Biến đổi khí hậu toàn cầu - Nguyễn Đức Ngữ

– Việc lựa chọn và canh tác các loại cây trồng đa dạng và chịu hạn mới là biện pháp hiệu quả để phòng chống thiếu nước do BĐKH. Các mô hình tưới tiết kiệm, hiệu quả cũng cần được áp dụng cho những vùng khan hiếm nước. -Việc sử dụng tuần hoàn và tái sử dụng nước thải đô thị, tăng hiệu quả sử dụng nước của các mục đích khác sẽ là giải pháp hỗ trợ nhằm khắc phục nạn khan hiếm nước.

ppt46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến đổi khí hậu toàn cầu - Nguyễn Đức Ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ( Những thông tin mới nhất) GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn và Môi trường BiẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU 1. Tóm tăt những phát hiện mới chủ yếu từ sau báo cáo đánh giá lần thứ 4 (2007)- AR4 (theo Nordic co- operation, 2010) Những dấu hiệu của BĐKH đang tiếp tục diễn ra là rõ rệt – Mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục dâng lên, những đánh giá hiện nay về mực nước biển dâng cho tương lai cao hơn so với đánh giá của AR4 – Mùa hè 2007, băng biển ở Bắc cực giảm xuống mức thấp nhất và duy trì mức này ,song xu thế dài hạn không thay đổi, và băng biển sẽ tiếp tục giảm. 1. Tóm tăt những phát hiện mới chủ yếu từ sau báo cáo đánh giá lần thứ 4 (2007)- AR4 (theo Nordic co- operation, 2010) Theo NASA, diện tích băng giảm trung bình 10%/thập kỷ kể từ 1975 làm diện tích phủ băng ở Bắc cực chỉ còn 30% so với 60% trước đây. Theo Colin Summerhayes, nếu toàn bộ băng ở phía Tây Nam cực tan, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 0,9-1,5m vào cuối thế kỷ này. Tóm tăt (tiếp) Một số bộ phận của các tầng băng ở Greenland tan chảy nhanh trong những năm gần đây, song chưa khẳng định là hiện tượng tạm thời hay thể hiện xu thế dài hạn. Các tầng băng ở Nam cực cũng bị giảm đi về khối lượng. Những vấn đề khác của CO2, Acid hóa đại dương đã được nghiên cứu nhiều hơn và độ acid hóa tăng lên đã được định lượng ứng với một mức tăng của hàm lượng khí CO2 trong khí quyển. Tóm tắt (tiếp) Chưa có bằng chứng khẳng định về những biến đổi chủ yếu trong hoạt động của XTNĐ do nóng lên toàn cầu, song với xu thế tiếp tục tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu, khả năng mạnh lên của các XTNĐ mạnh nhất là có thể. Sau vài năm không có biến đổi rõ rệt từ những năm đầu 1990, hàm lượng khí Mê tan trong khí quyển từ năm 2007 lại có biểu hiện tăng lên. Một vùng thềm biển Bắc cực chứa mê tan đóng băng đang trở nên không ổn định và khai thông nhanh làm CH4 thoát ra nhiều và nhanh hơn trở thành KNK đầy đủ. Tóm tắt (tiếp) Những ảnh hưởng của chu kỳ mặt trời đến nhiệt độ là nhỏ, thậm chí có thể chúng ta đang ở trong thời kỳ dài với hoạt động mặt trời thấp và do đó tốc độ nóng lên trong vài thập kỷ tới sẽ chậm lại nhất thời (làm giảm khoảng 0,2oC trong 2-3 thập kỷ tới), song xu thế nóng lên dài hạn vẫn rõ rệt. Nhiệt độ tăng lên trên một số tầng băng ở Nam cực đến nay đã được theo dõi, nhằm vào các quy mô nhỏ hơn quy mô toàn cầu và lục địa và với nhiều biến số hơn, ngoài nhiệt độ. Đầu năm 2011, các chuyến bay đến Nam cực phải tạm dừng vì t ở các lớp băng cao hơn -5oC, rất nguy hiểm cho máy bay hạ cánh. Tóm tắt ( tiếp) Với một lượng phát thải khí CO2 toàn cầu cho trước,hàm lượng khí CO2 trong khí quyển có thể tăng lên nhiều hơn so với đánh giá trước đây, từ những kết quả nghiên cứu mới về sự hồi tiếp cacbon-khí hậu và BĐKH làm giảm hiệu quả của các bể hấp thụ tự nhiên. Đóng góp của băng tan từ các tầng băng ở Greenland vào mực nước biển toàn cầu dâng lên là khoảng 20-30%(0,3-0,5mm) trong tổng số 3mm/năm quan trắc được mỗi năm. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU - 2. NHỮNG ĐÁNH GIÁ QUAN TRỌNG ( theo WMO ) - Năm 2010 là 1 trong 3 năm nóng nhất ( 2005,1998, 2010) kể từ khi có số liệu quan trắc bằng máy (1850), trong đó thập kỷ 2001-2010 là thập kỷ nóng nhất - 6 tháng đầu năm 2010 là một chuỗi tháng liên tục có nhiệt độ trung bình cao nhất chưa từng có, trong đó tháng 6 là tháng nóng kỷ lục kể từ năm 1880. ) Năm 2010 đã vượt qua năm 1998 (Elnino) về số tháng phá kỷ lục nhiệt độ cao nhất theo lịch năm –Các đại dương tiếp tục nóng lên và mực nước biển tiếp tục dâng lên. Diện tích băng tiếp tục mất đi, đặc biệt là băng vĩnh cửu, các sông băng và các thềm băng rút lui trên phạm vi toàn cầu Hình 1: Độ lệch chuẩn nhiệt độ trung bình toàn cầu từ 1850 so với trung bình thời kỳ 1961 - 1990 (Nguồn: IPCC, 2010) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU Lượng phát thải các khí nhà kính chủ yếu (CO2, CH4, N2O, CFCs ) đạt mức cao nhất kể từ thời kỳ tiền công nghiệp: tăng 27,5% trong thời kỳ 1990-2009 và 1% trong 2 năm 2008-2009 Các chất HCFCs và HFCs là những KNK mạnh, tăng nhanh hơn 4 năm trước với tỷ lệ trung bình 8%/năm Lượng phát thải từ các nước công nghiệp hóa vẫn tiếp tục tăng,đe dọa những nỗ lực chống BĐKH của cộng đồng quốc tế Hình 2: Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển đo được tại Mauna Loa, Hawai từ 1957 đến đầu năm 2010 (Nguồn: NOAA) Hình 3: Phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch từ 1990 -2008 (Nguồn: NOAA) BiẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU -Diện tích băng biển ở Bắc cực giảm theo xu thế tuyến tính trong thời kỳ 1979-2009 với mức trung bình 0,44 triệu km2/thập kỷ (2,9%) vào tháng 2 và 0,79 triệu km2/thập kỷ (11,9%) vào tháng 9 – Mùa hè 2007, diện tích lớp phủ băng biển ở Bắc cực đạt mức thấp nhất (4,3 triệu km2) kể từ khi có quan trắc vệ tinh (1980) và keó dài suốt năm , thậm chí cả năm 2008 và 2009. Nếu xu thế này tiếp tục diễn ra, dự tính đến 2030, sẽ không còn lớp phủ băng mùa hè ở Bắc cực. BĐKH TOÀN CẦU (tiếp) Khối lượng băng ở Greenland và Nam cực cũng giảm nhanh trong những năm gần đây: từ đầu năm 2002 đến đầu năm 2009,băng ở Greenland mất đi trung bình 230 tỷ tấn/năm, ở Nam cực là 143 tỷ tấn/năm,đóng góp vào mực nước biển toàn cầu dâng lên là 1,1mm/năm.