Biến động quần xã phiêu sinh động vật trên sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre

TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát sự biến động của quần xã phiêu sinh động vật trên sông Ba Lai tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu được tiến hành vào 2 mùa: mùa mưa (tháng 9/2017) và mùa khô (3/2018). Nghiên cứu được tiến hành tại 7 điểm thuộc sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. Kết quả ghi nhận được 95 taxa phiêu sinh động vật thuộc 56 giống, 39 họ, 12 bộ, 8 lớp, 5 ngành. Nhìn chung về thành phần loài thu được ở cả 2 mùa, nhóm Rotatoria là nhóm có số lượng loài cao nhất. Xét riêng từng mùa, vào mùa mưa, nhóm Rotatoria là nhóm chiếm ưu thế về mật độ và thành phần loài tại các điểm thu mẫu. Nhóm Copepoda là nhóm chiếm ưu thế về mật độ và thành phần loài vào mùa khô. Có sự xuất hiện của một số loài nước mặn tại các điểm thu mẫu vào mùa khô. Kết quả phân tích Bray – Curtis cho thấy quần xã phiêu sinh động vật giữa mùa mưa và mùa khô tại các điểm thu mẫu có độ tương đồng không cao do có sự chuyển đổi cấu trúc quần xã phiêu sinh động vật giữa mùa mưa và khô. Tất cả đều cho thấy có sự xâm nhập mặn diễm ra trên sông Ba Lai vào mùa khô. Dù đã có hệ thống đập chắn ngăn mặn, nhưng hiện tượng xâm nhập mặn vẫn diễn ra. Cần có những biện pháp xử lý nhằm đảm bảo đủ nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân vào mùa khô.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động quần xã phiêu sinh động vật trên sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(4):776-788 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, Việt Nam Liên hệ Hà Nguyễn Ý Nhi, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, Việt Nam Email: hanguyenynhi@gmail.com Lịch sử  Ngày nhận: 13-12-2016  Ngày chấp nhận: 23-9-2020  Ngày đăng: 03-11-2020 DOI : 10.32508/stdjns.v4i4.863 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Biến động quần xã phiêu sinh động vật trên sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre Hà Nguyễn Ý Nhi*, Trần Ngọc DiễmMy Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát sự biến động của quần xã phiêu sinh động vật trên sông Ba Lai tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu được tiến hành vào 2 mùa: mùa mưa (tháng 9/2017) và mùa khô (3/2018). Nghiên cứu được tiến hành tại 7 điểm thuộc sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. Kết quả ghi nhận được 95 taxa phiêu sinh động vật thuộc 56 giống, 39 họ, 12 bộ, 8 lớp, 5 ngành. Nhìn chung về thành phần loài thu được ở cả 2 mùa, nhóm Rotatoria là nhóm có số lượng loài cao nhất. Xét riêng từng mùa, vào mùa mưa, nhóm Rotatoria là nhóm chiếm ưu thế về mật độ và thành phần loài tại các điểm thumẫu. Nhóm Copepoda là nhóm chiếm ưu thế vềmật độ và thành phần loài vàomùa khô. Có sự xuất hiện của một số loài nước mặn tại các điểm thu mẫu vào mùa khô. Kết quả phân tích Bray – Curtis cho thấy quần xã phiêu sinh động vật giữa mùa mưa và mùa khô tại các điểm thu mẫu có độ tương đồng không cao do có sự chuyển đổi cấu trúc quần xã phiêu sinh động vật giữa mùa