Biểu đồ kiểm soát

Sự biến đổi chất lượng của những sản phẩm được sản xuất bởi một số quá trình là kết quả của những nguyên nhân khác nhau trong quá trìnhđó. Nếu bất cứ một điều kiện bất thường nào xảy ra trong quá trình thì hệ quả tất yếu là chất lượng sẽ bị ảnh hưởng và sẽ rất khác so với trước đó. Để kiểm tra kết quả này, ta có thể minh hoạ nhữngsố liệu trên một biểu đồ nhưng sẽ thật khó khăn để đánh giá nếu sử dụng một sơ đồ đơngiản bởi vì có 2 sự thay đổi khác nhau trong quá trình đó. Một là sự thay đổi không thể tránh được trên thực tế do những nguyên nhân ngẫu nhiên và thứ 2 là sự thay đổi không thể tránh được do những nguyên nhân không ngẫu nhiên. Nguyên nhân thứ hai có thể tránh được nếu tìm ra được những nguyên nhân và các biện pháp thích hợp để giải quyết những nguyên nhân đó.

pdf38 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 15030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biểu đồ kiểm soát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 12: Biểu đồ kiểm soát Nội dung 12. Biểu đồ kiểm soát 12.1 Biểu đồ kiểm soát là gì............................................................................... 2 (1) Thế nào là biểu đồ kiểm soát ................................................................ 2 (2) Vai trò và sự sử dụng của biểu đồ kiểm soát.......................................... 4 (3) Các loại biểu đồ kiểm soát .................................................................... 6 12.2 Cách lập biểu đồ kiểm soát ........................................................................ 14 (1) Thủ tục lập giá trị trung bình và phạm vi của biểu đồ kiểm soát (biểu đồ kiểm soát x-R) ………………………………………………………………………………14 (2) Biểu đồ kiểm soát tỷ lệ phế phẩm (p) ..................................................... 32 (3) Những biểu đồ kiểm soát khác................................................................ 52 12.3 Cách đọc biểu đồ kiểm soát ......................................................................... 56 (1) Trạng thái kiểm soát là gì? .................................................................... 56 (2) Cách đọc các điểm bên trong những đường giới hạn kiểm soát ............... 60 (3) Nhóm phụ và sự phân tầng ................................................................... 72 12.4 Cách sử dụng biểu đồ kiểm soát .................................................................. 98 (1) Biểu đồ kiểm soát sử dụng cho việc kiểm soát quá trình ......................... 98 (2) Biểu đồ kiểm soát sử dụng cho việc phân tích quá trình ........................... 116 12. Biểu đồ kiểm soát Sự biến đổi chất lượng của những sản phẩm được sản xuất bởi một số quá trình là kết quả của những nguyên nhân khác nhau trong quá trình đó. Nếu bất cứ một điều kiện bất thường nào xảy ra trong quá trình thì hệ quả tất yếu là chất lượng sẽ bị ảnh hưởng và sẽ rất khác so với trước đó. Để kiểm tra kết quả này, ta có thể minh hoạ những số liệu trên một biểu đồ nhưng sẽ thật khó khăn để đánh giá nếu sử dụng một sơ đồ đơn giản bởi vì có 2 sự thay đổi khác nhau trong quá trình đó. Một là sự thay đổi không thể tránh được trên thực tế do những nguyên nhân ngẫu nhiên và thứ 2 là sự thay đổi không thể tránh được do những nguyên nhân không ngẫu nhiên. Nguyên nhân thứ hai có thể tránh được nếu tìm ra được những nguyên nhân và các biện pháp thích hợp để giải quyết những nguyên nhân đó. Biểu đồ kiểm soát được sử dụng để đưa ra cách đánh giá trong việc phân biệt giữa 2 sự thay đổi khách quan và chủ quan khi sử dụng những phương pháp thống kê. 12.1 Biểu đồ kiểm soát là gì? (1) Thế nào là biểu đồ kiểm soát? Biểu đồ kiểm soát là một biểu đồ có những đường giới hạn kiểm tra được lập ra một cách hợp lý để phân biệt giữa sự biến thiên có thể tránh được và sự biến thiên không thể tránh được theo cách thống kê và rất tiết kiệm. Một ví dụ về biểu đồ kiểm soát được đưa ra trong hình 12.1 Hình 12.1 - Những đặc điểm của Biểu đồ kiểm soát (2) Vai trò và sử dụng Biểu đồ kiểm soát Ta có thể định nghĩa Biểu đồ kiểm soát khi nói rằng "Nó đóng vai trò của một chiếc đồng hồ báo thức trong quá trình thực hiện công việc". Khi những số liệu được vẽ thành đồ thị trên Biểu đồ kiểm soát dưới những điều kiện đã được kiểm tra thì quá trình được xem như ổn định. Tuy nhiên nếu những điểm đánh dấu trong biểu đồ không biểu thị được những trạng thái kiểm tra, nó có nghĩa rằng đã có một số vấn đề bất thường trong quá trình. Giống như là khi chuông báo thức reo báo hiệu đã đến lúc thức dậy, khi những điểm được đánh dấu trên Biểu đồ kiểm soát thể hiện trạng thái không thể kiểm tra được nữa, chúng biểu thị rằng nên có người thao tác công việc để xử lý. Như trước đã nêu, có 2 loại nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó: Một là “nguyên nhân ngẫu nhiên”, là loại nguyên nhân không lường trước được, và thứ hai là “nguyên nhân không ngẫu nhiên” là nguyên nhân không được bỏ qua. Thật ra những điểm đánh dấu trên Biểu đồ kiểm soát không thể hiện được những trạng thái đã được kiểm tra, điều đó có nghĩa là có 1 vài nguyên nhân xác định mà không được bỏ qua. Do đó những nguyên nhân trên phải được tìm ra và loại trừ ngay lập tức. Việc sử dụng Biểu đồ kiểm soát đại khái được chia thành 2 loại như sau: 1) Cho việc kiểm tra Biểu đồ kiểm soát được sử dụng cho việc làm ổn định quá trình và duy trì trạng thái ổn định đó 2) Cho việc phân tích Biểu đồ kiểm soát còn được sử dụng cho việc kiểm tra liệu quá trình có trong trạng thái ổn định hay là không và sử dụng cho việc tìm ra khả năng , làm việc hiện tại của quá trình, vv…Mục đích chính của Biểu đồ kiểm soát , tuy nhiên, lại là kiểm soát quá trình. Việc phân tích có thể được quan tâm, theo một hướng nào đó, như một giai đoạn chuẩn bị cho việc lập Biểu đồ kiểm soát mà nó sẽ rất hữu ích cho việc kiểm tra sau này, 3) Các loại Biểu đồ kiểm soát Có 2 loại dữ liệu