Bệnh học thủy sản - Chương 5: Bệnh thường gặp ở động vật thủy sản

Nguyên nhân gây bệnh:  Aeromonas hydrophila, A. caviae,  A. sobria.  Đ2 VK: trực khuẩn ngắn, bắt màu gram (-), di động nhờ tiên mao.  VK thường xuyên có mặt trong nước, đất.  MT chọn lọc của VK này là MT R-S. 2. Loài bị bệnh: Tất cả các loài ĐVTS nước ngọt nhạy cảm với bệnh này: cá rô phi, cá cảnh, cá trê, cá quả, rô đồng, cá chép, ếch, baba, tôm càng xanh

pdf74 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh học thủy sản - Chương 5: Bệnh thường gặp ở động vật thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Chương V GV.ThS. Trương Đình Hoài BM: MT&BTS BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas di động 1. Nguyên nhân gây bệnh:  Aeromonas hydrophila, A. caviae,  A. sobria.  Đ2 VK: trực khuẩn ngắn, bắt màu gram (-), di động nhờ tiên mao.  VK thường xuyên có mặt trong nước, đất.  MT chọn lọc của VK này là MT R-S. 2. Loài bị bệnh: Tất cả các loài ĐVTS nước ngọt nhạy cảm với bệnh này: cá rô phi, cá cảnh, cá trê, cá quả, rô đồng, cá chép, ếch, baba, tôm càng xanh Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas di động gây ra  Tác nhân gây bệnh phân bố rộng khắp thế giới.  Hầu hết bệnh xuất hiện ở nước ngọt đôi khi gặp cả trong nước lợ hoặc nước biển.  Các loài VK di động này luôn tìm thấy ở mọi nơi trong hệ sinh thái.  Hầu hết các vụ dịch do Aeromonas di động đều liên quan đến stress.  Triệu chứng bệnh rất phức tạp và thay đổi.  Dịch bệnh có thể xảy ra khi nâng nhiệt độ trong vực, nước giàu vật chất hữu cơ, hay cá nuôi với mật độ dày hoặc dịch bệnh xảy ra sau khi đánh bắt hoặc vận chuyển bị xây sát.  VK gây bệnh thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng hoặc có thể qua da, mang. Sau đó chúng nhân lên trong ruột hoặc ở vị trí nhiễm rồi lan ra toàn cơ thể theo dòng máu.  Cá nhiễm bệnh có biểu hiện xuất huyết ở gốc vây, ở miệng, nắp mang, xung quang hậu môn, vây, đuôi, vết loét, áp xe, lồi mắt, bụng trướng to. Trong cơ thể xuất hiện dịch màu hồng và tổn thương các nội quan dẫn đến chết.  Tỷ lệ chết cao thường đi kèm với stress cơ học, thiếu dinh dưỡng hoặc xây sát ở cá hương, cá giống.  Cá lớn hơn ít nhạy cảm hơn với bệnh. Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas di động gây ra Triệu chứng chung  Khi nhiễm Aeromonas di động biểu hiện một số triệu chứng chung sau: - Hoại tử da, cơ: Các đốm đỏ xuất huyết. - Vây bị phá hủy: Tia vây rách nát - Vảy rụng, bong và da xuất huyết - Xoang bụng sưng to, cơ quan nội tạng xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi Triệu chứng riêng ở từng loài  ở các loại Đvts khác nhau biểu hiện các dấu hiệu bệnh khác nhau: * Lúc đầu Cá mất nhớt, khô ráp, chuyển màu tối sẫm. * Xuất hiện các nốt xuất huyết, các vết loét ăn sâu vào cơ, mắt lồi đục, hậu môn xuất huyết * Ngoài ra biểu hiện một số triệu chứng bên ngoài: Cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ: xuất hiện các đốm xuất huyết, các tia vây rách nát, cụt dần (chú ý chẩn đoán phân biệt với xuất huyết do virus) Cá he bị bênh, các vây xuất huyết Ba ba xuất hiện nhiều vết loét trên mai, dưới bụng, các móng bị cụt Cá Rô phi bị viêm ruột, bụng chướng to Cá tra xuất huyết trên các vây Ếch bị viêm ruột, bụng chướng to Aeromonas spp. Bệnh tích ở các loại ĐVTS Xuất huyết cơ quan nội tạng Ếch đỏ chân, ruột chướng hơi Ba ba phổi đen, trên gan xuất hiện nhiều đốm đen Tôm càng xanh bị đốm nâu (tham khảo thêm bệnh ở giáp xác do vi khuẩn) Chẩn đoán phân biệt *Đốm đỏ  Do Aeromonas di động  Dấu hiệu ngoài: xuất hiện đốm đỏ trên thân, các vết loét ăn sâu vào cơ  Cá chết sau 1-2 tuần  Tỷ lệ chết 30-40%  Ruột đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát “ cá chết xấu”  Thường xuất hiện ở cá trên 1 tuổi, cả nhỏ ít bị. * Xuất huyết do virus  Do Virus  Cơ dưới da xuất huyết, nếu bệnh nặng xuất huyết dưới da toàn thân.  