BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CỎ LỒNG VỰC CHO LÚA
Hầu hết những loài cỏ quan trọng, nhất là vùng lúa nước đều cạnh tranh dinh
dưỡng và ánh sáng với cây lúa, là nguyên nhân của sự giảm năng suất lúa. Trong đó
Cỏ lồng vực có tên khoa học là Echinochloa crusgalli L.(hay nhiều địa phương còn gọi
cỏ mỳ, cỏ gạo, cỏ kê) là một loại cỏ dại nguy hiểm và khó phòng trừ nhất trên ruộng lúa.
Năng suất bị mất do loài này có thể dao động từ 40 - 80%. Tổn thất nghiêm trọng hơn ở
lua gieo thẳng hơn lúa cấy.
Cỏ lồng vực thuộc họ hoà thảo Poaceae (cùng họ với cây lúa). Có nguồn gốc từ
châu Âu, Ấn Độ, phân bố từ các vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới và phát triển hầu
hết trên đồng lúa khắp Việt Nam. Do loài cỏ này cùng họ với cây lúa, nên các đặc điểm
sinh học và sinh thái học tương tự cây lúa, gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng
trừ cho bà con nông dân cũng như công tác khuyến cáo của ngành bảo vệ thực vật.
2 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp phòng trừ cỏ lồng vực cho lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CỎ LỒNG VỰC CHO LÚA
Ths. Phan Anh Thế
Syngenta Việt Nam
Hầu hết những loài cỏ quan trọng, nhất là vùng lúa nước đều cạnh tranh dinh
dưỡng và ánh sáng với cây lúa, là nguyên nhân của sự giảm năng suất lúa. Trong đó
Cỏ lồng vực có tên khoa học là Echinochloa crusgalli L.(hay nhiều địa phương còn gọi
cỏ mỳ, cỏ gạo, cỏ kê) là một loại cỏ dại nguy hiểm và khó phòng trừ nhất trên ruộng lúa.
Năng suất bị mất do loài này có thể dao động từ 40 - 80%. Tổn thất nghiêm trọng hơn ở
lua gieo thẳng hơn lúa cấy.
Cỏ lồng vực thuộc họ hoà thảo Poaceae (cùng họ với cây lúa). Có nguồn gốc từ
châu Âu, Ấn Độ, phân bố từ các vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới và phát triển hầu
hết trên đồng lúa khắp Việt Nam. Do loài cỏ này cùng họ với cây lúa, nên các đặc điểm
sinh học và sinh thái học tương tự cây lúa, gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng
trừ cho bà con nông dân cũng như công tác khuyến cáo của ngành bảo vệ thực vật.
Ruộng lúa bị cỏ lồng vực gây hại
Ngoài ra nó có một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và chống chịu tốt với điều
kiện ngoại cảnh như: cỏ lồng vực thường phát triển cùng cây lúa, thích hợp với pH đất
trung tính và nơi đất ẩm. Sau khi chúng ta tiến hành gieo cấy lúa khoảng 4 ngày ở mùa
hè và 6 ngày ở mùa đông cỏ lồng vực bắt đầu mọc. Hạt cỏ có nảy mầm tốt nhất trong
điều kiện ngập nước 0-2 cm và chỉ bị giới hạn ở nảy mầm ở mực nước ngập sâu hơn
5cm. Thân khoẻ, xốp, có thể cao tới 2m và ra hoa từ 45-50 ngày sau khi mọc, quả dạng
thóc rộng 2mm, cỏ sinh sản bằng hạt, hạt cỏ có thể ở trạng thái ngủ nghỉ từ 3-4 tháng.
Hạt cỏ chín và rụng trở lại ruộng trước khi thu hoạch lúa, chính vì vậy mà nguồn duy trì
của cỏ lồng vực được tích lũy nhiều lên sau các vụ trồng lúa.
Hình thái cỏ lồng vực
Để có thể phòng trừ hiệu quả loài cỏ lồng vực, người nông dân cần hiểu các đặc
điểm sinh học và sinh thái học trên để có biện pháp thích hợp. Qua quá trình nghiên cứu
và ứng dụng trên đồng ruộng chúng tôi có một số khuyến cáo giúp bà con nông dân
trồng lúa phòng trừ hiệu quả loài cỏ này:
- Làm sạch cỏ ở bờ dường, bờ thửa, cắt bông cỏ trước trên ruộng lúa trước khi
chín đưa đi tiêu hủy nhằm ngăn chặn sự duy trì nguồn hạt trong đất.
- Xử lý bằng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC trước khi gieo sạ 1 ngày hoặc
sau khi gieo sạ 1-4 ngày (tốt nhất là gieo xong phun ngay).
- Lưu ý: Nếu thời tiết lạnh (vụ đông xuân) hạt cỏ nảy mầm muộn thì chúng ta nên
tiến hành xứ lý thuốc Sofit 300EC sau khi gieo lúa 4-5 ngày. Để hiệu đạt hiệu quả cao
nhất cần làm đất phẳng, nhão bùn, giữ ẩm cho ruộng lúa sau gieo đến 10 ngày sau
gieo (nên cho nước vào ruộng giữ ẩm sau khi xử lý thuốc 5 - 10 ngày).
Thí nghiệm xử lý cỏ lồng vực bằng Sofit 300EC trên đồng ruộng