Biện pháp quản lý sâu đục trái trên cây có múi

Hiện nay, sâu đục trái trên cây có múi đang phát triển và có khả năng gây hại trên diện rộng, nếu không có các giải pháp quản lý chặt chẽ loài sâu hại này. Sâu đục trái bưởi (Citripestis sagittiferella) được phát hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng vào cuối năm 2011, đến nay loài sâu hại này đã gây hại nặng cho nhiều diện tích bưởi ở các tỉnh Đồng bằng sông cửu long như Bến Tre, Hậu giang, Vĩnh Long và bắt đầu tấn công trên một số loại cây có múi khác như cam, chanh.

pdf9 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý sâu đục trái trên cây có múi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp quản lý sâu đục trái trên cây có múi Hiện nay, sâu đục trái trên cây có múi đang phát triển và có khả năng gây hại trên diện rộng, nếu không có các giải pháp quản lý chặt chẽ loài sâu hại này. Sâu đục trái bưởi (Citripestis sagittiferella) được phát hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng vào cuối năm 2011, đến nay loài sâu hại này đã gây hại nặng cho nhiều diện tích bưởi ở các tỉnh Đồng bằng sông cửu long như Bến Tre, Hậu giang, Vĩnh Long và bắt đầu tấn công trên một số loại cây có múi khác như cam, chanh. Sau đây là đặc tính sinh học và một số biện pháp phòng trừ 1.Đặc tính sinh học Trứng Đẻ thành từng ổ từ vài trứng đến trên dưới 20 trứng; trứng giống như vảy cá nhưng hơi phồng lên; có màu trắng khi trứng mới đẻ. Trứng sắp nở chuyển sang màu cam hồng, có chấm đen. Kích thước trứng 1,25 x 1 mm. Thời gian ủ trứng khoảng 5-6 ngày. Trứng sâu đục trái bưởi. (A): Trứng chuẩn bị nỡ; (B): Trứng bị ong mắt đỏ ký sinh Ấu trùng Giai đoạn ấu trùng có 4 tuổi. - Sâu tuổi 1 có chiều dài khoảng 4mm, màu đỏ cam, đầu nhỏ màu nâu đậm, cứng. Sâu mới nở đục ngay vào vỏ trái hay di chuyển đến các vị trí kế cận. Độ sâu lổ đục: 0,3-2,5 cm. - Sâu tuổi 2 có chiều dài từ 4-8mm, mới lột xác màu đỏ nhạt, chuyển màu đỏ cam đậm, đầu to, cứng màu nâu đậm. Thải phân ra bên ngoài lổ đục. Độ sâu lổ đục: 0,7- 6,4 cm. - Sâu tuổi 3 có kích thướt Màu đỏ đậm, ăn rất khỏe, đục sâu vào bên trong vỏ trái. Thải phân ra bên ngoài lổ đục. Độ sâu lổ đục: 3,0-6,9 cm. - Sâu tuổi 4: Giống tuổi 3, ăn rất khỏe, đục sâu vào bên trong (múi). Thải phân ra bên ngoài lổ đục. Độ sâu lổ đục: 3,6-6,2 cm (4,9 cm). Giai đoạn sâu kéo dài khoảng 2 tuần. Sâu đẫy sức chui ra khỏi trái, rơi xuống đất và bò trốn xuống các kẽ nứt rất nhanh chóng để tạo kén, làm nhộng. Giai đoạn sâu. (A): Sâu tuổi 1; (B): Sâu tuổi 2; (C): Sâu tuổi 3; (D): Sâu tuổi 4 Nhộng Sau khi rơi xuống đất, sâu đẫy sức nhả tơ kết dính các hạt đất tơi mịn và các mảnh vụn hữu cơ lại tạo thành kén. Phần lớn nhộng được bảo vệ trong kén, chỉ một số ít (khoảng 1-6% là nhộng trần). Nhộng màu nâu đậm, dài khoảng 12-14 mm. Thời gian làm nhộng khoảng 10-12 ngày. Thành trùng Cánh trước màu nâu xám, gân cánh màu đen, cánh sau màu trắng. Bướm cái có râu hình roi, trong khi bướm đực có râu hình lược. Bướm đậu đầu hơi nhô cao. Hoạt động ban đêm (18-20 giờ). Đẻ trứng rải rác ½ trái trở xuống , thời điểm bướm đẻ trứng khi trái khoảng 1 tháng tuổi (3-5cm) cho đến trái thu hoạch. Mỗi con trưởng thành có thể đẻ từ 3-18 trứng. Bướm sống khoảng 1 tuần