Nếu dữliệu sinh ra là đểngười ta tin, mà đúng là phải nhưvậy, thì Việt Nam đang
trong thời kỳcó những tin tức tốt đẹp khác thường. GDP thực đã và đang tăng trưởng ở
mức 7% hoặc hơn trong vài năm qua.
1
Xuất khẩu đang tăng một cách mạnh mẽ, tới 70%
kểtừnăm 2000. FDI cũng đang tăng và sẽxê dịch trong khoảng 4 tỉ đô-la trong năm tới,
tăng thêm 20% so với mức vốn đã rất cao của năm 2004. Đưa mức FDI bình quân đầu
người của Việt Nam xấp xỉvới Trung Quốc! Nghèo đói ởViệt Nam năm 2003 theo báo
cáo đã giảm xuống dưới mức 30% so với 58% vào năm 1993.
2
Ngay cảmức tăng trưởng
trởlại của dân sốvới mức 1,5% một năm cũng có thể được xem là dấu hiệu cho thấy
người dân lạc quan và khấm khá hơn. Một điều chắc chắn là các tiêu chí giáo dục nhưsố
học sinh đi học đã và đang được cải thiện, và tiêu chí y tếnhưmức tửvong của dân số
đang giảm đi. Mặc dù lạm phát năm 2004 đạt đến đỉnh điểm gần 10%, sự ổn định kinh tế
vĩmô nhìn chung được đảm bảo với các khoản thâm hụt của chính phủnằm trong tầm
kiểm soát và tỉgiá hối đoái ổn định so với đồng Đô-la.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu dương và suy ngẫm: Kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỂU DƯƠNG VÀ SUY NGẪM:
KINH TẾ VIỆT NAM BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI
CENTER FOR BUSINESS AND GOVERNMENT TEL: (617) 495-1134
79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138 Fax: (617) 496-5245
VIETNAM PROGRAM David_Dapice@harvard.edu
BIỂU DƯƠNG VÀ SUY NGẪM:
KINH TẾ VIỆT NAM BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI
Giáo sư David Dapice
CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM, TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KENNEDY
VÀ ĐẠI HỌC TUFTS
Tháng 11 năm 2004
2
Mở đầu
Nếu dữ liệu sinh ra là để người ta tin, mà đúng là phải như vậy, thì Việt Nam đang
trong thời kỳ có những tin tức tốt đẹp khác thường. GDP thực đã và đang tăng trưởng ở
mức 7% hoặc hơn trong vài năm qua.1 Xuất khẩu đang tăng một cách mạnh mẽ, tới 70%
kể từ năm 2000. FDI cũng đang tăng và sẽ xê dịch trong khoảng 4 tỉ đô-la trong năm tới,
tăng thêm 20% so với mức vốn đã rất cao của năm 2004. Đưa mức FDI bình quân đầu
người của Việt Nam xấp xỉ với Trung Quốc! Nghèo đói ở Việt Nam năm 2003 theo báo
cáo đã giảm xuống dưới mức 30% so với 58% vào năm 1993.2 Ngay cả mức tăng trưởng
trở lại của dân số với mức 1,5% một năm cũng có thể được xem là dấu hiệu cho thấy
người dân lạc quan và khấm khá hơn. Một điều chắc chắn là các tiêu chí giáo dục như số
học sinh đi học đã và đang được cải thiện, và tiêu chí y tế như mức tử vong của dân số
đang giảm đi. Mặc dù lạm phát năm 2004 đạt đến đỉnh điểm gần 10%, sự ổn định kinh tế
vĩ mô nhìn chung được đảm bảo với các khoản thâm hụt của chính phủ nằm trong tầm
kiểm soát và tỉ giá hối đoái ổn định so với đồng Đô-la.
Vậy có điều gì chưa hài lòng? Một đất nước đang tăng trưởng nhanh chóng với mức
nghèo đói và tỷ lệ tử vong đang giảm đi, trong khi đầu tư và xuất khẩu đều gia tăng, có vẻ
như hoàn toàn đi đúng hướng. Xét theo nhiều khía cạnh thì đúng là như vậy. Nhưng theo
một số khía cạnh khác thì không phải vậy. Bài viết này xem xét một số vấn đề mà một nhà
lãnh đạo của Việt Nam hoặc một nhà phân tích chính sách quan tâm đến Việt Nam có thể
phải băn khoăn.
