Biện pháp khuyến học ở Việt Nam thời phong kiến

1. Mở đầu Dân tộc Việt Nam tự hào với nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó có truyền thống hiếu học, coi trọng việc học. Điều này thể hiện ở quan điểm: Nửa bụng chữ hơn một hũ vàng; Dạy con đọc sách thánh hiền, còn hơn để lại bạc tiền đầy kho. Truyền thống hiếu học này có được là do nhiều yếu tố, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là ngay từ thời phong kiến (chủ yếu từ thời nhà Lí đến nhà Nguyễn - từ năm 1010 đến 1945), thế hệ đi trước đã rất quan tâm đến việc học và có những chính sách, biện pháp khuyến học phù hợp, hiệu quả. Khuyến học là khuyến khích, động viên việc học tập để trở thành người có hiểu biết sâu rộng, thành người có ích cho xã hội. Vậy trong thời phong kiến, tiền nhân của chúng ta đã có những biện pháp khuyến học nào đặc sắc, độc đáo và hiệu quả của nó ra sao. Sau đây bài viết sẽ đề cập đến nội dung cụ thể về chính sách khuyến học thời phong kiến, kết quả mang lại và những điểm tích cực cần kế thừa, phát huy từ những biện pháp đó.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp khuyến học ở Việt Nam thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 67-75 This paper is available online at BIỆN PHÁP KHUYẾN HỌC Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN Lê Xuân Phán Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu về những biện pháp khuyến học ở nước ta trong thời phong kiến. Những biện pháp khuyến học đã được thực hiện từ trung ương tới địa phương, gia đình, và những kết quả tích mà của nó mang lại. Từ khóa: Biện pháp, khuyến học, Việt Nam thời phong kiến. 1. Mở đầu Dân tộc Việt Nam tự hào với nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó có truyền thống hiếu học, coi trọng việc học. Điều này thể hiện ở quan điểm: Nửa bụng chữ hơn một hũ vàng; Dạy con đọc sách thánh hiền, còn hơn để lại bạc tiền đầy kho. Truyền thống hiếu học này có được là do nhiều yếu tố, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là ngay từ thời phong kiến (chủ yếu từ thời nhà Lí đến nhà Nguyễn - từ năm 1010 đến 1945), thế hệ đi trước đã rất quan tâm đến việc học và có những chính sách, biện pháp khuyến học phù hợp, hiệu quả. Khuyến học là khuyến khích, động viên việc học tập để trở thành người có hiểu biết sâu rộng, thành người có ích cho xã hội. Vậy trong thời phong kiến, tiền nhân của chúng ta đã có những biện pháp khuyến học nào đặc sắc, độc đáo và hiệu quả của nó ra sao. Sau đây bài viết sẽ đề cập đến nội dung cụ thể về chính sách khuyến học thời phong kiến, kết quả mang lại và những điểm tích cực cần kế thừa, phát huy từ những biện pháp đó. Ngày nhận bài: 25/5/2013. Ngày nhận đăng: 17/9/2013 Liên hệ: Lê Xuân Phán, e-mail: phanlx@hnue.edu.vn. 67 Lê Xuân Phán 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Biện pháp khuyến học của Nhà nước thời phong kiến 2.1.1. Khuyến học bằng việc người đứng đầu Nhà nước ra chiếu, dụ khuyến học Chiếu, dụ của vua thời phong kiến mang những thông điệp của nhà lãnh đạo cao nhất về