mưa và khô. Tất cả đều cho thấy có sự xâm nhập mặn diễm ra trên sông Ba Lai vào mùa khô. Dù đã có hệ thống đập chắn ngăn mặn, nhưng hiện tượng xâm nhập mặn vẫn diễn ra. Cần có những biện pháp xử lý nhằm đảm bảo đủ nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân vào mùa khô. Từ khoá: phiêu sinh động vật, sông Ba Lai, xâm nhập mặn, Bến Tre MỞĐẦU Sông Ba Lai là một trong bốn con sông lớn trong hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tác động của tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã khiến cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề, năm 2002, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã cho xây dựng cống đập Ba Lai nhằmngăn chặn tình trạng xâmnhập mặn đang diễn ra mạnh mẽ trên sông Ba Lai. Trong quá trình vận hành, đập Ba Lai đã phát huy được nhiều ưu điểm về phát triển kinh tế và quy hoạch tổng thể1. Tình trạng xâm nhập mặn trên sông Ba Lai đã được giảm thiểu. Tuy nhiên, cống đập Ba Lai cũng đã thể hiện nhiều mặt hạn chế. Sự thay đổi thủy lưu đã dẫn đến sự xói mòn và bồi lắng cục bộ tại một số khu vực thuộc tỉnh Bến Tre. Sự bồi tụ của cửa sông Ba Lai là do tác động của đập Ba Lai gây nên2. Do hạn chế sự lưu thông của dòng nước khiến cho khả năng tự thanh lọc của thủy vực giảm, do vậy môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Tình trạng này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Wei cộng sự thực hiện năm 2009 tại đập Manwan trên sông Lancang, Trung Quốc 3. Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy tình trạng đa dạng sinh học của quần xã sinh vật tại các lưu vực sông có sự xuất hiện của đập chắn cũng suy giảm. Nghiên cứu ở vùng vịnh Mobile ở Mỹ đã cho thấy 32/48 loài thân mềm đã biến mất do việc xây dựng các đập thủy lợi 4. Phiêu sinh động vật đóng vai trò rất quan trọng trong quần xã sinh vật thủy sinh. Chúng làmắc xích liên kết giữa các sinh vật sản xuất bậc một với các bậc dinh dưỡng cao hơn trong hệ sinh thái thủy sinh 5. Các nghiên cứu về phiêu sinh động vật thường được tiến hành trên 5 nhóm lớn: nhómProtozoa, nhómRotato- ria, nhóm Cladocera, nhóm Copepoda và nhóm Os- tracoda. Với đặc tính sinh sản nhanh, số lượng cá thể nhiều và vòng đời tương đối ngắn cũng đã giúp chúng có thể trở thành đối tượng được lựa chọn làm sinh vật chỉ thị, dùng để đánh giá và giám sát chất lượng môi trường nước 6. Vì vậy, việc nghiên cứu về biến động quần xã phiêu sinh động vật có thể góp phần vào việc đánh giá đánh giá tác động của đập Ba Lai lên nước sông Ba Lai (đặc biệt là vào mùa khô) một cách khách quan và toàn diện hơn. Với vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thủy vực cũng như ứng dụng trong việc đánh giá chất lượng nước, các nghiên cứu trên đối tượng đang được thực hiện ngày càng nhiều. Nhiều nghiên cứu về đối tượng phiêu sinh động vật đã được thực hiện rộng rãi trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tại tỉnh Bến Tre chưa có nhiều các nghiên cứu về phiêu sinh động vật được công bố. Vậy nên nghiên cứu này sẽ bổ sung nguồn cơ sở dữ liệu về phiêu sinh động vật tại tỉnh Bến Tre, cụ thể là tại sông Ba Lai, phục vụ cho Trích dẫn bài báo này: Nhi H N Y, My T N D. Biến động quần xã phiêu sinh động vật trên sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(4):776-788. 