được sử dụng hàng ngày: dữ liệu gồm những giá trị không rời rạc thu được do đo đạc, như là kích thước, trọng lượng, nhiệt độ và điện áp; và dữ liệu gồm những giá trị rời rạc thu được bằng cách đếm tần số xuất hiện, như là những sản phẩm bị lỗi, vết rạn nứt hay những chỗ ghồ ghề. Biểu đồ kiểm soát được coi là thích hợp phụ thuộc vào loại dữ liệu thu mang tính đặc trưng. Biểu đồ kiểm soát mà thường được sử dụng trong công việc hàng ngày được thể hiện trong bảng 12.1 Bảng 12.1 Các loại Biểu đồ kiểm soát Tên Kí hiệu Giá trị không rời rạc o Giá trị trung bình và biểu đồ kiểm soát phạm vi. o Biểu đồ kiểm soát những giá trị được tính riêng biệt. o Biểu đồ kiểm soát phạm vi và trung tuyến X - R X – R x - R Giá trị rời rạc o Biểu đồ kiểm soát sự không phù hợp o Biểu đồ kiểm soát số sản phẩm không phù hợp o Số những điểm khuyết tật trong biểu đồ kiểm soát đơn vị o Biểu đồ kiểm soát số điểm khuyết tật p np u c 1) Biểu đồ kiểm soát X - R Biểu đồ kiểm soát này thường được sử dụng nhất để kiểm tra những giá trị không rời rạc như chiều dài, trọng lượng, thời gian, nhiệt độ hoặc là sự kết hợp của những đại lượng này. Biểu tượng X biểu thị giá trị trung bình của nhóm phụ và biểu tượng R biểu thị phạm vi của nhóm phụ. Do đó, Biểu đồ kiểm soát X được sử dụng để "kiểm tra sự thay đổi giá trị trung bình", trong khi biểu đồ kiểm soát R được sử dụng để kiểm tra bề rộng sự phân nhóm trong từng nhóm con, chính là kiểm tra sự phân tán. Bằng việc sử dụng 2 loại Biểu đồ kiểm soát (cho sự thay đổi giá trị trung bình và cho sự phân tán trong nhóm con) cùng một lúc thì sự thay đổi trong việc phân nhóm có thể quan sát được. Vì vậy ta có thể xác định tương đối dễ dàng sự thay đổi đang xảy ra trong quá trình. 2) Biểu đồ kiểm soát X-R Biểu đồ kiểm soát này dùng để " kiểm tra bằng phương pháp dữ liệu". Nó được sử dụng khi dữ liệu không thể phân chia được vào các nhóm con. Nó không dễ được nhận biết từ biểu đồ rằng liệu có sự thay đổi nào của giá trị trung bình của sự phân tán này hay là không. Từ khi rất ít thông tin có thể thu thập được, nó được sử dụng trong trường hợp đặc biệt khi chỉ có một số liệu trong một ngày, một tuần hay một tháng. 3) Biểu đồ kiểm soát Me-R Biểu đồ này, cũng giống như Biểu đồ kiểm soát X -R, được sử dụng cho "đặc trưng chất lượng của những giá trị không rời rạc". việc tính toán đơn giản bởi vì cần phải đánh dấu trung điểm Me là giá trị của trung tâm dữ liệu khi được sắp xếp theo trật tự về độ lớn. 4) Biểu đồ kiểm soát p và biểu đồ kiểm soát np Những biểu đồ kiểm soát này được sử dụng khi xử lý những giá trị rời rạc, ví dụ, “khi những sản phẩm có thể đếm được” và mỗi sản phẩm có thể được phân loại có thể được phân loại thành sản phẩm tốt và sản phẩm lỗi hoặc có thể được phân thành sản phẩm loại 1 và sản phẩm loại 2. Nói cách khác, khi có r phần của những sản phẩm lỗi và r phần của những sản phẩm loại 2 trong n phần của những sản phẩm được kiểm tra, và do đó tuy những giá trị được diễn tả như là tỷ lệ phế phẩm p và số những sản phẩm lỗi np = r, người ta thường hay sử dụng những biểu đồ kiểm soát p và pn Đối với việc đánh giá số sản phẩm lỗi trong mẫu, thì “khi nào tỷ lệ sản phẩm lỗi hoặc % sản phẩm lỗi chưa biết thì Biểu đồ kiểm soát p được sử dụng”, còn “khi mà số lượng sản phẩm lỗi trong mẫu vẫn còn là dấu hỏi thì Biểu đồ kiểm soát np được sử dụng”. Đó là, nếu cỡ của các nhóm con, tức là số mẫu trong mỗi nhóm con, là không đổi, sẽ thuận tiện khi sử dụng biểu đồ kiểm soát pn, Khi cỡ của mẫu khác nhau thì biểu đồ kiểm soát p hay được dùng hơn. 5) Biểu đồ kiểm soát u, Biểu đồ kiểm soát c Những Biểu đồ kiểm soát này được sử dụng khi xử lí những giá trị rời rạc; đó là “khi mà số những điểm bị lỗi được phát hiện trong một đơn vị của sản phẩm(ví dụ như trong 1 sản phẩm được lắp đơn chiếc, một bộ phận đơn lẻ, một đơn vị chiều dài hay một đơn vị diện tích)” vẫn còn là dấu hỏi. “Số những điểm bị lỗi trong mẫu” được biểu thị bằng kí hiệu c và “số những điểm bị lỗi trong mỗi đơn vị diện tích và đơn vị kích thước” thì được biểu thị bằng kí hiệu u. Số những điểm bị lỗi có nghĩa là, chẳng hạn, số những vết nứt trên 1 bản sắt, những lỗ đinh trên lớp mạ, những điểm hàn bị lỗi trong 1 cái radio, vv…. Khi kích thước n của mỗi phân nhóm không phải là bất biến thì Biểu đồ kiểm soát u được sử dụng. Về mặt này Biểu đồ kiểm soát c tương tự như Biểu đồ kiểm soát np và Biểu đồ kiểm soát u tương tự như biểu đồ kiểm soát p. 12.2 Cách lập một Biểu đồ kiểm soát Một sự diễn giải chi tiết về cách tạo một Biểu đồ kiểm soát được trình bày dưới đây: Sẽ thật đơn giản nếu dữ liệu chỉ được sưu tập và ghi chép lại, nhưng sẽ tốn nhiều thời gian để gán chúng vào một Biểu đồ kiểm soát là thứ có lợi ích thiết thực để điều hành công việc trong một phân xưởng. Biểu đồ kiểm soát khác với một biểu đồ bình thường ở những điểm sau:  Biểu đồ kiểm soát có những đường kiểm tra để phán đoán là liệu hình dạng của đường biểu diễn đồ thị có bình thường hay là không.  Số liệu được sắp xếp bằng cách chia vào các lớp (được gọi là các nhóm con) Ghi nhớ những điểm này rất quan trọng khi học cách tạo Biểu đồ kiểm soát. Trong phần này, thủ tục để lập Biểu đồ kiểm soát và những chú ý đơn giản rất cần được giải thích. (1) Thủ tục tạo giá trị trung bình và Biểu đồ kiểm soát phạm vi (Biểu đồ kiểm soát X -R) Bởi vì Biểu đồ kiểm soát X -R đưa ra nhiều thông tin về tình trạng công việc hơn bất cứ một loại Biểu đồ kiểm soát nào khác, nó được sử dụng rất thường xuyên. Biểu đồ kiểm soát X chủ yếu biểu thị sự thay đổi giá trị trung bình của việc phân loại. trong khi Biểu đồ kiểm soát R chủ yếu biểu thị bề rộng của sự phân loại, đó chính là sự thay đổi trong sự phân tán. Nói chung, hai biểu đồ kiểm soát này được sử dụng thành một bộ. Bước 1 Thu thập số liệu. Thu thập 100 hoặc nhiều hơn nữa những số liệu gần đây nhất về đặc trưng mà nó đưa ra những thông tin quan