Bi kịch của thói quen đọc sách thời xưa cần được hoá giải

Vở kịch “Lưu Bình - Dương Lễ” được diễn lại, những người nhiều tuổi ngậm ngùi thương xót anh khóa hỏng thi, tấm tắc khen ngợi người bạn đỗ đạt vừa có tình vừa có nghĩa. Nhưng mấy đứa trẻ đang bận ôn luyện để thi vào đại học, cao đẳng hoặc vào bất cứ một trường dạy nghề nào đó nhằm kiếm kế sinh nhai, lại nhắc khéo ông bà mở đài nho nhỏ thôi để chúng học. Hóa ra cái tích cổ “học tài thi phận”, học để làm quan nhằm thoát khỏi đói nghèo của “bách tính” xưa kia, lúc này chẳng mấy hấp dẫn lớp 8X, 9X, 10X nữa rồi. Ta vẫn tự hào nói rằng: Nước Việt Nam có truyền thống hiếu học, điều đó không sai. Nhưng do nền tảng sản xuất nông nghiệp, con người sống dựa vào của cải có sẵn trong tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất nằm trong đầu các “già làng”, hoặc trong đôi ba câu ca dao như: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao ”, “Mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”,. thì chuy ện “hiếu học” với mục tiêu để làm quan nhằm “thoát khỏi đói nghèo”, để “cả họ được nhờ”, để trở thành ông nghè mà “đe hàng tổng” đã trở nên vô nghĩa.

pdf13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bi kịch của thói quen đọc sách thời xưa cần được hoá giải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bi kịch của thói quen đọc sách thời xưa cần được hoá giải Vở kịch “Lưu Bình - Dương Lễ” được diễn lại, những người nhiều tuổi ngậm ngùi thương xót anh khóa hỏng thi, tấm tắc khen ngợi người bạn đỗ đạt vừa có tình vừa có nghĩa. Nhưng mấy đứa trẻ đang bận ôn luyện để thi vào đại học, cao đẳng hoặc vào bất cứ một trường dạy nghề nào đó nhằm kiếm kế sinh nhai, lại nhắc khéo ông bà mở đài nho nhỏ thôi để chúng học. Hóa ra cái tích cổ “học tài thi phận”, học để làm quan nhằm thoát khỏi đói nghèo của “bách tính” xưa kia, lúc này chẳng mấy hấp dẫn lớp 8X, 9X, 10X nữa rồi. Ta vẫn tự hào nói rằng: Nước Việt Nam có truyền thống hiếu học, điều đó không sai. Nhưng do nền tảng sản xuất nông nghiệp, con người sống dựa vào của cải có sẵn trong tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất nằm trong đầu các “già làng”, hoặc trong đôi ba câu ca dao như: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao”, “Mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”,... thì chuyện “hiếu học” với mục tiêu để làm quan nhằm “thoát khỏi đói nghèo”, để “cả họ được nhờ”, để trở thành ông nghè mà “đe hàng tổng” đã trở nên vô nghĩa. Tệ hại hơn nữa, nền sản xuất nông nghiệp đời này qua đời khác lặp đi lặp lại, năng suất cơ bản còn thấp, trong khi nhu cầu của con người không ngừng tăng lên. Mâu thuẫn ấy lại được khắc sâu thêm bằng một biện pháp "đi ngược" quy luật phát triển kinh tế: Đó là ruộng đất ngày càng tích tụ vào tay một số người qua con đường đọc sách (đi học) đỗ đạt, làm quan, được hưởng bổng lộc Vua ban. Rõ ràng việc “đọc sách” trong xã hội phong kiến chính là một "biện pháp" góp phần tăng thêm sự mâu thuẫn xã hội vốn đã quá nặng nề, làm cho nó càng ngày càng nặng nề hơn. Chế độ bóc lột địa tô được