776 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(4):776-788 các nghiên cứu kế tiếp về đối tượng này trong tương lai. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Mẫu phiêu sinh động vật được thu theo 2 đợt: mùa mưa (tháng 9/2017) và mùa khô (tháng 3/2018) (Hình 1). Thu mẫu tại 7 điểm khác nhau như trên bản đồ. Mẫu phiêu sinh được thu bằng lưới Juday với mắc lưới là 40 mm. Mẫu được bảo quản trong formol 10% và đem về phòng thí nghiệm để phân tích định danh và định lượng.7 - Đối với mẫu định tính: Dùng pipet hút lấy mẫu ở đáy lọ, cho vào buồng đếm và quan sát dưới kính hiển vi. Sau đó mẫu được chụp hình lại và tiến hành định danh theo các tài liệu định danh đã có. - Đối với mẫu định lượng: lắc đều lọ mẫu, dùng pipet hút 1ml mẫu và cho vào buồng đếm rồi quan sát mẫu dưới kính hiển vi. Thực hiện 3 -10 lần đếm cho mỗi mẫu phiêu sinh động vật thu được. Sau đó tiến hành định danh và đếm số lượng theo loài thu được. Các chỉ số đa dạng như Shannon – Wiener, Magalef được sử dụng để đánh giámức độ đa dạng của quần xã phiêu sinh động vật. Chỉ số Shannon –Wiener vàMa- galef cũng được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm củamôi trường nước 8. Chỉ só ưu thế và Chỉ số Pielou được tính toán nhằm đánh giá mức độ bền vững của quần xã sinh vật9. Bên cạnh đó, chương trình Primer 6.0 và chương trình SPSS 20. cũng được áp dụng để phân tích thống kê dữ liệu. So sánh sự khác biệt về và giữa 2 mùa mưa và mùa khô bằng phương pháp T-test đối với số liệu tuân theo phân phối chuẩn và phương pháp phân tích phi tham số với các số liệu không chuẩn. Phân tích mức độ tương đồng giữa các cấu trúc quần xã bằng phương pháp Bray – Curtis. Bảng 1: Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng H’ 8 Chỉ số đa dạng H’ Chất lượng nước < 1 Rất ô nhiễm (Polysaprobic) 1 - 2 Ô nhiễm (a-polysaprobic) > 2 - 3 Khá ô nhiễm (a-mesosaprobic Ô nhiễm vừa ( -mesosaprobic) > 3 - 4,5 Tương đối sạch (Oligosaprobic) > 4-5 Nước sạch KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần loài Kết quả ghi nhận được 95 taxa phiêu sinh động vật thuộc 56 giống, 39 họ, 12 bộ, 8 lớp, 5 ngành. Ngoài 5 nhómphiêu sinh động vật thường gặp, kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của nhóm ấu trùng với 5 taxa: ấu trùng tôm, ấu trùng cua, tômMysis (My- sis sp.), 2 ấu trùng thuộc ngành giun đốt (ấu trùng polynoinien và Polydora ciliata). Trong 6 nhóm ghi nhận được, nhóm Rotatoria là nhóm có số lượng loài chiếm tỉ lệ cao nhất với 54 loài chiếm 56,84% (Hình 2 a). Nhóm có tỉ lệ thành phần loài cao tiếp theo là nhóm Copepoda với 18 loài chiếm 18,95%. Tiếp theo là nhóm Protozoa với 7 loài chiếm 7,37%. Nhóm Cladocera chiếm 6,32% với 6 loài. Thấp nhất là 2 nhóm Ostracoda và ấu trùng chiếm 5,26% với 5 loài. Vào mùa mưa, có 58 loài được ghi nhận. Trong đó, nhóm loài Rotatoria vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 43 loài chiếm 