Tóm tắt:
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong số rất ít vùng trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn
nhất của nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết và quan tâm
của người dân ở đây đối với vấn đề nghiêm trọng trên còn thấp. Kết quả khảo sát mẫu ở
Tây Nam Bộ năm 2008 cho thấy hơn 1/3 dân số đô thị và gần 1/2 dân số nông thôn chưa
từng nghe nói đến biến đổi khí hậu. Gần 1/4 số người đã từng nghe nói về biến đổi khí
hậu nhưng không quan tâm. Các yếu tố cá nhân như độ tuổi, học vấn có ảnh hưởng tích
cực đối với việc tiếp cận thông tin và sự quan tâm. Tivi, radio, và báo chí là những kênh
truyền thông chủ yếu đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự quan tâm của người dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
và sự quan tâm của người dân
Lê Thanh Sang
1
Tóm tắt:
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong số rất ít vùng trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn
nhất của nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết và quan tâm
của người dân ở đây đối với vấn đề nghiêm trọng trên còn thấp. Kết quả khảo sát mẫu ở
Tây Nam Bộ năm 2008 cho thấy hơn 1/3 dân số đô thị và gần 1/2 dân số nông thôn chưa
từng nghe nói đến biến đổi khí hậu. Gần 1/4 số người đã từng nghe nói về biến đổi khí
hậu nhưng không quan tâm. Các yếu tố cá nhân như độ tuổi, học vấn có ảnh hưởng tích
cực đối với việc tiếp cận thông tin và sự quan tâm. Tivi, radio, và báo chí là những kênh
truyền thông chủ yếu đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
1. Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong số ít các khu vực trên thế giới
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH). Mặc
dù liên quan trực tiếp đến người dân, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu
mức độ hiểu biết, sự quan tâm của họ đối với BĐKH và các nhân tố ảnh hưởng.
Nâng cao nhận thức đối với mối hiểm họa này là tiền đề cho việc xây dựng các
giải pháp giảm nhẹ và thích ứng đối với BĐKH ở ĐBSCL hiện nay. Bài viết này
cung cấp một phân tích thực nghiệm bước đầu về vấn đề trên.
Nguồn số liệu chính của bài viết là kết quả khảo sát năm 2008 của Chương trình
cấp Bộ “Những vấn đề cơ bản trong sự phát triển của vùng Tây Nam Bộ” do Viện
Phát triển bền vững vùng Nam Bộ tiến hành. Mẫu khảo sát được thực hiện theo
phương pháp chọn mẫu khu vực, nhiều giai đoạn, đại diện cho toàn vùng ĐBSCL.
Có 30 phường, xã, thị trấn được chọn ngẫu nhiên hệ thống để khảo sát. Tại mỗi
phường, xã, thị trấn trên, có 30 hộ được chọn ngẫu nhiên để khảo sát. Qui mô mẫu
khảo sát là 900 hộ. Phương pháp phân tích chủ yếu được áp dụng là mô hình
multinomial logistic nhằm chỉ ra các nhân tố chính của sự khác nhau về tỷ suất
giữa ba phân nhóm của biến phụ thuộc: (1) Nhóm chưa từng nghe nói về BĐKH,
(2) Nhóm đã từng nghe nói nhưng không quan tâm, và (3) Nhóm đã từng nghe nói
và rất quan tâm. Các biến độc lập bao gồm: Tuổi, Giới tính, Dân tộc, Học vấn, và
Nơi cư trú.
Bài viết bao gồm một số nội dung chính sau đây: Trước hết, chúng tôi trình bày
mức độ nghiêm trọng mà ĐBSCL phải đối mặt do BĐKH gây ra. Tiếp đến, chúng
tôi mô tả các đặc điểm chính của mẫu khảo sát. Phần chủ yếu của bài viết sẽ phân
tích mối tương quan giữa một số đặc điểm của người trả lời với sự hiểu biết và
mối quan tâm của họ về BĐKH. Cuối cùng là một số nhận xét kết luận.
1
TS, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
2
2. Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức của biến đổi khí hậu
Dựa trên các kịch bản về BĐKH toàn cầu, báo cáo của Ban Liên Chính phủ về
BĐKH (Inter-Government on Climate Change – IPCC) đánh giá ĐBSCL là một
trong ba khu vực trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của BĐKH.
Hình 1 cho thấy, cùng với đồng bằng sông Nile, đồng bằng Ganges Brahmaputra,
số người có khả năng phải di dời cho đến trước năm 2050 ở ĐBSCL lên đến hơn 1
triệu người do nước biển dâng nếu không có những hoạt động tích cực nhằm giảm
tốc độ BĐKH như hiện nay.