Luồng vốn chảy vào hay tính hiệu quả?
Mức tăng trưởng hơn 7% là rất tốt, nhưng cũng nên được xem xét đối chiếu với các
luồng vốn nước ngoài chảy vào ở mức rất cao. Năm 2004, doanh thu ròng từ dầu lửa đạt
gần 5 tỉ đô-la; kiều hối sẽ nằm trong khoảng 3-4 tỉ đô-la; FDI sẽ vượt 3 tỉ đô-la; và ODA
sẽ đạt 2 tỉ đô-la. Nếu chúng ta giả định GDP là 40 tỉ đô-la thì các luồng vốn vào chiếm hơn
30% GDP! Điều này gần bằng với lượng đầu tư ước tính và cho thấy một tỉ lệ tiết kiệm rất
thấp từ nguồn thu nhập không phải từ dầu mỏ. Khó có thể biết được mỗi ống xy lanh này
sẽ tiếp tục bơm vốn vào Việt Nam bao lâu nữa, nhưng thường thì một số sẽ ngưng hoặc
chậm lại, ít ra là theo nghĩa tương đối. Đến lúc đó, mức tiết kiệm thấp và sự thiếu vắng
một hệ thống tài chính có khả năng điều phối một cách hiệu quả các khoản tiết kiệm cho
các doanh nghiệp và công trình đầu tư hợp lý, sẽ trở thành một trở ngại lớn.
Dấu hiệu rõ nhất về tính phi hiệu quả ở cấp độ vĩ mô xuất phát từ tỉ số vốn/sản lượng.
Tỉ số này bằng mức đầu tư trên GDP (I/GDP) chia cho tốc độ tăng trưởng GDP thực. Với
I/GDP vào khoảng 32% kể từ năm 2000 và mức tăng trưởng GDP đạt 6,7% một năm, phải
mất gần 5 đơn vị vốn để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng. So sánh con số này với các giá trị
bằng 3 hay thấp hơn của Đài Loan hay Hàn Quốc trong thời kỳ các nước này tăng trưởng
nhanh chóng. Ví dụ Đài Loan đã tăng trưởng 11% một năm từ 1963-73 trong khi đầu tư
chỉ đạt bình quân 23% GDP. Điều đó có nghĩa là chỉ cần 2 đơn vị đầu tư để có một đơn vị
tăng trưởng! Do đó, nhìn từ cấp độ này thì câu hỏi không phải là tại sao Việt Nam phát
1 Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính GDP thấp hơn số liệu chính thức nhưng lại cao hơn con số của IMF,
và các số liệu này được sử dụng trong bài. Tăng trưởng GDP thực bình quân giai đoạn 2001-2004 là 6,7%.
2 Thống kê xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn 1998-2000 và 2001-2003, ấn bản của MOLISA và GTZ, Hà
Nội, 2004, tr. 42-43. Định nghĩa nghèo đói trên là của Việt Nam, tương ứng với phần chi tiêu lương thực –
thực phẩm đảm bảo 2100 calories/ngày cộng với các khoản chi tiêu khả dĩ khác cho các mặt hàng phi lương
thực. Kết quả cho thấy ước tính thực trạng nghèo đói thấp hơn kết quả từ phương pháp 2 đô-la một ngày mà
Ngân hàng Thế giới sử dụng, nhưng cũng không hẳn là thiếu chính xác. Xem Báo cáo Phát triển Việt Nam
2004, Nghèo đói của Ngân hàng Thế giới. Tỉ lệ nghèo đói “lương thực” là thấp hơn 10%.
3
triển nhanh như vậy và đạt mức tăng trưởng 7%, mà là tại sao Việt Nam không tăng
trưởng nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng đó?
