Bệnh trên gan, tụy, bệnh do vi bào tử và môi trường

Sựkiện tôm sú chết hàng loạt trong thời gian qua, xảy ra hàng loạt từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, đã có hàng loạt nhận định vềnguyên nhân dẫn đến tình tạng tôm nuôi chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề. Như do nhiễm khuẩn gan tụy, nhiễm vi bào tử, Tôi có một vài ý kiến vềbệnh do vi bào tửnày. Ký sinh trùng trong tếbào hay còn gọi là vi bào tử(Sporozoa), Có 3.900 loài ký sinh trùng trong tếbào, kích thước nhỏ, phân hóa phức tạp, mỗi trùng bào tửcó màng tếbào 2 lớp bọc ngoài có hệcơ quan đỉnh (apicomplexa) đặc trưng giúp cho chúng chui vào tếbào vật chủ. Bào tửđược hình thành bên trong hoặc ngoài vật chủđểphát tán sang vật chủkhác; trong trường hợp không có giai đoạn nào ởngoài môi trường thì bào tửtiêu giảm (TBT máu). Khảnăng sinh sản bằng liệt sinh giúp cho TBT tăng nhanh sốlượng cá thể.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh trên gan, tụy, bệnh do vi bào tử và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh trên gan, tụy, bệnh do vi bào tử và môi trường Sự kiện tôm sú chết hàng loạt trong thời gian qua, xảy ra hàng loạt từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, đã có hàng loạt nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình tạng tôm nuôi chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề. Như do nhiễm khuẩn gan tụy, nhiễm vi bào tử, Tôi có một vài ý kiến về bệnh do vi bào tử này. Ký sinh trùng trong tế bào hay còn gọi là vi bào tử (Sporozoa), Có 3.900 loài ký sinh trùng trong tế bào, kích thước nhỏ, phân hóa phức tạp, mỗi trùng bào tử có màng tế bào 2 lớp bọc ngoài có hệ cơ quan đỉnh (apicomplexa) đặc trưng giúp cho chúng chui vào tế bào vật chủ. Bào tử được hình thành bên trong hoặc ngoài vật chủ để phát tán sang vật chủ khác; trong trường hợp không có giai đoạn nào ở ngoài môi trường thì bào tử tiêu giảm (TBT máu). Khả năng sinh sản bằng liệt sinh giúp cho TBT tăng nhanh số lượng cá thể. Biểu hiện nhiễm vi bào tử trên tôm. Biểu hiện gần đây nhất là tôm bị nhiễm vi bào tử và gây chết hàng loạt trong hầu hết các tỉnh từ Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,... trong thời gian ủ bệnh tôm thường chạy đàn, bỏ ăn. Khi kiểm tra gan tôm ta dễ nhình thấy các chấm hạt lựu trong và dai, khi tôm bị nặng kiểm tra trong đường ruột tôm xuất hiện những chấm bọt nằm rải rác trên đường ruột, đến giai đoạn này tôm bắt đầu mất sức mà chết. Theo theo dõi khảo sát gần đây biểu hiện bện do vi bào tử trên tôm xuất hiện từ giai đoạn rất sớm, có ao từ 5 – 7 ngày đã bị. tôm bắt đầu chạy đàn từ 3 - 5 ngày không ăn, nếu xử lý không kịp thời thì tôm sẽ mất đề kháng dần, lúc này trên gan tôm bắt đầu xuất hiện các chấm hạt lựu trong và dai, gan bắt đầu bị teo dần cho đến khi mất dịch màu nâu trong gan sau từ 1 – 2 ngày bôm cập bờ và chết đến giai đoạn này đường ruột tôm đã bị tấn công gây tổn thương nêm mạc, nếu ta quan sát kỹ đường ruột sẽ thấy xuất hiện các chấm như bọt, tôm bắt đầu chết rải rác. Nguyên nhân tôm bị dịch bệnh do vi bào tử (Sporozoa) Những năm vừa qua người nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau đã bị thiệt hại nặng nề do bị nhiễm vi bào tử. Tuy nhiều nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh này nhưng đã có hàng loạt các giả thiết đề cặp đến căn bệnh vi bào tử này. Sporozoa – vi bào tử hay trùng bào tử là tên chung của loại ký sinh trùng gây dịch bệnh này, đây là ký sinh trùng trong tế bào, chúng hiện diện nhiều trong môi trường nước và ký sinh trong vật chủ trung gian. Trùng hai đoạn sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp, hình thành giao tử trong kén; kí sinh ở động vật không xương sống. Vi bào tử hiện diện thường trực trong môi trường sống hàng ngày, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ tấn công và phát triển. Nuôi tôm hiện nay đang đối mặt rất nhiều vấn đề khó khăn và rủi ro như: ô nhiễm nguồn nước, tồn lưu độc tố trong ao, thời tiết bất lợi, nguồn giống, và đặc biệt là sử dụng thuốc và hóa chất bừa bãi không có định hướng cụ thể nào và không hiểu nhiều đặc tính về độc tính và an toàn của thuốc. Một số phương pháp đề phòng và trị Hiện nay trên thị trường chưa có một sản phẩm đặc