Bệnh vàng lá cao su

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bình Dương, đến nay toàn tỉnh này đã có hơn 4.100 hécta cao su nhiễm bệnh corynespora, trong đó có gần 2.300 hécta diện tích đã được phun thuốc lần 1. Bệnh đã lan rộng các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát. Trong đó, Dầu Tiếng bị nặng nhất với hơn 2.000 hécta. Từ đầu tháng 6 năm 2010, bà con trồng cao su ở xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã xôn xao vì hiện tượng cao su bị vàng, rụng lá hàng loạt. Sau nhiều ngày nắng nóng, khi có những cơn mưa, vườn cao su của nhiều bà con bắt đầu bị vàng lá, phát sinh nấm bệnh.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh vàng lá cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh vàng lá cao su Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bình Dương, đến nay toàn tỉnh này đã có hơn 4.100 hécta cao su nhiễm bệnh corynespora, trong đó có gần 2.300 hécta diện tích đã được phun thuốc lần 1. Bệnh đã lan rộng các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát... Trong đó, Dầu Tiếng bị nặng nhất với hơn 2.000 hécta. Từ đầu tháng 6 năm 2010, bà con trồng cao su ở xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã xôn xao vì hiện tượng cao su bị vàng, rụng lá hàng loạt. Sau nhiều ngày nắng nóng, khi có những cơn mưa, vườn cao su của nhiều bà con bắt đầu bị vàng lá, phát sinh nấm bệnh. Bệnh lan nhanh từ một hai vườn rồi đến hầu hết các xã trên địa bàn huyện khiến cả trăm hộ dân như ngồi trên đống lửa. Ban đầu, bệnh chỉ xuất hiện chủ yếu ở cao su vừa bắt đầu khai thác, từ 3 - 5 tuổi. Và đến nay, bệnh đã lan rộng gần như toàn tỉnh, không chỉ những cây trồng ở những vùng đồi đá sỏi mà ngay cả cao su trồng ở ruộng cũng chung tình trạng... * Khi dịch bệnh lan rộng... Chỉ tay vào vườn cao su nhà mình, ông Nguyễn Văn Bửu, nông dân ở ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Tân Tuyên than thở: “Vườn cây cao su của tôi đang xanh tốt tự nhiên lại bị rụng nhiều lá. Tôi cũng không khai thác quá mức hay tác động xấu đến vườn cây. Lúc đầu bệnh chỉ xuất hiện tại một số diện tích nhỏ, loại cây giống mới, sau đó thì lan rộng dần. Đến nay không riêng gì vườn cây của tôi bị nhiễm bệnh mà nhiều vườn cây khác xung quanh cũng đang phải hứng chịu loại bệnh này. Cái thiệt hại trước mắt có thể thấy được là năng suất mủ năm nay giảm đáng kể”. Được biết, bệnh corynespora xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1998. Bệnh do nấm bệnh tấn công làm cho lá vàng có vết hình xương cá đối với lá già, và làm quăn queo lá non. Ngoài ra, vết bệnh còn có màu đen có hình dạng xương cá dọc theo gân lá, gặp điều kiện thuận lợi chúng lan rộng gây chết từng phần, sau đó toàn bộ lá chuyển sang màu vàng và rụng từng lá một. Bệnh xảy ra khi trên vườn cao su có độ ẩm và nhiệt độ cao. Đây là bệnh lây lan nhanh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ở Bình Dương, thời gian gần đây bệnh xảy ra chủ yếu ở giống cao su Ri4, PB260... và chủ yếu bệnh tấn công vào phần đọt. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của bệnh này là do vào mùa nắng bà con bón nhiều phân đạm cho cây nên khi mưa xuống cây hấp thu không kịp thời tiết nắng mưa thất thường, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Thêm vào đó, cao su có lịch cạo dày đặc, điều này cũng làm giảm sức đề kháng của cây. Bệnh này sẽ làm giảm sản lượng mủ đáng kể của cao su, nếu như bà con nông dân tiếp tục khai thác mủ như bình thường lâu dần sẽ dẫn đến tắt mủ. * Tìm cách khắc phục Trước thực trạng này, nhiều bà con đã hết sức hoang mang và tìm những cách khắc phục khác nhau. Trong khi một số người tìm tòi tài liệu, tìm hiểu ở ngành nông nghiệp thì một số bà con từ những kinh nghiệm tích lũy của mình cũng đã đưa ra một số cách giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho nhiều người trồng cao su hoang mang chính là đã phun xịt thuốc thường xuyên nhưng vườn cây của họ vẫn chưa hết bệnh. Còn theo nhiều bà con nông dân trên địa bàn xã An Thái, huyện Phú Giáo, trước đó cây cao su đã có triệu chứng lá không được mướt và xanh nên nhiều bà con đã đem phân bón thúc cho cây. Nhiều bà con cũng cho rằng cao su bị bệnh phấn trắng nên đã xịt thuốc bón phân cho cây, thế nhưng đến nay đã gần 2 tháng, bệnh không hề thuyên giảm mà thậm chí lan rộng hơn, có vườn đến hơn 40% diện tích cây nhiễm bệnh. Trước tình hình này, Chi cục BVTV tỉnh Bình Dương, Viện Nghiên cứu cao su Lai Khê, Trạm BVTV các huyện đã đi khảo sát và đã có hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Ông Nguyễn Phong Huy, Trưởng phòng BVTV - Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Chi cục BVTV tỉnh đang phối hợp với các địa phương triển khai các buổi hội thảo về phòng chống loại dịch bệnh này cho nông dân. Ngoài ra, chi cục cũng đã thực hiện các buổi tuyên truyền trên các đài phát thanh để người dân hiểu rõ về dịch bệnh và lựa chọn các biện pháp phòng chống hiệu quả. Trong tình hình hiện tại người dân không nên quá hoang mang mà nên thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh”. Kỹ sư Trần Đỗ Hoàng, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang khuyến cáo: “Đến nay nấm bệnh corynespora vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này xảy ra chủ yếu trên lá, do đó, kèm theo việc phun thuốc hóa học, bà con cần chôn đốt lá có bệnh. Cắt tỉa bớt những cành tán thấp. Sử dụng thêm nấm tricodesma. Đặc biệt, cây cao su bị nấm bệnh nên sản lượng gỗ kém, bà con cần chuyển từ chế độ cao D2 sang D3 hoặc D4”.
Tài liệu liên quan