74,14% (Hình 2 b). Số lượng loài ghi nhận vào mùa khô là 51 loài. Vào mùa khô, chúng ta thấy có sự giảm mạnh độ đa dạng loài của nhóm Rotato- ria xuống còn 17 loài. Bên cạnh đó, nhóm Copepoda cũng có sự tăngmạnh số lượng loài, từ 6 loài (chiếm tỉ lệ 10,34%) vào mùamưa lên thành 16 loài (chiếm tỉ lệ 31,37%) (Hình 2 c). Các loài Copepoda xuất hiện vào mùa khô phần lớn là các loài nước mặn như: Acartia sp., Acartiella sinensis,Calanoides brevicornis,Clauso- calanus furcatus, Calocalanus minutus, Pseudodiapto- mus speciosus và Limnoithona sinensis. Các loài này được ghi nhận xuất hiện tại các điểm BL3 đến BL7. Điểm BL3 đến BL6 là các điểm bên trong đập, điều đó cho thấy có sự xâm nhập mặn diễn ra tại “vùng nước ngọt” phía trong đập. Trong nghiên cứu của Trần Thành Thái (2018) về tác động của đập Ba Lai cũng cho thấymặc dù có sự ngăn chặn của đập Ba Lai, tình trạng xâm nhập mặn vẫn diễn ra ở vùng trong đập vào mùa khô1. Để giải thích cho sự xâm nhập mặn vào mùa khô, tác giả đề xuất 2 con đường nước mặn có thể xâmnhập vào vùng ngọt hóa vàomùa khô: (1) sự xâm nhập mặn diễn ra do nước mặn trên sông Tiền theo kênhAnHóa xâmnhập vào sông Ba Lai; (2) sự xâm nhập mặn diễn ra do cống đập Ba Lai mở ra mỗi tháng 1 – 2 lần (tùy điều kiện và nhu cầu), tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào bên trong đập1. Tại các điểm thumẫu, vàomùamưa, điểm có số lượng loài cao nhất là điểm BL1 với 28 loài. 2 điểm có số lượng loài thấp nhất là điểm BL5 và điểm BL7 với 12 loài (Hình 3). Vàomùa khô, khi cống đập đóng nhằm ngăn chặn tình trạng xâm nhậpmặn diễn ra trên sông Ba Lai đã khiến cho vật chất tích tụ tại điểm BL6. Khi cống đập mở vào mùa mưa, tuy sự lưu thông nước giúp pha loãngmột phần vật chất tích tụ tại đây nhưng hàm lượng vật chất tại đây vẫn cao hơn so với các vị trí còn lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quần xã phiêu sinh động vật. Vào mùa khô, điểm có sơ lượng loài cao nhất là điểm BL1 với 18 loài. BL7 là điểm có số lượng loài thấp nhất với 5 loài. Nhóm 777 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(4):776-788 Hình 1: Vị trí các điểm thu mẫu Bảng 2: Thang điểm đánh giá mức độ bền vững của quần xã PSĐV tương ứng với mức độ nhiễm bẩn 9. Chỉ số J’ Độ bền vững – Nhiễm bẩn J’ > 0,8 Quần xã bền vững – Nhiễm bẩn nhẹ. 0,6 < J’ < 0,8 Quần xã kém bền vững – Nhiễm bẩn vừa ở mức b . 0,4 < J’ < 0,6 Quần xã rất kém bền vững – nhiễm bẩn vừa ở mức a. J’ < 0,4 Quần xã mất bền vững – Rất nhiễm bẩn. Hình 2: Thành phần loài phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu a: vào cả 2 mùa, b: vào mùa mưa, c: vào mùa khô 778 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(4):776-788 chiếm ưu thế về độ giàu loài trong quần xã phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu vào mùa mưa là nhóm Rotatoria. Kết quả này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Dương Ngọc Dũng và cộng sự năm (2008), ngành Rotatoria chiếm tỉ lệ khá cao (24% - 31%) ở các khu vực nước chảy như sông, suối, nhất là vào mùa mưa10. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2013) cũng cho thấy kết quả khảo sát tương tự với quần xã phiêu sinh động vật tại vùng cửa sông Hậu vào mùa mưa11. Rotatoria là nhóm loài thường chỉ thị cho môi trường giàu chất dinh dưỡng12, có thể thấy được có hiện tượng phú dưỡng hóa tại các điểm thu mẫu. Dựa vào Hình 3, chúng ta có thể thấy có số lượng loài tại các điểm thu mẫu vào mùa khô thấp hơn so với mùa mưa. Phân tích thống kê cũng cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê về số lượng loài giữa 2 mùa mưa và mùa khô (p<0,05). Nhìn chung ta có thể thấy, trong quần xã phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu trên sông Ba Lai, khi chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, nhóm Rotatoria và nhómCladocera có xu thế giảm đa dạng loài, trong khi đó, nhómCopepoda và nhóm ấu trùngmức độ đa dạng loài tăng lên. Phân tích thống kê đa dạng loài các nhómRotatoria, Cladocera, Copepoda và ấu trùng tại các điểm thu mẫu giữa 2 mùa mưa và mùa khô cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều đó cho thấy đã có sự chuyển biến cấu trúc quần xã phiêu sinh động vật vào mùa khô. Vào mùa khô, tại 2 điểm BL1 và BL2, nhóm chiếm ưu thế về thành phần loài vẫn là nhóm Rotatoria. Tuy nhiên, mức độ chiếm ưu thế của Rotatoria trong quần xã phiêu sinh động vật tại 2 điểm này đã có sự sụt giảm. Tại các điểm còn lại, nhóm chiếm ưu thế về số lượng loài tại các điểmnày vàomùa khô là nhómCopepoda. Trong nghiên cứu của Egborge năm 1994 cũng cho thấy, độ mặn tăng làm giảm số lượng loài Rotatoria13 Theo như đề xuất phía trên, quá trình xâm nhập mặn diễn ra theo 2 con đường: do nước mặn trên sông Tiền theo kênh An Hóa chảy vào sông Ba Lai, và do sự mở cống đập Ba Lai. Theo phân tích thành phần loài phiêu sinh động vật chúng ta có thể thấy được sự xâm nhập mặn diễn ra theo cả 2 con đường. Tại BL1 và BL2 do nước mặn vẫn chưa xâm nhập đến 2 điểm đó nên thành phần loài Rotatoria vẫn chiếm ưu thế trong quần xã. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy thành phần loài Rotatoria vào mùamưa đã giảm đi so với mùa khô, điều đó cho thấy, qua một khoảng thời gian, điểm BL1 và BL2 sẽ chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn như tại điểm BL3 đến BL6. Tại các điểm từ BL3 đến BL7 nhóm Copepoda là nhóm có độ đa dạng loài cao nhất tại các điểm thu mẫu. Tại điểm BL3, chúng ta chỉ thấy sự xuất hiện của nhóm Cope- poda và nhóm ấu trùng, tại các điểm còn lại, vẫn có sự xuất hiện của loài Rotatoria với số lượng loài thấp (chỉ từ 1 – 2 loài). Điều đó cho thấy BL3 là điểm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của tình trạng xâm nhập mặn. Việc này cho thấy việc xâm nhập mặn có diễn ra theo con đường số 1 là từ sông Tiền thông quan kênh An Hóa xâm nhập vào sông Ba Lai. Tại điểm BL4 chúng ta thấy có sự xuất hiện thêm nhóm Clado- cera so với điểm BL3. Việc quần xã phiêu sinh động vật tại đây vẫn có sự xuất hiện của nhóm loài phiêu sinh động vật nước ngọt cho chúng ta thấy mức độ nhiễm mặn tại đây thấp hơn so với tại BL3. Tại điểm BL5 và BL6, vẫn có sự hiện diện của các loài nướcmặn nhưng ít hơn so với điểm BL7 và BL4. Điều đó