Hình 1: Mức độ tổn thương của các vùng đồng bằng ven biển được thể hiện
bởi các ước lượng về số người có khả năng bị di dời do nước biển dâng từ nay
đến năm 2050
Chú thích: Extreme: Tổn thương nghiêm trọng, trên 1 triệu người
High: Tổn thương cao, từ 50 ngàn đến 1 triệu người
Medium: Tổn thương trung bình, từ 5 ngàn đến 50 ngàn người
Nguồn: IPCC, 2007, [B6.3]
Với mật độ dân số cao và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông ngư nghiêp,
các tác động của BĐKH đối với sự đa dạng sinh học, điều kiện cư trú, sức khỏe,
tài sản và sinh kế của người dân, các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở
ĐBSCL là hết sức nghiêm trọng. Phù hợp với nhận định của IPCC, nghiên cứu của
Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (International Centre for
Environmental Management - ICEM) năm 2008 đã đưa ra các đánh giá về tác
động cụ thể của nước biển dâng đối với các khía cạnh đất đai, dân số, sự đa dạng
sinh học ở ĐBSCL.
3
Hình 2 cho thấy nhiều vùng rộng lớn ở ĐBSCL bị ngập khi nước biển dâng lên 1
m, bao gồm phần lớn Long An, các tỉnh ven biển và tứ giác Long Xuyên. Một
cách cụ thể, Bảng 1 trình bày qui mô và tỷ lệ diện tích của các tỉnh ĐBSCL bị
ngập theo kịch bản này. Có đến 31% tổng diện tích của ĐBSCL bị ngập, trong đó
các tỉnh bị ngập nhiều nhất là Bến tre (50,14%), Long An (49,42%), Trà Vinh
(45,72%), và Sóc Trăng (43,71%) Một cách tương ứng, Bảng 2 cho thấy có đến
khoảng 4,8 triệu người, chiếm 26,7% tổng dân số của ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi
nước biển dâng. Đặc biệt, có tới 89,7% số người nghèo bị ảnh hưởng. Sự tổn
thương đối với nhóm người này là rất lớn vì họ ít có khả năng ứng phó và phục hồi
trước các tác động của BĐKH.
Hình 2: Những vùng của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập khi nước biển
dâng lên 1 m
Nguồn: ICEM. Rapid Assessment of the Extent and Impact of SLR in Vietnam. 2008
Bảng 1: Diện tích ở ĐBSCL bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 1 m
Địa bàn
Diện tích
bị ngập
(km
2
)
% trong
tổng diện tích bị
ngập
% trong
tổng diện tích
của tỉnh
% trong
tổng diện tích
của Việt Nam*
Long An 2168,9 14,93 49,42 0,66
Kiên Giang 1756,8 12,09 28,22 0,53
4
Sóc Trăng 1424,6 9,81 43,71 0,43
Cà Mau 1182,8 8,14 22,75 0,36
Bến Tre 1131,4 7,79 50,14 0,34
Trà Vinh 1021,3 7,03 45,72 0,31
Bạc Liêu 961,9 6,62 38,87 0,29
Tiền Giang 783,2 5,39 32,68 0,24
Cần Thơ 757,7 5,22 24,75 0,23
Vĩnh Long 606,4 4,17 39,69 0,18
Đồng Tháp 389,4 2,68 11,53 0,12
An Giang 192,3 1,32 5,45 0,06
ĐBSCL 12376,7 85,19 31,00 3,76
Việt nam 14528,2 100,00 8,76 4,42
* 328,743 km
2, dựa trên GIS theo biên giới của các tỉnh
Nguồn: ICEM. Rapid Assessment of the Extent and Impact of SLR in Vietnam. 2008
Bảng 2: Dân số ĐBSCL bị ảnh hưởng theo kịch bản nước biển dâng 1m
Địa bàn
Số người
bị ảnh
hưởng
(000)
Tổng dân
số của tỉnh
(000)
% trong
dân số
của tỉnh
bị ảnh
hưởng
% trong
tổng dân
số bị ảnh
hưởng
Số
người
nghèo
(000)
% trong
tổng số
người
nghèo bị