( trong AR4 chỉ đánh giá bằng 0,4mm/năm) Mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng 0,18-1,80m vào thời kỳ 2090-2099 so với trung bình thời kỳ 1980-1999 ( trong AR4, 2007, IPCC đưa ra kịch bản nước biển dâng là 0,18- 0,59m khi chưa xét đến sự tan chảy của băng) (theo Nordic co-operation) BĐKH TOÀN CẦU ( tiêp) Các hiện tượng khí hậu cực đoan: Nhiệt độ cực trị: - Các Tm sẽ tăng lên nhanh hơn so với các Tx khoảng 30%-40%. - Với chu kỳ lặp lại 100 năm, Tx hàng năm sẽ vượt quá 40oC ở Nam Châu Âu và miền trung phía Tây Hoa Kỳ và vượt quá 50oC ở một phần Ấn Độ và Châu Úc. BĐKH TOÀN CẦU (tiếp) - Mưa lớn: - Lượng mưa trung bình toàn cầu tăng 2%/1Kenvin tăng của mức tăng nhiệt độ trung bình do lượng bốc hơi tăng , trong khi lượng mưa cực đại tăng do độ ẩm trong khí quyển tăng. Với chu kỳ lặp lại trung bình 20 năm, lượng mưa ngày cực đại sẽ tăng 6%/1K tăng. Mức tăng ở vùng nhiệt đới lớn hơn ở vùng ôn đới. Mức tăng của cường độ mưa 1 giờ và 3 giờ còn lớn hơn. – Xoáy thuận nhiệt đới: -BĐKH có thể không làm tăng tần số XTNĐ toàn cầu, song có thể làm tăng số XTNĐ mạnh, tốc độ gió mạnh nhất và tỷ lệ mưa trong XTNĐ có thể tăng. BĐKH toàn cầu ( tiếp) XTNĐ (tiếp) – Chưa đánh giá được về sự biến đổi của các khu vực hình thành XTNĐ cũng như quỹ đạo chuyển động của bão nhiệt đới, hay khả năng dịch chuyển của bão nhiệt đới lên các vĩ độ cao hơn. Tuy nhiên, XTHĐ hình thành ở các vùng biển ấm dịch chuyển đôi chút về phía cực của 2 bán cầu, tất nhiên trong các điều kiện khí quyển thuận lợi, đặc biệt là thiết biến gió thẳng đứng phải nhỏ. BĐKH toàn cầu ( tiếp) 3. Những hiện tượng khí hậu cực đoan lớn nhất xảy ra trong năm 2010 Theo WMO ( Cancun, 12/2010) các sự kiện lớn năm 2010 là: -Nắng nóng ở LB Nga, Ukraina, Bêlarus và một số nước châu Âu khác – Mưa lớn, lũ lụt ở Pakistan, Nêpan, Trung Quốc , Việt Nam… -Giá rét ở Canada, Anh, Đông Bắc Trung Quốc.., - Lanina mạnh nhất trong vòng 30 năm qua BĐKH toàn cầu (tiếp) cụ thể là: - Cháy rừng do nắng nóng và khô hạn hoành hành ở 17 vùng của Nga vào tháng 8/2010.Nhiệt độ ở Mockva lên 39oC, cao nhất trong 130 năm qua, cháy rừng và than bùn làm tp. Mockva ngập khói. Số người chết tăng gâp đôi lên 700người. /ngày CP. Nga phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở 13 vùng, đặc biệt để bảo vệ trung tâm xử lý, bảo quản.chất thải hạt nhân lớn nhất ở Ozersk,trên dãy Ural. Sản lượng ngũ cốc giảm 1/3, Nga quyết định ngừng xuất khẩu ngũ cốc. Tổng thiệt hại ước tính 15 tỷ ÚSD (VNExpress 11/8/2010) BĐKH toàn cầu (tiếp) - Lũ lụt ở Pakistan làm 2000 người chết, 7500 người mất nhà cửa, 20 triệu người cần trợ cấp( 8/2010) - Mưa lớn gây lũ lụt kinh hoàng tại 28 tỉnh Trung Quốc,(8/2010) làm 2100 người chêt và mất tích, hàng triệu người mất nhà cửa. Nhiều ngôi làng bị xóa sổ khi lở đất làm chặn dòng sông Bạch Long, nước dâng cao thành vùng hồ dài khoảng 3km nhấn chìm nhiều ngôi nhà BĐKH toàn cầu (tiếp) -Sạt lở đất kinh hoàng do mưa lớn tại tỉnh Cam Túc làm hơn 700 người chết, hơn 1000 người mất tích. BBC mô tả bùn đất lao xuống khu dân cư khiến tòa nhà 7 tầng sụp xuống như tờ giấy. Những lớp bùn dày san phẳng khu vực dài tới 500km, rộng 500m , thiệt hại hàng chục tỷ USD ( Tân hoa xã) BĐKH toàn cầu (tiếp) - Đầu tháng 12/2010, các nước vùng Ban Căng chịu đợt lũ lụt lịch sử trong 200 năm qua, nhiều sông bị tràn bờ,làm hàng nghìn người phải sơ tán. - Cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2010, các nước Anh , Pháp, Tây bắc Âu chịu một đợt rét nhất trong vòng 20 năm qua, băng tuyết phủ dày khi nhiệt độ xuống -8oC, tuyết tan cùng mưa lớn và thủy triệu làm nước dâng 2m, gây lũ lịch sử ở tp. Secbua, Pháp. BĐKH toàn cầu (tiếp) - Cũng