cho thấy vẫn có sự xâm nhập mặn diễn ra tại 2 điểm này. Điểm BL7 là điểm bên ngoài cống đập, nên tính trạng xâm nhập mặn sẽ nghiêm trong hơn so với các điểm còn lại. Tuy nhiên tại điểm này chúng ta lại ghi nhận có sự xuất hiện của loài thuộc nhóm Rotatoria. Sự xuất hiện của loài này có thể là do 2 nguyên nhân: do nguồn nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng hoặc là do việc mở cống xả vàomỗi tháng. Thêm vào việc ghi nhận có tình trạng xâm nhập mặn diễn ra tại 2 điểmBL5 và BL6, chúng ta có thể kết luận nước mặn có thể thông qua sự mở cống vào mùa khô để xâm nhập vào vùng nước ngọt bên trong đập. Vì vậy chúng ta có thể kết luận việc xâm nhập mặn trên sông Ba Lai là từ cả 2 con đường: từ sông Tiền thông qua kênh AnHóa đổ vào sông Ba Lai và từ vùng ngoài cống đập xâm nhập vào thông qua việc mở cống. Mật độ Mật độ phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu vào mùa mưa dao động trong khoảng từ 7818 cá thể/m3 (tại điểm BL3) đến 82.609 cá thể/m3 (tại điểm BL7) (Bảng 3). Vào mùa khô, mật độ phiêu sinh động vật ghi nhận được cao nhất tại điểm BL4 thuộc sông Ba Lai với 155.714 cá thể/m3, thấp nhất ghi nhận được tại điểm BL3 thuộc sông Ba Lai với 92 cá thể/m3. Nhìn chung nhóm sinh vật chiếm ưu thế về mật độ trong các quần xã phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu vào mùa mưa là 2 nhóm Rotatoria và Cope- poda (Hình 4). Ngoại trừ 2 điểmBL4 và BL5 có nhóm chiếm ưu thế về mật độ phiêu sinh động vật là nhóm Copepoda, tại các điểm còn lại, nhóm chiếmưu thế về mật độ trong quần xã phiêu sinh động vật là nhómRo- tatoria. Rotatoria là nhóm loài phát triển mạnh trong môi trường giàu chất hữu cơ và phú dưỡng hóa 12, nên việc nhóm loài Rotatoria chiếm ưu thế về mật độ và thành phần loài tại các điểm thu mẫu này đã cho thấy môi trường nước tại đây đã bị phú dưỡng hóa, và có nguy cơ bị ô nhiễm hữu cơ. Cũng như ghi nhận về thành phần loài, nhóm chiếm ưu thế tại các điểm 779 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(4):776-788 Hình 3: Số lượng loài phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu thu mẫu vào mùa khô là nhóm Copepoda. Tuy nhiên phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa mật độ Copepoda vào mùa mưa và mùa khô. Vậy nên nguyên nhân khiến cho nhóm Copepoda trở thành nhóm chiếm ưu thế về mật độ trong quần xã không phải là do sụ phát triểnmạnhmẽ của nhómnày vàomùa khô. Phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê của 2 nhómProtozoa vàRotatoria giữa 2mùamưa vàmùa khô (p< 0,05). Sự suy giảm mật độ của 2 nhóm Pro- tozoa và Rotatoria đã cho thấy có sự gia tăng độ mặn tại các điểm thu mẫu, cụ thể là tại các điểm BL3 đến BL7. Tại các điểm thumẫu, chúng ta có thể thấy được sự sụt giảm đáng kể mật độ phiêu sinh động vật vào mùa khô trừ điểm BL4. Riêng tại điểm BL4, chúng ta thấy được có sự gia tăng mạnh mẽ mật độ phiêu sinh động vật vào mùa khô. So với mùa mưa, mật độ phiêu sinh động vật tại BL4 vào mùa khô cao hơn 2,6 lần so với mùa mưa, mật độ phiêu sinh động vật tại điểm BL4 đều cao hơn so với các điểm còn lại, chỉ thấp hơn so với BL1. Vào mùa khô, mật độ phiêu sinh động vật tại điểm BL4 cao hơn nhiều lần so với các điểm còn lại (mật độ phiêu sinh động vật tại BL4 cao hơn từ 1692,54 đến 62,19 lần so với các điểm còn lại). Vào mùa khô, do sự xâm nhập mặn khiễn cho nhóm Rotatoria suy giảm, và tạo đều kiện cho một số loài Copepoda thuộcmôi trường nướcmặn và lợ phát triển. Thêm vào đó, mật độ ấu trùng Nauplius tại đây vàomùamưa cao (31716 cá thể/m3) tạo điều kiện cho các loài thuộc nhóm Copepoda phát triển mạnh hơn vào mùa khô. Phân tích mật độ các loài phiêu sinh động vật tại điểmBL4 vàomùa khô cũng cho thấy loài chiếm ưu thế trong quần xã phiêu sinh động vật tại điểm BL4 vào mùa khô là Acartiella sinensis với tỉ lệ chiếm ưu thế trong quần xã là 50,46%, cũng gần bằng với tỉ lệ chiếm ưu thế của ấu trùng Nauplius vào mùa mưa (tỉ lệ là 53,48%). Thêm vào đó, điểm BL4 là điểm trung gian giữa cống đập Ba Lai và kênh An Hóa, nên tốc độ xâm nhập mặn cũng như thay đổi môi trường chậm hơn so với các điểm còn lại, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự thích nghi và phát triển của quần xã sinh vật tại điểm BL4. Bảng 4 thể hiện mật độ phiêu sinh động vật và tỉ lệ phần trăm của loài ưu thế trong quần xã phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu. Phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong quần xã phiêu sinh động vật tại các các điểm thumẫu vàomùamưa là 2 loài: ấu trùng Nauplius và Polyarthra vulgaris. Nghiên cứu của Lê Thị Nguyệt Nga và cộng sự tại các sông thuộc tỉnh Vĩnh Long cũng cho thấy ấu trùng Nauplius là một trong các loài chiếm ưu thế tại các con sông thuộc tỉnh Vĩnh Long14. Tỉ lệ chiếm ưu thế ở mức trung bình dao động trong khoảng từ 36,2% đến 58,73%. Hai loài này đều là những loài có phạm vi phân bố rộng, xuất hiện khá phổ biến trong các thủy vực tự nhiên. Riêng loài Polyarthra vulgaris là loài thường phát triển mạnh trong môi trường phú dưỡng hóa, giàu chất hữu cơ hoặc ô nhiễm ở cấp độ a hoặc b 6,8. Loài này chiếm ưu thế trong quần xã phiêu sinh động vật tại điểm BL6. Điều này cho thấy môi trường tại điểm BL6 có nguy cơ phú dưỡng hóa hoặc ô nhiễm hữu cơ. Vào mùa khô, loài ưu thế trong quần xã đã 780 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(4):776-788 Bảng 3: Mật độ phiêu sinh động vật tại các điểm thumẫu. Điểm thu mẫu BL1 BL2 BL3 BL4 BL5 BL6 BL7 Mùa mưa 32601 10179 7818 59596 55761 48680 82609 Mùa khô 1352 2027 92 155714 2504 1123 1886 Đơn vị: cá thể/m3 Hình 4: Tỉ lệ phần trăm mật độ phiêu sinh động vật thuộc các nhóm trong quần xã phiêu sinh động vật tại các điểm thu mẫu có sự thay đổi. Tỉ lệ chiếm ưu thế cũng gia tăng khá cao dao động trong khoảng từ 36% đến 75%. Tại các điểm BL3, BL4, BL6 và điểm BL7, chúng ta thấy có sự thay đổi loài ưu thế. Tại các điểm BL3 và BL4, đều có sự chiếm ưu thế của loài Acartiella sinensis. Đây là một loài nước mặn. Mức độ chiếm ưu thế của loài này tại điểm BL3 cao hơn so với BL4. Điều này cho thấy có khả năng cao độ mặn tại điểm này cao hơn so với điểm BL4. Tại điểm BL7 chúng ta cũng thấy có sự chiếm ưu thế của loài nướcmặn
Tài liệu liên quan