ảnh
hưởng
Long An 197 2373 8,3 3,4 51 3,1
Kiên Giang 384 858 44,8 6,5 111 6,7
Sóc Trăng 759 1390 54,6 12,9 245 14,8
Cà Mau 183 1206 15,2 3,1 70 4,2
Bến Tre 427 2046 20,8 7,3 119 7,2
Trà Vinh 222 1663 13,4 3,8 71 4,3
Bạc Liêu 296 1591 18,6 5,0 102 6,2
Tiền Giang 581 1488 39,1 9,9 199 12.0
Cần Thơ 458 1307 35.0 7,8 134 8,1
Vĩnh Long 497 1728 28,8 8,5 122 7,3
Đồng Tháp 418 1102 37,9 7,1 140 8,4
An Giang 364 1152 31,6 6,2 124 7,5
ĐBSCL 4787 17904 26,7 81,6 1486 89,7
Việt nam 5869 58401 10,0 100,0 1657 100,0
Nguồn: ICEM. Rapid Assessment of the Extent and Impact of SLR in Vietnam. 2008
3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 3 trình bày các thống kê mô tả đặc điểm chính của mẫu khảo sát. Trong tổng
số 898 người trả lời được đưa vào phân tích, có đến 62,1% là chủ hộ và 24,9% là
5
vợ hoặc chồng chủ hộ. Nam giới chiếm 73,2%, cao hơn nhiều so với nữ giới. Điều
này có thể được giải thích là do nam giới thường làm chủ hộ và thường đóng vai
trò đại diện cho hộ khi tiếp xúc với các cán bộ nghiên cứu. Phù hợp với giải thích
trên, nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát là 45-59 tuổi, chiếm 43,2%.
Nhóm tuổi từ 60 trở lên chiếm khoảng 1/4 trong tổng số. Nhóm tuổi từ 35-44
chiếm tỷ lệ ít hơn một chút (22,9%). Nhóm tuổi từ 34 trở xuống chỉ chiếm 7,3%.
Cơ cấu tuổi này cho thấy đây là những người đã trưởng thành và thích hợp để
nhận thức những vấn đề liên quan đến bản thân và gia đình họ.
Do mẫu mang tính đại diện nên người Việt chiếm tỷ lệ đến 93,2%, trong khi nhóm
còn lại bao gồm người Hoa, Khmer, Chăm chỉ chiếm 6,8%. Về học vấn, những
người có trình độ từ cấp 1 trở xuống chiếm đến 54%, tiếp đến là cấp 2 với 28,7%.
Số người có trình độ cấp 3 chỉ chiếm 15, 6% và đại học cao đẳng trở lên chiếm
chưa tới 2%. Phù hợp với mức độ đô thị hóa thấp ở ĐBSCL, 80% số người được
khảo sát cư trú ở các vùng nông thôn.
Tóm lại, các đặc điểm trên của mẫu nghiên cứu phản ảnh khá rõ nét những đặc
điểm chung của chủ hộ hoặc người đại diện chủ hộ của các hộ gia đình ở ĐBSCL
để trả lời những vấn đề mà cuộc nghiên cứu quan tâm.
Bảng 3: Thống kê mô tả đặc điểm chính của người trả lời
Người trả lời Số người Phần trăm
Giới tính
Nam 657 73,2%
Nữ 241 26,8%
Nhóm tuổi
34 tuổi trở xuống 66 7,3%
35 – 44 tuổi 206 22,9%
45 – 59 tuổi 388 43,2%
60 tuổi trở lên 238 26,5%
Dân tộc
Người Việt 837 93,2%
Dân tộc khác 61 6,8%
Học vấn
Cấp 1 trở xuống 471 54,0%
Cấp 2 250 28,7%
Cấp 3 134 15,4%
Đại học cao đẳng trở lên 17 1,9%
Nơi cư trú
Đô thị 180 20,0%
Nông thôn 718 80,0%
6
Tổng cộng 898 100,0%
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện Phát
triển bền vững vùng Nam Bộ
4. Mối tương quan giữa nhận thức về BĐKH và một số đặc điểm của người
trả lời
BĐKH là một thực tế đã và đang diễn ra. Các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với
BĐKH đòi hỏi phải dựa trên sự hiểu biết đầy đủ và một thái độ tích cực của toàn
xã hội. Điều này liên quan đến cả nguồn cung cấp thông tin và người tiếp nhận
thông tin.
