Tạo sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đặc thù là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp đánh
bại đối thủ. Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải đam mê, xem công việc như trò tiêu
khiển mới đủ kiên nhẫn, ý chí đương đầu mọi thử thách, theo ông Alan Phan.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết bán được hàng, tăng doanh số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết bán được hàng, tăng doanh số
Tạo sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đặc thù là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp đánh
bại đối thủ. Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải đam mê, xem công việc như trò tiêu
khiển mới đủ kiên nhẫn, ý chí đương đầu mọi thử thách, theo ông Alan Phan.
Tư duy đa quốc gia để vượt khủng hoảng
Tầm nhìn và tư duy của người sáng lập là khởi điểm để tạo dựng doanh nghiệp
thành công, bền vững. Tuy nhiên, cốt lõi của doanh nghiệp luôn luôn là sản phẩm
hay dịch vụ bán ra thị trường.
Người ta biết đến Microsoft qua Windows OS; Boeing qua các máy bay 747, 757,
777; Apple qua IPhone; LV qua các túi xách thời trang; Hilton qua các khách
sạn… Albert Einstein có thể là một thiên tài nhưng ông không tạo ra sản phẩm nào
nên không có di sản nào về kinh doanh. Trong khi đó, dù nhiều người không biết ai
là Thomas Edison, nhưng mỗi tháng công ty Edison vẫn thu tiền điện của hơn 60%
gia đình Mỹ.
Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững và tuổi thọ cho doanh nghiệp, thông
qua thị phần, thương hiệu. Để thỏa mãn 2 điều kiện này, sản phẩm hay dịch vụ
phải thật đặc thù và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ít nhất trong thời điểm
khởi động và liên tục cải tiến sau đó.
Những chiến lược định vị sản phẩm dưới đây có thể gợi mở đường hướng kinh
doanh cho doanh nghiệp Việt.
TS Alan Phan. Ảnh: Gocnhinalan
Sản phẩm nguyên liệu
Một sản phẩm được coi như là “nguyên liệu” khi nó không có gì để phân biệt với
các sản phẩm đồng loại khác. Công nghệ, thương hiệu hay chất lượng trở thành
mặt bằng không ai hơn ai. Lợi thế cạnh tranh cho loại sản phẩm này là giá cả và hệ
thống phân phối. Phần lớn sản phẩm và dịch vụ bày bán trên thị trường đều nằm
dưới hình thức “nguyên liệu”, dù đây là thị trường dễ xâm nhập, cường độ cạnh
tranh rất cao, mức lời gần như không có nhiều.
Các dược phẩm khi hết sự bảo vệ của bằng sáng chế thường rớt xuống giá “nguyên
liệu” khiến những hãng đã kiếm lời khủng khi độc quyền các mặt hàng như
Aspirin, Vaseline, Zocor…đều ngưng sản xuất vì mức lời không còn. Gạo, cà phê,
đồ plastic… là những sản phẩm nguyên liệu khi không có thương hiệu hay đặc thù
nên dù Việt Nam giữ vị trí số 1 trên thị trường quốc tế vẫn không đem một lợi tức
đáng kể nào cho những người kinh doanh.
Sản phẩm cóp nhặt
Dĩ nhiên, một sản phẩm bắt chước và dựa trên các sản phẩm đang ăn khách vẫn có
thể sinh lợi cho doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nhân thế giới đã trở nên thành đạt
bằng việc sao chép sản phẩm, kinh doanh bầy đàn theo đám đông hay chỉ thuần túy
dựa trên các mối liên hệ để mua qua bán lại.
Loại sản phẩm này chỉ bùng lên một thời điểm nào đó rồi chìm lắng nếu không có
cố gắng để thay đổi và cải tiến. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã kiềm tiền khá
nhiều khi copy điện thoại IPhone, máy cày Caterpillar, xe hơi Chevrolet, khí cụ
công nghiệp… Tuy nhiên, nếu không có sáng tạo gì khác hơn, đây sẽ chỉ là cách
định vị thị phần qua giá cả. Cạnh tranh luôn khốc liệt và mệt mỏi khi mọi đối thủ
phải liên tục bán với giá thấp nhất.
