1.Triệu chứng bệnh héo chết dây
(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT )
Bệnh héo chết dây làm rễ và cổ rễ gốc cây rau màu bị thối, điểm bị thối thắt lại, tất
cả lá trên cây biến màu vàng, cây héo và bị chết. Bệnh héo dây thường gặp trên cây
tiêu,bầu ,bí,dưa hấu .
2. Tác nhân gây bệnh héo chết dây
Nguyên nhân do các loại nấm trong đất như: Rhizoctonia, Fusarium, Pythium
Những loài nấm này còn gây ra các bệnh héo, thối gốc, chết cây con ở nhiều loài
cây trồng khác nhau.
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh héo chết dây - Bệnh bướu rễ tuyến - Bệnh khảm hại rau màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh héo chết dây - Bệnh
bướu rễ tuyến - Bệnh khảm
hại rau màu
1.Triệu chứng bệnh héo chết dây
(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT )
Bệnh héo chết dây làm rễ và cổ rễ gốc cây rau màu bị thối, điểm bị thối thắt lại, tất
cả lá trên cây biến màu vàng, cây héo và bị chết. Bệnh héo dây thường gặp trên cây
tiêu,bầu ,bí,dưa hấu.
2. Tác nhân gây bệnh héo chết dây
Nguyên nhân do các loại nấm trong đất như: Rhizoctonia, Fusarium, Pythium
Những loài nấm này còn gây ra các bệnh héo, thối gốc, chết cây con ở nhiều loài
cây trồng khác nhau.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh héo chết dây
Nguồn nấm bệnh tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, chúng có khả năng sống
rất lâu ở trong đất. Khi ở dạng hạch nấm chúng có thể tồn tại trong những điều
kiện môi trường bất lợi.
Trong điều kiện thuận lợi, nấm xâm nhập cây trồng qua vết thương rễ, cổ rễ.
Bệnh héo chết dây gây hại nặng trong mùa mưa. Đất bị úng nước, đặc biệt khi có
mưa to, gió lớn gây xây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh héo dây
*Biện pháp canh tác
- Trong mùa mưa phải lên luống cao, thoát nước. Đảm bảo đủ nước cho cây nhưng
không để thừa nước.
- Bón phân cân đối. Đặc biệt nên dùng phân ủ mục không dùng phân hữu cơ tươi.
- Có thể dùng nước phân ủ mục để tưới cho cây tăng cường tính chống chịu bệnh
của cây.
- Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma, kinh nghiệm một số nông dân khi dùng
nước phân ủ để tưới cũng có thể làm giảm bệnh do trong nước phân ủ có nhiều vi
sinh vật đối kháng.
*Biện pháp hóa học:
- Xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học.
- Dùng các loại thuốc trừ bệnh như Rovral, Benlat C, Ridomil MZ, Validacin,
Bendazol.khi thấy bệnh có khả năng phát sinh mạnh.
Bệnh bướu rễ tuyến trùng hại rau màu
. Triệu chứng bệnh bướu rễ tuyến trùng
Bệnh bướu rễ tuyến trùng gây hại trên nhiều loại rau màu, thường gặp trên cây họ
đậu,cây hồ tiêu, kkoai mì.
những u bướu của bệnh bướu rễ tuyến trùng trên rễ hồ tiêu
Biểu hiện của bệnh bướu rễ tuyến trùng trên rau màu là trên rễ xuất hiện các khối u
bướu màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước và hình dạng không cố định tùy theo
số lượng tuyến trùng nhiều hay ít. Rễ phát triển kém làm cây cằn cỗi, lá nhỏ, vàng
và rụng, bị hại nặng cây có thể chết.
2. Tác nhân gây bệnh bướu rễ tuyến trùng
Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne sp gây nên.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Tuyến trùng cái hình quả lê, tuyến trùng đực hình sợi chỉ. Trứng sau khi nở một
thời gian mới phân biệt rõ đực và cái. Tuyến trùng sống trong đất, chích vào rễ rau
màu tạo thành các u bướu, sống và phát triển trong đó, phá hại rễ làm rau màu sinh
trưởng kém.
Tuyến trùng phát triển thích hợp trong đất cát hơn trong đất thịt. Trong đất tuyến
trùng có thể sống từ 1 – 2 năm. Trong 1 năm tuyến trùng có thể hoàn thành 10 – 12
lứa gây hại cây rau màu.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh bướu rễ tuyến trùng
- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây rau màu bệnh trên
đồng ruộng.
- Nhổ bỏ tiêu hủy những cây rau màu bệnh.
- Những ruộng rau màu bị hại nặng cần xử lý đất bằng cách cày đất phơi ải, bón
vôi, rải thuốc trừ tuyến trùng như Cytokinin (Sincocin)), Carbofuran
(Furadan), Carbosulfan (Carbosan).
Bệnh khảm hại rau màu
1. Triệu chứng của bệnh khảm
Bệnh khảm gây hại trên các cây rau, dưa, bầu bí, mướp, khổ qua. Cây bị bệnh
khảm đọt non xoắn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân co
ngắn, cây chùn lại, phát triển chậm, quả ít và biến dạng, sần sùi, có vị đắng. Bệnh
thường xuất hiện trên lá và toàn thân cây.
2. Tác nhân gây bệnh khảm
Bệnh do virus Cucumis virus 1 gây nên.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh khảm
Virus lan truyền do bọ trĩ, rệp làm môi giới. Sự lây lan nhiễm tương ứng với mật
độ bọ trĩ, rệp trên đồng ruộng. Bọ trĩ, rệp càng nhiều tỉ lệ nhiễm bệnh càng lớn.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh khảm
- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên đồng
ruộng.
- Nhổ bỏ những cây bị bệnh trên ruộng, tránh tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.
- Bệnh do virus gây nên, chưa có thuốc trị, thường chỉ dùng thuốc hóa học để
phòng trừ bọ trĩ, rệp truyền bệnh. Có thể dùng Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC,
Cyperan 5EC hoặc 10EC, Vifast 5ND hoặc 10SC, Confidor 100SL, Regent
800WG, Polytrin 440EC để phòng trừ và tiêu diệt bọ trĩ, rệp.