Bảng 4 cho thấy trong số những người được hỏi có đến 46,4% chưa từng nghe nói
về BĐKH, 23,1% đã từng nghe nói nhưng không quan tâm, trong khi chỉ 30,5% đã
từng nghe nói và rất quan tâm. Điều này cho thấy vấn đề BĐKH chưa được thông
tin đến người dân một cách đầy đủ và chỉ một bộ phận có quan tâm đến vấn đề
quan trọng này. Nhóm tuổi từ 45 trở lên có được sự hiểu biết về BĐKH nhiều hơn
so với các nhóm tuổi nhỏ hơn. Đặc biệt, trong số những người có được nghe nói
về BĐKH, nhóm tuổi từ 35 trở đi tỏ ra có sự quan tâm nhiều hơn. Có thể kinh
nghiệm phải đối phó với những hiểm họa môi trường của những người đã đủ sự
trải nghiệm làm cho họ lo lắng hơn về các tác động của BĐKH.
Bảng 4: Sự tiếp nhận thông tin và mối quan tâm đến BĐKH của người
dân phân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
=60 Tổng
Chưa từng nghe nói về biến đổi
khí hậu
51,5% 51,9% 43,3% 45.4% 46,4%
34 107 168 108 417
Đã từng nghe nói nhưng không
quan tâm
27,3% 18,0% 25,0% 23,1% 23,1%
18 37 97 55 207
Đã từng nghe nói và rất quan tâm
21,2% 30,1% 31,7% 31,5% 30,5%
14 62 123 75 274
Tổng số
100% 100% 100% 100% 100%
66 206 388 238 898
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ
Số liệu ở Bảng 5 cũng cho thấy dù nữ giới ít được nghe nói về BĐKH hơn một
chút so với nam giới, mức độ quan tâm của họ đối với vấn đề này không hề thấp
hơn so với nam giới (khoảng trên 30% tổng số người được phỏng vấn). Đây là một
trong những chỉ báo thể hiện vai trò tích cực của phụ nữ trong các vấn đề xã hội.
7
Bảng 5: Sự tiếp nhận thông tin và mối quan tâm đến BĐKH của người
dân phân theo giới tính
Giới tính
Nam Nữ Tổng số
Chưa từng nghe nói về biến đổi khí hậu
45,5% 49,0% 46,4%
299 118 417
Đã từng nghe nói nhưng không quan tâm
24,0% 20,3% 23,1%
158 49 207
Đã từng nghe nói và rất quan tâm
30,4% 30,7% 30,5%
200 74 274
Tổng số
100% 100% 100%
657 241 898
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ
Một vấn đề đáng quan tâm là có sự khác biệt lớn về mức độ tiếp nhận thông tin và
sự quan tâm đến BĐKH giữa bà con người Việt với bà con các dân tộc khác (chủ
yếu là người Khmer). Trong khi 44,6% bà con người Việt chưa từng nghe nói đến
BĐKH thì tỷ lệ này đối với số bà con còn lại lên đến 72,1%. Đối với những người
tiếp nhận được thông tin về BĐKH thì mức độ quan tâm của bà con các dân tộc
khác là rất thấp. Sự khác biệt về ngôn ngữ, ít tiếp cận hơn với các phương tiện
truyền thông và các hoạt động văn hóa xã hội chung có thể là những rào cản chính
trong việc tiếp nhận thông tin cũng như mối quan tâm đến vấn đề này của nhóm
thiểu số. Điều này đưa ra các gợi ý tốt về chính sách truyền thông đối với những
nhóm dân số bất lợi, nhằm tạo điều kiện cho họ hội nhập đầy đủ hơn vào các dòng
chảy chung của xã hội.
Bảng 6: Sự tiếp nhận thông tin và mối quan tâm đến BĐKH của người
dân phân theo thành phần dân tộc
Dân tộc
Việt Khác Tổng số
Chưa từng nghe nói về biến đổi khí hậu
44,6% 72,1% 46,4%
373 44 417
Đã từng nghe nói nhưng không quan tâm
23,4% 18,0% 23,1%
196 11 207
Đã từng nghe nói và rất quan tâm
32,0% 9,8% 30,5%
268 6 274
Tổng số
100% 100% 100%
837 61 898
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ
8
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của người dân đối
với BĐKH là trình độ học vấn của họ. Bảng 7 cho thấy có sự tương quan chặt chẽ
giữa các cấp học vấn với mức độ tiếp nhận thông tin và mức độ quan tâm đến
BĐKH. Tỷ lệ chưa từng nghe nói đến BĐKH đã giảm một cách rõ rệt theo mức
tăng của trình độ học vấn, từ 56,1% ở nhóm cấp 1 trở xuống còn 11,8% ở nhóm
đại học, cao đẳng trở lên. Một cách tương ứng, số người đã từng nghe và quan tâm
đối với BĐKH đã tăng nhanh chóng từ 22,3% ở nhóm đầu lên đến 58,8% ở nhóm
cuối. Rõ ràng, học vấn là một nhân tố quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức
của người dân về mối hiểm họa này.