các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Thông qua chiếu, dụ, vua gửi tới người dân trong cả nước những thông điệp chính thức. Lê Thánh Tông được biết tới là người đầu tiên ra Dụ khuyến học (Chiếu khuyến học) để khuyến khích mọi người, trong nước tích cực học tập. Trong Chiếu đó có những câu như: ... “ đã là người, ai cũng có chí noi theo bậc hiền bậc thánh. Trước hết, phải tẩy rửa cho trong sạch, ứng đối, tiến lui cho phải phép; Thứ đến, học các môn lễ nhạc, xạ ngự, thư số khác nhau. Ngồi ngay ngắn, đứng trang nghiêm, học rồi thường xuyên luyện tập, Tâm ngay chính, ý chân thành, đạo đức ngày càng thêm mới. Đào sâu kĩ những điều đã học; Hăng say tìm những điều chưa thông” [7;315]. Nội dung tư tưởng chính của Chiếu khuyến học là chỉ ra cho mọi người thấy: - Việc học là việc cực kì quan trọng và cần thiết; - Về cơ bản, mọi người đều có thể thành công trong việc học nếu kiên trì, bền bỉ; - Không kiên trì học thì phí hoài tuổi trẻ, cuối cùng là cả đời vô tích sự và rồi hối hận không kịp; - Nội dung học là học theo bậc thánh hiền Nho gia, học để lập đức, lập công, lập ngôn. Vua Quang Trung cũng được biết tới là người rất quan tâm tới giáo dục. Ngay sau khi xưng đế (1788) và ra Bắc Hà dẹp được 20 vạn quân Thanh, ông đã cho ban bố Chiếu lập học để động viên cả nước coi trọng việc học thực, chấn chỉnh lại lệ mua danh thời Vua Lê Chúa Trịnh. Trong Chiếu lập học có đoạn: “Chiếu này ban xuống, dân các xã nên lập nhà học của xã mình, chọn những Nho sĩ có học hạnh, đặt làm chức giảng dụ cấp xã để dạy dỗ học trò (. . . ) Các Nho sinh, và sinh đồ cũ đều cho đợi đến kì để vào thi. Loại ưu thì được vào tuyển, loại kém thì trả về trường học của xã. Còn các “sinh đồ ba quan” thì đều trả về hạng thường dân, và phải cùng gánh vác phu phen tạp dịch. Từ nay về sau, các xã hễ đặt chức giảng dụ thì phải nộp danh sách cho quan huyện, để chuyển đệ lên, để quan triều đình cấp bằng, khiến họ biết 68 Biện pháp khuyến học ở Việt Nam thời phong kiến được sự khích lệ của trên. Việc này quan hệ đến điển chương lớn buổi đầu, ai nấy phải mài rũa chí khí, phấn chấn tinh thần để đón phúc lành, để cùng bước lên con đường thênh thang, giúp cho nền thịnh trị trong sáng” [8]. Năm 1854, trong một lần tới thăm một trường học ở gần Văn Miếu ở Kinh đô Huế, vua Tự Đức đã làm một bài dụ và 4 bài thơ, nội dung đề cao việc học tập và khuyến khích việc không ngừng học hỏi để thành người có ích cho xã hội, khuyên răn các học trò phải biết siêng năng, khổ luyện để thành tài, không nên ham chuộng công danh, lợi lộc mà phải hướng đến mục đích cuối cùng của việc học là lập đức, lập công và lập ngôn. Hiện nay tấm bia khuyến học khắc bài dụ và thơ của vua Tự Đức vẫn còn ở trước Văn Miếu Huế. 2.1.2. Khuyến học bằng thi tuyển rồi bổ nhiệm người tài đức ra làm quan Trong xã hội phong kiến để ra làm quan thì có nhiều con đường, trong đó con đường tham dự các khoa thi, thi đỗ sẽ được cử ra làm quan là con đường phổ biến nhất. Đây gọi là con đường thi cử hoặc là con đường khoa cử. Sau khi thi đỗ thì được vua giao cho đảm nhiệm công việc trong bộ máy quản lí, tức là làm quan. Quan là người được xem như tầng lớp bên trên trong xã hội phong kiến. Quan có chức năng tư vấn (chủ động tâu lên nhà vua); phụ tá, thực thi quyền lực của vua (giúp vua quản lí các lĩnh vực, giám sát quan lại cấp dưới). Được ăn bổng lộc của vua, và quan trọng là làm quan thì được thực thi những tư tưởng tốt đẹp của đạo thánh hiền (Nho giáo) ra phạm vi rộng hơn. Dù thế nào thì làm quan cũng là điều mong muốn của nhiều người, đặc biệt là trong thời thịnh trị. Vì vậy nếu học giỏi, thi đỗ thì được vua cho làm quan để giúp vua quản lí xã hội. Nhưng lưu ý là quan làm tốt mới được thăng tiến và tiếp tục làm, nếu làm không tốt bị giáng chức và bị sa thải. (Xếp thành 4 loại: Loại ưu: thăng chức; Loại bình thường: giữ nguyên chức; Loại khuyết: hạ chức; Loại yếu: sa thải, bãi chức). Với con đường thi cử (khoa cử), nhiều triều đại phong kiến đã khuyến khích được rất nhiều người hăng say học tập để đợi đến ngày đi thi. Quyết tâm thi đỗ, lập được công danh sự nghiệp qua con đường làm quan. 2.1.3. Khuyến học bằng các ân điển của vua, chủ yếu là khuyến khích về mặt tinh thần cho những người đỗ đạt Chúng ta có câu “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, “tốt danh hơn lành áo”. Điều này để nói là nếu được tôn vinh cho nhiều người biết đến thì còn vinh dự hơn là được hưởng quyền lợi vất chất lớn nhưng không được nhiều người biết đến. Tức là coi trọng danh tiếng hơn quyền lợi vật chất. Vì vậy, trong xã hội phong kiến, Nhà nước đã có nhiều hình thức để tôn vinh, đề 69 Lê Xuân Phán cao người học giỏi, đỗ đạt, làm cho họ trở lên có danh tiếng trong xã hội. Như ghi chép sau này tại Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt sử ký toàn thư [1], thời Nhà Trần, nhà vua mới ban ân điển cho các vị đỗ tam khôi ra cửa Long Môn, Phượng Thành đi chơi phố ba ngày. Sang thời Lê Sơ, ân điển Hoàng đế cho tân Tiến sĩ phong phú hơn nhiều bao gồm các lễ: Xướng danh, yết bảng, thăm vườn thượng uyển, dạo phố ngắm kinh kì, vinh quy bái tổ. . . Lễ xướng danh và yết bảng vàng còn gọi là Truyền lô xướng danh vì trong buổi lễ đọc họ tên quê quán, các tân Tiến sĩ theo thứ tự Giáp đệ, được các loa nối tiếp nhau đọc. Việc truyền lô xướng danh do quan ở Hồng Lô tự đảm nhận. Sau lễ xướng danh là lễ yết bảng, bảng vàng đề tên các tân Tiến sĩ được rước từ Ngự điện ra yết công khai để dân chúng chiêm ngưỡng. Việc này do bộ Lễ đảm nhận. Buổi lễ xướng danh được tiến hành rất long trọng. Trong buổi lễ, Hoàng đế ngự ở Điện (thường là ở điện Kính Thiên) văn võ bá quan với phẩm phục triều tề tựu trước sân điện Hoàng đế. Các Tiến sĩ được dẫn vào đứng phía dưới sân rồng, lễ chúc tụng Hoàng đế xong, chuông trống đại lễ nổi lên. Xướng danh xong, bảng vàng được rước ra cửa điện, dàn nhạc hoà tấu nổi lên, sau quan bộ đứng đầu địa phương Kinh đô rồi đến các tiến sĩ và cả đoàn đi ra cửa tả Trường An treo ở cửa Đông Hoa (từ khoa Nhâm Tuất 1502 thì treo ở cổng nhà Thái học) để dân chúng chiêm ngưỡng, sau ba