Cá chết sau 3-5 ngày  Tỷ lệ chết cao 60-80% (100%)  Cơ quan nội tang không biểu hiện ngoại tử “cá chết đẹp”  Chủ yếu xuất hiện ở cá giống 10-25cm, cá trên 1 tuổi ít bị. Bệnh Đốm đỏ Bệnh Xuất huyết do virus 4. Chẩn đoán bệnh  Thu mẫu VK ở thận sau nuôi cấy và phân lập trên môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar), TSA (Trytic Soy Agar) hoặc NA (Nutrient Agar).  VK thường có dạng trực khuẩn ngắn đứng riêng rẽ hoặc thành cặp và rất ít khi tạo dạng chuỗi hoặc dạng sợi. 5. Phòng và trị bệnh  Phòng bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp, đặc biệt chú ý giảm mật độ thả  Khi bệnh xảy ra điều trị bệnh bằng Oxytetracycline với liều 55mg/kg cá trong 10 ngày BỆNH DO VI KHUẨN Edwardsiellosis BỆNH DO VI KHUẨN Edwardsiella sp. gồm 2 loài Edwardsiella tarda và E. Ictaluri  Vi khuẩn E. ictaluri có thiên hướng gây xuất huyết và hoại tử cơ quan nội tạng cá da trơn  Vi khuẩn E. tarda thường gây bệnh cho cá nước ấm 1. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda A, Nguyên nhân: VK Edwardsiella tarda.  Đ2 của VK có dạng trực khuẩn G (-), di động.  VK PT tốt trên MT BHIA, TSA B, Loài bị bệnh: cá rô phi, cá trê và cá chép Bệnh xảy ra nghiêm trọng ở To cao, chất lượng nước kém và thả dày. To thích hợp cho TNGB PT ở 30oC. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện trong nước ở To 10-18oC. C, Biểu hiện của bệnh  Xuất hiện các vết loét nhỏ chạy dọc sống lưng sau hình thành áp se, sưng lên và làm mất sắc tố màu trên da.  Trong các nội quan có hiện tượng xung huyết, ĐB làm sưng gan, thận.  Dưới slide mô bệnh học thấy xuất hiện hoại tử tập trung ở cơ, mô gan, thận.  Cá bị nhiễm E. tarda mất khả năng di chuyển, có thể hình thành vết loét trên da, cơ và tạo hạt ở các cơ quan. Các vết loét trên da có chứa khí và có mùi do chứa một lượng lớn mô hoại tử hoặc mô chết. Bệnh thường xuất hiện ở cá lớn.  Chất chứa trong ruột của một số động vật mang trùng như cá quả, lươn, cá trê, lưỡng cư và bò sát là nguồn lây nhiễm E. tarda. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda Một số triệu chứng bệnh do E. tarda E. tarda 2. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri  Edwardsiella ictaluri là tác nhân gây ra bệnh gan thận mủ (còn gọi là bệnh mủ gan) cho nhiều loại cá da trơn.  Hiện nay bệnh này gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá Tra thâm canh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.  Tỷ lệ cá chết khi bị nhiễm bệnh gan thận mủ có thể lên đến 90%.  Cá Tra thường bị nhiễm bệnh vào các tháng cuối năm khi nhiệt độ nước hạ thấp (khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau); tuy nhiên ngày nay bệnh này còn xảy ra ở những thời điểm khác trong năm do việc tăng diện tích và tăng mức độ thâm canh, cũng như việc không sát trùng nguồn nước của những ao nuôi bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Triệu chứng bệnh của cá do E. Ictaluri Bệnh này nếu nhẹ  Thường khó được phát hiện sớm do cá bệnh ít có biểu hiện bên ngoài.  