Sản phẩm của thế hệ kế tiếp
Nhiều sản phẩm đi tiên phong khi khám phá thị trường mới và thành công trong
việc giáo dục, tạo nhu cầu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu người chủ sản
phẩm không có kế hoạch kinh doanh bài bản, hỗ trợ bởi nguồn vốn dồi dào, chiến
lược tiếp thị thông minh cùng đội ngũ quản lý tài năng và kiên nhẫn, họ sẽ bị đối
thủ qua mặt. Microsoft OS không phải là hệ điều hành PC đầu tiên, mà là OS viết
bởi Dr. Gary Kildall. Facebook ra đời sau MySpace 6 năm nhưng khống chế thị
trường mạng xã hội hiện nay. Trong khi đó, kẹo gum Wrigley hay máy lạnh
Carrier là một thương hiệu bền vững ngay từ khởi động hơn 100 năm trước và vẫn
chiếm vị trí số 1 trên thị trường.
Chiến thuật tạo sản phẩm đặc thù
Rất khó để có sản phẩm hoàn toàn mới lạ có thể ứng dụng trên toàn cầu. Chúng ta
cần những đầu óc siêu việt như Edison hay Bell; và phần lớn nhân loại đều không
có khả năng hay may mắn. Tuy nhiên, các doanh nhân vô danh và trung bình về
mọi phương diện cũng đã kiếm cả chục triệu đôla khi nghĩ ra pet rock (đá nuôi),
hay dây thun đeo tay cho các nữ sinh... (dĩ nhiên chỉ là một loại sản phẩm thời
trang).
Giải pháp
Hay nhất là cải biến một sản phẩm thông dụng qua thiết kế, công nghệ, bao bì hay
lối sắp xếp… Nike là ví dụ tiêu biểu khi Phil Knight đem đôi giày chạy bộ bình
thường và biến nó thành một biểu tượng vừa thoải mái vừa phong cách cho phần
lớn dân số không nghĩ đến môn thể thao chạy bộ. Hay Starbuck và mô hình biến
quán cà phê thành “trung tâm thương vụ”.
CocaCola đã chiếm lĩnh thị trường vững chắc hơn sau khi thiết kế lại tay cầm lõm
vào trong cho các chai uống. Khi Ponomareva xếp túi trà xanh Nhật Bản thành
hình những con chim origami, doanh thu gia tăng đột biến.
Một cách thức khá phổ biến khác là nhắm sản phẩm hiện có vào một thị trường
ngách chưa ai phục vụ. Cũng là nước uống đóng chai nhưng Evian, Perrier…khôn
ngoan chọn mục tiêu là các khách hàng trí thức, nghệ sĩ, giới thượng lưu… Xe ô tô
Porsche tạo danh tiếng với những loại xe thể thao cho giới trẻ giàu có, trong khi
Volvo thì nhắm vào giới quản lý trung niên lấy an toàn làm ưu tiên.
Sau cùng, một chiến thuật tiếp thị đặc biệt có thể tạo ra cảm giác mới cho người
tiêu dùng. Cô Sara Blakely đã thành tỷ phú với các trang phục đồ lót cho phụ nữ
khi táo bạo làm một màn biểu diễn thời trang (không được phép) ngay trong cửa
hàng danh tiếng Bloomingdale ở New York. Thương hiệu Spanx cất cánh cùng với
các mẫu tin trên các mạng truyền thông. Nhờ những cách tiếp thị độc đáo, Richard
Branson và thương hiệu Virgin đạt đỉnh cao trong nhiều lãnh vực, từ hàng không,
âm nhạc đến điện thoại, ngân hàng.
Khi bạn cố gắng ngồi đọc chừng 10 cuốn sách bán chạy nhất về nghệ thuật tiếp thị,
khối óc sáng tạo của bạn sẽ thăng hoa bất ngờ và nhiều ý tưởng bạc triệu sẽ liên tục
xâm chiếm tư duy.
Đòi hỏi căn bản về sáng tạo
Dù doanh nghiệp chuyên về loại sản phẩm “nguyên liệu”, cóp nhặt hay cải biến,
sáng tạo và đặc thù vẫn là yếu tố quyết định sự thành công. Muốn có được yếu tố
này, người chủ doanh nghiệp cần đam mê về sản phẩm. Có đam mê và xem công
việc như một trò tiêu khiển, doanh nhân mới đủ kiên nhẫn và ý chí để vượt qua
những thất vọng luôn hiện diện trong hành trình mỗi ngày.
Như Steve Jobs đã nhận xét: ”Chúng tôi tin rằng nếu chúng tôi cứ tiếp tục đặt để
những sản phẩm tốt hơn trước mặt các khách hàng, họ sẽ tiếp tục mở ví tiền”.
Các doanh nhân Việt có thừa khả năng, nhưng liệu họ có đủ tư duy và kiên nhẫn để
trở thành những Steve Jobs của quê hương?