ngày bảng vàng lại đưa về nhà Thái học cất giữ. Lễ ban mũ áo, trước buổi lễ xướng danh các quan giám thị và độc quyển vâng lệnh vua ban mũ áo. Trước khi ban quan phục, các Tiến sĩ được ban thường phục khăn gồm quần áo, hốt, tất để đứng chờ truyền lô xướng danh xong mới chính thức mặc quan phục, rồi đến Thái miếu làm lễ bái lạy. Lễ ban yến tiệc được tổ chức tại công đường Bộ lễ, hoặc bên Vườn Thượng uyển. Sáng sớm ngày tổ chức yến tiệc, các quan giám thí, các quan bồi yến của Bộ lễ, các tân Tiến sĩ lễ phục chỉnh tề, đến trước Hoàng án bái vọng Hoàng đế và lĩnh yến, tạ yến. Các quan dự yến cũng chia làm thứ bậc, bàn thượng hạng giành cho các quan phó chánh chủ khảo, Tri cống cử, Giám thí, Tuần xước cùng các quan bồi yến của bộ Lễ hai người một bàn, bàn hạng trung giành cho các quan Di phong, Đằng lục, Đối độc, bốn người một bàn. Các tân Tiến sĩ ngồi dự bàn hạng trung hai người một bàn. Sau yến tiệc các quan tham gia tổ chức kỳ thi và tân Tiến sĩ còn được ban cành hoa bạc, lụa quý, riêng tân Tiến sĩ còn được ban trâm thoa mạ vàng, bạc tuỳ thứ bậc. Lễ thăm vườn thượng uyển và dạo phố thăm kinh kỳ. Buổi dạo quanh vườn thượng uyển thường có truyền thống chọn ra vài ba Tiến sĩ trẻ tuổi gọi là Thám hoa lang, Thám hoa sứ. Cuộc cưỡi ngựa ngắm phố phường và hoa kinh kì thường kéo dài trong ba ngày. 70 Biện pháp khuyến học ở Việt Nam thời phong kiến Sau đó là lễ vinh quy bái tổ, thời vua Lê Thánh Tông còn ban đầy đủ cờ biển, quân binh hộ tống tiến sĩ về vinh quy. Thời Lê Sơ, các tiến sĩ còn được ghi tên vào Đăng khoa lục; khi mất thường được phong làm phúc thần, trở thành Thành hoàng làng, linh thiêng hộ quốc phù dân. Từ lễ xướng danh, lễ ban yến tiệc đến yết bảng vàng, cưỡi ngựa dạo phố Kinh đô, niềm hứng khởi đã từ nơi cung đình toả ra với công chúng Kinh kì; với lễ vinh quy niềm hứng khởi còn lan toả tới các vùng quê xa xôi khơi động biết bao lòng hiếu học, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, trẻ con ra xem ông nghè, ông tiến sĩ thấy thật vinh dự và cũng cố gắng, chăm chỉ học hành để sau này có thể được vinh dự đó. Ngoài ra, lệ vinh quy bái tổ còn có ý nghĩa sâu xa, đó là nhớ về tổ tiên, cội nguồn của kẻ sĩ. Nó làm vinh hiển cho tổ tiên, gia tộc, cho người sinh thành, người nuôi dưỡng người học học hành đỗ đạt. Việc đó không chỉ khuyến học đối với người học mà thông qua đó cũng khích lệ được các bậc cha mẹ cố gắng nuôi con em mình ăn học để sau này làm rạng rỡ dòng tộc và rạng rỡ chính bản thân mình. Để khuyến khích việc ra sức học tập trong nhân dân, nhà vua Minh Mệnh nhà Nguyễn còn ra dụ: “Xét trong hạt, không cứ con em thổ quan hay con em nhà dân, cũng không cứ học đủ văn thể ba trường, ai là người tuấn tú thông minh, chọn ra đưa vào kinh, giao cho quan Quốc Tử Giám dạy bảo để học tập” [4;553]. Về sau này, triều Nguyễn cũng rất chú ý khuyến học ở các tỉnh phía nam, nơi nền giáo dục nho học còn chưa có bề dày truyền thống như ở Bắc Hà. Để khuyên khích việc học trong nam, triều Nguyễn đã có nhiều cách thức linh hoạt. Điển hình như năm 1853, nhận thấy kết quả thi Chế khoa và Hội khoa của học trò từ Quảng Bình đến Hà Tiên thấp, triều Nguyễn đã cho Tú tài và người học ở các địa phương bổ làm học sinh ở phủ Thừa Thiên và các tỉnh, với số lượng “Thừa Thiên học sinh 20 người, Quảng Nam, Bình Định, Vĩnh Long đều 18 người; Quảng Bình, Quảng Ngãi, Định Tường, An Giang, Quảng Trị đều 15 người; Bình Thuận, Khánh Hòa, Biên Hòa, Hà Tiên, Phú Yên đều 10 người” [5;275-276]. Những người này đều được triều đình cấp lương, gạo để học tập. Hai năm sau (năm 1855), Tự Đức ra dụ đặt ngạch học sinh ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Quảng Yên), số lượng học trò được chọn dành cho mỗi tỉnh là từ 3 đến 6 người [5;408]. Nếu so sánh về số lượng thì rõ ràng các học trò từ Quảng Bình trở vào Nam nhận được sự ưu ái hơn. 2.1.4. Khuyến học bằng việc khắc tên những người thi đỗ cao vào Văn bia đặt ở Văn Miếu quốc gia để lưu danh hậu thế Từ xưa, các nho sĩ thường có chí hướng là được lưu danh thiên cổ. Nguyễn Công Trứ nói là: “Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Là nam nhi đại trượng phu phải phấn đấu để lại danh tiếng được cho đời sau, cho hậu thế. Việc lưu danh hậu thế được thực hiện bằng nhiều con đường, trong đó thi cử, đỗ cao và được khắc vào 71 Lê Xuân Phán văn bia là một con đường. Hiện nay ở Văn Miếu Hà Nội còn lưu được 82 bia và ở Văn Miếu Huế còn 32 bia ghi tên nhiều vị đỗ tiến sĩ. Việc này bắt đầu vào năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), vua Lê Thánh Tông sai thượng thư Bộ Lễ là Quách Đình Bảo biên rõ tên tuổi quê quán thứ bậc của các Tiến sĩ đỗ trong các khoa thi của thời Lê Sơ bắt đầu là khoa Nhâm Tuất Đại Bảo thứ ba triều Lê Thái Tông (năm 1442) đến khoa thi năm 1481. Sau đó sai các quan có uy tín về văn chương, phân nhau soạn bài kí cho từng khoa, rồi sai công bộ khởi công tạc bia dựng ở Văn Miếu (gồm 7 tấm bia đề danh tiến sĩ khoa thi các năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481 thời Lê Sơ). Nhiều vị vua ở các giai đoạn sau cũng theo truyền thống này, gìn giữ một ân điển cao quý mà triều đình phong kiến ban cho các bậc đại khoa. 2.2. Biện pháp khuyến học của địa phương 2.2.1. Khuyến học bằng các biện pháp khích lệ về mặt tinh thần Khuyến học bằng việc trọng khoa hơn trọng quan. Tức là trọng người học giỏi đỗ đạt hơn người làm quan to mà không đỗ đạt bằng. Hương ước làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã quy định: Lúc ra đình, ngôi thứ chỗ ngồi xếp đặt theo học vị. Người làm quan to nhưng đỗ thấp vẫn phải ngồi dưới người đỗ đạt cao nhưng không ra làm quan hoặc làm quan thấp hơn. Ai đỗ tú tài trở lên được đón rước. Nhiều làng đã quy định trong Hương ước nếu ai đỗ đạt cao sẽ được làng cử người nên đón rước về cho thêm phần trang trọng. Trong bản hương ước năm 1666 của làng Mộ Trạch, xã Tân Lập, huyện Bình Giang, Hải Dương có ghi rõ "vị nào đỗ tiến sĩ sẽ được dân làng cử 60 người mang chiêng, trống...lên Kinh đô đón rước những người đỗ đạt về làng". Hiện nay, bản hương ước của làng được lưu tại Viện