Bảng 7: Sự tiếp nhận thông tin và mối quan tâm đến BĐKH của người dân
phân theo nhóm học vấn
Nhóm học vấn
Cấp 1
trở xuống
Cấp 2 Cấp 3 ĐHCĐ Tổng số
Chưa từng nghe nói về biến đổi
khí hậu
56,1% 40,4% 31,3% 11,8% 46,9%
264 101 42 2 409
Đã từng nghe nói nhưng không
quan tâm
21,7% 24,8% 23,1% 29,4% 22,9%
102 62 31 5 200
Đã từng nghe nói và rất quan
tâm
22,3% 34,8% 45,5% 58,8% 30,2%
105 87 61 10 263
Tổng số
100% 100% 100% 100% 100%
471 250 134 17 872
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ
Một khía cạnh khác cũng cần được lưu ý là tính chất nơi cư trú. Người dân ở đô
thị thường có điều kiện tốt hơn so với nông thôn trong việc tiếp nhận các nguồn
thông tin và quan tâm hơn các vấn đề BĐKH. Bảng 8 phản ảnh rõ nét nhận định
này. Có đến gần 1/2 số người ở nông thôn chưa từng được nghe nói về BĐKH,
trong khi chỉ có hơn 1/3 số người ở đô thị không biết đến vấn đề này. Một cách
tương ứng, số người đã từng nghe nói và quan tâm đối với BĐKH ở nông thôn là
28,1% trong khi ở đô thị là 40%. Điều này cho thấy việc tăng cường công tác
truyền thông về BĐKH ở nông thôn là rất quan trọng vì có tới 80% người dân
ĐBSCL sống ở nông thôn.
Bảng 8: Sự tiếp nhận thông tin và mối quan tâm đến biến đổi khí hậu của
người dân phân theo nơi ở
Nơi ở
Đô thị Nông thôn Tổng số
Chưa từng nghe nói về biến đổi khí hậu
36,1% 49,0% 46,4%
65 352 417
9
Đã từng nghe nói nhưng không quan tâm
23,9% 22,8% 23,1%
43 164 207
Đã từng nghe nói và rất quan tâm
40,0% 28,1% 30,5%
72 202 274
Tổng số
100% 100% 100%
180 718 898
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ
Bằng cách thức nào các thông tin về BĐKH đến được với người dân là một câu
hỏi quan trọng cần phải được chỉ ra nhằm phục vụ cho công tác truyền thông.
Bảng 9 cho thấy tivi là kênh quan trọng nhất mà thông qua đó người dân biết được
thông tin về BĐKH (96,8% số người trả lời chọn kênh này). Radio và báo chí là
hai kênh tương đối quan trọng trong việc cung cấp thông tin về BĐKH (xấp xỉ
14%). Các kênh khác chỉ đóng vai trò thứ yếu. Các kết quả trên cho thấy rằng các
phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là tivi, đã thâm nhập sâu rộng vào
trong đời sống của người dân và là những kênh quan trọng nhất chuyển tải các
thông tin cần thiết đến người dân. Do vậy, việc tăng cường số lượng, chất lượng,
và phương thức chuyển tải của các chương trình về BĐKH trên tivi, đài, báo là
những cách thức hữu hiệu nhất để cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của
người dân về vấn đề BĐKH.
Bảng 9: Cách thức chủ yếu mà qua đó người dân biết được
thông tin về biến đổi khí hậu
Cách tiếp nhận thông tin Số ý kiến Phần trăm (*)
Xem tivi 461 96,8%
Nghe radio 67 14,1%
Đọc báo 66 13,9%
Được địa phương phổ biến 19 4,0%
Nghe người trong gia đình nói lại 9 1,9%
Nghe người trong xóm nói lại 14 2,9%
Cách khác 4 0,8%
Tổng số ý kiến trả lời 640 134,5%
(*) Phần trăm ý kiến trên tổng số 476 người trả lời
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện
Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
Một phần quan trọng của bài viết là phân tích ảnh hưởng của một số đặc điểm cá
nhân đối với khả năng tiếp nhận thông tin về BĐKH và sự quan tâm của họ. Bảng
10 trình bày kết quả của mô hình multinomial logistic nhằm đánh giá ảnh hưởng
của 5 biến độc lập (Tuổi, Giới tính, Dân tộc, Học vấn, và Nơi cư trú) đối với 3
phân nhóm của biến phụ thuộc (Chưa từng nghe nói về BĐKH, Đã từng nghe nói
10
nhưng không quan tâm, và Đã nghe về BĐKH và rất quan tâm). Nhóm “Đã nghe
nói và rất quan tâm” là nhóm tham chiếu. Các giá trị của hàm mũ của hệ số hồi qui
(EXP(B) với B là cofficient) được trình bày trong Bảng 10 thể hiện số lần khác
nhau (ratios) đối với các tỷ số lựa chọn (odds) giữa nhóm tham chiếu và các nhóm
còn lại do ảnh hưởng của mỗi biến độc lập sau khi kiểm soát ảnh hưởng của các
biến độc lập khác.