trọng nhất về công việc sẽ đặc biệt đánh giá nếu sưu tập càng nhiều số liệu (ví dụ 200 hoặc 300 số liệu) càng tốt để phục vụ cho việc phân tích quá trình công việc. Cần phải làm rõ ràng lịch sử của số liệu và lịch sử của lô. Cũng nên thiết kế một biểu mẫu bảng số liệu để dễ dàng tổng kết. Thậm chí khi không có nhiều số liệu như trên, biểu đồ kiểm soát cũng nên được lập tạm thời, Đến khi mà thu thập được nhiều số liệu hơn sau này thì phân tích lại một lần nữa bằng cách nhập thêm số liệu đầu vào. [Ví dụ] Những số liệu sau thu được từ thiết bị máy móc tương tự được sử dụng trong quá trình sản xuất liên tục, bằng cách lấy ra 5 mẫu thử trong 5 lần 1 ngày rồi tiến hành đo đạc và sắp xếp số liệu theo trật tự thời gian, 3.1 4.2 3.1 2.5 3.1 3.5 3.5 4.5 3.4 3.8 3.5 2.7 3.5 3.5 2.8 3.2 3.7 4.0 3.8 3.8 4.5 3.5 2.1 3.7 3.2 4.7 3.5 4.0 2.9 3.4 3.6 3.8 3.2 4.2 3.0 4.8 4.4 3.5 3.7 4.5 4.1 3.4 3.5 3.8 3.8 5.0 6.0 3.5 5.3 4.6 2.8 2.4 2.9 3.5 3.0 4.9 3.9 4.0 3.5 4.3 3.4 4.5 3.5 3.9 4.0 4.1 4.0 3.5 3.3 4.0 5.1 4.4 3.3 4.1 3.5 5.0 3.4 3.0 3.5 3.8 2.9 4.5 3.0 2.8 4.2 3.4 3.7 3.2 3.3 3.7 3.5 2.4 4.2 2.3 3.7 3.8 3.8 5.2 3.9 4.4 Bước 2 Chia số liệu vào các nhóm con ( tham khảo mục 12.3, (3), Phân nhóm và Phân tầng) ① Chia những số liệu thu thập được thành những phần chia từ 3 đến 6 số liệu. Mỗi phần chia như thế được gọi là một “nhóm con”. Số những dữ liệu bao gồm trong một nhóm con được gọi là “cỡ nhóm con” và được kí hiệu chung là “n”. Số những nhóm con thu thập được bằng cách chia toàn bộ dữ liệu được gọi là: “số những nhóm con” và được kí hiệu chung bẵng chữ “k”. ② Mỗi nhóm con nên có cùng cỡ nhóm con. ③ Mỗi nhóm con thích hợp có cỡ là n = 2 ÷ 10, nhưng nói chung thường sử dụng n = 4 hoặc n = 5 [Ví dụ] Trong ví dụ này, 5 số liệu được xem như một nhóm con và có 20 nhóm con được lập. Cỡ nhóm con n = 5 Số nhóm con k = 20 Bước 3 Ghi lại số liệu vào cột số liệu Sẽ rất thuận tiện nếu dữ liệu được ghi trực tiếp vào mẫu đã lập sẵn. Sao chép số liệu từ bản gốc, như là một báo cáo hàng ngày, thì là một công việc rắc rối và rất có thể gây ra nhiều lỗi. Số liệu 1 2 3 4 5 X R 3.1 4.2 3.1 2.5 3.1 3.5 2.7 3.5 3.5 2.8 4.5 3.5 2.1 3.7 3.2 3.6 3.8 3.2 4.2 3.0 Bước 4 Tính toán giá trị trung bình X Tính tổng của mỗi số liệu trong mỗi nhóm con và chia chung cỡ nhóm con n X1+X2+..........+Xn X = = (∑ X )/n n Lấy giá trị trung bình X lùi 2 số sau dấu phẩy của những giá trị tính được và 2 số này được làm tròn đến một số bằng cách đếm số cuối của 5 số hoặc nhiều hơn là 10 và bỏ đi phần còn lại [Ví dụ] Giá trị trung bình trong nhóm con số 1 1X = (3.1 + 4.2 + 3.1 + 2.5 + 3.1) /5 = 3.20 Số liệu 1 2 3 4 5 X R 3.1 4.2 3.1 2.5 3.1 3.20 3.5 2.7 3.5 3.5 2.8 3.20 4.5 3.5 2.1 3.7 3.2 3.40 3.6 3.8 3.2 4.2 3.0 3.56 Bước 5 Tính toàn bộ giá trị trung bình của X Tính tổng giá trị trung bình của X cho mỗi nhóm con và chia nó cho số của nhóm con k X 1 + X 2 + .......... + X k ∑ X X = = k k Tính giá trị của