trong tháng 11,vùng Hắc Long Giang ( Đông Bắc Trung Quốc) mưa tuyết lớn và mùa đông đến sớm hơn bình thường trong khoảng 30 năm qua. Các nước Trung và Đông Âu,nhất là Ba lan, liên tục 1 tuần đầu tháng 12, nhiệt độ -30oC, tuyết phủ dày làm nhiều người chết,giao thông đường sắt, hàng không và đừơng bộ bị cản trở, thiệt hại ở Anh khoảng 1,9 tỷ USD/ ngày BĐKH toàn cầu (tiếp) Lanina phát triển rất nhanh bắt đầu từ tháng 7/2010 ngay sau khi Elnino kết thúc vào tháng 5/2010, là Lanina mạnh nhất trong 30 năm qua, gây mưa lớn ở Inđônêxia, Bắc và đông bắc Úc, Đông nam Á, Bắc và Tây Nam Mỹ; khô hạn ở Đông Phi xích đạo, trung và Tây Nam Á, Đông Nam Mỹ, trung và Tây Á ( Xem hình 4 và 5) Lanina phát triển BĐKH toàn cầu (tiếp) 4.Trong 5 tháng đầu năm 2011 đã xảy ra một số thiên tai đáng chú ý.Đó là: - Tố lốc kinh hoàng tại Mỹ - Hạn hán nghiêm trọng tại Trung Quốc ( không kể các thảm họa khác như động đất, sóng thần và nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản,núi lửa hoạt động ở Ireland…) BĐKH toàn cầu (tiếp) cụ thể là: - Ngày 22/5/2011,cơn lốc EF-5 ,với tốc độ gió 200dặm/phút đã quét qua tp. Joplin làm 132 người chết, 750 người bị thương. Chiều rộng cơn lốc đi qua là ¾ dặm, chiều dài 6 dặm. Đây là cơn lốc khủng khiếp nhất kể từ 1950, khi bắt đầu có thiết bị theo dõi. Ngày 24/5, 2 cơn cơn lốc quét qua vùng Norman, Oklahoma, Kansas và Arkansas. Riêng trong tháng 5/2011 đã xảy ra 180 cơn lốc. Trước đó trong tháng 4 lốc đã làm 361 người chết.Cơ quan khí tượng dự tính sơ bộ năm nay có 1314 cơn lốc, BĐKH toàn cầu (tiếp) - Hạn hán nặng nhất trong 50 năm qua ở miền trung Trung Quốc, lưu vực sông Trường Giang: Lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 4/2011 chỉ bằng 40% trung bình 50 năm, đến 30/5 lượng mưa ở Hồ Nam đạt mức thấp nhất kể từ 1910, ảnh hưởng đến 34 triệu người. Nước sông hồ giảm làm cho giao thông đường thủy không thể hoạt động, nông dân nhiều tỉnh trong khu vực không có nước tưới,1,1 triệu dân bị đảo lộn cuộc sống và 157 thành phố, thị trấn thiếu nước sinh hoạt. BĐKH toàn cầu (tiếp) Nhà chức trách yêu cầu Ban quản lý đập thủy điện Tam Hiệp xả nước để giảm hạn hán ở hạ du,Người ta thừa nhận Đập Tam Hiệp đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho cung cấp nước và gây hạn hán cho 8 tỉnh trong lưu vực Trong 9 tháng đầu năm 2010, 21 nghìn người trên thế giới đã chết vì lũ lụt và hán hán, gấp đôi cùng kỳ năm 2009 ( Tim Gore, Tổ chức Oxfam, Anh) Các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ở Việt Nam trong năm 2010 Ảnh hưởng của Lanina: Do giai đoạn phát triển nhanh (tháng 9- 11/2010) của Lanina 7/2010/ 5/2011 trùng với thời kỳ cao điểm của mùa mưa ở các tỉnh ven biển Trung Bộ, nên đã xảy ra 4 đợt mưa lớn và cực lớn liên tiếp trong tháng 10 và 11/2010 vừa qua ở vùng này. Cụ thể là: - Đợt 1: từ 1-4/10/2010, mưa lớn ( lượng mưa 4 ngày đạt 500-700mm, có nơi 1000-1300mm) gây lũ lụt nặng nề từ Hà Tĩnh đến Thừa thiên- Huế, lũ lịch sử ở Quảng Bình, nặng nhất là các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vụ Quang (Hà Tĩnh), Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch ( Quảng Bình) Các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ở Việt Nam