Chắc chắn có thể tìm ra câu trả lời trong cách thức phân bổ đầu tư. Đầu tư nhà nước
được phân bổ chiếm hơn 50% tổng đầu tư, và tỉ lệ này thật sự đã gia tăng từ giữa những
năm 90. Nhiều dự án đầu tư công được chọn lựa kém, được thực hiện theo tiêu chuẩn quá
cao hay chỉ đơn giản là quá tốn kém do tham nhũng. Có nhiều ước tính chính thức về mức
độ thất thoát, nhưng nhìn chung là từ 20% trở lên trong đầu tư công. Thêm vào đó là sự
“lãng phí” – việc xây dựng những dự án không cần thiết hoặc hào nhoáng. Vốn vay ngân
hàng đa số vẫn chảy vào các doanh nghiệp nhà nước và được sử dụng một cách kém hiệu
quả. Thị trường chứng khoán là một cơ chế rút lui được kiểm soát chặt chẽ dành cho các
doanh nghiệp nhà nước. Đa số người dân Việt Nam đổ tiền vào nhà ở và đất đai – trong
khi giá đất bên ngoài các thành phố chính lại đang tiến gần đến hoặc ngang bằng giá đất ở
Nhật, dù rằng thu nhập bình quân của Việt Nam chỉ bằng 5% của Nhật ngay cả khi đã điều
chỉnh theo sức mua. Nếu không, họ sẽ chi rất nhiều tiền để đưa con cái vào đào tạo trong
một hệ thống giáo dục (ngoài công lập) có chất lượng, thường là ở nước ngoài. Đây là
thực tế mặc dù đã có một số lượng rất lớn doanh nghiệp khởi sự kể từ năm 2000 khi Luật
Doanh nghiệp cho phép đăng ký kinh doanh mới trên qui mô kinh tế hộ gia đình. Nhiều
doanh nghiệp có mức đầu tư trên đầu người rất thấp và ít khi sử dụng các ngân hàng.
Đã có nhiều nỗ lực nhằm ước tính tăng trưởng “năng suất tổng hợp các yếu tố sản
xuất” hay hiệu quả của vốn và lao động ở Việt Nam. Do chỉ có những ước tính thiếu ổn
định về giá trị thị trường của tổng vốn, được đặt trong một hệ thống kinh tế khác biệt,
người ta có thể ước tính một cách tùy tiện, nhưng khả dĩ, rằng tổng vốn đang gia tăng với
tốc độ 10-11% một năm, lao động (chưa được điều chỉnh theo mức độ cải thiện về kỹ
năng) là 2% một năm, và mỗi yếu tố sản xuất này chiếm ½ tổng sản lượng. Trong trường
hợp đó, hầu như tất cả tăng trưởng đều xuất phát từ sự gia tăng yếu tố đầu vào chứ không
phải nhờ lợi ích về hiệu quả. Các giả định khác, như chỉ có một phần khá thấp của thu
nhập được chuyển thành vốn, sẽ giúp nâng cao mức đóng góp của tính hiệu quả lên
khoảng 1% một năm, hay 15% tổng mức tăng trưởng. Dù trong trường hợp nào thì đây
cũng không phải là một tỉ số gây ấn tượng.
Tương lai chưa hoàn thành?
Những thành công đáng phấn khởi trong quá khứ khó có thể được tiếp tục phát huy
một cách dễ dàng nếu chỉ dựa vào sự gia tăng to lớn của các yếu tố đầu vào. Khi tổng số
vốn tăng lên, việc gia tăng sản lượng sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn nếu chỉ bổ sung
thêm vốn ròng mà không đưa thêm công nghệ mới vào để làm tăng hiệu quả. Khi tỷ lệ dân
số lớn tuổi ngày càng tăng lên (lão hóa dân số), sự gia tăng số người gia nhập lực lượng
lao động sẽ chậm dần, trừ khi có thể kéo thêm nhiều lao động được đào tạo đúng cách ra
khỏi công việc đồng áng để tham gia vào những công việc có năng suất cao hơn ở nơi
khác. Như vậy tương lai sẽ là gì?
Vấn đề đầu tiên không chỉ là khi nào gia nhập WTO, mà là gia nhập theo điều kiện
nào, và mức độ tuân thủ những điều kiện này đến đâu. Nhìn chung có hai quan điểm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, mặc dù việc trở thành thành viên của WTO là điều mong
muốn, quan trọng nhất vẫn là cho phép các doanh nghiệp và định chế của Việt Nam điều
chỉnh từ từ theo những yêu cầu của tổ chức này. Theo quan điểm đó, thì sự trì hoãn sẽ
được ưu tiên hơn việc gấp rút gia nhập. Sự trì hoãn đó cũng tính đến những đầu tư “chiến
lược” vào các ngành công nghiệp nặng hoặc có triển vọng, và không chỉ lệ thuộc vào
ngành công nghiệp nhẹ mà thôi. Trong kịch bản này, ngân hàng và các dịch vụ khác liên
quan sẽ không bị thúc ép quá mạnh hoặc quá nhanh chóng thay đổi. Quan điểm kia cho
rằng Việt Nam sẽ mất nhiều hơn được nếu trì hoãn gia nhập WTO sau 2005. FDI sẽ ghi
4
nhận sự chậm chân này và không chỉ riêng hàng may mặc mà các sản phẩm khác cũng sẽ
chịu tổn thất nếu Việt Nam là một trong vài nước trên thế giới không tham gia vào tổ chức
thương mại này. Hơn nữa, theo những nguyên tắc của WTO, các loại thuế quan ngớ ngẩn
và có lẽ là bất hợp pháp, chẳng hạn thuế do Mỹ áp đặt lên mặt hàng tôm, sẽ dễ dàng được
hóa giải hay giảm bớt nếu là thành viên của WTO, vì đơn giản là dễ được xếp vào nền
kinh tế thị trường hơn. Các nhà lãnh đạo Việt Nam nói họ kỳ vọng sẽ gia nhập WTO vào
năm 2005, nhưng với ưu thế đang nghiêng về phía quan điểm hoài nghi, chưa rõ quyết tâm
này có được thực hiện hay không.
Ngay cả khi Việt Nam gia nhập vào WTO năm 2005, rất có thể sẽ có một số biến động
nghiêm trọng trong nền kinh tế thế giới vài năm tới. Có khả năng đồng đô-la sẽ sụp đổ và
xảy ra suy thoái ở Mỹ, các áp lực bảo hộ gia tăng ở những nước đối mặt với đồng đô-la
đang siêu rẻ và hàng xuất khẩu Trung Quốc, và sau đó là suy thoái ở Nhật và châu Âu.
(Tăng trưởng GDP trong quí vừa qua ở Đức và Nhật gần bằng 0). Trong điều kiện như
vậy, Việt Nam có thể trông đợi gì và sẽ làm gì? Điều kiện hiện tại của Việt Nam mang
một khía cạnh tích cực là, Việt Nam là một nước nhỏ so với thị trường thế giới, đa dạng về
lãnh thổ và hàng hóa, và đã chứng tỏ được khả năng thay đổi sản lượng một cách linh hoạt
theo hướng tăng hay giảm tùy theo điều kiện thị trường. Đây có lẽ là hoàn cảnh tốt nhất
cần có để đối phó nếu nền kinh tế thế giới sắp có một số biến động. Khi đó việc tìm ra
những sản phẩm mới (va li, hàng nội thất, phần mềm hay thực phẩm hữu cơ) sẽ dễ hơn và
bất kỳ sản phẩm nào cũng có thễ trở thành một quan trọng trong hoạt động tổng thể nếu so
với một nước như Trung Quốc, vốn đã có khối lượng xuất khẩu gấp hơn 20 lần và là một
nước lớn so với nhu cầu thế giới.
Khả năng Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn và duy trì được vị trí này để thu hút
FDI tạo giá trị sẽ rất quan trọng để vượt qua được những biến động đó. Cần phải có điều
gì để tiếp tục gia tăng tính hấp dẫn? Thứ nhất, chúng ta phải nhận thức rõ về mức độ các
luồng FDI thực tế đổ vào. Có nhiều thước đo khác nhau, một số tính đến đất đai hoặc
những đóng góp của phía đối tác trong nước. Số khác, chẳng hạn như số liệu cán cân
thanh toán từ IMF thì chỉ xét đến vốn mang từ ngoài vào. Cách tính sau thấp hơn nhiều so
với cách tính trước. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam tính gộp [một cách đúng đắn] cả khoản
tái đầu tư từ lợi nhuận của FDI hiện hữu, cũng như FDI mới để tính tổng số vốn chảy vào.
Tuy nhiên, phần lớn số tái đầu tư này đơn thuần chỉ bù đắp được phần khấu hao của FDI
đã thực hiện trước đó và không phải là sự gia tăng tổng vốn. Vốn khấu hao hàng năm cần
được bù đắp vào khoảng 2 tỉ đô-la so với tổng số FDI được thực hiện năm 2004 là 3 tỉ đến
3,5 tỉ đô-la. Ngay cả việc cho rằng Việt Nam có mức FDI bình quân đầu người ngang
bằng với Trung Quốc cũng là sai lệch. Có nên so sánh Việt Nam với một tỉnh duyên hải
hơn là với vùng Nội Mông của Trung Quốc? Tỉnh Quảng Đông với cùng tổng số dân và
trình độ giáo dục như Việt Nam, mỗi năm tiếp nhận khoảng 15 tỉ đô-la FDI và thu về hơn
100 tỉ đô-la xuất khẩu hàng công nghiệp. Liệu con số này, hay thậm chí một nửa của con
số này, có phải là chỉ số so sánh tốt hơn là so với toàn bộ Trung Quốc không?
Nhưng điều gì sẽ thu hút nhiều FDI “tốt” hơn? Có nhiều ý kiến khác nhau. Những ý
kiến thiên về chính sách công nghiệp kiểu Hàn Quốc trước đây ưu tiên chọn bảo hộ và trợ
cấp của nhà nước, nhưng có ít bằng chứng cho thấy bảo hộ giúp mang lại FDI ‘tốt” ở Việt
Nam. Thị trường nội địa thì nhỏ và có ít lý do thuyết phục để đưa công nghệ tốt nhất vào –
có lẽ người ta đưa sang Trung Quốc thì tốt hơn. FDI định hướng xuất khẩu có thể là lựa
chọn tốt hơn, vì thị trường lúc đó là cả thế giới. Điều gì giúp thu hút FDI định hướng xuất
khẩu? Anh ninh và ổn định chính trị đóng vai trò rất lớn. Cần có những cơ sở tiện ích tốt
như dịch vụ điện thoại và vận tải với giá cả hợp lý. Thủ tục ít phiền hà và những quyết
định nhanh chóng thường được đánh giá cao. Cần có lao động lành nghề hay ít ra là có thể
đào tạo được và siêng năng. Nên có cơ chế thuê mướn và sa thải lao động thoáng và thuế
5
thu nhập hợp lý. Giải tỏa các mối quan ngại bằng qui trình khiếu kiện công bằng khi có bất
đồng ý kiến. Cần thiết lập mạng lưới các nhà cung ứng nội địa để duy trì chi phí thấp và
giảm thời gian đáp ứng đơn hàng.
Chú ý rằng đất đai và lao động giá rẻ là tốt nhưng không quan trọng. Điều quan trọng
là tổng chi phí phải thấp. Tỉnh nào chào mời đất đai và lao động giá rẻ nhưng có bộ máy
quản lý nhà nước yếu kém thì sẽ không thu hút được những doanh nghiệp cần có những
quyết định nhanh chóng và sự đảm bảo rằng việc giải quyết những vấn đề chính đáng sẽ
không bị trì hoãn, vòi vĩnh và cứng nhắc. Một hệ thống pháp luật tốt hay ít nhất một hệ
thống quản lý nhà nước hòa nhã và có năng lực là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư lâu
dài có thiện chí. Nếu không có hệ thống tài chính trong nước để tài trợ cho các doanh
nghiệp tư nhân, thì sẽ khó phát triển “cụm” các nhà cung ứng nội địa hơn. Nhìn xa hơn các
vấn đề cung ứng trước mắt, nhà đầu tư nước ngoài thường an tâm hơn khi ở địa phương
cũng có những doanh nghiệp tư nhân với qui mô kha khá, có cùng mối quan tâm và sẽ
thúc đẩy những chính sách tương tự.