chứng minh thật vô lý: Những ai đi học (đọc sách), may mà đỗ đạt làm quan, chiếm đoạt (trong khuôn khổ cho phép) đất đai, trở thành “Quan lại – Địa chủ”, dẫn đến tước đoạt một phần không nhỏ hoa lợi do người khác làm ra từ ruộng đất bổng lộc, gọi là “địa tô”. Chính “miếng mồi” địa tô đó là động cơ đọc sách của nhiều “chính nhân quân tử” (!) xưa kia. Không phải ai làm quan trước đây cũng có tâm địa ích kỷ như vậy, nhưng cơ cấu quản lý xã hội cho phép người ta được như thế, phải làm như thế. Cái tâm lí đi học để làm quan, và có làm quan mới “vinh thân phì gia” chỉ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế nông nghiệp và chế độ phong kiến tạo nên trên đó mà thôi. Khái niệm “đi học” xưa kia đồng nghĩa với việc tự học với sự chỉ bảo của thầy gọi là “đọc sách”. Câu nói “thập niên đăng tải” cũng có nghĩa như “thập niên độc”, hay “thập niên độc thư” [1]. Con người là sản phẩm của thời đại. Trong xã hội phong kiến, ai đi học, ai đọc sách mà không tuân thủ cái luật “sống bằng bổng lộc” mà thời đại “Phong – Kiến” đã tạo ra, thì sẽ lạc lõng. Nguyễn Trãi là một trong những người lạc lõng như thế. Vì không mưu cầu lợi ích cá nhân, nên việc đọc sách của ông không tránh khỏi trở thành lạ lẫm với thời cuộc [2]. Dù ông có chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, chắc gì việc “tu thân” để đạt chí lớn đã thành, nên cuối cùng ông đã nghi ngờ tác dụng của việc đọc sách, đành phải coi đọc sách chỉ là để “cho vui” [3]. Nền giáo dục phong kiến luôn đề cao đạo đức, luôn nói tới chữ “tu thân”, nhưng với chế độ bóc lột địa tô thì “cái đạo đức” mà người ta hay nói tới đó, như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ ra, chỉ là chuyện “đi lộn đầu xuống đất”[4]. Nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu cùng với thể chế chính trị chỉ cần “giữ yên trật tự xã hội như nó đang có” không cần người giỏi, chỉ cần người biết nghe lời, đã tạo nên bi kịch cho việc đọc sách: Đọc sách không phải để tăng thêm sự hiểu biết, để đẩy mạnh sản xuất, mà chỉ là để trở thành “nô bộc” trung thành với chúa mà thôi. Hàng ngàn hàng vạn người đi học (đọc sách) đã có mấy người đạt được mơ ước làm quan để “vinh thân phì gia”, để “cả họ được nhờ”, để “đe hàng tổng” Số đông còn lại, hoặc chán đời lang thang sống nhờ vào của bố thí món cơm hẩm, cà thối như chàng thư sinh “dài lưng tốn vải” hỏng thi vô dụng năm nào, phải nhờ đến cả bàn tay chăm sóc của vợ bạn mới kiếm được mảnh bằng, hoặc tiếp tục cái nghề “gõ đầu trẻ” để truyền lại cái nghiệp chơi vơi chẳng giúp ích gì cho chúng sinh. Suy cho cùng, thì cái mục tiêu “tu thân” của chuyện đọc sách xưa kia cũng là xa vời khi “tu” rồi, mà “thân” vẫn còn vô dụng. Biết rằng dù mình có thành đạt thì bát cơm của dân đâu vì thế đã đầy hơn. Biết là làm được người thương nước, thương nòi đâu có dễ, nhưng những người thực sự có lòng “Nhân” vẫn không thể bỏ được việc “đọc sách”. Bởi, nếu không làm như thế, họ không còn là họ. Những người đọc sách biết là “mình ngu” (như Lão Tử nói) [5], nhưng cái nghiệp chướng ấy làm sao tránh được. “Thần