năm 2010 (tiếp). - Đợt 2:từ 16-18/10/2010,mưa lớn gây lũ lịch sử từ Nghệ An đến Quảng Bình ,làm nhiều xã bị ngập lụt, nặng nhất là các huyện Vụ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Bố Trạch, Quảng Trạch, Hương Hóa. - Đợt 3: từ cuối tháng 10-đầu tháng 11/2010, mưa lớn gây lũ lụt ở các tỉnh Nam Trung Bộ từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận – Đợt 4: cuối tháng 11, mưa lớn và lũ lụt tại các tỉnh Trung Trung Bộ, nặng nhất là Bình Định, nhiều huyện bị ngập. Các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ở Việt Nam năm 2010 (tiếp). - Theo kết quả nghiên cứu của Ng.Đức Ngữ ( trích trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cơ bản năm 2007 về quan hệ ENSO vơi các cực trị nhiệt độ và lượng mưa ở Việt Nam): “Trong điều kiện Lanina, vùng ven biển Nam Trung Bộ ( Đà Nẵng, Phú Yên trong mùa đông,Phú Yên,Ninh Thuận trong mùa thu),lượng mưa ngày lớn nhất có độ lệch tần suất dương lần lượt trên 100% và trên 150% ứng với số bách phân vị thứ 90 so với điều kiện không ENSO” (Xem hình 6 và 7) ( trích Hình 4. Độ lệch chuẩn nhiệt độ bề mặt nước biển ở Trung tâm xích đạo TBD trong đợt Lanina 2010/2011. Hình 5.Độ lêch chuẩn nhiệt độ trung bình lơp trên mặt biển vùng trung tâm xích đạo TBD kỳ Lanina 2010/2011 Hình 6.Rx. Mùa thu La. P. 90% Hình 7. Rx. Mùa đông La. P. 90% Các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ở Việt Nam năm 2010 (tiếp). - Rét lạnh, rét hại: Đêm 15,rạng sáng 6/12/2010,không khí lạnh tràn qua Hà nội làm nhiệt độ thấp nhất xuống 10oC, ,Hoài Đức 9oC, Sapa 2,7oC,Lạng Sơn 6oC, Ngày 17/12 Mẫu Sơn -0,8oC,có băng giá. Ngày 25/12, không khí lạnh tràn về, nhiệt độ ở Hà Nội xuống 9oC, Sapa 3oC, Ngày 7/1 /2011, Mẫu Sơn có băng giá. Các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ở Việt Nam (tiếp). - Năm 2010, cả nước xảy ra 880 vụ cháy rừng, tăng gần 60% so với năm 2009, trong đó có vụ cháy rừng ở vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn vào dịp Tết Canh Dần, kéo dài 1 tuần lễ ( Bộ NN& PTNT) BĐKH toàn cầu: BĐKH và Nước ( Báo cáo kỹ thuật của IPCC,2008) 1. Những tác động quan trắc được của BĐKH đến nguồn nước - Biến động mùa,năm và theo không gian cho thấy, lượng mưa năm có xu thế giảm ở Nga,Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, dải bờ biển ,vùng đồng bằng khô ở Pakistan, một phần Đông bắc Ấn Độ, Inđônêxia, Philipin,một số vùng của Nhật Bản. Lượng mưa tăng ở vùng phía Tây lưu vực sông Trường Giang ,Trung Quốc, ven biển ĐN TQ ,bán đảo Ả Rập, Bangladesh, ven biển Tây Philipin. BĐKH toàn cầu: BĐKH và Nước ( Báo cáo kỹ thuật của IPCC,2008) -Ở ĐNÁ, các sự kiện khí hậu cực đoan liên quan đến ENSO tăng lên trong 20 năm qua cả về cường độ và tần suất. Điều quan trọng là sự biến động giữa các thập kỷ thể hiện ở khu vực gió mùa Ấn Độ và Đông Á. -Tần suất xuất hiện lượng mưa lớn cực trị ở nhiều vùng Châu Á là nguyên nhân gây lũ lụt nặng nề, sạt lở đất và lũ bùn đá,trong khi số ngày mưa và tổng lượng mưa năm giảm.Sự tăng lên về tần suất và cường độ hạn hán ở nhiều vùng châu Á do nhiệt độ tăng, nhất là vào mùa hạ và những tháng mùa khô và trong các chu trình ENSO. BĐKH toàn cầu: BĐKH và Nước ( Báo cáo kỹ thuật của IPCC,2008) Sự tan