Hán Nôm Việt Nam. Có làng còn quy định người đỗ tiến sĩ sau khi mất, hàng năm được làng đến lạy cúng, không được đặt tên trùng tên tiến sĩ. Ai đỗ tú tài trở lên nếu không có con trai nối dõi, sau khi mất được làng thờ trong hiền từ. Nhiều làng cũng lập bia để ghi tên những vị khoa bảng, đỗ đạt để tôn vinh người có học và làm gương cho mọi người. Bia thường được đặt ở Văn chỉ - nơi thờ những bậc thánh hiền của đạo Nho. Qua đó để biểu dương người học hành đỗ đạt. 2.2.2. Khuyến học bằng các biện pháp khuyến khích về mặt vật chất Rất nhiều làng đã dùng một phần nhất định ruộng đất nông nghiệp công để làm học điền. Địa tô, tiền hoa lợi từ mảnh đất đó được dùng để làm quỹ xây trường học, trả lương 72 Biện pháp khuyến học ở Việt Nam thời phong kiến thầy giáo, mua bút vở trợ giúp học trò nghèo, khen thưởng người có thành tích học tập tốt. Hương ước nhiều làng đều ghi việc giúp đỡ cho học sinh nghèo mà chăm học như cấp tiền giấy bút cho để theo học. Hương ước làng Cổ Nhuế, Hà Nội ghi: "Điều 98. Làng trích tiền công để mua giấy cho con nhà nghèo mà Hương hội xét (bố mẹ) không thể mua được" [3]. Hương ước làng Nội Châu, tổng Phúc Lâm, huyện Hoàn Long cũng ghi: "Hiện giờ làng chưa mở được trường học, hãy mang 4 mẫu đất học điền cho thuê, lấy tiền mua giấy bút cấp cho trẻ con nhà nghèo..." [3]. Khuyến học bằng việc rất nhiều làng quy định trong Hương ước việc miễn sưu sai, tạp dịch cho người đi học. Hương ước làng Phù Xá Đoài (nay là một thôn của xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tên nôm là làng Nầm, còn gọi là Phù Nầm) ghi: "Khoản 76. Những học trò trường làng, trường tổng, trường huyện, trường tỉnh, người nào có tiếng chăm chỉ thì những việc tạp dịch ở làng đều miễn cho cả để khích lệ cố gắng mà học cho thành tài" [3]. 2.3. Biện pháp khuyến học của dòng họ, của gia đình Trong nhiều dòng họ, nhiều gia đình ở Việt Nam xưa, việc khuyến học rất được coi trọng. Điều này thể hiện ở việc người trên luôn quan tâm, động viên người dưới chăm chỉ học tập. Văn bia ở từ đường họ Vũ ở Mộ Trạch, Hải Dương còn khắc những bài Hỷ đăng khoa (mừng thi đỗ), Khuyến học (khuyên gắng học) được viết bằng quốc âm, nội dung cũng nói về việc học và khuyên bảo con cháu học hành nối tiếp truyền thống dòng họ, gia đình. Trong nhiều gia đình, dòng họ có treo những câu đối với nội dung khuyến hoc. Như: - “Hắc phát bất tri cần học tảo. Bạch đầu phương hối độc thư trì. (Còn trẻ không lo chăm học sớm. Bạc đầu mới hối kịp sao đây)” [2;340]. - Thuật nghiệp nghi tòng cần học khởi. Thiều hoa bất vi thiếu niên lưu. (Sự nghiệp bắt đầu từ gắng học. Tuổi xanh đi mất có chờ ai) [2;340]. - Tu nghiệp cần vi quý. Hành văn ý tất cao. (Tu nghiệp chăm là quý. Hành văn ý phải cao)” [2;344]. Những câu đối hiển hiện thường xuyên như lời nhắc nhở động viên mọi người, con cháu trong gia đình, dòng học không được quên việc học. Thật thiếu sót nếu không kể đến vai trò khuyến học của người phụ nữ trong gia đình, những người vợ đảm, người mẹ hiền đang trong xã hội cũ đã có công lao rất lớn