Năm 2002, có 5 công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân và 7 công ty cổ phần tư nhân với
ít nhất 500 tỉ đồng tiền vốn. Ở một đất nước có 80 triệu dân với 40 tỉ đô-la GDP, thì 12
công ty tư nhân với số vốn 33 triệu đô-la hoặc hơn chỉ có thể được xem là khiêm nhường.
(Đã có 121 doanh nghiệp nhà nước có qui mô vốn tương tự và 11 công ty cổ phần có vốn
nhà nước – tức là nhiều hơn gấp 10 lần). Còn có 116 công ty đầu tư nước ngoài với hơn 33
triệu đô-la vốn, nhưng chỉ một nửa số này là 100% của nước ngoài. Một công ty 100%
vốn nước ngoài thường có khuynh hướng chuyển giao công nghệ và hoạt động với bộ máy
quản lý hiệu quả hơn là một liên doanh nước ngoài với doanh nghiệp nhà nước.
Tóm lại, điều Việt Nam cần phải làm để tiếp tục nâng cấp công nghệ và từ đó là nền
kinh tế của mình chính là điều mà các nước thành công khác đã làm. Phát triển những
doanh nghiệp và các khu vực ngành mang tính cạnh tranh. Thôi không nghĩ đến những
mục tiêu sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng hay ngành kỹ thuật mà nên chú trọng
vào năng suất và lợi nhuận. Nên đầu tư ngân sách nhà nước vào việc hấp thụ công nghệ và
kỹ năng hơn là tư liệu máy móc hay các nhà máy. Nên mở cửa hơn nữa hệ thống tài chính
để những doanh nghiệp tư nhân thật sự có triển vọng có thể tiếp nhận được vốn tài trợ.
Hãy để cạnh tranh đóng vai trò lớn hơn, sử dụng thị trường để rèn luyện các giám đốc
doanh nghiệp. Không nên để mặc mọi thứ cho thị trường mù quáng quyết định, nhưng
cũng không nên quy định cứng nhắc những sản phẩm, nhà máy và công nghệ mà các
doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Nếu các doanh nghiệp nhà nước được tạo ra, nhất định
họ có xu hướng chèn ép những doanh nghiệp khác trong thị trường nội địa. Ở thị trường
xuất khẩu, đa số doanh nghiệp nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận
nếu không được phân bổ hạn ngạch, vốn vay giá rẻ, các hợp đồng với nhà nước và cấp đất
miễn phí.
Thật khó thay đổi khi đang trong thời kỳ vàng son
Những điều đó nghe thì dễ nhưng chắc chắn là rất khó thực hiện. Nhiều quan chức
lãnh đạo các tỉnh và bộ ngành vẫn còn tư duy và làm việc theo kiểu cũ. Họ tin rằng các
chính sách hiện hành đang thành công rực rỡ, chứ không phải là đang kéo chậm tốc độ
tăng trưởng xuống còn một nửa hay một phần ba tốc độ có thể đạt được. Họ vẫn còn xem
khu vực tư nhân có gì đó không lành mạnh, hay có lẽ là cái không muốn nhưng phải chấp
nhận thay vì là khu vực tiên phong của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu mang lại sự tăng
trưởng công ăn việc làm ổn định. Nếu khu vực này nhỏ và dễ kiểm soát, thì có thể chấp
nhận được. Còn nếu nó trở nên mạnh mẽ thì sẽ bị xem là nguy hiểm. Khi đã nhỏ bé thì
không đủ tầm, nên đầu tư nhà nước được xem là thiết yếu cho ngành công nghiệp phức
tạp.