lễ. 2. Cách gây hại Sâu tuổi 1 đục lỗ bằng đầu viết bi, sâu khoảng 5-10 ly ở phần vỏ trái. Sâu đục các đường hầm vào vỏ trái rồi ăn dần vào trong múi. Nhựa trái chảy ra và đọng lại trên vỏ. Sâu thải phân ra ngoài qua các đường đục Vết đục của sâu đục trái vừa mở đường cho nấm bệnh xâm nhập vừa tạo điều kiện cho giòi đục trái xâm nhập và gây hại khiến trái bị hư thối và rụng nhanh hơn. Do đó, hầu hết số trái bị sâu đục sẽ rụng đi; số ít còn lại cũng không thể bán vì mẫu mã và chất lượng kém; Vết đục của sâu trên bưởi 5-6 tháng tuổi hấp dẫn ruồi đục trái đến đẻ trứng Thịt trái bưởi bị hư thối do giòi đục trái “bội nhiễm”. Vườn có tỷ lệ trái bị tấn công nhiều (>20%) thì sẽ bị ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng rất lớn. 3. Biện pháp phòng trừ sâu đục quả gây hại trên bưởi Để hạn chế kịp thời tác hại của sâu đục trái trên cây có múi, tránh lây lan trên diện rộng cần áp dụng một số biện pháp phòng trừ như sau: 3. 1 Biện pháp canh tác Cắt tỉa nhánh sau thu hoạch để vườn thông thoáng, kết hợp với việc bón phân bồi sình để vừa diệt nhộng vừa kích thích cho ra chồi, ra hoa đồng loạt. Từ đó, có điều kiện để bảo vệ chồi non, hoa, trái tốt hơn, tránh sự tấn công của dịch hại nói chung, sâu đục trái nói riêng. Bao trái: khoảng 3-4 tuần sau khi đậu trái tiến hành bao trái bằng loại bao thích hợp. Trước khi bao trái cần phun thuốc trừ sâu để diệt trứng và sâu non. Ngoài ra có thể sử dụng nước vôi (5-10%) để phun lên cây có thể hạn chế khả năng đẻ trứng của con trưởng thành, đồng thời vôi cũng hạn chế tấn công của một số nấm bệnh gây hại cho cây. Thường xuyên thu gom, hái tất cả các trái bị sâu đục, sau đó chặt nhỏ bỏ vào túi nhựa, buộc kín, đem phơi nắng 4-5 giờ để diệt sâu còn ở bên trong trái hoặc thu gom trái bị đục cho vào dung dịch nước vôi pha loãng nồng độ 1%. Các biện pháp phòng trừ. (A): Bao trái bằng bao Đài Loan; (B): Bao trái bằng vải mùng; (F): Thu gom trái bị đục bỏ nước vôi 1% (C),(D): Phun vôi lên trái hoặc cây; (E): Thu gom trái bị đục bỏ vào túi nilong 3.3 Biện pháp hóa học Cần quan sát và xác định được thời điểm bướm xuất hiện; 7 – 10 ngày sau khi bướm xuất hiện rộ, tiến hành kiểm tra kỹ trên trái nếu phát hiện có dấu hiệu sâu non mới bắt đầu đục (qua dấu hiệu chất thải ra bên ngoài) thì đó là thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất. Sử dụng riêng lẻ (không phối trộn) và luân phiên một trong các loại thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp và dầu khoáng như Cypermethrin, Deltamethrin; có thể phối hợp thuốc nhóm cúc tổng hợp với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu. Thời điểm phun thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi sâu ở tuổi 1-2. 3.4 Bảo vệ thiên địch Kiến vàng được xem là thiên địch của nhiều loài sâu hại trên cây có múi, loài kiến này sẽ ăn trứng, sâu và tấn công bướm. Do vậy, cần tạo điều kiện cho kiến vàng phát triển trong vườn cây có múi, có biện pháp bảo vệ kiến khi phun thuốc trừ sâu. Nguyên tắc trong phòng trừ côn trùng có hại nói chung, sâu đục trái nói riêng là phải áp dụng biện pháp tổng hợp; phòng trừ mang tính đồng loạt trong từng khu vực để hạn chế sự tái nhiễm, hay bộc phát các dịch hại thứ yếu.
Tài liệu liên quan