Bí quyết để cụm động từ tiếng Anh “dễ tiêu” hơn

Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó hiểu đối với không ít học viên người Việt. Nhiều học viên chỉ nghe thấy thuật ngữ ‘cụm động từ’ đã cảm thấy lo lắng và họ thường cố tránh sửdụng chúng vì sợ rằng mình sẽ dùng sai. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu và liệu giáo viên có thể làm gì để khuyến khích học viên sử dụng chúng như một công cụ giao tiếp đắc lực khi tiếp xúc với người bản xứ?

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết để cụm động từ tiếng Anh “dễ tiêu” hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để cụm động từ “dễ tiêu” hơn (P.1) Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó hiểu đối với không ít học viên người Việt. Nhiều học viên chỉ nghe thấy thuật ngữ ‘cụm động từ’ đã cảm thấy lo lắng và họ thường cố tránh sử dụng chúng vì sợ rằng mình sẽ dùng sai. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu và liệu giáo viên có thể làm gì để khuyến khích học viên sử dụng chúng như một công cụ giao tiếp đắc lực khi tiếp xúc với người bản xứ? I. Tính đa nghĩa 1. Nhiều cụm động từ tiếng Anh có nhiều hơn một nghĩa. Nếu học viên chỉ biết một nghĩa của những cụm động từ kiểu này, họ khó có thể hiểu đúng khi gặp phải chúng với những ý nghĩa mới trong những ngữ cảnh khác. Ví dụ: Turn down có hai nghĩa thông dụng là ‘vặn nhỏ’ và ‘làm ai đó thất vọng/ phụ lòng ai đó’. Nếu học viên chỉ biết nghĩa đầu tiên thì họ khó có thể hiểu được ý nghĩa của cụm này trong câu ‘He turned her down’ (Anh ta làm cô ấy thất vọng). Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề lúc này là chỉ dạy ý nghĩa chính và quan trọng nhất của cụm động từ trong bài khoá. Nếu ý nghĩa trong bài của động từ ‘turn down’ là ‘vặn nhỏ’ thì giáo viên cần dạy nghĩa này trước. Khi học viên đã nắm vững ý nghĩa này mới chuyển sang những ý nghĩa tiếp theo trong những văn cảnh khác. Như vậy học viên sẽ không bị bối rối hay nhầm lẫn khi sử dụng cụm động từ. Richards có nói rằng ‘Biết một từ có nghĩa là biết tất cả những ý nghĩa khác nhau của từ ấy’. Đây là cái đích mà giáo viên hướng tới khi dạy cụm động từ. Nhưng bạn cũng phải chấp nhận một thực tế là việc này cần có thời gian. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp đề cao việc học sinh nắm được và sử dụng thành thạo những gì đã học. Bởi vậy, cách học này sẽ khiến học viên tự tin hơn khi giao tiếp và họ sẽ không ngại ngần sử dụng cụm động từ để diến đạt ý tưởng của mình. Hơn nữa, thông qua việc tiếp xúc và đọc những bài khoá sử dụng nhiều cụm động từ, khả năng tư duy ngôn ngữ bằng tiếng Anh của học viên sẽ được cải thiện. 2. Tuy nhiều cụm động từ tiếng Ạnh chỉ có nghĩa đen (như ‘sit down’ hay ‘stand up’) nhưng không ít cụm lại mang cả nghĩa bóng. Ví dụ: cụm ‘pick up’ trong câu ‘I picked up quite a bit of Spanish on holiday last year’ (Tôi học lỏm được rất nhiều tiếng Tây Ban Nha trong kỳ nghỉ năm ngoái). Học viên khó có thể đoán được ý nghĩa của ‘pick up’ nếu chỉ hiểu ý nghĩa của từng thành phần trong cụm. Trong trường hợp này, sử dụng bài khoá hay những đoạn hội thoại dài sẽ là giải pháp hiệu quả. Tiếp xúc với cụm động từ nào đó trong một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp người học suy luận được những nghĩa bóng của cụm nhờ những ‘manh mối’ ngôn ngữ trong bài _ điều họ không thể làm khi chỉ nghe hay đọc thấy những câu đơn lẻ, tách biệt có cụm động từ ấy. II. Tình huống sử dụng Trong ngôn ngữ các từ được kết hợp với nhau theo một quy ước nhất định. Bởi vậy trong tiếng Anh, không phải từ nào cũng có thể cùng xuất hiện trong một câu. Cụm động từ cũng không phải là ngoại lệ. Ví dụ: call off (hoãn, huỷ) thường đi cùng những danh từ như ‘match’ (trận đấu); ‘engagement’ (việc đính hôn); ‘wedding’ (đám cưới) hay ‘meeting’ (cuộc gặp). Học viên thường chỉ chú ý đến ý nghĩa mà không nắm vững được những từ có thể kết hợp cùng ‘call off’. Kết quả là họ đặt cụm động từ này bên cạnh những danh từ mà trong thực tế không liên quan như: ‘I called off my English class’ (Tôi huỷ không tham gia lớp tiếng Anh). Câu trên đối với người bản xứ sẽ rất khó hiểu vì họ không diễn đạt như vậy. Bạn có thể nâng cao nhận thức của học viên về giá trị của việc nắm vững những từ nào kết hợp được với nhau bằng rất nhiều cách: + Đề nghị học viên gạch chân những danh từ thường theo sau một số động từ nhất định. Sau đó bạn soạn bài tập nối những cụm động từ đã học với những danh từ có thể kết hợp được với chúng. Ví dụ: ‘call off’/ ‘set up’/ ‘put off’ = ‘a meeting’. + Bạn có thể dùng chính những từ đó để tổ chức cho học viên chơi bingo. Mỗi học viên có một tấm card, trên đó có ghi một loạt danh từ vừa học. Giáo viên sẽ đọc to cụm động từ bất kỳ được lựa chọn ngẫu nhiên nhờ bốc thăm. Nhiệm vụ của học viên là gạch đi những danh từ mà họ cho là kết hợp được với các động từ đó. Ai có đáp án đúng và nhanh nhất là người thắng cuộc. + Tìm một từ không cùng nhóm với những từ còn lại cũng là một dạng bài tập rất hữu ích khi dạy cụm động từ. Khi khả năng tư duy phân tích ngôn ngữ nguồn của học viên đã phát triển, giáo viên có thể tổ chức cho họ thảo luận để tìm ra nguyên nhân tại sao một số từ không thể kết hợp với nhau. + Ngôn ngữ mà giáo viên sử dụng trong lớp học cũng có tác dụng rất lớn đối với việc dạy cụm động từ tiếng Anh. Một khi giáo viên luôn cố gắng hướng sự chú ý của học viên vào mối quan hệ giữa các cụm từ đơn lẻ, họ sẽ có cơ hội để thử nghiệm và đánh giá mức độ hiệu quả của những gì được học. (Còn tiếp) Source: Diệu Linh ctv_edu021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23_513.pdf
  • pdf24_8921.pdf