Kết quả cho thấy, đối với nhóm chưa từng nghe về BĐKH, tuổi có ảnh hưởng
quan trọng. So với nhóm 60 tuổi trở lên, sự khác biệt của nhóm tuổi 45-59 là
không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê, nhưng ở các nhóm tuổi nhỏ hơn thì
sự khác biệt này là rất đáng kể. Hai nhóm tuổi đầu có tỷ lệ chưa từng nghe về
BĐKH cao gấp hơn 2 lần (2,57 và 2,04 lần) so với nhóm tuổi tham chiếu. Không
có sự khác nhau đáng kể nào giữa nam và nữ trong việc tiếp nhận thông tin. So với
nhóm đối chiếu, bà con người Việt có tỷ lệ chưa từng nghe nói về BĐKH thấp hơn
nhiều (0,18 lần). Học vấn là một nhân tố quan trọng của sự khác nhau. Những
người có học vấn cấp 2 có tỷ lệ chưa từng nghe nói về BĐKH cao gấp 4 lần so với
nhóm đại học, cao đẳng. Đặc biệt, tỷ lệ này tăng lên đến 12 lần ở những người có
học vấn cấp 1 trở xuống. Sau khi kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố khác, sự
khác nhau giữa nông thôn và đô thị là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể
nói, các yếu tố học vấn, tuổi tác, và thành phần dân tộc đã giải thích cho sự khác
nhau về nơi cư trú của người trả lời.
Bảng 10: Mô hình hồi qui multinomial logistic của sự tiếp nhận thông
tin và sự quan tâm đến BĐKH của người dân dựa trên các đặc điểm
giới tính, tuổi, dân tộc, học vấn và nơi cư trú: ĐBSCL, 2008
EXP(B): Tỷ suất của nhóm "Chưa từng nghe về biến đổi khí hậu" hoặc
"Đã từng nghe nói nhưng không quan tâm" so với nhóm "Đã từng nghe nói
và rất quan tâm" (*)
Biến độc lập
Chưa từng nghe về
BĐKH
Đã từng nghe nói nhưng
không quan tâm
EXP(B) EXP(B)
Tuổi
<=34 2,57 ** 2,08
35-44 2,04 *** 1,01
45-59 1,17 1,15
>=60 (nhóm tham chiếu) (nhóm tham chiếu)
Giới tính
Nam 0,99 1,38
Nữ (nhóm tham chiếu) (nhóm tham chiếu)
Dân tộc
Việt 0,18 *** 0,35 *
Khác (nhóm tham chiếu) (nhóm tham chiếu)
11
Học vấn
Cấp 1 trở xuống 12,13 *** 1,96
Cấp 2 4,89 * 1,33
Cấp 3 3,12 1,02
ĐHCĐ (nhóm tham chiếu) (nhóm tham chiếu)
Nơi cư trú
Đô thị 0,75 0,87
Nông thôn (nhóm tham chiếu) (nhóm tham chiếu)
*; **; *** là các hệ số hồi qui có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05; 0,01; 0,001
(*) Nhóm tham chiếu là nhóm đã từng nghe về biến đổi khí hậu và rất quan tâm
Nguồn: Lê Thanh Sang. Chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ, 2008. Viện Phát triển
bền vững vùng Nam Bộ
Đối với nhóm đã từng nghe nói nhưng không quan tâm, hầu hết các khác biệt so
với nhóm đã từng nghe và rất quan tâm là không có ý nghĩa thống kê trừ sự khác
nhau giữa bà con người Việt và bà con các dân tộc khác. Sau khi kiểm soát tất cả
các biến độc lập, sự quan tâm của bà con người Việt vẫn cao hơn 3 lần so với
nhóm còn lại. Các kế