Bí kíp để kiếm bộn tiền

Tại Mỹ, chỉ có 5% số người đóng thuế nhưng góp tới 51% tổng thuế thu nhập cho Chính phủ. Trong 5% những người đóng thuế đó có 65% là chủ doanh nghiệp nhỏ. Thế nhưng thu nhập trung bình của những chủ doanh nghiệp này lên tới hơn 400.000 đôla một năm. Vậy cách nào khiến những ông chủ của những doanh nghiệp nhỏ này có thể kiếm được bạc tỷ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt?

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí kíp để kiếm bộn tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí kíp để kiếm bộn tiền Tại Mỹ, chỉ có 5% số người đóng thuế nhưng góp tới 51% tổng thuế thu nhập cho Chính phủ. Trong 5% những người đóng thuế đó có 65% là chủ doanh nghiệp nhỏ. Thế nhưng thu nhập trung bình của những chủ doanh nghiệp này lên tới hơn 400.000 đôla một năm. Vậy cách nào khiến những ông chủ của những doanh nghiệp nhỏ này có thể kiếm được bạc tỷ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt? Có thể định nghĩa doanh nghiệp nhỏ là một cơ sở kinh doanh có dưới 500 lao động, có thể là một tập đoàn, một liên minh, một quyền sở hữu. Theo thống kê, nước Mỹ, có ít nhất 25 triệu doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, luôn có ít nhất hàng triệu doanh nghiệp nhỏ hoạt động tại Mỹ. Những người bồi bàn, tài xế taxi, cửa hàng bán nước chanh và cả những cô bé, cậu bé bán báo… đều là doanh nghiệp nhỏ. Những người lái xe khách, người trông trẻ, người làm trò tiêu khiển, những người buôn bán hàng ngày cũng là doanh nghiệp nhỏ. Trong số 25 triệu doanh nghiệp nhỏ, có khoảng 20 triệu doanh nghiệp có dưới 50 nhân công, 17 triệu có một hoặc hai nhân công, bao gồm cả ông chủ. Chủ doanh nghiệp nhỏ có thể là chủ đại lý, chủ hãng buôn, nhà tư bản nhỏ, nhà cố vấn, nhà đầu tư, nhà phát minh, doanh nhân, thương nhân, đối tác, nhà tài trợ, nhà tổ chức, nhà điều hành, luật sư, nghệ sĩ, kiến trúc sư, chủ nhà băng, thợ mộc, kỹ sư, chủ cửa hàng tạp hóa, thợ làm tóc, họa sĩ, thợ sửa ống nước, giám đốc khách sạn... Các chủ doanh nghiệp nhỏ thành công cũng có đủ loại bằng cấp: bằng tốt nghiệp phổ thông, bằng cử nhân quản trị kinh doanh Harvard; thuộc đủ mọi nhóm người: già, trẻ, nam, nữ, từ những người lao động cực nhọc với đồng lương rẻ mạt đến những thành viên của các gia đình danh giá. Họ làm việc rất chăm chỉ. Họ tạo ra của cải và giá trị. Họ kiếm được các tấm séc thanh toán để trả tiền thế chấp và trang trải học phí. Dù tốt hay xấu, họ cũng kiểm soát số phận của chính mình. Doanh nghiệp nhỏ là cái nôi của tiền bạc và cũng là nơi để phát huy trí tuệ. Ở Mỹ, các doanh nghiệp nhỏ tạo ra toàn bộ công việc mới trong nền kinh tế. Số bằng sáng chế mà họ đạt được nhiều gấp 14 lần so với 1.000 công ty có nguồn tài chính vững mạnh, sẵn sàng đầu tư ngân sách khổng lồ cho phát triển và nghiên cứu. Và doanh nghiệp nhỏ cũng là nơi của hành động. Những việc chủ doanh nghiệp nhỏ làm trong một ngày nhiều hơn cả những việc CEO của các công ty trong danh sách Fortune 500 làm trong một tháng. Không giống ủy viên trong hội đồng quản trị cấp cao ở các công ty lớn, mỗi ngày, chủ doanh nghiệp nhỏ thường trực tiếp làm những công việc như: mua, bán, vay mượn, viết hóa đơn, đăng quảng cáo, thu thập thông tin, thanh toán, phát minh, sáng tạo, thay đổi, suy đoán, quyết định, mạo hiểm… Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, những ông chủ đầy tài năng của các doanh nghiệp nhỏ lại lo lắng, suy nghĩ về tiền lương cho công nhân, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền trả nợ ngân hàng. Họ còn lo giải quyết hàng loạt vấn đề khác để thu về thật nhiều lợi nhuận, và để các công việc được tiến hành hợp lý, đúng pháp luật. Mỗi sáng thức dậy, chủ doanh nghiệp nhỏ lại tìm kiếm những cách thức mới để doanh nghiệp phát đạt hơn. Lợi nhuận lớn. Doanh nghiệp nhỏ. Tổng thống thứ 30 của Mỹ - Calvin Coolidge, đã không ngần ngại khẳng định: “Lợi nhuận lớn và doanh nghiệp nhỏ. Đó chính là công việc kinh doanh của nước Mỹ". Chúng ta thường nghe một câu châm ngôn: “Chẳng có gì mới trên cõi đời này”. Điều này khiến chúng ta ngạc nhiên. Nhưng sự ngạc nhiên còn tăng lên gấp đôi khi có không biết bao nhiêu người lại đồng ý với câu nói đó. “Chẳng có gì mới trên cõi đời này” chỉ là lời bao biện cho sự thiếu suy nghĩ. Câu nói này hạ thấp giá trị của các hoạt động cải cách, các sản phẩm cải cách và những nhà cải cách. Đương nhiên, đó là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm! Đừng bao giờ để những quan niệm cổ hủ đó cản trở bạn. Có rất nhiều điều mới lạ trong cuộc sống. Và mỗi ngày, trên thương trường đều xuất hiện những ý tưởng mới mẻ. Thật tuyệt vời khi bác sĩ Jonas Salk tin là có một phương pháp mới chế ngự được bệnh tật. Từ niềm tin đó, ông đã tìm ra vắc-xin phòng bệnh bại liệt. Tại sao Thomas Jefferson - Tổng thống thứ ba của Mỹ và John Adams - Tổng thống thứ hai của Mỹ không gửi e-mail hay gọi điện cho nhau? Nếu làm theo hai cách này, người ta có thể tiết kiệm thời gian viết, gửi và nhận thư hàng tuần. Và nếu bạn đang cân nhắc nên chọn mua vé máy bay của hãng nào, hãy gửi tín hiệu khói tới Iracus để xem xét các tùy chọn mà hãng này cung cấp cho khách hàng. Có thể sau đó Ic sẽ fax lại cho bạn thời gian và giá vé. Không có điểm giới hạn cho những phương pháp cải tiến sản phẩm, phương pháp bán hàng mới, đổi mới trong cách thức phục vụ khách hàng. Việc pha chế, bán và phục vụ cà phê đã tồn tại hàng thế kỷ trước khi Starbucks tiến hành cách mạng hóa ngành kinh doanh này. Hiện tượng những đứa trẻ luôn làm rơi bình sữa đã tồn tại nhiều thế kỷ cho tới khi một người mẹ nghĩ ra bình sữa có hai quai. Các cuộc bán đấu giá cũng xuất hiện từ lâu và được coi như một hoạt động thương mại, nhưng eBay đã thành lập một doanh nghiệp khổng lồ chuyên thực hiện các cuộc bán đấu giá trực tuyến. Và chắc hẳn phải có một triệu phú ở đâu đó có thể đặt những cái bánh xe nhỏ vào vali. Mỗi ý tưởng trong số những ý tưởng giản đơn này đều là nền tảng cho một công việc kinh doanh đầy sáng tạo. Nếu bạn tin có cách tốt hơn để cung cấp cho khách hàng những thứ họ muốn hoặc họ cần, có thể bạn đúng. Hãy bỏ qua những lời nhận xét hoặc “lời khuyên” như: “Cách đó đã được làm từ trước rồi” hoặc “Cách đó đã được thử rồi.” Đó là những kẻ giết chết ý tưởng. Đừng nghe lời của những người đó. Những người quan tâm đến cái mới là: khách hàng, ông chủ, nhân công, nhà cung cấp, nhà đầu tư, người nộp thuế và cả cộng đồng. Nếu bạn hỏi những người làm việc tại phòng cấp bằng sáng chế là có phải “không có gì mới mẻ trong cuộc sống” không, họ sẽ cho rằng quan niệm đó hoàn toàn ngớ ngẩn. Có rất nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Ý tưởng của bạn có thể là nền tảng cho một công việc kinh doanh nhỏ. Hãy thực hiện nó! Đưa nó lên vị trí hàng đầu! Ý tưởng của bạn hoàn toàn có thể tạo ra cho bạn những khoảnh khắc riêng trong cuộc sống. Tại sao ý tưởng tồi của một tập đoàn có thể trở thành công việc kinh doanh mới của bạn? Câu trả lời là: Sự khác biệt giữa “Có” và “Không” nằm ở ý nghĩa của chúng đối với chủ doanh nghiệp, đặc biệt là