trị cụ thể nào để giải quyết để điều trị bệnh do vi bào tử. để hạn chế tồi đa rủi do về dịch bệnh này người nuôi tôm cần định hướng rõ ràng trong việc nuôi tôm. - Chuẩn bị ao: phải lưu ý đến từng công đoạn trong quá trình nuôi tôm, làm đúng tuần tự quy trình không nên ỷ lại bỏ qua đáng tiếc, việc bón lót vôi và phơi ao là điều cần thiết, đối với ao mới cần phải ngâm ao ít nhất một lần. - Lấy nước: Cho đến ngày nay nuôi tôm không còn xa lạ với người nông dân cho nên chính thái độ chủ quan đã dẫn đến thiệt hại, không lên được kế hoạch chi phí trong nuôi tôm nên người nuôi tiết kiệm không đúng dẫn đến sử dụng hóa chất độc hại (thuốc diệt giáp xác) đã đem lại hậu quả quá nặng nề. nuôi tôm rất quan trọng khâu lấy nước và xử lý nước, khâu lấy nước quá sơ sài không lắng lọc cho nên phải sử dụng hóa chất độc hại để diệt ký chủ trung gian nhưng sau đó người nuôi phải trả thêm chi phí giải độc gây màu, môi trường bất ổn nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ phát sinh dịch bệnh. Trong khi đó nếu người nuôi chịu khó lấy nước qua lắng lọc đúng cách, xử lý diệt khuẩn, ổn định được hệ sinh thái, vi sinh trong ao thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn ít xảy ra dịch bệnh. - Xử lý ban đầu: như đã nói ở phần trên chính vì thái độ quá chủ quan trong khâu lấy nước kèm với sự thiếu hiểu biết thông tin về các loại thuốc hóa chất xử lý cho nên người nuôi phải gánh chịu thêm một mức độ rủi ro tiềm ẩn nữa đó là rủi ro do chủ quan. Nếu như trước đây người nuôi thường quan niệm ao nuôi sử dụng chlorine lâu ngày sẽ bị chai đất không nuôi được lâu thì ngày nay việc người nuôi sử dụng thuốc diệt giáp xác thì mức độ bền vững còn kém hàng chục lần so vời chlorine, độ an toàn thấp hơn rất nhiều so với chlorine, nếu so sách chi phí chưa chắt là chlorine sẽ đắt hơn thuốt diệt giáp xác. Định hướng nuôi tôm theo hướng sinh học là an toàn và hiệu quả nhất, hơn nữa thuốc diệt giáp xác ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật thủy sinh nếu nuôi tôm mà sử dụng thuốc diệt giáp xac là không đúng quan niệm về nuôi tôm sinh thái sử dụng vi sinh kém hiệu quả. - Ổn định hệ vi sinh vật đáy ao: Nhằm tạo đều kiện tốt cho tôm trú ẩn và phát triển, giai đoạn tôm sống vùi dưới 2 tháng tuổi, nếu không cải thiện nền đáy ao tốt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tôm dễ phát sinh dịch bệnh Độ phèn, độc tố tồn lưu đáy ao là nguyên nhân chính dễ dẫn đến cảm nhiễm trên tôm, việc bổ sung một lượng vi sinh cần thiết xuống trực tiếp xuống đáy ao nhằm gia tăng hàm lượng vi sinh vật có lợi để khống chế tôm bị nhiễm bệnh. - Định hướng quản lý nước trong quá trình nuôi: Quan điểm của người nuôi hiện nay đa phần là ao không có màu thì gây, tảo dày thì cắt mà không chú ý đến điều kiện đất đai thời tiết dẫn đến rất nhiều rủi ro kèm theo cho ao tôm. Có một nguyên tắc để quản lý nước trong ao là sau khi dùng hóa chất phải giải độc, trước khi gây tảo là tạo hệ đệm trước thì thao tác mới thành công. Tùy theo chất đất, độ mặn thời tiết mùa vụ mà màu nước sẽ tương ứng theo, quan trọng là tôm sống được, ăn được và phát triển được. Có những ao tôm chỉ vì màu nước quá sậm không vừa ý mắt chủ ao mà phải cắt đi làm cho tôm ngộp oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm có trường hợp bị chết. - Sử dụng vi sinh: Công nghệ vi sinh đã đem lại thay đổi rất lớn trong nghề nuôi tôm hiện nay tuy nhiên người nuôi tôm vẫn còn quá mơ hồ rất nhiều về vi sinh thậm chí sử dụng cả vi sinh yếm khí (vi sinh phân hủy hầm cầu) để sử dụng cho ao, đây là một vấn nạn về lợi nhuận trong nghề nuôi tôm. Khi sử dụng vi sinh phải chú ý đến liều lượng và chu kỳ sử dụng của nhà sản xuất đưa ra, không nên sử dụng theo quán tính mà phải gánh hậu quả đáng tiếc. Hiện nay tôi đang áp dụng theo chương trình này cho 1 khu 6 ao tại Bình Đại - Bến Tre tôm được trên 2 tháng tuổi phát triển rất tốt, khu vực có độ mặn trên 30‰, tôm đạt 95 con/kg; 2 ao được 3,5 tháng có độ mặn dưới 20‰, (Hiện Bình Đại đang bị dịch chết trên 80%) tôm đạt 50 con/kg. 5 ao tại Thạnh Phú – Bến Tre ở độ mặn dưới 20‰, tôm được 1 tháng tuổi, đường ruột tốt, gan tốt, đã bắt nhá tốt. Giá Rai - Bạc Liêu 1 ao ở độ mặn 33‰, tôm được 70 ngày 120con/kg.
Tài liệu liên quan