Cá bị nhiễm bệnh gan thận mủ thường ăn kém hoặc bỏ ăn tùy theo bệnh nhẹ hay nặng.  Quan sát bên ngoài có thể thấy bụng hơi sưng to, mắt bị đục. Cá bệnh thường bơi lờ đờ gần bề mặt ao .  Khi mổ bụng cá ta thường thấy những đốm trắng nhỏ (như đốm mủ) trên bề mặt của một số cơ quan như gan, thận và lách Triệu chứng Nếu nặng  Cá bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước, thường nhào lộn và xoay tròn, thường không phản ứng với tiếng động;  Những tổn thương ở gan lan rộng làm gan không còn chức năng khử độc và lọc máu, làm chất độc tích tụ trong cơ thể kết hợp với những yếu tố khác làm cá chết.  Một số cá xuất huyết tất cả các cơ quan (xuất huyết tòan thân) và nếu xuất huyết trầm trọng thì khi nhấc cá ra khỏi nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá  Khi mổ một số cá mới chết thì thấy túi mật bị vỡ, dịch mật lan tràn khắp nội tạng do ống dẫn mật và túi mật đã họai tử. 3. Đường lây truyền: Vi khuẩn có thể nhiễm cho cá bằng 2 đường khác nhau: - Vi khuẩn trong nước có thể qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não. Từ đó, bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da. - Cá da trơn còn lây nhiễm qua đường tiêu hóa, thức ăn qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột hoặc qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu. Bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây họai tử và mất sắc tố của da. 4. Chẩn đoán bệnh  VK gây bệnh có thể được phân lập từ cơ, các nội quan của cá nghi bị bệnh trên môi trường dinh dưỡng thông thường: BHIA (Brain Heart Infusion Agar), TSA (Trytic Soy Agar). Trên các môi trường này sau 24-48 giờ nuôi cấy hình thành khuẩn lạc nhỏ 5. Phòng và trị bệnh  Phòng bệnh: - Nâng cao chất lượng nước - Giảm mật độ thả Khi bệnh xảy ra điều trị bệnh bằng Oxytetracycline với liều 55 mg/kg cá trong 10 ngày. Hiện nay đã áp dụng tiêm vaccine cho cá tra, basa giống để phòng bệnh gan thận mủ. Bệnh do VK Mycobacterium 1. Nguyên nhân  Bệnh gây ra do 3 loại VK Mycobacteria: Mycobacterium marinum (thường nhiễm ở cá biển), M. fortuitum (thường nhiềm ở cá nước ngọt) & M. chelonae.  VK có dạng trực khuẩn, bắt màu G (+) yếu, kt VK 1,5-2x0,25- 0,35m, VK không di động, không hình thành giáp mô. VK chỉ phát triển trên MTĐB. 2. Loài bị bệnh:  Các loại lưỡng thê, bò sát, giáp xác, cá chọi, cá quả..nhạy cảm với bệnh.  Các chủng VK gây bệnh này cũng có thể nhiễm trên da người đặc biệt vùng da khửu tay, vùng đầu gối và còn được gọi là bệnh u bể bơi (Swimming pool granuloma) Mycobacterium marinum Mycobacterium fortuitum Mycobacterium chelonae Bệnh do VK Mycobacterium 3. Biểu hiện của bệnh: Đây là một bệnh mãn tính, triệu chứng bệnh phụ thuộc trên loài và đk sinh thái. Biểu hiện ban đầu của cá bệnh như sau: Cá bơ phờ, chán ăn, gầy yếu, lồi mắt và da mất màu.  Biểu hiện bên ngoài: cá tuột vảy, hình thành hạt, viêm và hoại tử vây.  Biểu hiện bên trong: ở hầu hết các nội quan và mô có các đám viêm trắng xám, nốt hạt thay đổi kích thước. Thường thấy nhất ở gan, thận, tim và lách. Nốt hạt cũng có thể xuất hiện ở cơ. Bệnh do VK Mycobacterium  Đây là một bệnh mãn tính. Lúc đầu cá mất dần sắc tố, cá thể hiện chậm chạp, mất tính thèm ăn.  Xuất hiện vết loét trên da.  Vây, đuôi có thể bị rách nát, tuột vảy có thể nhìn thấy.  Các hạt có thể hình thành trong cơ, các nội quan. Điều này dẫn đến cá bị gầy yếu, phù hoặc viêm màng bụng. Có thể lan đến xương và làm biến dạng xương. Cá bị nhiễm Mycobacterium Đường truyền bệnh  Thông qua đường tiêu hoá (do thức ăn tạp nhiễm hoặc các chất cặn bã), xâm nhập thông qua da và mang bị tổn thương.  Nguồn bệnh có trong nước, đất và ở nơi tác nhân gây bệnh sẵn có và có thể duy trì 2 năm. VK có thể được giải phóng vào MT từ cá, lưỡng thê, bò sát nhạy cảm với VK gây bệnh.  Cá nhiễm bệnh cũng có thể do dùng thức ăn là cá tạp có mang mầm bệnh.  Bệnh có thể lây truyền qua đường sinh sản. Bệnh do VK Mycobacterium 4. Chẩn đoán bệnh  MT phân lập VK Mycobacteria: MT ĐB Ogawa và Lowenstein-Jense.  VK PT ở To 28oC trong 3-5 ngày. Trên MT này khuẩn lạc xuất hiện có màu kem ở trong tối nhưng đưa ra ngoài ánh sáng có màu vàng.  Nuôi cấy VK trong bệnh này không luôn thể hiện chính xác do VK chậm PT trên MT nuôi cấy và dễ bị VK tạp PT.  Rất ít sử dụng MT thông thường như BHIA (Brain Heart Infusion Agar), TSA (Trytic Soy Agar) để nuôi cấy VK này. Bệnh do VK Mycobacterium 5. Phòng và trị bệnh  Cải tạo hệ thống vệ sinh, khử trùng và tiêu diệt cá mang mầm bệnh.  Tránh dùng thức ăn cho cá bị tạp nhiễm.  Khử trùng Paster thức ăn cho cá trước khi dùng, khử trùng Paster được thực hiện ở To 60-70oC trong 30 phút.  Cá bị bệnh có thể được xử lý bằng Chloramin B hoặc T với nồng độ 10 mg/l trong 24 giờ. Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonad 1. Nguyên nhân gây bệnh:  Bệnh gây ra do VK Pseudomonas, các loài gây bệnh cho cá gồm: Pseudomonas fluorescens, P. anguilliseptica, P. chlororaphis 2. Loài bị bệnh: cá rô phi, cá vàng, lươn .. 3. Biểu hiện của bệnh: Triệu chứng bệnh gây ra do VK Pseudomonas giống với triệu chứng bệnh do các trực khuẩn G(-) khác:  Các điểm xuất huyết nhỏ trên da, xung quanh miệng, mang hoặc bề mặt bụng.  Bề mặt cơ thể có thể xuất hiện máu nhầy trong các trường hợp nghiêm trọng, nhưng không xuất hiện màu đỏ trên vây và hậu môn. Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonad  VK được phân bố rộng trong MT, nhiễm khuẩn Pseudomonas thường liên quan đến stress hoặc quản lý MT. Một số yếu tố stress dẫn đến bệnh là các chất độc trong nước, tổn thương da hoặc vảy, giảm ô xy hoà tan, mật độ thả quá dày và nghèo dinh dưỡng.  VK xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, da và mang bị tổn thương sau đó VK lan khắp cơ thể theo dòng máu.  VK và các độc tố của chúng phá huỷ mô của cơ thể, các cơ quan và làm mất chức năng dẫn đến tỷ lệ chết có thể lên tới 70%. Lươn bị xuất huyết do nhiễm VK Pseudomonas Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonad 4. Chẩn đoán bệnh  Để CĐ bệnh thường thu mẫu VK ở thận hoặc nội quan khác hoặc trên vết thương sau nuôi cấy trên môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar), TSA (Trytic Soy Agar) hoặc NA (Nutrient Agar).  VK thường có dạng trực khuẩn dài. 5. Phòng và trị bệnh  Phòng bệnh: - Có thể dùng Vaccine - Quản lý tốt sau khi thả - Giữ chất lượng nước tốt - Giảm mật độ thả  Bệnh có thể được xử lý bằng cách điều chỉnh MT: Chuyển cá bị bệnh vào bể sau nâng To lên 26-27oC và duy trì To trong khoảng 2 tuần. Bệnh nhiễm khuẩn do Streptococcus 1. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh nhiễm khuẩn Streptococcal gây ra bởi các loài thuộc giống Streptococcus. 2. Loài bị bệnh: cá rô phi, cá song, cá vược.. 3. Biểu hiện của bệnh:  Triệu chứng bệnh thay đổi theo các loài cá bị bệnh.  Tuy nhiên hầu hết cá bệnh có biểu hiện: - Bơi thất thường. - Thân xuất hiện màu đen. - Lồi một bên hoặc 2 bên mắt, mắt kéo màng. - Xuất huyết trên mang hoặc gốc các vây. - Xuất hiện vùng loét trên bề mặt cơ thể.  Tổn thương xuất huyết dần dần lan rộng và lắng đọng vật chất và dần hình thành vùng tối xung quanh. Bệnh nhiễm khuẩn do Streptococcus  Cá khó thở và mất khả năng định hướng trong nước.  Mắt cá kéo màng và hoại tử dẫn đến mù.  Cá bơi xoắn vặn.  Mặc dù chúng vẫn còn đáp ứng với kích thích, nhưng khả năng điều chỉnh chuyển động kém.  Lách, thận to ra.  Tổn thương các nội quan làm mất chức năng có thể dẫn đến chết.  Bệnh thường bùng phát vào mùa hè nắng nóng, ở các ao tích tụ nhiều chất hữu cơ, hoặc cá bị stress. Bệnh nhiễm khuẩn do Streptococcus Rô phi nhiễm Streptococcus Hình thái vi khuẩn khi nhuôm gram Bệnh tích Gan sưng, nhũn Lách sưng, tụ huyết Tim xuất huyết, tích nước xoang bao tim Ruột xuất huyết Bệnh tích vi thể Mang tăng sinh, xuất huyết Não xung huyết, hoại tử Lách tụ huyết, thâm nhiễm Đại thực bào Mắt bị tổn thương Bệnh tích vi thể Thận thoái hóa, hoại tử Gan thoái hóa, xuất huyết, tụ huyết Ruột xuất huyết và thâm nhiễm nhiều vi khuẩn gây bệnh Lan truyền bệnh  VK mà được thoát ra từ cá bệnh là nguồn lây nhiễm trong MT nước.  Ngược lại thức ăn nhiễm khuẩn có thể là nguồn lây nhiễm ban đầu trong các trại cá.  Cá sống sót qua vụ dịch cũng có thể là nguồn dự trữ tác nhân nghiêm trọng. Streptococcus có thể được truyền thông qua sự tiếp xúc với cá bệnh hoặc qua thức ăn có chứa mầm bệnh. Bệnh nhiễm khuẩn do Streptococcus 4. Chẩn đoán bệnh  Một số MT thường dùng để nuôi cấy và phân lập Streptoccocus: BHIA, TSA bổ sung 0,5% glucose.  MT chọn lọc cho nuôi cấy VK Streptoccocus. Khuẩn lạc phát triển sau 24-48 giờ nuôi cấy ở To 20-30oC, trên đĩa thạch xuất hiện khuẩn lạc tròn, nhỏ, màu vàng và hơi lồi. 5. Phòng và trị bệnh  Phòng bệnh: - Tránh thả cá quá dày, tránh cho thừa thức ăn và thật cẩn thận trong đánh bắt và di chuyển.  Khi bệnh xảy ra loại bỏ toàn bộ cá yếu, cá chết trong ao, lồng lưới để tránh thiệt hại nghiêm trọng và dùng thuốc Erythromycine với liều 25-50mg/kg cá trong 5-7 ngày. Bệnh Columnaris 1. Tác nhân gây bệnh  Bệnh gây ra bởi VK Flexibacter columnaris. Bệnh không thường xuất hiện như một nhiễm tự phát mà kết quả từ sự tổn thương vật lý hoặc thiếu dinh dưỡng. Các vụ dịch gây ra bởi các yếu tố như nhiệt độ, stress. Các kim loại hoà tan như Nátri, Kali, Canxi và Manhê là những yếu tố làm tăng nhiễm.  Đ2 của VK gây bệnh: VK sống hiếu khí, có dạng trực khuẩn gram (-), dài kích thước 0,5-0,7x4-8m, VK di động nhờ sự uốn lượn thân VK.  VK PT tốt trên MT Cytopha agar, khuẩn lạc của VK dẹt, mỏng, lan rộng và có màu vàng xanh. VK không lên men đường nhưng ôxy hoá glucose. 2. Loài bị ảnh hưởng  Một số loài bị ảnh hưởng bởi bệnh: Cá rô phi, cá chép, cá trê, Rôhu. Dạng hình trụ của vi khuẩn nơi xuất hiện triệu chứng bệnh. Dạng khuẩn lạc Bệnh Columnaris 3. Biểu hiện của bệnh  Cá bị bệnh thường xuất hiện một số đốm trắng trên đầu, mang, vây hoặc thân. Xung quanh đốm trắng xuất hiện vầng đỏ.  Các vết tổn thương này có hình tròn sau lan sang các hướng có cùng tỷ lệ.  