x lùi 2 số sau dấu phẩy của những giá trị tính được. [Ví dụ] 3.20 + 3.20 +…………+ 4.22 Giá trị trung bình toàn bộ x = = 3.708 20 Bước 6 Tính khoảng của R trong mỗi nhóm con Tìm khoảng R của mỗi nhóm con bằng cách lấy giá trị lớn nhất trừ đi giá trị nhỏ nhất trong mỗi nhóm con R = (Giá trị lớn nhất trong mỗi nhóm con) – (Giá trị nhỏ nhất trong mỗi nhóm con) Khoảng R luôn luôn có giá trị dương. [Ví dụ] Khoảng R trong nhóm con 1: R = 4.2 – 2.5 = 1.7 Số liệu 1 2 3 4 5 x R 3.1 4.2 3.1 2.5 3.1 3.20 1.7 3.5 2.7 3.5 3.5 2.8 3.20 0.8 4.5 3.5 2.1 3.7 3.2 3.40 2.4 3.6 3.8 3.2 4.2 3.0 3.56 1.2 Bước 7 Tính giá trị trung bình R của khoảng R Tính tổng khoảng R trong mỗi nhóm con và chia cho số lượng nhóm con k để tìm ra giá trị trung bình R của các khoảng. R = (R1+R2+..........+Rk)/ k =∑R / k Tính giá trị trung bình R lùi 2 số sau dấu phẩy của giá trị tính được. (Tuy nhiên khi nhập giá trị trung bình R vào biểu đồ kiểm soát R, có thể lấy lùi xuống 1 số sau dấu phẩy của giá trị tính được,) [Ví dụ] Giá trị trung bình của mỗi phạm vi R = (1.7+0.8+…………+1.4)/20 = 1.400 Bước 8: Tính toán đường kiểm tra cho biểu đồ kiểm soát x . Để xác định những đường kiểm tra cho biểu đồ kiểm soát x thì sử dụng các công thức sau: Đường trục: CL = X Giới hạn kiểm tra trên UCL = X + A2 R Giới hạn kiểm tra dưới LCL = X - A2 R Trong những công thức trên, kí hiệu A2 là hệ số được sử dụng để tìm giới hạn kiểm tra 3-sigma cho giá trị trung bình x bằng cách sử dụng khoảng R . Giá trị A2 được xác định rõ theo cỡ nhóm con n và được biểu diễn ở bảng 12.2 Bảng 12.2 Hệ số cho biểu đồ kiểm soát x – R n A2 D3 D4 2 1.880 - 3.267 3 1.023 - 2.575 4 0.729 - 2.282 5 0.577 - 2.115 6 0.483 - 2.004 7 0.419 0.076 1.924 8 0.373 0.136 1.864 9 0.337 0.184 1.816 10 0.308 0.223 1.777 Ngoại trừ trong một số trường hợp đặc biệt, những đường giới hạn kiểm tra của biểu đồ kiểm soát x sẽ đối xứng với đường trục. Tính giá trị của UCL và LCL cho biểu đồ kiểm soát x lùi 2 số sau dấu phẩy của các giá trị tính được. [Ví dụ] Đầu tiên CL = x = 3.708 Sau đó, tìm bề rộng của giới hạn kiểm tra, A2 R Theo bảng 9.2, A2 = 0.577 với n = 5 Do đó, A2R = 0.577 x 1.400 = 0.8078 ÷ 0.808 Cộng giá trị A2 R vào giá trị x và trừ giá trị A2 R từ giá trị x UCL = x + A2R = 3.708 + 0.808 = 4.516 LCL = x - A2 R = 3.708 – 0.808 = 2.900 Bước 9: Tính đường kiểm tra cho biểu đồ kiểm soát R Xác định những đường kiểm tra cho biểu đồ kiểm soát R sử dụng công thức sau Đường trục : CL = R Giới hạn kiểm tra trên: UCL = D4 R Giới hạn kiểm tra dưới: LCL = D3 R Trong công thức trên D4 và D3 là những hệ số được sử dụng để tìm ra những giới hạn kiểm tra 3-sigam cho hàng R bằng việc sử dụng giá trị trung bình R . Những giá trị D4 và D3 được xác định theo cỡ nhóm con n và được thể hiện ở bảng 12.2. Giống như đối với những giá trị của UCL và LCL cho biểu đồ kiểm soát, những số có nghĩa của chúng nên được tính toán lùi xuống 1 số phía dưới những số của hàng