Bệnh liên quan đến trường học

- Tăng cường chăm sóc – giáo dục sức khỏe, vệ sinh học đường, vệ sinh thị giác cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh. - Thiết lập chương trình phòng chống các bệnh liên quan trường học  xã hội hóa, với sự tham gia của 2 ngành Y tế và giáo dục

ppt39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh liên quan đến trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC Ths.Bs. Phan Thị Trung Ngọc * MỤC TIÊU: - Cấu trúc giải phẫu và sinh lý của mắt và cột sống; - Nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh liên quan đến trường học; - Tác hại của những bệnh liên quan đến trường học ảnh hưởng lên sức khỏe của lứa tuổi học sinh; - Cách khám - chẩn đoán các bệnh liên quan đến trường học; - Biện pháp khắc phục và phòng chống các bệnh liên quan đến trường học. * 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Hình dạng cột sống qua các giai đoạn 1.2. Giải phẫu và sinh lý thị giác * Cột sống gồm 32 - 33 đốt với nhiều đường cong: - Bào thai: trẻ cuộn tròn trong tử cung mẹ  cột sống hình vòng cung. 1.1. Hình dạng cột sống qua các giai đoạn * - Mới sinh: thời gian đầu trẻ nằm ngữa  cs thẳng. - Biết lật, trường: nằm sấp, đầu ngẩng lên  đoạn cột sống cổ cong lõm ra sau. 1.1. Hình dạng cột sống qua các giai đoạn * - Trẻ biết bò: đoạn cs ngực cong lõm ra trước. - Biết đứng, đi: đoạn cs thắt lưng cong lõm ra sau, đoạn cs cùng cụt cong lõm ra trước. 1.1. Hình dạng cột sống qua các giai đoạn Bốn đoạn cong sinh lý: Cổ (7): lõm ra sau. Ngực (12): lõm ra trước. Thắt lưng (5): lõm ra sau. Cùng cụt: lõm ra trước.  CS như lò xo vững chắc, trọng tâm rơi đúng mặt chân đế  đi đứng dễ dàng TRƯỚC SAU * - Độ mềm dẽo, linh hoạt của cs trẻ em tốt hơn người trưởng thành  Càng dễ huấn luyện múa, xiếc, thể dục dụng cụ...  Càng dễ bị tật cột sống, khó chữa. 1.1. Hình dạng cột sống qua các giai đoạn * 1.2. Giải phẫu và sinh lý thị giác Mắt gồm 3 hệ thống: - Nhận cảm ánh sáng - Thấu kính  hội tụ ánh sáng trên võng mạc - Thần kinh  dẫn truyền xung động từ các tế bào nhận cảm đến não. * Cấu tạo giải phẫu: - Màng mắt - Các thấu kính: thể thủy tinh, thủy dịch, dịch kính - Võng mạc - Đường thần kinh thị giác - Tế bào nhận cảm - Các cơ mắt 1.2. Giải phẫu và sinh lý thị giác * 2. CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC 2.1. Bệnh biến dạng cột sống 2.2. Bệnh cận thị trường học * 2.1. Bệânh biến dạng cột sống: - Hình dạng cột sống của trẻ thay đổi khác đường cong sinh lý  ảnh hưởng các chức năng cơ thể. * 2.1. Bệânh biến dạng cột sống: - Nguyên nhân: . Bàn ghế thiếu, không phù hợp: chật hẹp, gò bó, ngồi xiêu vẹo… . Không đủ ánh sáng, ngồi xoay vặn ra hướng sáng . Tư thế ngồi xấu: vặn người, ngồi xổm, tì ngực… . Thường xách hoặc đeo cặp một bên quá nặng. . Lao động chân tay quá sớm, ngồi làm thủ công lâu, gò bó, gánh, vác, đội, cõng nặng, bế em… . Bệnh tật, tai nạn, còi xương, suy dinh dưỡng. * Các kiểu biến dạng cột sống: * Vẹo cột sống: . Thường gặp nhất. . Đoạn cột sống ngực cong sang một bên thuận. . Do trẻ ngồi học nghiêng một bên thường xuyên, (người kéo đàn violon, kéo lưới, chèo đò). . Khi trẻ đứng thẳng nhìn từ phía sau: 4 dạng + Hình chữ C thuận + Hình chữ C ngược + Hình chữ S thuận + Hình chữ S ngược * Hình ảnh vẹo cột sống * Hình ảnh vẹo cột sống * Hình ảnh vẹo cột sống * Các kiểu biến dạng cột sống: * Gù lưng: . Đoạn cột sống ngực quá cong, quá lõm về trước. . Do trẻ ngồi học đầu cúi sát mặt bàn, tì ngực vào bàn, gánh gồng, mang vác nặng thường xuyên, (gặp ở người già). . Khi trẻ đứng thẳng nhìn từ bên hông: + Đường cong cột sống phía lưng (thường là đoạn cs ngực N7 – N11) nhô lên cao, thân hình ngắn lại. * Hình ảnh gù lưng * Hình ảnh gù lưng * Các kiểu biến dạng cột sống: * Ưỡn lưng: . Ít gặp. . Đoạn cs thắt lưng quá cong ưỡn, lồi ra trước. . Do trẻ ngồi ưỡn bụng, mang giầy quá cao gót. . Khi trẻ đứng thẳng nhìn từ bên hông: + Vùng cong cs thắt lưng ưỡn lồi ra phía trước  đẩy ngực nhô lên, 2 vai so lại, mặt ngữa. * Hình ảnh ưỡn lưng * Mức độ biến dạng cột sống: * Biến dạng cs không cấu trúc (nhẹ, ít tổn thương): . Cột sống biến dạng. . Các đốt sống không biến dạng, không xoắn vặn. * Biến dạng cs có cấu trúc: . Các đốt sống bị biến dạng, xoắn vặn. . Ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan. * Ảnh hưởng của biến dạng cột sống: . Vẹo cột sống độ I: nhẹ, chưa ảnh hưởng  cần uốn nắn, sửa chữa sớm, kịp thời. . Vẹo cs độ II: ảnh hưởng hình dáng, tư thế, chức năng hô hấp. . Vẹo cs độ III: nặng và gù, ảnh hưởng chức năng hô hấp rõ, tư thế xấu, ảnh hưởng khung chậu. * 2.2. Bệânh cận thị trường học: - Nguyên nhân: . Trẻ học thiếu ánh sáng kéo dài  mắt phải điều tiết nhiều, lâu ngày  kéo dài trục trước sau của mắt  hình ảnh hiện trước võng mạc, phải nhìn gần mới có thể thấy rõ. * 2.2. Bệânh cận thị trường học: - Nguyên nhân: . Do bàn ghế không hợp qui cách: + Bàn quá cao, ghế quá thấp  điều tiết gần. + Bàn quá thấp, ghế quá cao  trẻ ngồi cúi xuống để viết  máu dồn vào hố mắt  áp lực hố mắt tăng lên  đẩy thủy tinh thể phồng ra trước. * 2.2. Bệânh cận thị trường học: - Nguyên nhân: . Thói quen học tập không hợp lý: + Nhìn quá gần + Nằm học + Học sáng sớm hoặc chiều tối không đủ sáng  mắt phải điều tiết nhiều. * 2.2. Bệânh cận thị trường học: - Tác hại của cận thị: . Ảnh hưởng đến quá trình học tập . Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, chậm chạp, dễ gây tai nạn, một số ngành không tuyển người cận thị. . Biến chứng nguy hiểm: bong võng mạc  mù. * 3. KHÁM BỆNH LIÊN QUAN TRƯỜNG HỌC: 3.1. Khám biến dạng cột sống 3.2. Khám bệnh cận thị trường học * 3.1. Khám biến dạng cột sống: - Nhìn bằng mắt, sờ bằng tay: . Tư thế đi lại: có bất thường? . Tư thế đứng thẳng, nhìn trước sau: + Vai lệch, bề vai dốc hơn bên kia. + Xương bả vai nhô, khoảng cách không đều. + Eo lưng: không đều, nhỏ hoặc mất 1 bên. + Khối cơ lưng: 2 bên không đều. + Mào chậu: không cân đối. + Lồng ngực: có thể bị nhô ra… * 3.1. Khám biến dạng cột sống: - Nhìn bằng mắt, sờ bằng tay: . Tư thế đứng thẳng, nhìn nghiêng bên hông: + Mõm vai có nhô ra trước hoặc sau? + Các đoạn cong cột sống có bình thường? * 3.1. Khám biến dạng cột sống: - Nhìn bằng mắt, sờ bằng tay: . Tư thế cúi người: đứng 2 chân bằng vai, gập cúi người, 2 tay buông thỏng  lộ rõ đốt sống. + Các gai đốt sống có thẳng hàng? + Các đốt sống có xoay vặn? + Khối cơ lưng: 2 bên có đều? Có bên nào lồi? Chú ý: biến dạng do 2 chân không đều nhau ( kê chân đều khám) * 3.1. Khám biến dạng cột sống: - Khám bằng thước đo: . Dùng thước đo chuyên biệt. . Học sinh đứng chụm 2 chân, cúi gập người 90o. . Đo từ mốc của điểm nhô cao của thăn lưng. - Chụp x quang để giúp chẩn đoán. * 3.2. Khám cận thị: - Đo thị lực: . Đơn giản, quan trọng nhất. . Đứng cách 5m, che một bên mắt, đọc bảng chữ. . Đo bằng máy. - Thử kính: + Dùng mắt kính rời, cộng trừ, kính trụ… + Cận thị: biểu thị bằng đi-ốp trừ  điều chỉnh bằng thấu kính trừ (phân kỳ). * 3.2. Khám cận thị: - Đèn soi bóng đồng tử: . Chẩn đoán chính xác tật khúc xạ. . Chiếu ánh sáng vào võng mạc, đo tật khúc xạ. - Máy đo bóng đồng tử: + Phương pháp khách quan, đắt tiền + Không phổ biến. * 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC BỆNH LIÊN QUAN TRƯỜNG HỌC * 4.1. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh trường học: - Lớp học luôn đầy đủ ánh sáng, đồng đều. - Bàn ghế đầy đủ, đúng qui cách, phù hợp từng lứa tuổi học sinh. - Khoảng cách bàn đầu và bàn cuối đến bảng phải trong tiêu chuẩn yêu cầu vệ sinh học đường. - Tiêu chuẩn bảng, cỡ chữ trên bảng đủ lớn, rõ. * 4.2. Y tế học đường: - Thường xuyên kiểm tra tư thế ngồi học, nhắc nhỡ học sinh ngồi đúng tư thế. - Kiểm tra hệ thống chiếu sáng lớp học, bàn ghế. - Bàn ghế đầy đủ, đúng qui cách, phù hợp từng lứa tuổi hs. - Tổ chức khỏe sức khỏe định kỳ cho hs  phát hiện sớm và khắc phục bệnh kịp thời. . Cận thị: khắc phục, đeo kính phù hợp. . Biến dạng cột sống: tập luyện, uốn nắn đúng. * 4.2. Y tế học đường: - Tăng cường chăm sóc – giáo dục sức khỏe, vệ sinh học đường, vệ sinh thị giác cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh. - Thiết lập chương trình phòng chống các bệnh liên quan trường học  xã hội hóa, với sự tham gia của 2 ngành Y tế và giáo dục./.
Tài liệu liên quan