rau vào hồ xử lý bằng dung dịch
Ozone, sau đó để ráo cho vào túi sạch trước khi vận chuyển đi tiêu thụ tại các cửa
hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng.