Bệnh rỉ trắng trên lá rau muống do nấm Albugo sp. gây ra, thường gây hại
trên giống rau muống trắng ( rau muống trồng bằng hạt), bệnh này gây hại
nặng trong mùa mưa
1.Triệu chứng bệnh rỉ trắng trên lá rau muống
Bệnh thường gây hại ở mặt dưới của lá già, sau đó lan dần lên trên làm lá vàng úa,
rụng sớm, cây rau muống bị sượng, cứng, phát triển kém. Vết bệnh đầu tiên là một
đốm nhỏ tròn màu trắng, sau đó lớn dần và nhô cao lên ở mặt dưới lá, nhiều vết
bệnh có thể liên kết lại với nhau làm lá rau muống sần sùi, biến dạng.
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh rỉ trắng trên lá rau muống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh rỉ trắng trên lá
rau muống
Bệnh rỉ trắng trên lá rau muống do nấm Albugo sp. gây ra, thường gây hại
trên giống rau muống trắng ( rau muống trồng bằng hạt), bệnh này gây hại
nặng trong mùa mưa
1.Triệu chứng bệnh rỉ trắng trên lá rau muống
Bệnh thường gây hại ở mặt dưới của lá già, sau đó lan dần lên trên làm lá vàng úa,
rụng sớm, cây rau muống bị sượng, cứng, phát triển kém. Vết bệnh đầu tiên là một
đốm nhỏ tròn màu trắng, sau đó lớn dần và nhô cao lên ở mặt dưới lá, nhiều vết
bệnh có thể liên kết lại với nhau làm lá rau muống sần sùi, biến dạng.
2. Đối tượng gây bệnh rỉ trắng
- Do nấm tồn tại trong tàn dư cây trồng dưới dạng sợi nấm và bào tử, gặp điều kiện
thích hợp bào tử nảy mầm và xâm nhập vào cây để gây bệnh.
- Bào tử nấm lan truyền nhờ mưa, gió.
- Phát triển trong nhiệt độ 10 – 200C, ẩm độ cao, và có mưa.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh rỉ trắng trên lá rau muống
- Không trồng dày và bón phân đầy đủ cho rau muống phát triển tốt;
- Thu hoạch đúng lúc không để kéo dài;
- Vệ sinh liếp trồng sau mỗi đợt thu hoạch để hạn chế bệnh;
- Thường xuyên kiểm tra ruộng rau, nếu phát hiện sớm lá bị bệnh thì ngắt bỏ lá
bệnh để tránh lây lan;
- Khi ruộng rau bị gây hại nặng thì sử dụng các loại thuốc gốc đồng Coc 85,
Mancozeb, Ridomil, Mexyl, Rovral Liều dùng tuân theo hướng dẫn ghi trên bao
bì của thuốc và phun nhiều lần, mỗi lần cách 7-10 ngày/ lần.
Lưu ý: Nên phun đều ở mặt dưới của lá thì hiệu quả cao.
Bệnh thối đỉnh cà chua
Bệnh thối đỉnh cà chua là bệnh khá phổ biến ở những vùng trồng cà . Ban đầu
, trên đỉnh quả xuất hiện chấm bệnh màu xanh đậm mọng nước, sau chuyển
sang màu nâu, lõm xuống có các vòng đồng tâm. Mô bào ở điểm bị bệnh mềm
nhũn, mùi thối. Vết bệnh phát triển rất nhanh chiếm tới nữa quả . Bệnh gây
hại khi quả còn xanh, quả chín cũng bị hại nhưng tỉ lệ bị bệnh ít hơn. Các quả
bị bệnh thường rụng trước khi chín.
1.Tác nhân gây bệnh thối đỉnh cà chua
Bệnh do vi khuẩn Bacterium lycopersici B gây ra. Bệnh xuất hiện trong điều kiện
nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối thấp. Khí hậu khô nóng cũng là điều kiện để bệnh dễ
xuất hiện.
2. Nguyên nhân gây bệnh thối đỉnh cà chua
Do thiếu canxi khi quả đang được hình thành và do bón nhiều đạm, cây sinh
trưởng nhanh, rối loạn độ ẩm do mưa to, hạn hán và ít tỉa lá khi trồng trọt.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh thối đỉnh cà chua
- Thực hiện chế độ luân canh với cây trồng khác;
- Dùng hạt giống khỏe và xử lý hạt giống trước khi gieo;
- Tưới đủ nước, tránh để ruộng cà bị khô hạn hoặc thay đổi độ ẩm đột ngột;
- Bón vôi trước khi chuẩn bị trồng;
- Ngắt bỏ quả cà mới chớm bệnh để tránh lây lan sang các quả khác;
- Khi thấy có triệu chứng thối đỉnh cà chua có thể sử dụng Clorua calxi, Nitrat
calxi
Sâu đục cành cây Sapo – cách diệt trừ
Sâu đục cành cây Sapo là một trong các đối tượng sâu bệnh thường gây hại
nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây,
thuốc hoá học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi
phun thuốc.
Sâu đục cành cây Sapo thường tấn công từ trên ngọn
Sâu đục cành cây Sapo thường tấn công từ trên ngọn xuống, khi còn nhỏ chúng chỉ
đục ở lớp vỏ ngoài của cây, càng lớn chúng càng đục ăn sâu hơn vào phần gỗ, làm
cho cành bị suy yếu, lá bị vàng, còi cọc, ít trái, trái bị rụng nhiều Nếu không diệt
trừ kịp thời, để sâu đục vào đến tim cành thì cành sẽ bị chết, nếu sâu đục xuống
đến gốc thì sẽ bị chết cả cây.
Kinh nghiệm diệt sâu đục cành cây Sapô như sau:
Thường xuyên kiểm tra vườn (3-5 ngày một lần) để phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ
tuổi (thông qua lớp phân của sâu nhìn giống như mùn cưa đùn từ trong cây ra
ngoài dính trên cành, rớt xuống đất), gây hại chưa đáng kể (vì sâu mới đục được
một đoạn ngắn ở lớp vỏ ngoài của cây). Do đặc điểm của loại sâu đục cành cây
Sapo này là trên đường đục từ ngọn xuống cứ cách vài phân là chúng lại đục một
lỗ thông ra phía ngoài để đùn phân ra và có lẽ cũng là để làm lỗ cho sâu thở, tìm
trên cành xem lỗ đục nào ở vị trí thấp nhất trên đoạn cành bị đục (con sâu bao giờ
cũng nằm kế chỗ lỗ đục đó). Sau khi tìm được lỗ đục chỉ việc lấy mũi dao nhọn,
khơi tách nhẹ một đoạn ngắn vỏ ở phía dưới chỗ có lỗ đục một chút là bắt đượccon
sâu chứ không cần phải đào bới hết lớp vỏ dọc theo chiều dài đường đục của sâu.
Làm như vậy không những diệt sớm sâu khi sâu chưa kịp đục sâu vào bên trong
cành, trong thân gây hại nhiều cho cây, mà chỗ bóc tách lớp vỏ cây để tìm sâu
cũng rất ngắn, cây đỡ mất sức, chỗ bị tách mất lớp vỏ cũng nhanh liền da hơn.