6
Điều gì có khả năng tạo ra sự thay đổi? Ở một mức độ nào đó, việc gia nhập WTO và
các tổ chức thương mại khác chắc chắn sẽ tạo ra áp lực đối với các doanh nghiệp không
hiệu quả, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Nhưng các khoản thu nhập to lớn được tạo ra
từ hoạt động đầu tư công, đầu cơ đất đai và từ các nguồn khác sẽ không bị ảnh hưởng
nhiều. Chỉ khi nào Việt Nam phải đối mặt với những chọn lựa khó khăn trong giai đoạn
gian khó, có lẽ mới thấy được sự cần thiết phải thay đổi. Thời kỳ vàng son thường đưa đến
chính sách không hay, mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
Nếu Việt Nam hầu như không thể tiết kiệm được gì từ nguồn thu nhập ngoài dầu lửa
và tăng trưởng với tốc độ 7% một năm, thì Việt Nam có lẽ sẽ tiếp tục chiến lược hỗn hợp
của mình, vừa bao dung những người làm ăn không có hiệu quả, vừa cho phép những
người có năng lực một số quyền hạn rộng rãi. Việt Nam sẽ tiến tới mục tiêu thỏa mãn về
kinh tế hơn là sự cân bằng về chính trị. Điều này rõ ràng không phải là sai nhìn từ quan
điểm của những người đơn giản muốn đất nước tiếp tục tiến lên và duy trì ổn định trong
ngắn hạn. Có ý kiến lo ngại rằng như thế có thể hình thành những thói quen xấu về mặt
định chế từ đó tạo ra sự khó khăn thật sự trong một môi trường quốc tế ít thuận lợi. Nhưng
nhiều người không cho rằng điều này sẽ xảy ra.
Một lĩnh vực nhạy cảm với cải cách hiện nay là giáo dục. Đây là chủ đề được thảo luận
rất nhiều cũng như gây không ít sự bất bình. Ngoài những người lợi dụng hệ thống giáo
dục hiện nay để tăng thêm thu nhập của bản thân thì vấn đề còn liên quan đến vài đặc
quyền cố hữu. Ngay cả Báo An Ninh cũng quan tâm khi đăng tải những phê phán gay gắt
đối với hệ thống giáo dục hiện tại.3 Nhiều phụ huynh cảm nhận rằng giá trị gia tăng trong
hệ thống giáo dục hiện nay là thấp, ngay cả khi họ phải trả thêm tiền cho việc học thêm
của con em mình. Tình trạng cấp phát bằng sau đại học tràn lan cũng không tạo dựng được
lòng tin. Trong khi chỉ một vài người Việt Nam là xuất sắc trong những môn khoa học và
toán Olympics, người ta lại e rằng mặt bằng chung của giáo dục là quá thấp. Người dân sẽ
nhiệt tình ủng hộ những cải cách giáo dục mang tính nền tảng.4 Theo thời gian, sẽ có tác
động to lớn về kinh tế, chuẩn bị cho lực lượng lao động tham gia vào những hoạt động có
giá trị gia tăng cao hơn. Nhưng thay đổi đòi hỏi phải tư duy lại toàn bộ cơ cấu tổ chức và
cơ cấu đãi ngộ.
Tuy nhiên, nếu hiện nay có cuộc cải cách nào khả dĩ thì đây có thể là lĩnh vực cần thực
hiện. Cho phép mở các trường học tư thục trong nước và nước ngoài, cung cấp những dịch
vụ chất lượng cao là cách thức để tạo áp lực hơn nữa lên khối công lập kém hiệu quả. Vai
trò của nhà nước ngoài việc cắt giảm những thủ tục phiền hà, còn là đo lường một cách
chính xác và công bằng tiến bộ của học sinh và thông báo cho gia đình. Tách việc quản lý
nhà trường khỏi công tác tổ chức thi cử - thậm chí có thể cho học sinh các trường khác
nhau thi chung trong các cuộc khảo thí hàng năm – cũng là cách để tránh sự thao túng.
Chắc chắn, những trường nào không cải thiện được sẽ phải chịu các hình thức xử lý đưa
đến việc thay đổi lãnh đạo trường. Không thể có chuyện học sinh học thêm chính giáo
viên dạy mình để có được điểm số vượt trội và sự nâng đỡ! Trong điều kiện Trung Quốc
đã đi trước và tạo được sự ưu việt trong giáo dục, Việt Nam cần xem đó là một khoảng
cách