chủ doanh nghiệp nhỏ và đối với các thành viên hội đồng quản trị, các giám đốc điều hành của những tập đoàn lớn. Đối với chủ doanh nghiệp, “Có” nghĩa là đồng ý, tán thành, có giá trị, tuyệt vời, thành công và tiếp tục. Còn đối với các ủy viên hội đồng quản trị, “Không” nghĩa là rắc rối, thất bại và chấm dứt. Tác động khác nhau của hai từ này đối với chủ doanh nghiệp nhỏ và các ủy viên hội đồng quản trị không phải thoáng qua mà là yếu tố quyết định kết quả. Ủy viên hội đồng quản trị có thể nghe từ “Có” 99 lần, nghe từ “Không” duy nhất một lần và dừng lại. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp có thể nghe từ “Không” 99 lần, từ “Có” chỉ một lần, nhưng vẫn tiếp tục đi. Vì thế, tập đoàn chính là nơi tuyệt vời để các doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm ý tưởng mới. Hãy xem xét những ý tưởng mà các tập đoàn đã gạt đi, và từ chối cân nhắc. Trong những năm 1970, hãng nhập khẩu và kinh doanh đồ uống lớn nhất của Mỹ đã gạt bỏ ý tưởng nhập khẩu nước đóng chai. Một kẻ khờ khạo đã tự khoa trương là mình biết sẽ không có thị trường cho những công ty nước khoáng lớn như Perrier, Evian, và Pellegrino. Ông ta hùng hồn tuyên bố: “Ai sẽ uống nước đóng chai trong khi họ có thể uống từ vòi nước, và ai sẽ uống nước sủi bọt?” Thực tế, hàng triệu người châu Âu đang dùng những sản phẩm này, hàng triệu người Mỹ đã từng đến thăm châu Âu hoặc có gia đình ở châu Âu cũng dùng chúng, chừng đó cũng đủ là một bằng chứng thuyết phục chứng minh việc các doanh nhân điều hành doanh nghiệp nhập khẩu nhỏ của mình trở thành doanh nghiệp nhập khẩu quy mô lớn. Paychex, một doanh nghiệp thành công, chuyên cung cấp bảng lương và các dịch vụ thương mại khác cho những doanh nghiệp nhỏ có dưới 50 nhân công, được khai trương sau khi người sáng lập - B. Thomas Golisano đề đạt ý tưởng với cấp trên nhưng bị bác bỏ. “Chúng tôi không nghĩ đó là một ý tưởng hay” là ý kiến phản hồi của lãnh đạo cấp cao đưa ra cho ý tưởng của Golisano. Hiện Paychex đạt doanh thu hơn một tỷ đôla mỗi năm và vẫn đang tiếp tục tăng. Trong những tập đoàn lớn, luôn có rất nhiều người không thể vượt qua từ “Không”. Những tập đoàn này hay bàn về đổi mới, nhưng bản thân họ lại không đổi mới. Nếu bạn đang làm việc tại một công ty lớn, hãy luôn mở to đôi mắt và căng đôi tai để lắng nghe. Có rất nhiều ý tưởng không hề được dự tính trước nhưng lại chính là cơ sở để làm nên một doanh nghiệp nhỏ thành công. Nguồn gốc của ý tưởng kinh doanh mới: Đây là một chiếc túi thần kỳ chứa đựng những ý tưởng kinh doanh, địa điểm để xem xét, những lộ trình để tìm cơ hội thành công cho doanh nghiệp nhỏ của bạn: 1. Hãy nhìn vào gương và tự hỏi bạn đã làm tốt những việc gì? Kỹ năng này có thể là nền tảng cho một doanh nghiệp có lợi nhuận cao. 2. Hãy nhìn vào gia đình bạn. Bạn có thể tiến hành công việc kinh doanh nào trên quy mô gia đình không? Hay bạn có thể học việc tại một cơ sở kinh doanh gia đình rồi sau đó bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình không? 3. Hãy nhìn vào công ty hiện tại của bạn. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh một mặt hàng nào đó mà công ty của bạn chưa từng làm không? Có thị trường nào mà công ty của bạn cần thâm nhập trước không? 4. Hãy xem xét lại tất cả những ý tưởng mà công ty của bạn đã từ chối, bác bỏ, hoặc đã cố gắng thực hiện nhưng thất bại. Đây thường là những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ hơn. 5. Hãy đọc các tạp chí về nhượng quyền kinh doanh. Mua một quyền kinh doanh, hoặc thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh, ví dụ như thành lập các trung tâm thẩm mỹ. Có hàng nghìn cơ hội nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn đang chờ bạn khám phá; 6. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các vùng dân tộc thiểu số. Xem xét tốc độ tăng dân số của các vùng này, cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thói quen sinh hoạt; 7. Tất cả các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn cần thiết và ngày càng phát triển khi mỗi năm đều có thêm một lượng lớn những người già đi; 8. Xem các chuyên mục đào tạo kỹ năng trên truyền hình, ví dụ kỹ năng sửa chữa các vật dụng gia đình, làm vườn, trang trí. Các chương trình này thường trình bày những xu hướng và ý tưởng phổ biến. Đã có doanh nghiệp nào nhận xây dựng gara cho các hộ gia đình chưa? Có doanh nghiệp nào cung cấp các bản vẽ thiết kế khu trồng hoa trên Internet không? Có công ty nào quản lý công việc hành chính cá nhân của những người bận rộn không?; 9. Mua công ty mà bạn từng làm việc. Có hai chiến lược để mua công ty là LBO (leveraged buyout) mua quyền kiểm soát một công ty dựa trên vốn của chính mình kết hợp với nợ tài trợ từ ngân hàng, và MBO (management buyout) thu mua bằng nghiệp vụ quản lý; 10. Các kế toán viên, các luật sư đáng tin cậy, nhân viên giao dịch ở các tập đoàn, người môi giới kinh tế, mục rao vặt trên báo là những nguồn lực của các công ty đi đầu trong kinh doanh. Hãy mua một thứ cho mình. 11. Hãy quan sát những công việc kinh doanh ngoài xã hội: Bạn có thể điều hành một công việc kinh doanh tương tự nhưng tốt hơn không? Nhìn vào công việc kinh doanh mà bạn chú ý trong chuyến đi gần đây: Ở nơi bạn sống, có ai đang kinh doanh như vậy chưa, và nhu cầu mặt hàng đó như thế nào? 12. Hãy theo đuổi một ý tưởng mà trước đây bạn từng theo đuổi suốt một thời gian dài. Hãy theo đuổi ý tưởng kinh doanh mà bạn vạch ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, để bắt đầu và thành công bạn phải: 1. Viết một bản mô tả thật rõ ràng lý do tại sao doanh nghiệp của bạn sẽ thành công. Bạn phải đọc bản mô tả này cho nhiều người ở đủ mọi lứa tuổi, nếu họ đều hiểu, chứng tỏ bạn đã mô tả thành công. 2. Phải chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn đang có hoặc sẽ có khách hàng. 3. Dự tính điểm hòa vốn. 4. Dự tính quy mô thị trường. 5. Phải hiểu lý do tại sao bạn có thể bán cho số lượng tối thiểu khách hàng có nhu cầu, hoặc tại sao bạn có thể tạo ra lợi nhuận cần thiết tối thiểu để thành công. 6. Nắm rõ cách thức định vị, thu hút, giành và giữ khách hàng. 7. Phải biết được bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu hoặc để tiếp tục công việc kinh doanh. 8. Biết được tại sao cần phải huy động một nguồn vốn sẵn có. 9. Phải nắm được những điểm khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ của mình và xác định giá trị của những điểm khác biệt đó khi làm việc với khách hàng (tránh việc định giá theo tổng chi phí). 10. Xác định được phương thức cung cấp hoặc phân phối sản phẩm hay dịch vụ. 11. Phải biết cách nhìn người, nếu có thể, bạn cần và phải có một kế hoạch tuyển dụng. 12. Xác định địa điểm tiến hành công việc kinh doanh. 13. Đặt một cái tên thật hay cho doanh nghiệp của mình. 14. Hãy xắn tay áo lên và vui vẻ tấn công thị trường. 15. Và, điều quan trọng nhất, bạn đang hoặc đã sẵn sàng trở thành người bán hàng xuất sắc của công ty mình. Bạn phải bắt đầu bán và bán không ngừng nghỉ. (Trích cuốn "Để kiếm được bộn tiền" do Công ty Alpha Books phát hành)