Siêu” ngậm ngùi nói: “Chuyện đời nát ruột bầm gan Vẫn chưa bỏ được mấy gian sách nhàu”[6] “Thánh Quát” dù hy vọng mong manh, nhưng vẫn tin ở sách: “Vào đời thân như ngựa ngàn dặm Đọc sách, mắt như đèn vạn năm” [7] Bi kịch của cuộc đời Phan Bội Châu song trùng với bi kịch của chuyện đọc sách. Khi nước đã mất, ông cảm thấy sống là thừa, càng đọc sách càng thêm ngu, nhưng ông vẫn “phải sống!”, vẫn “phải đọc!” [8]. Những người đọc sách không vụ lợi cho cá nhân, nặng lòng thương dân, ái quốc, thì càng đọc càng buồn, càng thất vọng. Ông ngoại của Nguyễn Trãi ngồi đọc sách trong một năm mất mùa, dân đói kém, không sao cứu vãn nổi, đã phải thốt lên câu “vô dụng”. [9] Chỉ khi nào xã hội bước sang nền sản xuất hàng hóa, làm ra của cải “khác với cái có sẵn trong tự nhiên” thì lúc đó mới có điều kiện để xóa bỏ bi kịch nói trên. Nền sản xuất hàng hóa là gì nếu không phải là: mọi người cùng phải lao động trong các guồng máy sản xuất luôn luôn phát triển, nhận lương theo sản phẩm do mình làm ra? Nhờ có khoa học kỹ thuật mà năng suất lao động luôn luôn được nâng cao, của cải làm ra càng ngày càng nhiều hơn. Cũng vẫn còn hiện tượng bóc lột, nhưng sự thay đổi phương thức bóc lột địa tô vô lý (cướp trắng một phần hoa lợi của người sản xuất), chuyển sang phương thức bóc lột giá trị thặng dư (tuy mức độ phân hóa giầu nghèo có thể còn gia tăng ghê gớm hơn) nhưng khi sản phẩm tăng lên, người công nhân cũng được hưởng một tỉ lệ % (nhỏ nhoi) trong sự gia tăng của giá trị hàng hóa chung đó. Nếu trong nền sản xuất nông nghiệp, người nông dân dù có muốn hay không cũng “buộc phải chấp nhận” phương thức bóc lột địa tô vô lý, thì trong nền sản xuất hàng hóa (tư bản chủ nghĩa) người công nhân có thể “thỏa thuận chấp nhận” phương thức bóc lột giá trị thặng dư. Họ “chấp nhận” bởi vì, thu nhập tăng lên dù có “nhỏ nhoi”, còn hơn trước đây vĩnh viễn trong đói nghèo. Với nền sản xuất mới, học tập - đọc sách để nâng cao trình độ, nhờ đó mới có thể tham gia vào các guồng máy sản xuất luôn phát triển, nhờ đó mới có thể“tự cứu lấy mình trước khi trời cứu” [10]. Trong guồng máy sản xuất hàng hóa, chỉ những ai thu hái, thâu tóm được nhiều kinh nghiệm của đồng loại, biết cách làm giàu (lợi) mới có thể trở thành ông chủ, trở thành nhà quản lý. Triết lý đọc sách để có đủ năng lực mà vươn lên đó có thể được mô hình hóa theo hình sau: Không phải vô cớ mà Vích-to Huy-gô gọi sách in là “cái đầu húc bằng đồng” phá tan thành trì tư tưởng phong kiến bảo thủ [11]. Nó có khả năng xóa bỏ một chế độ đã tồn tại hàng ngàn năm, đảo lộn trật tự xã hội, bởi nó hé mở hướng giải quyết mâu thuẫn ngàn đời giữa cung và cầu là phải “phát triển sản xuất”. Chỉ có “phát triển sản xuất”, con người “tự cứu mình” mới là cách duy nhất con người chứng tỏ mình đã tách khỏi thế giới động vật. Chỉ có tự lao động chân chính để nuôi mình, nhân cách mới được hoàn thiện. Đây cũng là cánh cửa mở ra con đường để hóa giải bi kịch “đọc sách vô dụng” mà xã hội sản xuất nông nghiệp phong kiến để lại. [12] Bước sang thế kỷ XXI nhân loại chứng kiến hai sự kiện kinh tế lớn là “nền sản xuất hàng hóa chuyển sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường” và nền kinh tế mới được gọi là “nền kinh tế tri thức”. Với sự kiện thứ nhất đòi hỏi tất cả mọi người phải không ngừng học hỏi để có thể thích ứng với các guồng máy sản xuất luôn thay đổi phát triển. Mọi chương trình đào tạo của tất cả các trường đều không thể thay đổi kịp với sự đòi hỏi cần phải đổi mới của nền sản xuất. Bởi vậy, đọc sách hơn bao giờ hết đang là biện pháp học tập tốt nhất. Với sự kiện thứ hai cho thấy mâu thuẫn trung tâm của thời đại ngày nay là phải làm sao nhanh chóng đưa được khối lượng tri thức quá lớn và đang không ngừng gia tăng ứng dụng hiệu quả vào nền sản xuất xã hội. Điều đó cho thấy “đọc sách” lúc này phải thực sự gắn với sản xuất xã hội. Ngoài hai sự kiện kinh tế trên, việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ nhắc nhở chúng ta nhớ lời cảnh báo của Lênin rằng, suy cho cùng, năng suất lao động mới là yếu tố quyết định sự thắng lợi của chế độ này đối với chế độ khác. Nhận thức một cách sâu sắc điều này tuy có hơi chậm, nhưng càng đòi hỏi chúng ta phải “quyết liệt hành động” trong việc học tập, trong việc đọc sách, nhằm “thâu thái toàn bộ sự hiểu biết của nền văn minh nhân loại” như điều lãnh tụ Lênin đã chỉ ra. Việc Việt Nam thống nhất đất nước, hội nhập với nền văn minh nhân loại, tham gia vào thị trường quốc tế, làm bạn với tất cả các dân tộc anh em trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng quy luật giao lưu, tiếp biến văn hóa. Từ hai sự kiện kinh tế và hai sự kiện chính trị với những biển đổi to lớn nói trên, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức và thực hiện mối quan hệ xã hội mới (giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm với nhóm, giữa tập đoàn với tập đoàn, giữa quốc gia với quốc gia) phải tuân thủ quy luật văn hóa: sinh ra ở đời ai cũng có quyền bình đẳng với nhau, hợp tác (cộng sinh) với nhau trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên, để cùng tồn tại và phát triển. Loài người sở dĩ có thể khác và hơn thế giới sinh vật chính là vì biết học tập kinh nghiệm của nhau để phát triển. Nhân loại đã có ba mâu thuẫn mang tính thời đại: - Trong nền sản xuất nông nghiệp có mâu thuẫn “Con người muốn có thật nhiều, nhưng thiên nhiên ban phát có hạn”. - Trong nền sản xuất hàng hóa dưới chính thể tư bản chủ nghĩa có mâu thuẫn: “Sản xuất mang tính xã hội, còn tích lũy mang tính tư hữu”. - Trong thời đại của nền “kinh tế tri thức” ngày nay có mâu thuẫn: “Khối lượng tri thức đã quá lớn và ngày càng gia tăng mạnh mẽ (theo cấp số nhân), với khả năng rất hạn chế để ứng dụng hiệu quả các tri thức đó vào sản xuất xã hội”. Vấn đề “ĐỌC SÁCH” ngày nay phản ánh mâu thuẫn cơ bản của thời đại: Đọc sách để phát triển sản xuất. Mục tiêu đọc sách ngày nay trái ngược hẳn với mục tiêu đọc sách truyền thống, đọc sách để làm quan, đọc sách để vinh thân phì gia bằng sức lao động của người khác Trong thời đại mới, người được hiểu là giỏi, là tốt phải là người biết làm ra lợi ích cho mình và cho cộng đồng. Trong nền “kinh tế tri thức” thì nguồn “nhân lực của cộng đồng” là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội. Bởi vậy, người giỏi phải là người biết làm giàu (làm ra lợi ích) bằng cách “nối kết các nguồn lực xã hội để làm ra lợi ích cho xã hội – trong đó có mình”. Triết lý đọc sách để có đủ năng lực tự thân và năng lực kết nối sức mạnh cộng đồng nhằm có thể làm giàu cho xã hội (trong đó có mình), được mô hình hóa như sau: 49 ngày trước khi đi xa, ngày 15-6-1969, một lần nữa lãnh tụ Hồ Chí Minh nhắc lại lời của Lênin nói rằng: Cách mạng ở Phương Đông không phải là đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, mà là đấu tranh chống tàn tích phong kiến [13]. Tàn tích phong kiến là gì nếu không phải là: “siêng ăn, biếng làm”? [14]. Đó là hệ quả tâm lý tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp sống dựa giẫm vào tự nhiên, tồn tại không phải do mình, mà việc đi học, đọc sách để làm quan (ăn bổng lộc) là một biểu hiện rõ nét. Ngày nay phải đảo ngược 180o trong mục tiêu đọc sách ấy là một cuộc cách mạng đầy cam go xảy ra ở mỗi người. Đấu tranh chống tàn tích tồn tại trong mỗi con người chúng ta là một cuộc đấu tranh không hề đơn giản, đó là “cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển”. [15] Tuy nhiên thời gian không chờ đợi chúng ta! Muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” không thể ngồi một chỗ nói đến việc “đi tắt đón đầu”. Muốn “đi tắt đón đầu” ít nhất phải có hai điều kiện, đó là người đi trước chúng ta đang đi vòng đi vèo, và bản thân chúng ta phải thông thạo đường đi lối lại. Hơn nữa, bước vào thời đại mới, thời đại của “khoa học phức hợp” có rất nhiều yếu tố “bất định”, nhiều vấn đề còn ở phía trước chưa một ai trên trái đất này được biết. Do đó chúng ta muốn“sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, chỉ có một cách là đi lên bằng tầm nhìn của văn hóa, bằng đôi chân của văn hóa. “Đọc sách” là một vấn đề mang tính sống còn của sự phát triển. Nhưng để đọc sách có hiệu quả cần chú ý năm điều sau: - Tất cả các tri thức quý báu có trong sách chỉ là để chúng ta tham khảo, từ đó rút ra những gì tốt nhất, đúng đắn, hợp lý nhất để có thể áp dụng một cách hợp lý và sáng tạo vào cuộc sống đang không ngừng đổi thay [16]. - Để có thể hiểu rõ đâu là đúng đắn, đâu là hợp lý, cần phải có hai điều kiện tiên quyết, đó là người đọc phải tiến tới có một trình độ nhận thức, hiểu biếtcao và có “tầm nhìn” của khoa học [17]. - Phải biết “sợ”, phải biết “lo lắng”[18]. Trong giao lưu tiếp biến văn hóa, văn hóa là tầm nhìn, là hệ điều chỉnh, chứ không thể là cái đinh ốc, cái bánh xe thụ động, vô tri vô giác [19]. - Thực tiễn đang đặt ra trước mắt, là đòi hỏi cao nhất để ta có cách lựa chọn sách và phương pháp đọc thích hợp. - Đọc và ứng dụng hiệu quả tri thức có trong sách là một thứ lao động tổng hợp, cần có sự hợp tác của nhiều người, nhưng không cào bằng. [20] Trở lại câu chuyện mấy cậu thiếu niên ôn thi không chút thiện cảm với bộ mặt sầu não của anh khóa hỏng thi họ Lưu vỡ mộng làm quan, thanh niên ngày nay buộc phải học tập và làm “tận sức” [21] để có thể trở thành những người lao động chân chính, trưởng thành nhờ bàn tay và trí tuệ của mình. Không ai khác, chính họ quyết định hạnh phúc của họ [22] Từ câu chuyện của những người trẻ tuổi, người viết bài này chợt nhớ tới câu nói có từ xa xưa của Trình Y Xuyên: “Đọc sách được một thước không bằng làm được một tấc”. Trước mắt chúng ta không phải là “một tấc” việc phải làm, mà là cả núi. Bởi vậy, không phải chỉ cần đọc sách “một thước”, mà phải đọc nhiều nhiều lắm. Nhưng điều gì có thể giúp ta “hóa giải” được bi kịch đọc sách “vô dụng” của xã hội cũ để lại? Chỉ khi nào chúng ta phân biệt được: Với mọi người “miếng ăn là quan trọng nhất” [23], nhưng với “dân”, miếng ăn còn là “trời” [24], mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ ra, thì lúc đó chúng ta mới có thể đổi thay được nhận thức và hành động đọc sách của mình. Bên cạnh yếu tố nhận thức, muốn hóa giải được bi kịch đọc sách có từ trong quá khứ phải xác định được mục tiêu tiến tới của nền kinh tế xã hội. Mục tiêu đó là: Có một nền sản xuất phát triển mạnh và tổ chức phân phối lợi ích hợp lý. Biện pháp mang tính tiên quyết để xóa bỏ hiện tượng “đọc sách vô dụng” là: Phải nhanh chóng xóa bỏ cơ cấu quản lý “Căn cứ vào ghế ngồi, vào vị trí công việc để tìm người và trả lương” sang hình thức quản lý: “Căn cứ vào công việc (luôn biến đổi, phát triển) để tìm người thực hiện, và trả lương theo số lượng, chất lượng của sản phẩm lao động do người lao động cụ thể làm ra”. [25] Mâu thuẫn đang ngày càng gia tăng mạnh giữa nhu cầu của con người ngày một tăng lên mạnh mẽ theo cấp số nhân (trong đó có những nhu cầu sống không thể thiếu bao gồm ăn, uống, hít thở không khí) với khả năng đáp ứng ngày càng giảm theo cấp số chia cho số nhiều như: quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp giảm (vì phải dành cho đất ở, cho xây nhà máy sản xuất công nghiệp, cho trường học, cho bệnh viện, cho những nơi sinh hoạt công cộng, cho giao thông động và tĩnh, cho những người đã sang thế giới bên kia chưa kể đến đất đai bị lãng phí, bỏ hoang hóa, tàn phá hủy diệt do con người, do chiến tranh, do biến đổi khí hậu, do ô nhiễm môi trường sống, do thiên tai). Để giải quyết mâu thuẫn mang tính thời đại ấy, dù muốn hay không, buộc phải chuyển đổi sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, lấy nhu cầu của người tiêu dùng (luôn biến đổi và tăng lên) làm mục tiêu; buộc phải chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, sản xuất trên cơ sở công nghệ cao, sản xuất với đội ngũ người lao động có trình độ hiểu biết cao ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Những đòi hỏi ấy dẫn đến yêu cầu mọi người phải luôn lao động sáng tạo hết mình, phải biết tôn trọng và phát huy mọi tiềm năng lao động sáng tạo, phải biết lắng nghe, biết hợp tác với nhau và nhất là phải phân phối lợi ích hợp lý trên cơ sở kết quả lao động cụ thể. Sự chuyển đổi ấy buộc phải thay đổi nhiều thói quen cũ không còn phù hợp, tạo dựng những thói quen mới đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất mới, trong đó có thói quen về đọc sách. Chuyển đổi từ thói quen thâm căn cố đế là đọc sách chỉ để cho “cá nhân mình nhàn nhã hơn mà thu lợi nhiều hơn” (làm ít, ăn nhiều) [14], sang thói quen mới là đọc sách để “lao động sáng tạo hết sức mình”, trong sự hợp tác với cộng đồng, nhằm mục đích làm giàu cho cộng đồng, trong đó có mình, là một sự thay đổi lớn lao, đầy khó khăn - Khó khăn như mối quan hệ giữa nước với lửa. Nhưng nếu quyết tâm và “biết cách” nhất định chúng ta có thể làm được [26]. Điều này đồng nghĩa với việc phải tôn trọng một cách nghiêm túc quy luật của “nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường”, và quy luật của“nền kinh tế tri thức”. Những quy luật đó chính là cơ sở để hướng tới lối sống: mọi người phải dựa vào nhau, phải hợp tác với nhau trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên, mới có thể cùng phát triển được. Đọc sách không chỉ là công việc mở ra, tạo đà, đồng hành, mà còn là hệ quả của một nền kinh tế phát triển. Cùng với nền kinh tế phát triển, đến lúc nào đó, nhất định người ta sẽ phải ngạc nhiên là vì sao đã có lúc con người phải đau khổ để được đọc sách (?).Cái bi kịch đó, đến một lúc nào đó nhất định phải loại bỏ. Tới lúc đó, đọc sách sẽ là lẽ sống, là nhu cầu như cơm ăn, nước uống, như không khí để thở. CHÚ THÍCH 1. Lê Thánh Tông: Ngật ngật đăng tiền thập niên độc. (迄迄凳前十年瀆). 2. Nguyễn Trãi: “Đọc sách mười năm nghèo kiết xác – Ăn tràn rau muống, chẳng chiên ngồi” (Thập tải độc thư bần đáo cốt – Bàn duy mục túc tọa vô chiên. 十載瀆書貧到骨盤惟苜蓿坐無邅). 3. Nguyễn Trãi: “Sửa mình chỉ biết lành hơn cả - Nên phận đâu cần đọc lắm mà”- (Tu kỉ đãn tri vi thiện lạc – Trí thân vị tất độc thư đa 修己但知為善 樂,致身未必瀆書多). 4. Hồ Chí Minh toàn tập. Chính trị Quốc gia, 2000. Tập 6. - tr. 320. 5. Lão Tử: Ta ôm tấm lòng của kẻ ngu si chăng? (Ngã ngu nhân chi tâm dã tai? 我愚人之心也哉 ?!). 6. Dẫn lại từ: Tạp chí Văn nghệ. 7. “Nước non chết rồi, sống cũng là thừa – Thánh hiền đã xa, đọc chỉ thêm ngu” (Giang sơn tử lữ sinh như nhuế, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si江山死 旅生如芮賢聖寥然誦亦痴) Phan Bội Châu toàn tập. Thuận Hóa – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001. Tập II. - tr. 308-309. 8. Cao Bá Quát. Nhập thế chính thân thiên lý mã, Khán thư song nhãn vạn niên đăng (入世正身千 理馬,看書雙眼萬年凳). 9. Trần Nguyên Đán. Dù có đọc ba vạn cuốn sách cũng là vô dụng – Sống tới bạc đầu (mà không cứu được dân) thì lòng yêu dân ấy cũng chỉ là sự trống rỗng (Tam vạn quyển thư vô dụng xứ - Bạch đầu không phụ ái dân tâm 三萬卷書無用處白頭空負 愛民心). 10. Ngạn ngữ Pháp. 11. Sách “Nhà thờ Đức bà Pari”. 12. Từ thế kỷ XVIII, khi bàn về “Sách”, Lê Quý Đôn (trong sách Lê triều thông sử) đã dùng quẻ Sơn Hỏa Bí (山火賁) để nói, phải hiểu sách cả ở quá trình “làm sách” và “đọc sách. Sách làm ra nếu không được đọc nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội, thì cũng chẳng có nghĩa lý gì. Xem: Lời tựa thiên “nghệ văn chí” sách “Lê triều thông sử”. Luận điểm Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống có
Tài liệu liên quan