Các tổn thương xảy ra trên mang thường nặng hơn gây hoại tử màu nâu. Trên da hình thành vết loét xuất huyết có phủ các tế bào và mô chết.  Cá chết bệnh do tổn thương nặng ở mang và sự sản sinh độc tố từ VK.  Bệnh có thể gây chết 70-100% cá trê giống trong vòng 48 giờ. Bệnh Columnaris  Bệnh F. columnaris được phân bố rộng khắp trong tự nhiên. Tác nhân gây bệnh sống lâu ở các vùng nước ổ nhiễm, chúng tồn tại một giai đoạn dài trong nước có độ cứng cao và nhiều chất hữu cơ.  Khả năng nhiễm và sống sót giảm đi khi có mặt của các VK khác.  VK tấn công thông qua mang hoặc da.  Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào được cơ thể, men phân giải protein làm phá vỡ da và cơ. Chính điều này tạo thành các vết thương hoại tử.  Nếu tổn thương ở mang làm cho cá khó hô hấp thậm chí gây chết. Các vết thương trên bề mặt cơ thể có thể tạo đường cho nhiễm kế phát bới các tác nhân gây bệnh khác.  Cá sống sót trong ổ nhiễm trở thành vật mang bệnh. Bệnh Columnaris 4. Chẩn đoán  Biểu hiện bệnh trên da và mang của cá.  Nhuộm ướt mô nhiễm để quan sát sự di động chậm chạp của vi khuẩn.  Kiểm tra vi khuẩn từ vết loét cho thấy vi khuẩn gram (-), dạng trực khuẩn dài, mảnh.  Khi nuôi cấy vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc màu vàng xanh, bằng phẳng, hình tròn và dính bề mặt.  Vi khuẩn gây bệnh có thể được chẩn đoán bằng phương pháp Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT). Bệnh Columnaris 5. Phòng và xử lý bệnh  Phòng bệnh: - Có thể phòng bệnh bằng Vaccine - Quản lý tốt môi trường - Bổ sung một số vi khuẩn cạnh tranh (pribiotic)  Xử lý bệnh: - Nhúng cá bệnh trong dung dịch Sulfát đồng 40mg/l trong 20 phút hoặc 500mg/l trong 1 phút. Hoặc tắm cho cá bằng dung dịch KMnO4 2-4ppm hoặc dùng muối ăn 0,5-1%. - Tắm cho cá bằng dung dịch kháng sinh 1 mg/l trong 24 giờ. Hoặc trộn thuốc kháng sinh cho ăn. Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra cho cá biển 1. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh gây ra do các VK thuộc giống Vibrio. Các loài thường gặp là: V. alginolyticus, V. anguillarum, V. vulnificus.  VK thường gây bệnh cho cá: Cá song, cá măng, cá giò, cá vược, 2. Biểu hiện của cá bệnh  Cá nhiễm bệnh Vibrio thường chán ăn hoặc bỏ ăn. Một số vùng của cơ thể hoặc toàn thân cá có màu tối, có các điểm xuất huyết ở các phần khác nhau của cơ thể dẫn đến hoại tử vây, mắt mờ, lồi mắt.  Trong một số trường hợp bệnh cấp tính cá có thể chết không thể hiện triệu chứng bệnh, ngoại trừ một vài trường hợp bị sưng phù bụng.  Cá bị bệnh mạn tính thường có biểu hiện mang bị nhợt nhạt, tổn thương dạng hạt lớn ở sâu trong cơ. Dịch tễ bệnh  Vibrio được phân bố rộng trong nước biển và vùng MT cửa sông.  Không có thông tin rõ ràng về đường xâm nhập của VK vào trong cơ thể, nhưng đường miệng được nghi ngờ vì thấy xuất hiện VK trong ống ruột của cá bình thường. Tác nhân gây bệnh trong ruột có thể nhiễm vào ký chủ dưới điều kiện tổn thương vật lý hoặc thiếu dinh dưỡng hoặc trong trường hợp stress, VK cũng có thể xâm nhập thông qua tổn thương bên ngoài. VK cũng có thể được truyền thông qua phân, cá nhiễm bệnh được dùng làm thức ăn.  Vibrio thường tấn công cá trong những tháng mùa hè, đặc biệt khi thả mật độ dày, độ mặn cao và các chất hữu cơ nhiều. Cá bị stress nhạy cảm cao với bệnh.  Khi một vụ dịch xuất hiện tỷ lệ chết 50% hoặc ca
Tài liệu liên quan