chảy nhanh của băng vĩnh cửu và giảm độ sâu của các vùng đất đóng băng đe dọa nhiều thành phố ,nơi ở của người dân và là nguyên nhân làm tăng sạt lở đất, biến chất của một số hệ sinh thái rừng, tăng mực nước của một số hồ ở những vùng băng vĩnh cửu châu Á . Nói chung các sông băng ở châu Á đang tan chảy với tỷ lệ ổn định ít nhất từ năm 1960, tuy một số sông băng lại biến đổi hình dạng, trong khi một số sông khác lại đang tiến triển, hoặc dày lên có thể do lượng mưa tăng( thí dụ ở Karakorum). Do các sông băng tiếp tục tan chảy, dòng chảy băng các hồ tăng lên bột phat, dẫn đến lũ bùn đá và tuyết tăng lên. BĐKH toàn cầu: BĐKH và Nước ( Báo cáo kỹ thuật của IPCC,2008) 2. Dự tính tác động của BĐKH đến nước và những khả năng tổn hại chính Nguồn nước ngọt:- Dòng chảy lớn nhất tháng của sông Mê Kong được dự tính tăng 35-41% trong lưu vực , 16-19% ở vùng châu thổ với trị số thấp hơn cho thời kỳ 2010-2038 và cao hơn cho thời kỳ 2070-2099 so vơi thời kỳ 1961-1990. - Ngược lại dòng chảy nhỏ nhất tháng dự tính giảm 17-24% ở trong lưu vực và 26-29% ở châu thổ. Điều đó cho thấy sẽ tăng lũ lụt vào mùa mưa và khả năng thiếu nước vào mùa khô. Dự tính tác động của BĐKH đến nước và những khả năng tổn hại chính -Nước mặn xâm nhập ở vùng cửa sông do dòng chảy giảm có thể bị đẩy vào sâu thêm 10-20km khi nước biển dâng - Sự mở rộng vùng chịu áp lực về nước sẽ là một trong những vấn đề áp lực môi trường lớn nhất ở Nam và ĐNÁ trong tương lai không xa khi số người bị áp lực về nước tăng lên rõ rệt,lần lượt khoảng 120 triệu đến 1,2 tỷ vào năm 2020 và 185 triệu đến 981 triệu vào năm 2050 theo kịch bản đầy đủ SRES. Dự tính tác động của BĐKH đến nước và những khả năng tổn hại chính - Dòng chảy năm của sông Hồng dự tính giảm 13-19%, sông Mê Kông giảm 16-24% vào cuối thế kỷ 21 sẽ góp phần làm gia tăng áp lực về nước. - Yêu cầu tưới của nông nghiệp ở những vùng khô và bán khô hạn của châu Á sẽ tăng ít nhất 10% khi t trung bình tăng 1oC - Ở vùng Bắc TQ, việc tưới từ nguồn nước mặt và nước nầm chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu Dự tính tác động của BĐKH đến nước và những khả năng tổn hại chính Tính biến động tăng lên của các đặc trưng thủy văn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất ngũ cốc và an ninh lương thực ở nhiều QG châu Á. - Một số nước châu Á đang đối mặt với khả năng tổn hại và rủi ro cao do áp lực về nước , trước hết ở dải ven biển, rủi ro cao nhất là vùng cửa sông lớn, đông dân cư ở Nam ,Đông và ĐNÁ do tăng ngập lụt sông và ven biển. - Ở Nam và ĐNÁ,sự kết hợp giữa tác động của BĐKH với tăng trưởng kinh tế và dân số nhanh, di cư từ nông thôn ra thành thị được dự tính là sẽ ảnh hưởng đến phát triển. Dự tính tác động của BĐKH đến nước và những khả năng tổn hại chính – Việc lựa chọn và canh tác các loại cây trồng đa dạng và chịu hạn mới là biện pháp hiệu quả để phòng chống thiếu nước do BĐKH. Các mô hình tưới tiết kiệm, hiệu quả cũng cần được áp dụng cho những vùng khan hiếm nước. -Việc sử dụng tuần hoàn và tái sử dụng nước thải đô thị, tăng hiệu quả sử dụng nước của các mục đích khác sẽ là giải pháp hỗ trợ nhằm khắc phục nạn khan hiếm nước. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN