Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò cái

Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò cái Chăn nuôi bò cái để nâng cao hiệu quả kinh tế, phải rút ngắn thời gian từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa (lứa tiếp theo), giai đoạn này chỉ kéo dài trong 2 - 3 tháng, bò cái sẽ đẻ một lứa/năm. Trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau, khoảng cách lứa đẻ bò cái thường kéo dài, khoảng 390 – 450 ngày hoặc dài hơn. Để khắc phục tình trạng này cần tiến hành 3 biện pháp: Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bò cái trước, trong và sau đẻ: Vào giai đoạn trước khi đẻ 2 tháng và ngay sau khi đẻ nuôi dưỡng bò cái hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, ngoài thức ăn xanh đầy đủ cho ăn thêm 0,5 – 1 kg thức ăn tinh. Hạn chế cày kéo ở mức thấp nhất hoặc cho nghỉ ngơi, chăn thả ở bãi tương đối bằng phẳng; Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt như: đỡ đẻ, lau nhớt mồm, mũi, cắt rốn.; Sau khi bò đẻ nên dùng dung dịch Rivanol 1 - 2% hoặc dung dịch Lugol để thụt rửa tử cung, cho bò mẹ ăn cháo loáng có pha thêm một ít muối, cho ăn thêm cỏ xanh non 5 - 7 kg, tăng thức ăn tinh lên 1 – 2 kg/ngày.

pdf14 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò cái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò cái Chăn nuôi bò cái để nâng cao hiệu quả kinh tế, phải rút ngắn thời gian từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa (lứa tiếp theo), giai đoạn này chỉ kéo dài trong 2 - 3 tháng, bò cái sẽ đẻ một lứa/năm. Trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau, khoảng cách lứa đẻ bò cái thường kéo dài, khoảng 390 – 450 ngày hoặc dài hơn. Để khắc phục tình trạng này cần tiến hành 3 biện pháp: Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bò cái trước, trong và sau đẻ: Vào giai đoạn trước khi đẻ 2 tháng và ngay sau khi đẻ nuôi dưỡng bò cái hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, ngoài thức ăn xanh đầy đủ cho ăn thêm 0,5 – 1 kg thức ăn tinh. Hạn chế cày kéo ở mức thấp nhất hoặc cho nghỉ ngơi, chăn thả ở bãi tương đối bằng phẳng; Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt như: đỡ đẻ, lau nhớt mồm, mũi, cắt rốn...; Sau khi bò đẻ nên dùng dung dịch Rivanol 1 - 2% hoặc dung dịch Lugol để thụt rửa tử cung, cho bò mẹ ăn cháo loáng có pha thêm một ít muối, cho ăn thêm cỏ xanh non 5 - 7 kg, tăng thức ăn tinh lên 1 – 2 kg/ngày. Trong trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc viêm nhiễm đường sinh dục cần báo cho cán bộ thú y giúp can thiệp và điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản cho bò cái. Phát hiện bò cái động dục và phối giống kịp thời: Để việc phát hiện bò cái động dục tốt cần: Có sổ sách ghi chép số liệu sinh sản của mỗi con bò: tuổi, lứa đẻ, ngày đẻ, bò đẻ có bình thường không; Ngày tháng động dục, người phối giống; Tinh giống loại gì. Bò cử động dục thường có những biểu hiện như: kêu rống, ít ăn hoặc bỏ ăn, phá chuồng, đi lại nhiều, thích nhảy lên con khác, đứng yên con khác nhảy lên, âm hộ sưng có dịch nhầy chảy ra. Phải quan sát để phát hiện bò động dục 3 lần/ngày (sáng, trưa, tối, nhất là sáng sớm và buổi chiều tối khi bò còn nhốt ở trong chuồng nuôi). Thời gian quan sát từ 15 - 30 phút. Để phối giống cho bò cái đạt hiệu quả cao, ở những nơi có điều kiện truyền tinh nhân tạo (TTNT) cho bò, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Chọn lựa, bảo quản và sử dụng tinh bò chất lượng tốt để phối giống cho bò cái động dục; Các thao tác chuẩn bị thụ tinh nhân tạo chỉ tiến hành trong bóng râm, sáng sớm hoặc chiều mát, tránh các ra nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tinh; Phải tiến hành phối giống trong điều kiện yên tĩnh, không gây tác động thô bạo cho bò cái, các hộ nuôi bò cái cần chuẩn bị trồng giá cố định bò, để dẫn tinh viên thao tác thuận tiện và an toàn hơn; Cần xác định đúng thời điểm phối giống thích hợp khoảng nửa sau của thời gian động dục. Muốn vậy phải quan sát bò cái động dục 2 - 3 lần và báo cáo cho cơ sở TTNT biết để dẫn tinh viễn đến TTNT cho bò cái được kịp thời. Trong thực tế người chăn nuôi thường áp dụng quy tắc "sáng, chiều, tiến hành quan sát dấu hiệu động dục 2 lần/ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều và ngược lại thấy động dục vào buổi chiều thì phối giống vào sáng sớm hôm sau (có thể tiến hành phối tinh lặp lại 1 - 2 giờ sau lần phối giống thứ nhất). Đối với vùng xa, vùng cao chưa có điều kiện để TTNT cho bò cái, cùng cần theo dõi để phát hiện bò cái động dục và cho bò đực tốt, đủ tiêu chuẩn đã được tuyển chọn nhảy trực tiếp. Không cho bò đực cóc thể chất kém, dáng vóc nhỏ làm giống, tránh giao phối cận huyết trong đàn làm ảnh hưởng đến chất lượng bê và thế hệ tiếp theo. Theo Báo Cao Bằng Kỹ thuật nuôi trâu bò tại chuồng 1/ Yêu cầu thức ăn và nước uống: a / Đối với trâu, bò đực giống: Phải có chế độ nuôi dưỡng hợp lý, thức ăn phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt chú ý bổ sung thức ăn giàu đạm, can xi, phốt pho. Nếu nuôi nhốt chú ý cho trâu bò vận động 3-4 giờ/ ngày. Cho uống tự do đủ nước sạch. * Nhu cầu thức ăn thời kỳ không phối giống Trọng lượng trâu, bò (kg) ĐVTA Cỏ xanh (kg) Rơm (kg) Thức ăn tinh (kg) 300 4,1 14 2 0,5 400 4,8 16 2 0,8 500 5,4 19 2 0,8 * Nhu cầu thức ăn trong thời kỳ phối giống Trọng lượng trâu, bò (kg) ĐVTA Cỏ xanh (kg) Rơm (kg) Thức ăn tinh (kg) 300 4,7 15 2 1 400 5,4 18 2 1 500 6,0 21 2 1 * Chú ý: Nếu phối giống nặng cần bổ sung thóc ủ mầm và thức ăn giàu đạm vào khẩu phần ăn cho trâu, bò. b/ Đối với trâu, bò cái sinh sản: Đảm bảo lượng thức ăn giàu đạm, cỏ xanh non, bổ sung thức ăn tinh đáp ứng nhu cầu của mẹ và nhu cầu nuôi thai, có thể sử dụng bánh đa dinh dưỡng bổ sung thêm vào khẩu phần ăn cho trâu, bò từ 0,5-1kg/con/ngày. Thức ăn tinh cho 2 lần/ngày vào 8 giờ sáng, 4 giờ chiều, thức ăn xanh cho ăn rải rác trong ngày (chú ý cỏ cắt nhỏ, có chiều dài 15-20cm để khi đưa vào máng, trâu, bò ăn không bị rơi ra ngoài); Rơm, cỏ khô cho ăn vào buổi tối. * Khẩu phần ăn cho trâu, bò có chửa nuôi nhốt hoàn toàn Trọng lượng gia súc (kg) Cỏ tươi các loại (kg) Rơm, cỏ khô (kg) Thức ăn tinh (kg) Muối ăn (g) 200 24 2 1 20 250 26 2 1 20 300 32 2 1 20 350 36 2 1 30 400 40 2 1 30 450 40 2-3 1,5 30 Nếu kết hợp chăn thả từ 3-4 giờ/ ngày thì cần bổ sung 50-70% cỏ tươi, rơm khô và 100% thức ăn tinh của khẩu phần trên. 2/ Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng: a, Đối với trâu, bò đực giống: Đảm bảo thức ăn đủ về số lượng và chất lượng. Trước mùa phối giống cần chăm sóc để trâu, bò khoẻ và có độ béo nhất định, trong mùa phối giống không để đực giống làm việc. - Một số vùng đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên hẹp nên chăn dắt ít nhất 3-4 giờ/ ngày để trâu, bò vận động; cho ăn tại chuồng là chính, thường xuyên tắm chải cho trâu, bò. Thời gian chăn dắt hợp lý: Mùa hè sáng từ 8-9 giờ; chiều 16-18 giờ, mùa đông 8 giờ sáng,16 giờ chiều. - Thức ăn xanh sử dụng: ngọn lá ngô tươi, ngọn lá mía, cỏ tự nhiên, cỏ trồng. Trong mùa đông thức ăn xanh thiếu hụt, cần tăng lượng thức ăn xanh phối trộn bổ sung để đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của trâu, bò. Thức ăn tinh cho ăn 2 lần/ ngày, thức ăn xanh cho ăn rải rác trong ngày, bánh đa dinh dưỡng có thể đặt cố định tại chuồng cho chúng liếm thường xuyên hàng ngày. - Thức ăn chế biến: Bánh đa sinh tố, rơm ủ rỉ mật đường, rơm ủ Urê. b/ Đối với trâu, bò cái sinh sản và bê, nghé: * Phối giống cho trâu, bò cái: Nếu đàn trâu, bò đông nên có ô riêng nuôi trâu, bò cái giai đoạn có chửa,đẻ và nuôi con để tránh cọ sát, thuận tiện cho việc chăm sóc. - Phát hiện động dục: Khi bò cái động dục thường có biểu hiện kêu rống lên, đi lại bồn chồn, phá chuồng, kém ăn hoặc bỏ ăn, thích nhẩy lên lưng con khác (Trâu động dục thầm lặng hơn bò rất khó phát hiện). - Thời điểm phối giống thích hợp nhất: Bò cái động dục đứng yên cho bò khác nhảy lên. Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ mầu đỏ hồng sang nhạt; niêm mạc (nhựa chuối) keo dính. Cần phát hiện kịp thời và phối giống để đạt kết quả. * Chăm sóc trâu, bò có chửa: - Trâu, bò có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30-35 kg cỏ xanh, 2-3 kg rơm, 1kg thức ăn tinh, 20-30 g muối ăn, 30-40 g bột xương. - Không để chúng làm việc nặng, tránh xô đẩy, đánh đuổi trong các tháng thứ 3,7 và tháng thứ 8,9 ( đối với bò); tháng thứ 4-5 và tháng 9-10 (đối với trâu). - Chuồng trại khô sạch, đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt. * Chăm sóc trâu, bò đẻ nuôi con: - Trâu, bò gần đẻ có hiện tượng đau quằn quại, đứng lên, nằm xuống, chân cào đất, ỉa đái nhiều, phân nhão người đỡ đẻ dùng thuốc tím 1% rửa âm hộ, bầu vú và hàm sau, nếu chúng yếu nên tiêm thuốc trợ sức. - Trong trường hợp trâu, bò đẻ bình thường không cần can thiệp. Trường hợp chúng khó để phải kịp thời nhờ cán bộ thú y can thiệp. Khi bò đẻ xong cắt dây rốn 10-12 cm và sát trùng bằng cồn Iốt 5%. Lau rớt rãi trong mũi, mồm bê, để trâu, bò mẹ tự liếm con. Nếu bò mẹ mệt không liếm thì phải dùng khăn lau khô bê nghé. Bóc móng để bê, nghé đỡ trơn khi tập đi, cho bò mẹ uống nước pha thêm ít muối, cám và nước ấm, cho bê con bú mẹ. - Chăm sóc trâu, bò đẻ: 15-20 ngày đầu sau khi đẻ cho trâu, bò mẹ ăn cháo ( 0,5-1 kg thức ăn tinh/con/ ngày và 30-40 g muối ăn), cho ăn đủ cỏ non xanh tại chuồng. Những ngày sau trong suốt thời kỳ nuôi con, cho trâu, bò mẹ ăn 30 kg cỏ tươi, 2-3 kg rơm ủ, 1-2 kg thức ăn hỗn hợp hoặc 1 kg bánh đa dinh dưỡng để trâu, bò mẹ phục hồi cơ thể nhanh động dục trở lại. * Chăm sóc bê, nghé: - Thời kỳ bú sữa: Thức ăn của bê giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ, Trâu, bò nước ta có lượng sữa thấp, từ tháng thứ 3 trở đi lượng sữa mẹ giảm xuống còn rất ít, cần tập cho bê sớm ăn cỏ non, cám với số lượng từ ít đến nhiều, quen dần với thức ăn thô xanh. - Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê, nghé ăn thức ăn tinh. - Từ 3-6 tháng tuổi cho ăn 5-10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn hỗn hợp. - Nên cai sữa bê, nghé khi được 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho bê, nghé ăn 15-20 kg cỏ tươi, cho ăn thêm ngọn mía, cây ngô non, củ quả. * Thời kỳ nuôi lớn (7-12 tháng tuổi): Thời kỳ này hướng từ thức ăn sữa sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh, tốc độ lớn có giảm hơn thời kỳ ban đầu. Nếu nuôi bê giống từ 6 tháng tuổi trở đi phải tách riêng đực cái và có chế độ nuôi dưỡng hợp lý. * Bảng khẩu phần ăn cho bê nuôi lớn: K. lượng cuối kỳ (kg) Cỏ tươi các loại (kg) Rơm, cỏ khô (kg) Thức ăn tinh (kg) Muối ăn (g) Bột xương (g) 70 8 1 0,2 10 10-15 100 15 10 0,2 15 15 130 20 3 0,2 15 15 160 27,5 3 0,3 20 20 190 32,5 3 0,3 20 20 220 39 3 0,8 25 25 250 44 2 1,3 30 30 - Hàng ngày chăn thả bê từ 8-10 giờ ngoài bãi để bê ăn được cỏ tươi và vận động dưới trời nắng ấm, nên chú ý bổ xung thức ăn giàu đạm. Nếu bổ xung đạm u rê vào thức ăn, không được quả 25 g cho 100 kg thể trọng đối với bò thịt, khi bổ xung phải cân chính xác, cần hoà tan trong nước, trộn đều với thức ăn tránh gây ngộ độc. c/ Vệ sinh thú y: * Chuồng trại: Quét dọn hàng ngày, nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Khử trùng tiêu độc nền chuồng, hố ủ phân bằng vôi bột. * Phòng bệnh: + Đối với bê nghé từ 1-2 tháng tuổi tẩy giun đũa ( sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc). + Đối với trâu, bò mỗi năm tẩy sán lá gan một lần ( trâu, bò mang thai không được tẩy), sử dụng theo hướng dẫn. + Tiêm phòng: Định kỳ tiêm phòng vào vụ Xuân-Hè và Thu- Đông. - Tiêm phòng bệnh nhiệt thán: 1lần/ năm ( Tốt nhất là vào tháng 3-4 hàng năm). - Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng: 2 lần/ năm( vào tháng 3+4 và tháng 9+10 hàng năm) - Tiêm phòng bệnh lở mồm long móng theo hướng dẫn của Chi cục thú y. * Trị ruồi, ghẻ: Cách phun dung dịch dipterex 0,15% cho mỗi trâu, bò 0,5 lít, phun lại sau 5 ngày. *Trị ve: Dung dịch dipterex 2-5 % phun cho một trâu, bò 2-3 lít( không dùng thuốc cho gia súc đang có chửa và đang nuôi con). Một số hình thức vỗ béo cho trâu bò Trong điều kiện chăn nuôi gia đình có 2 cách vỗ béo thích hợp: 1/ Vỗ béo bằng cách chăn thả: Chăn thả 8-10 giờ mỗi ngày, tận dụng được nhiều cỏ tươi trên các bãi chăn thả tự nhiên, ban đêm bổ sung thức ăn tinh và muối( áp dụng cho những nơi có đồng cỏ tự nhiên rộng, đảm bảo cho bò gặm được 20-25 kg cỏ, trâu 25- 35 kg cỏ. 2/ Nuôi vỗ béo tại chuồng kết hợp chăn thả: Hình thức này áp dụng cho những nơi ít bãi chăn thả, thông thường trâu, bò chăn dắt ngoài đồng chỉ ăn được lượng thức ăn từ 50-70% so với nhu cầu ( tuỳ theo mùa vụ). Vì vậy cần phải bổ sung đủ thức ăn theo nhu cầu. * Vỗ béo cho trâu,bò trước khi xuất chuồng: + Đối với bê nuôi giết thịt: tuổi giết thịt thích hợp là 18-24 tháng tuổi, tiến hành vỗ béo bê 2-3 tháng trước khi xuất chuồng. Thời gian vỗ béo bắt đầu lúc bê 22 tháng tuổi, có thể sử dụng khẩu phần như sau: Cỏ tươi 15-20kg (hoặc cây ngô, ngọn mía); thức ăn tinh: 3-4 kg, ăn tiên tục 60 ngày trước khi xuất bán. Bê có thể tăng trọng 0,8-0,9 kg/con/ngày. + Đối với trâu, bò già gầy yếu, loại thải cần vỗ béo 30-45 ngày trước khi xuất bán; lượng thức ăn cần cho 1con/ ngày: 3-4 kg thức ăn tinh hỗ hợp, rơm ủ U rê 2-4 kg, 20-30 kg cỏ tươi, ngọn lá mía, cho uống nước sạch tự do. Trong những giai đoạn mùa vụ hoặc những nơi thức ăn xanh dồi dào cũng có thể sử dụng khẩu phần sau: K. lượng cuối kỳ (kg) Cỏ tươi các loại (kg) Rơm, cỏ khô (kg) Thức ăn ủ xanh (kg) Th ức ăn tinh (kg) Muối ăn (g) B ột xương (g) 200 30 3,5 0,5 24 12 230 30 4,0 0,5 28 14 260 35 3,0 1,0 31 15 290 35 5,0 3,0 1,0 35 18 320 40 5,0 3,0 1,5 40 20 Theo tuyenquangkhcn.org.vn