trong việc khuyến học. Họ thầm lặng hi sinh, tần tảo lao động để dành thời gian, tiền bạc cho chồng, con ăn học. Nếu không có họ thì nhiều người xưa không đủ điều kiện để theo nghiệp đèn 73 Lê Xuân Phán sách. Vì thế mà nhiều làng, xã đã quy định việc khen thưởng cho những người phụ nữ có công trong việc nuôi chồng con học hành thành đạt. Hương ước làng Thượng Hạ, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội và một vài làng nữa đã ghi khen thưởng về tinh thần với những người mẹ, người vợ đã nuôi chồng học thành tài: "Nếu người đàn bà nào nhà nghèo chịu khó làm ăn để nuôi chồng con ăn học nên danh phận thì dân sẽ có chiếu riêng để khi đình đám phải mời những người ấy ra đình lễ thần nghe hát" [6;206]. 3. Kết luận Thời phong kiến đã có rất nhiều biện pháp khuyến học từ trung ương tới địa phương, từ người lãnh đạo cao nhất của đất nước đến những người dân nghèo. Điều này chính tỏ trong lịch sử, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến việc học, coi việc giáo dục không phải là của riêng ai. Các biện pháp khuyến học rất đa dạng: khuyến học bằng những thông điệp của người lãnh đạo, bằng phần thưởng tinh thần, bằng phần thưởng vật chất hoặc cả vật chất và tinh thần, khuyến học bằng việc thế hệ trước nêu gương học hành, không ngừng bảo ban, nhắc nhở con cháu học tập bằng những hình thức đa dạng, khuyến học bằng sự hi sinh, tần tảo của người phụ nữ.. Các biện pháp khuyến học đó đã mạng lại những hiệu quả tích cực, điều này thể hiện ở chỗ: - Thời đại nào có người lãnh đạo chú ý tới khuyến học thì thời đó việc học được coi trọng, học và thi là học thật và thi thật, thời đó đào tạo được nhiều người tài và kêu gọi được nhiều người tài ra giúp nước. Tiêu biểu là thời vua Lê Thánh Tông và thời vua Quang Trung; - Những dòng họ quan tâm đến khuyến học thì các thế hệ đều thành đạt trong con đường học hành, có nhiều người đỗ đạt cao, ví dụ như dòng họ Vũ ởMộ Trạch, Hải Dương. Dòng họ Hồ ở Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Trong giai đoạn hiện nay, những biện pháp khuyến học trên cần được tiếp tục kế thừa và phát huy, đó là: - Xây dựng các tổ chức khuyến học từ trung ương đến tận địa phương, đặc biệt là xây dựng phong trào làng khuyến học, dòng học khuyến học, gia đình khuyến học. - Biện pháp khuyến học cần phải thiết thực, tránh hình thức, phô trương. - Cần có hình thức tôn vinh, trọng dụng xứng đáng với những người học giỏi và đỗ đạt. - Nên chăng khôi phục lại lệ vinh quy bái tổ cho những người có học hàm, học vị, cách làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh, trang trọng và tiết kiệm. 74 Biện pháp khuyến học ở Việt Nam thời phong kiến - Cần đưa những nội dung khuyến học vào trong quy ước của các làng, nhiều làng hiện nay chúng tôi được biết là đã bỏ đi nội dung về phần khuyến học. Như vậy là không kế thừa được truyền thống. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại Việt Sử kí Toàn thư (2009). Dịch giả Cao Huy Giu, Đào Duy Anh. Nxb Văn học [2] Nguyễn Bích Hằng, 2010. Câu đối Việt Nam. Nxb Văn h