R, đó chính là những số tính toán được, Khi cỡ nhóm con n = 2 ~ 6 thì giới hạn kiểm tra thấp hơn không được tính đến, và bề rộng giữa UCL với CL lớn hơn bề rộng giữa CL và đường trục [Ví dụ] Đầu tiên, CL= R = 1.400 Sau đó, tìm giá trị D4 và D3 Theo bảng 12.2, với n = 5, D4 = 2,115 D3 = 0,000 Do đó: UCL = D4 R = 2.115 x 1.400 = 2.961 ÷ 2.96 LCL = 0.000 Bước 10 Vẽ những đường kiểm tra Thang của giá trị trung bình X nên được đặt dọc theo phần trên của trục thẳng đứng về phía trái của biểu đồ kiểm soát và thang của khoảng R thì nên được đặt phía dưới của trục đó. Thang của số nhóm ( thời gian, thứ tự...) thì nên được đặt dọc theo trục nằm ngang sao cho giá trị trung bình X và khoảng R tương xứng với nhau. Đối với cả 2 biểu đồ kiểm soát X và R, tỷ lệ kích thước nên được sắp xếp sao cho bề rộng của những giới hạn kiểm tra , đó là bề rộng của những đường kiểm tra trên và dưới là 20 đến 30mm, và khoảng cách giữa mỗi nhóm con vào khoảng 3 đến 5mm. Mỗi đường trục nên được vẽ bằng nét liền ( ) và những đường giới hạn kiểm tra nên vẽ bằng đường nét đứt (- - - ). Nếu những đường giới hạn kiểm tra bị kéo dài (để tương ứng với trình tự công việc) thì những đường giới hạn kiểm tra kéo dài đó nên vẽ bằng những đường chấm – gạch (____.____ ) Hình 12.2. Ví dụ của bước 10 và 11 Vòng tròn đỏ Bước 11 Đánh dấu những giá trị của X và R cho mỗi nhóm con theo trật tự của số nhóm con, lần lượt đánh dấu giá trị trung bình x trên biểu đồ kiểm soát X và phạm vi trên biểu đồ kiểm soát R. Những điểm X và R của cùng nhóm con được đánh dấu trên cùng một đường thẳng đứng. Khi thực hiện việc này  Điểm X được đánh dấu bằng dấu chấm (.) và điểm R được đánh dấu bằng chữ x  Nếu có bất cứ điểm nào nằm ngoài đường giới hạn, đánh dấu màu đỏ  Nối mỗi điểm đánh dấu bằng 1 đường thẳng theo thứ tự số nhóm con Bước 12. Ghi lại những mục cần thiết khác Để sao cho biểu đồ kiểm soát quan sát được dễ dàng và những lỗi nằm trong sự phán đoán có thể tránh được, thì hãy ghi lại tất cả những mục có liên quan sau: (1) tên của biểu đồ kiểm soát ; (2) mục kiểm soát (đặc tính được kiểm soát); (3) tên quá trình; (4) tên sản phẩm; (5) những thông số kỹ thuật; (6) đơn vị đo; (7) phương pháp lấy mẫu; (8) cỡ nhóm con, (9) tên người chịu trách nhiệm kiểm soát,.v.v. (2) Biểu đồ kiểm soát tỷ lệ phế phẩm (p) Biểu đồ kiểm soát p có thể được lập đơn giản hơn biểu đồ kiểm soát X - R. Ở đây, việc diễn giải cách lập biểu đồ kiểm soát p sẽ được đưa ra theo thứ tự các bước làm giống như trong trường hợp của biểu đồ kiểm soát X -R. Sự khác nhau trong việc cấu thành giữa 2 biểu đồ kiểm soát này là sẽ được làm rõ khi nó được đối chiếu với biểu đồ kiểm soát X -R. Các bước thực hiện được sử dụng khi cỡ nhóm con là bất biến và khi cỡ nhóm con thay đổi sẽ được mô tả. 1) Cách lập biểu đồ kiểm soát p (khi cỡ nhóm con không đổi) Bước 1 Thu thập số liệu Thu thập những dữ liệu là những giá trị rời rạc được phân thành loại sản phẩm t